- MẸ LÀ BỒ TÁT ĐỜI
CON
Ví dầu
cầu ván đóng đinh
Cầu
tre lắc lẻo gập gềnh khó đi
Khó đi
mẹ dắt con đi
Con thi
trường học mẹ thi trưòng đời
Trường
đời con đã tốt ngiệp tự bao giờ mà sao mẹ vẫn còn lê bước mạivới
cái trường đời đầy gian lao và thống khổ. Bây giờ mẹ đang làm gì nhỉ?
Có phải thân cò gầy guộc đang nỉ non bênh bờ sâu ruộng vắng? Hay giờ
này trong mái tranh nghèo một mình mẹ đang thẩn thờ bên khung cửa mòn mỏi
đợi chờ trông những đứa con yêu ra đi hẹn sẽ quay về...
Ngày ấy
vui biết bao nhiêu, con ở bênh mẹ không muốn rời nửa bứơc. Bận tay nhưng mẹ không phiền, cứ
để con ngồi trên bờ hỏi trời hỏi đất còn mẹ vừa nhổ cỏ ruộng vừa
hát cho con nghe. Bài ca dao đầu tiên trong đời con được nghe từ chính giọng
hát trong trẻo và ngọt lịm như đường của mẹ.
Con cò lặn
lội bờ sông
Gánh gạo
nuôi chồng tiếng khóc nỉ non
Lớn
lên, mẹ dắt con đến trưòng trong những ngày đầu chưa quen với chúng bạn.
Mẹ bận bịu buôn gánh bán bưng nên không đến rước con hằng ngày như
con ngừơi ta. Nhà nghèo, không có tiền cho con ăn bánh, nên mẹ thường dậy
sớm chiên cơm cũ lại nêm chút nứoc tương cho con dùng bữa sáng, để ngày
mai lên lớp con khỏi ngó miệng bạn bè. Nhìn con ăn mặc thua sút hơn con
người ta, mẹ buồn nhưng gắn chịu vì sức mẹ làm sao nuôi nổi năm sáu
miệng cò con.
Riết rồi
ngề buôn bán cũng ế ẩm, kiếm được đồng tiền nuôi con cũng rám mặt
trầy da. Mẹ chuyển qua buôn gạo nhưng [phải ra tuốt ngoài Búng Tàu - Phụng
Hiệp để tìm mua gạo rẻ hơn. Đường ra Búng Tàu xa lắc tí tè, chèo ghe
phải mất cả buổi mới tới, nên cơm chiều có khi nguợi lạnh vì mẹ về
tận nửa khuya. Chủ nhật được nghỉ học, con đòi theo để phụ mẹ. Mẹ
chìu, biết con theo cũng chẳng được tích sự gì, nhưng dẫu sao có con
trò chuyện mẹ cũng vui vui đỡ phần mệt nhọc.
Đêm trên sông buồn tanh, thinh không dường
như bao la hơn và có vẻ như lạnh lùng không muốn toả chút hơi ấm nồng
nàn cho chiếc ghe sờn cũ kỹ một mình lấm lũi trong đêm vắng. Trong dãy
cây đen kịt hai bên bờ, bầy đom đóm buông ra những tia sáng híếm hoi như
đủ để nhìn thấy nhau đùa giỡn. Những đêm trăng mờ đục, vậy mà
tôi nhìn mẹ đựoc rỏ hơn ban ngày. Mẹ còn trẻ nhưng gầy đi nhiều quá,
lưng mẹ cong và đôi mắt quần thâm. Nằm lăn
lóc trên chiếc chiếu manh nhỏ, con ngước lên
trời đếm sao và cầu xin ông trời phù hộ cho mẹ mua may bán
đắt. có khi con hỏi mẹ ông trời ở đâu, sao không cho mẹbớt cực để
khỏi dầm mình giữa đêm sương gió. Những lần như vậy, mẹ chỉ cười mà không trả lời. Con nghĩ
mẹ đang chèo mệt chứ đâu biết rằng mẹ cũng không hiểu tình cảm của
ông trời thương ghét ai trên cõi đời
này!?
Mẹ vẫn
chèo xuồng lặng lẽ giữa đêm trường tịch mịch vô biên. Sắp phải
quanhững trạm gát không cho buôn gạo, mẹcập xuồng vào lùm cây nào gần đó, dò xem có ánh
đèn pha hay không rồi mới dám chèo thụt mạng qua nhanh. Mỗi lần vượt
khỏi, mẹ mừng thở không ra hơi. Con cũng sợ điếng người, nghe lời mẹ
trùm mền kín mít và cũng không dám thò đầu ra hỏi han lời nào. Qua khúc
sông bình yên, mẹ lại bảo con hát vọng cổ cho mẹ nghe. Con nghêu ngao
hát chổ chấp chổ vábài “tình anh bán chiếu”, bổng mẹ cúi mặt rầu
rầu buông thỏng tay chèo, dường như trong lời ca của con có cả niềm chia sẻ với tiếng rao hàng
ế ẩm của mẹ hôm nào.
Bây giờ
mẹ đã già, già đi nhiều lắm. Mỗi lần về thăm, con nắm bàn tay vỏ
vàng chay cứng của mẹ nghe bùi ngùi chua xót. Những cánh chim non ngày trước
giờ đây đang say sưa nơi khoảng trời hạnh phúc, để mẹ sầu tủi một
mình với ngày tháng mênh mông. Thế
mà mẹ vẫn tiếp tục lo toan, vẫn quan tâm cho các con cái ăn cái mặc. Mẹ
buồn, vì biết mình tuổi già sức yếu, không làm ra tiền để cho con được
sung túc với đời. Cầm tay con run run, mẹ nghẹn ngào muốn khóc vì giờ
đây mẹ muốn ôm chặt các con trong vòng tay, muốn cho con của mình cả một
gia tài yêu thương mà không đứa nào chịu quay về nhận lãnh...
Không đâu
mẹ ơi, mẹ mãi là vị bồ tát dù không ngôi vị của đời con. Dẫu phải
đi đâu thật xa để tìm tưong lai sự nghiệp, con vẫn nhận được hơi
ấm nồng nàn trong tình thương vô bờ của mẹ. Nhìn cánh hoa hồng trên áo hôm nay, con biế rằng
con còn có mẹ, còn vốn liếng yêu thương để con hụt hẩng quay về.
http://www.buddhismtoday.com/viet/vulan/melabotatdoicon.htm