H
? thống
phân tầng xã hội là do con người tạo ra. Sự phân chia thành tầng lớp
cao thấp về địa vị, mạnh yếu về quyền lực như vậy là do ảnh hưởng
của các yếu tố sinh lý, vật lý, tâm lý và nghiệp lực liên quan đến hành
động đạo đức, còn hậu quả và quy luật của nó liên quan đến yếu tố
tinh thần.
Tư tưởng Phật giáo tìm cách thông hiểu các ảnh hưởng
này, những thứ đã tạo thành một hệ thống phân tầng riêng biệt.
Chính vô minh của con người là nguyên nhân chủ yếu gây cho xã hội phân
chia thành nhiều tầng lớp khác nhau hoặc chỉ dựa vào sự gán ép hoặc dựa
vào thành quả. Phương pháp của Phật giáo nhằm thông hiểu nền tảng của
vô minh này và nhận thức được sự vô ích của lối phân chia tầng thứ
trong xã hội loài người.
Đôi khi tư tưởng Phật giáo cung cố gắng tìm hiểu con người
trong một xã hội bằng cách phân chia con người thành cấp bậc dựa vào
phẩm chất đạo đức bên trong của họ. Theo Phật giáo, trạng thái phát
triển bên trong sẽ cung cấp một phương pháp tốt hơn để phân loại con
người thành ra nhiều tầng lớp khác nhau, nếu hệ thống phân chia như vậy
có chút ít gì cần thiết. Ta có thể tìm thấy sự giải thích hợp lý cũng
như một nền tảng luân lý, đạo đức nằm trong sự phân chia như vậy,
trong khi đó ta không thể tìm thấy một sự tiến trình giải thích hợp
lý nào hoặc nền tảng đạo đức nào trong lối phân chia xã hội dựa
vào giai cấp, thành phần hay chủng tộc.
Thay vì phân chia giai cấp, đức Phật đã đóng góp tư tưởng
của Ngài vào sự giảng giải về việc sắp xếp vai trò và địa vị của
một người dựa vào phẩm chất đạo đức bên trong. Ngài đã lên án
thái độ của một vài vị Tỳ-kheo trong giáo đoàn, khi những vị này bắt
đầu sử dụng ảnh hưởng, ý thức về dòng dõi và gia tộc của mình. Những
vị này tin rằng chỗ ở tốt nhất và thực phẩm tốt nhất, v.v… sẽ
phù hợp cho những vị thuộc tầng lớp quý tộc, đó là giai cấp
Bà-la-môn, Sát-đế-lợi. Trong khi đó đức Phật dạy: "Trong giáo pháp
ta dạy, tiêu chuẩn ưu tiên trong vấn đề chỗ ở và những thứ đại loại
như vậy sẽ được bố trí không phải cho người thuộc dòng dõi quý tộc
hoặc là một vị Bà-la-môn hoặc là người giàu có trước khi gia nhập giáo
đoàn" (Jaataka. I, 92-93).
Giai cấp rất thịnh hành ở Ấn Độ từ thời rất xa
xưa. Trong thời đức Phật, giai cấp là một nguyên tắc căn bản trong đời
sống xã hội của người Ấn Độ. Một người được phân định thuộc
về giai cấp nào trong xã hội hoàn toàn do dòng giỏi và sự xuất thân của
y. Không có một hoàn cảnh nào có thể thay đổi được giai cấp này trong
suốt cuộc đời của người ấy. Sự đóng góp của đức Phật vào bối
cảnh Ấn Độ rất đáng kể. Ngài chủ trương sự kiện có thể thay đổi
giai cấp của một người. Ngài đã thực hiện tư tưởng này bằng cách
chấp nhận tất cả mọi người từ mọi giai cấp, dù được coi là cao
hay thấp, gia nhập vào Tăng đoàn của Ngài.
Đức Phật chấp nhận Upàli, một người thợ cạo vào Tăng
đoàn. Upàli là người làm việc thuộc về một trong những nghề bị khinh
miệt của giai cấp thấp, nhưng Upàli không những được thâu nhận vào Tăng
đoàn mà còn được thừa nhận như một Tôn giả chuyên trì giới luật.
Sunìta, một người đổ phân rơi cũng được chấp nhận vào Tăng đoàn của
đức Phật bất kể sự kiện vị ấy xuất thân từ giai cấp Candàla, một
trong những giai cấp thấp nhất, hầu như là một người bị loại ra khỏi
đẳng cấp. Sự gia nhập tăng đoàn của Sunìta được trình bày trong bài
kệ thuộc Trưởng Lão Tăng Kệ xxix dưới đây:
Ta sanh nhà hà tiện
Nghèo khổ không đủ ăn
Nghề ta rất hèn hạ
Ta kẻ quét hoa rơi.
Ta bị người không ưa
Miệt thị và khinh bỉ
Hạ mình xuống thật thấp
Ta kỉnh lễ quần chúng.
Rồi ta thấy đức Phật
Dẫn đầu chúng Tỳ Kheo
Bậc Đại hùng tối thượng
Vào thành Magadha.
Ta quăng bỏ đòn gánh
Đến gần ta đảnh lễ
Với lòng thương xót ta
Bậc thượng nhân đứng lại.
Lễ chân Đạo sư xong
Ta liền đứng một bên
Ta xin được xuất gia
Bậc tối thượng muôn loài.
Bậc Đạo sư từ bi
Từ mẫn khắp thế giới,
Nói, "Hãy đến đây Tỳ Kheo,
Đại giới ta thọ vậy."
Hai cô gái nô lệ, Punnà và Punnikà, là những tấm gương của
những người phụ nữ được nhận vào giáo đoàn. Theo Rhys Davids, 8,5% phụ
nữ được nhận vào Ni đoàn là "con nhà hà tiện." Vị giáo sư còn
viết thêm rằng: "Hầu như đây là khoảng tỷ lệ mà những người
trong giai cấp xã hội tương tự sanh ra so với tỷ số dân còn lại."
Trong xã hội thời đức Phật, giai cấp nô lệ (Sudra)
chiếm giữ địa vị thấp nhất trong chế độ bốn giai cấp: "theo luật
Manu, một người nô lệ (Sudra) không thể do vi phạm tội gì làm cho
anh ta có thể bị mất giai cấp và cũng không vì thế mà anh ta bị mất
danh giá." Không có một cơ hội kinh tế nào dành cho người sanh ra từ
dòng họ nô lệ. Họ cũng bị phủ nhận luôn cả quyền tự do sử dụng
giếng nước, đôi khi không được quyền sử dụng cả những con đường
công cộng. Quyền tự do tín ngưỡng và bình đẳng trước pháp luật
không hề có trong trường hợp những người thuộc dòng giỏi nô lệ.
Đức Phật đã giải thích các vai trò [xã hội] trong một
cách thức hoàn toàn khác với cách của những người tuân theo chế độ
giai cấp chấp nhận chúng. Theo đức Phật, một vị Bà-la-môn được gọi
là người chiếm giữ cấp địa vị thứ nhất trong nấc thang đẳng cấp
không phải do sự xuất thân, mà là do hành động của vị ấy. Đức Phật
dạy: "Hoàn toàn và tuyệt đối không quan tâm đến tất cả những lợi
th? và không lợi thế từ gốc gác của dòng giỏi, nghề nghiệp hoặc địa
vị xã hội và loại bỏ tất cả mọi thành kiến và thiên kiến sinh khởi
từ những luật lệ tùy tiện chỉ thuần nghi thức mà không thuần xã hội."
Giáo đoàn do đức Phật thành lập đã được thực hiện
những điều bậc Đạo sư truyền dạy. Trong thời đức Phật, khi những
người Bà-la-môn hỏi Ngài thuộc về giai cấp nào, đức Phật thường trả
lời: "Không nên hỏi ta về sự xuất thân." Ananda, vị đệ tử thị
giả của đức Phật, một lần đi vào thành khất thực. Khi khát nước Tôn
giả đi đến một giếng nước. Lúc ấy, có một cô gái thuộc giai cấp
thấp đang kéo nước. Khi Annada hỏi xin nước, cô gái nói: "Thưa Ngài,
tôi thuộc đẳng cấp Màtanga." Ananda đáp: "Này cô, ta không hỏi sự
xuất thân của cô, ta chỉ hỏi xin nước." Lúc đó cô gái mới dâng
cúng nước cho Ngài Ananda (trích theo E. J Thomas, Cuộc Đời của Đức Phật,
Life of the Buddha, trang 242).
Trong một bài pháp thoại cho một thanh niên bà-la-môn tên
Assalàyana, đức Phật đưa ra một luận chứng rõ ràng, dứt khoát để bác
bỏ lý thuyết giai cấp của đạo Bà-la-môn. Người Bà-la-môn cũng được
sanh ra từ những người phụ nữ có kinh kỳ (như những phụ nữ khác), cũng
thụ thai, sinh đẻ và được bú mớm. Như vậy, làm thế nào khi sanh ra họ
lại được xem là tối thượng hơn những người khác? Trong những vùng nhất
định, thay vì chế độ bốn đẳng cấp, ta tìm thấy chỉ có hai đẳng cấp
"chủ và tớ" và một thành viên của giai cấp làm chủ có thể trở
thành thành viên của giai cấp nô lệ và ngược lại. Như vậy, tại sao ta
lại có thể chấp nhận chế độ bốn giai cấp với những địa vị giai
cấp bất di bất dịch như một quy luật phổ biến!"
Không thể có chuyện một người Bà-la-môn sẽ không chịu
đau khổ vì những hành vi độc ác của y chẳng hạn như giết hại chúng
sinh v.v…, và chỉ có những người thuộc những giai cấp khác mới chịu
đau khổ vì những hành vi như vậy! Kết quả của những hành vi độc ác
thực ra sẽ tác động như nhau không phân biệt thành phần giai cấp của
người đó.
Cũng không thể có sự kiện chỉ có những người Bà-la-môn
mới có một tâm hồn biết thương yêu, ưa chuộng hòa bình và thân thiện,
còn những người thuộc giai cấp khác không có một tâm hồn như vậy! Nếu
như tất cả bốn giai cấp đều có thể phát triển những tâm hồn như thế,
thì không có một sự tối thượng nào gắn bó với người Bà-la-môn trong
bối cảnh này.
Một ngọn lửa do một người thuộc giai cấp Bà-la-môn đốt
cháy rõ ràng không hề khác với ngọn lửa do một người thuộc giai cấp
khác đốt cháy! Hiển nhiên, nếu cả hai sử dụng cùng một loại củi,
thì những ngọn lửa đó không thể khác nhau về màu sắc, về sức nóng
v.v… Như vậy, không hề có sự khác biệt nào giữa ngọn lửa do người
khác nhau về giai cấp xã hội đốt cháy.
Ngay cả trong số những người Bà-la-môn, vị Bà-la-môn có
tài năng và có giáo dục vẫn có địa vị cao hơn những người khác, và
vị có đạo đức cao quý lại được tôn trọng hơn cả người có tài năng
và người có giáo dục. Điều này chứng tỏ rằng giá trị của một con
người không nằm ở sự xuất thân mà nằm ở sự đạt được tài năng,
kiến thức, giới hạnh v.v… (M. II, 148, -154).
Trong một bài pháp thoại một thanh niên Bà-la-môn tên
Ambattha (D. I. 87-96), Đức Phật tiếp tục vạch trần tính huyển hoặc về
cái gọi là sự thuần tịnh của giai cấp. Thanh niên Bà-la-môn tự hào về
giai cấp Bà-la-môn của mình đến nỗi không thèm giữ phép lịch sự tối
thiểu trong khi nói chuyện với đức Phật. Y làm điều này vì cho rằng đức
Phật không phải là một người Bà-la-môn mà chỉ là một người Sát-đế-lỵ,
thấp kém hơn mình về địa vị giai cấp.
Đức Phật hỏi thanh niên Bà-la-môn "Này Ambattha, dòng
họ của ngươi là gì?"
Khi thanh niên Bà-la-môn trả lời, đức Phật nói tiếp:
"Này Ambattha, nếu theo phụ mẫu hệ của bạn về quá khứ, thì rõ
ràng dòng họ Thích-ca là thầy của bạn, và bạn là con cái của một dòi
giỏi một nữ tỳ thuộc dòng họ Thích-ca. Tổ tiên của dòng họ Thích-ca
là vua Okkàka. (D. I. 114-115).
Đức Phật đưa ra bằng chứng lịch sử đ? giáo dục
Ambattha, một người tự hào quá đáng về tổ tiên Bà-la-môn của mình. Bằng
chứng lịch sử này chẳng những được Ambattha biết tường tận, mà những
người khác khi chứng kiến cuộc đàm thoại giữa đức Phật và thanh
niên Bà-la-môn cũng hiểu rõ. Nếu có một điểm sai lạc nào trong bằng chứng
như vậy, thì thanh niên Ambattha có học thức và kiêu hãnh này chắc chắn
có thể chỉ ra được. Sự im lặng của anh ta đủ chứng tỏ rằng sự kiện
lịch sử do đức Phật dẫn chứng đều được tất cả mọi người vào
thời ấy biết đến. Niềm kiêu hãnh của thanh niên Bà-la-môn đã bỗng chốc
bị chặt đứt cùng với những luận điệu cho rằng giai cấp Bà-la-môn
là tối thượng. Đức Phật tin rằng không có một giai cấp nào tối thượng,
và nếu cần Ngài cũng sử dụng một luận chứng tương tự để bác bỏ
sự ngụy biện về tính ưu việt của giai cấp Sát-đế-lỵ.
Tư tưởng Phật giáo đã phát triển năm luận điểm chính,
phản đối chế độ đẳng cấp. Đó là luận điểm sinh học, luận điểm
tiến hóa, luận điểm xã hội học, luận điểm đạo đức học và luận
điểm "tinh thần đồng nhất của nhân loại." Những luận điểm
này cũng có giá trị ngay cả trong trường hợp chủng tộc. Về sinh học,
tất cả chúng sanh đều thuộc về một giai cấp duy nhất "nếu như
người Bà-la-môn khẳng định tất cả mọi người đều có nguồn gốc từ
cá nhân một vị Phạm thiên, thì tại sao có thể có sự phân biệt bốn
thành phần không thể tách rời nhau giữa loài người?"
Ở giữa loài vật còn có những đặc tính riêng biệt.
Chân của loài voi có thể khác với chân của loài ngựa, chân của loài cọp
không giống với chân của loài nai hay loài thỏ. Nhưng ta không thể tìm thấy
một sự khác nhau như vậy giữa một người thuộc giai cấp này với một
người thuộc giai cấp khác. Trong trường hợp loài vật, màu sắc, hình
dáng, mùi vị v.v… cung cấp thêm những chuẩn đoán để phân chia "chủng
loại" hoặc "đẳng cấp" của loài vật. Nhưng chúng ta không
thể áp dụng cách thức này để phân chia con người ra thành đẳng cấp.
Cây cối thực vật cũng vậy. Chúng có thể được phân chia thành "chủng
loại" hoặc "đẳng cấp" do những đặc điểm riêng biệt của
chúng về hoa, quả, cuống, lá, vỏ v.v… trái lại tất cả mọi người đều
có hình vóc, xương, máu, thịt v.v… như nhau.
Này ông và Setthi
Ta trả lời cho ông
Thuận thứ và như thật
Sự phân loại do sanh
Của các loài hữu tình
Chính do sự sanh đẻ
Do sanh có dị loại
Hãy xem cỏ và cây
Dầu chúng không nhận thức
Chúng có tướng thọ sanh
Do sanh, có dị loại
Hãy xem loại côn trùng
Bướm đêm các loại kiến
Chúng có tướng thọ sanh
Hãy xem loài bốn chân
Loại nhỏ và loại lớn
Chúng có tướng thọ sanh
Do sanh, có dị loại
Hãy xem loài bò sát
Loại rắn, loại mình dài
Chúng có tướng thọ sanh
Do sanh, có dị loại
Hãy xem các loài cá
Loại sinh sống trong nước
Chúng có tướng thọ sanh
Do sanh, có dị loại
Hãy xem các loài chim
Loài có cánh trên trời
Chúng có tướng thọ sanh
Do sanh, có dị loại
Tùy theo sự xuất thân
Chúng có tướng tùy sanh
Trong thế giới loài người
Tướng sanh không có nhiều
Không ở đầu mái tóc
Không ở tai, ở mắt
Không ở miệng, ở mũi
Không ở môi ở mày
Không ở cổ, ở nách
Không ở bụng, ở lưng
Không ở ngực, ở vú
Không âm hộ hành dâm
Không ở tay, ở chân
Không ở ngón, ở móng
Không ở cổ chân, vế
Không ở sắc, ở tiếng
Không tướng do tùy sanh
Tùy sanh, loại sai khác
Trên tự thân con người
Không có gì đặc biệt.
Cảm giác về khổ và lạc của một người Bà-la-môn
không khác với cảm giác của một người thuộc giai cấp khác. Một người
đàn ông hay một người đàn bà Bà-la-môn duy trì sự sống trong cùng một
cách thức như những người thuộc giai cấp khác. Tất cả đều chết do cùng
những nguyên nhân hay cũng như những chứng tật bệnh. Trong tường hợp loài
thực vật và như động vật, có những đặc điểm khác nhau giữa loại
này và loại khác, nhưng không thể tìm thấy sự khác nhau này ở loài người.
Sự thay đổi về màu da, tóc, hình dáng của mũi, đầu
được tìm thấy trong những nhóm người là không đáng kể, khi ta so sánh
với sự thay đổi rõ ràng trong những loài động vật và thực vật khác
nhau. Con người do vậy, về mặt sinh học, chỉ là một loài.
Luận điểm tiến hóa tiếp tục nói về cách gọi tên các
giai cấp bắt nguồn chỉ từ những tập tục. Với sự phân chia về nghề
nghiệp, việc gom nhóm thông thường theo công việc như vậy trở nên cần
thiết. Theo Asvaghosa (trích trong Jayatilleka Early Buddhist Theory of Knowledge,
1992, 42), "sự phân biệt giữa giai cấp Bà-la-môn, Sát-đế-lỵ, Phệ-xá
và Thủ-đà-la được hình thành chỉ dựa vào sự tuân thủ những nghi lễ
khác nhau và thói quen nghề nghiệp khác nhau." "Ai sống theo nghề
buôn bán, người ấy là thương nhân. Ai theo đuổi nghiệp quân binh, người
ấy là chiến sĩ. Ai coi sóc việc quốc gia, người ấy là vua chúa. Một người
trở thành thương nhân, chiến sĩ hay vua chúa không phải do thọ sanh mà
chính do hành động hoặc nghề nghiệp của người ấy tác thành."
Bốn giai cấp (chính do tập tục con người quy định) lại
được gán dưới danh hiệu "thần linh tạo dựng." Theo đúng nghĩa
của từ này thì con người sinh ra trong một giai cấp phải thực hiện bất
cứ công việc gì do đấng sáng tạo quy định cho giai cấp đó. Giáo lý Phật
giáo bác bỏ tư tưởng về một đấng sáng tạo, và đồng thời chấp nhận
sự kiện xã hội tự tiến hóa từ sự khởi đầu đơn giản. Năng khiếu
và chức năng mà một giai cấp chuyên về sinh khởi là do thói quen thông thường
mà giai cấp đó sinh sống. Con người không phải được sinh ra trong những
giai cấp nào đó với những năng khiếu đặc biệt được xác định theo
di truyền học.
Từ gốc độ tiến hóa, không có một giai cấp nào thuần
tịnh. Không ai có thể nói rằng ít nhất cha mẹ, ông bà cho đến bảy đời
tổ phụ của mình tuân giữ sự thanh tịnh giai cấp trong mối quan hệ hôn
nhân theo dòng dõi của họ. (D. I, 92-99). "Chúng ta thật sự không biết
chúng ta là ai" và theo đúng nghĩa của cụm từ này thì ta có thể nói
rằng sự thanh tịnh giai cấp chỉ là một điều huyễn hoặc không hơn không
kém.
Tư tưởng gia Phật giáo Asvaghosa nêu lên vấn đề sau đây
liên quan đến sự thanh tịnh giai cấp. "Ai dám cả quyết rằng người
xuất thân từ cha mẹ Bà-la-môn là một người Bà-la-môn ư? Tôi bác bỏ
điều đó. Vì khi cho một người nào đó là bà-la-môn, người ấy phải là
bà-la-môn đích thực và thuần tịnh. Trong trường hợp như vậy thì nòi
giống Bà-la-môn hẳn phải bị tiêu diệt, bởi vì trong tổ tiên
Bà-la-môn, không có ai thoát khỏi sự ngờ vực về việc có những bà vợ
mang tai tiếng phạm tội ngoại tình với người Chiên-đà-la. Như vậy, những
người con của họ không thể là một Bà-la-môn, mặc dù người mẹ thuộc
giai cấp Bà-la-môn." (do Jayatilleka trích dẫn, 1992, 44).
Không có sự ngăn cản nào về việc kết hôn giữa những
giai cấp khác nhau. Lịch sử nhân loại ghi lại vô số trường hợp tạp hôn
như vậy. "Những lý thuyết gia thanh tịnh" đề ra lý thuyết mà những
cuộc hôn nhân như vậy sẽ không đưa đến kết quả thất bại hoàn
toàn.
Kinh điển Phật giáo diễn tả chi tiết về sự tiến hóa
của xã hội như sau. Con người ban đầu sống cuộc sống gia đình, rồi
do tham dục, quyền sở hữu được thừa nhận. Khi những người này bắt
đầu xâm phạm quyền lợi của nhau, họ chọn những người khác biệt với
những người kia về đức hạnh chứ không phải về trí tuệ để ngăn chặn,
kiềm chế những người làm ác bằng khiển trách, xử phạt hoặc lưu đày.
Những người này trở thành người Sát-đế-lỵ đầu tiên, và họ chọn
những người khác nữa để ngăn chặn những tính khí ác độc và những
hành động xấu xa. Những người này trở thành người Bà-la-môn, họ
khác xa quần chúng về đức hạnh chứ không phải về trí tuệ. Rồi một
số người còn lại tiếp tục sống cuộc sống gia đình, họ sống đời
sống gia thất với vợ con, chọn lựa những nghề nghiệp khác nhau và trở
thành người Phệ-xá "đầu tiên" (Sacred Books of the Buddhists,
phần I, quyển 2, 106).
Luận lys thứ ba dựa vào sự quan sát xã hội học. Sự
quan sát này giúp ta tìm thấy chế độ hai đẳng cấp hiện hữu trong vài
xã hội và trong vài xã hội khác thì không có một chế độ đẳng cấp nào
cả. Nếu Thượng đế tạo ra bốn đẳng cấp, thì hẳn chế độ bốn đẳng
cấp sẽ có trong tất cả xã hội loài người. Và theo đúng nghĩa của nó
thì việc chấp nhận chế độ bốn đẳng cấp như một sự sáng tạo
thiêng liêng là điều không hợp lý.
Người Bà-la-môn dựa vào nguồn gốc thánh thiện, tự xem
mình là giai cấp tối ưu: "sanh ra từ miệng Phạm Thiên." Nhưng khi
so sánh người Bà-la-môn với những người khác thì không có một sự
khác biệt nào được coi là đáng kể đến mức nhận ra họ là giai cấp
tối ưu. Những thành kiến, kỳ thị và quan điểm giai cấp bắt nguồn từ
xã hội, không có điều gì là do đấng sáng tạo hay Thượng đế tạo dựng
ra cả. Người Bà-la-môn nuôi những thành kiến và quan điểm như vậy là
để tóm thâu cho mình các món lợi về kinh tế và vật chất. Chế độ
giai cấp cứng ngắt được họ duy trì với một mục đích thầm kín bên
trong.
Những điều kiện xã hội hiện hữu trong tầng lớp thượng
lưu đã giúp cho những người gọi là giai cấp tối ưu, như giai cấp Sát-đế-lỵ
và giai cấp Bà-la-môn, có nhiều của cải hơn để ra lệnh những người
khác phục vụ. Chính do có nhiều của cải và quyền lực như vậy họ mới
có thể sử dụng những người hạ tiện phục vụ cho họ. Đây không phải
là hiệu lực tối ưu của giai cấp, mà hoàn toàn là sức mạnh kinh tế.
Sự thanh tịnh của giai cấp lại đặt niềm tin huyễn hoặc
vào sự ô nhiễm sẽ có kết quả nếu một người giai cấp cao (đó là
giai cấp Bà-la-môn) tiếp xúc với một người hạ tiện. Một câu cuyện bổn
sanh trong truyền thống Phật giáo (Jaataka. 179) chứng tỏ sự vô ích
của lời tuyên bố này. Khi bị ám ảnh bởi một cơn đói đang dằn vặt,
một người Bà-la-môn cao cấp đã giựt giỏ thức ăn đang ăn phân nữa của
một người hạ tiện. Trong một câu chuyện khác, thức ăn dư thừa sau bữa
ăn của một người hạ tiện đã được dùng để chữa trị những người
Bà-la-môn cấp cao khỏi bịnh phù chú (Jaataka. 497).
Sự ô nhiễm không thể chỉ được nhận thức về mặt thể
chất, khi ta khảo sát vai trò của nó trong đời sống hằng ngày. Một người
Thủ-đà-la tiện cấp hoặc một người Bà-la-môn giai cấp cao, nếu họ
mong muốn, họ có thể xuống nước, tắm rửa và tự tẩy uế. Một người
Chiên-đà-la cũng có thể đạt được cùng một sự thanh tịnh về thể chất
mà một người Bà-la-môn đạt được. Tư tưởng Phật giáo bác bỏ khái
niệm và học thuyết "uế nhiễm" của bà-la-môn giáo, và chủ trương
rằng nếu như có thể đạt được chút ít gì về "sự thanh tịnh"
tư tưởng (tư tưởng xa rời tham, sân và si) thì ở đó, ta có thể nói về
"sự thanh tịnh" hoặc "uế nhiễm" bên trong. Đức Phật
trong khi giải thích lại vai trò của một người Bà-la-môn đã giới thiệu
một khái niệm ban đầu về một người Bà-la-môn dựa vào "sự thanh
tịnh" giai cấp. Sự giải thích lại này đã đóng góp nhiều vào việc
phá hủy dần khái niệm "Bà-la-môn" dựa vào sự may mắn thọ sanh
chứ không gì khác (Sutta Nipàta 21-66).
"Được gọi là Bà-la-môn, không phải do chủng
tộc hoặc thọ sanh, ai chơn thật, chân chánh và thanh tịnh vị ấy mới
là Bà-la-môn" (Pháp Cú, kệ 393)
"Do dứt bỏ điều ác, vị ấy được gọi là Bà-la-môn" (Pháp cú, kệ 368).
"Ta không gọi vị ấy là Bà-la-môn, do chỗ vị ấy sanh ra, hoặc do
xuất thân từ một bà mẹ Bà-la-môn. Vị ấy chỉ là "người được
gọi tên suông", nếu tâm còn phiền não. Ai dứt hết phiền não, không
còn chấp trước, ta mới gọi là Bà-la-môn" (Pháp cú, kệ 396).
"Ai không còn phẩn hận, làm hết bổn phận, có đức hạnh, không
còn tham ái, nhiếp phục và chịu đựng thân cuối cùng, ta gọi người ấy
là Bà-la-môn" (Pháp cú, kệ 400).
Luận điểm đạo đức công kích địa vị danh gia vọng tộc
mà người Bà-la-môn mong muốn duy trì trong lãnh vực tôn giáo. Tư tưởng
Phật giáo lý luận rằng bất cứ ai cũng có thể phát triển căn tánh của
mình và có thể đạt được đỉnh cao nhất của sự phát triển tinh thần
và đạo đức. Đối lập với giáo lý Bà-la-môn, đức Phật dạy rằng:
"Tự mình cứu độ cho mình, chứ không ai khác cứu độ mình." Điều
này nói lên rằng tất cả mọi người trong mọi giai cấp đều có thể đạt
được sự cứu rỗi tinh thần không phân biệt là giai cấp cao hay thấp.
Hơn thế nữa, định luật nghiệp báo tác động như nhau
đến tất cả mọi người không có một sự phân biệt nào về người đó
thuộc giai cấp cao hay thấp. Theo định luật nghiệp báo, sự thưởng phạt
hoàn toàn tương xứng với nghiệp thiện và nghiệp ác, và "sự xuất
thân" hoặc "giai cấp" của một người không liên quan gì đến
bối cảnh này. "Sự phát triển về đạo đức và tinh thần không phải
là một đặc quyền của những người được biệt đãi do thọ sanh, mà mở
rộng cho tất cả và nằm trong tầm tay của tất cả mọi người"
(Jayatilleka, 1992, 50) không ai có thể tự tẩy uế bằng những hành động
như là tắm rữa, tẩy uế bên ngoài. Điều cần thiết là phải có sự tiến
bộ đạo đức bên trong. Đây là khía cạnh đạo đức để đánh giá con
người, được thực hành trong tư tuởng Phật giáo.
Ta có thể hiểu được tinh thần đồng nhất của nhân loại,
khi xem xét nhiều người trên hành tinh chúng ta. Con người phải chịu bệnh
tật già nua và cuối cùng phải chết. Giai cấp hoặc chủng tộc khác nhau
của họ không thể tha miễn cho họ khỏi tiến trình mang tính tất yếu,
hiện diện khắp nơi này. Do đó, ai cũng "ước muốn được thụ hưởng,
được bất tử và thống trị được cái chết cuối cùng."
Trong quá trình đấu tranh giành quyền thọ hưởng và hạnh
phúc, tất cả mọi người đều bình đẳng như nhau. Mỗi người đều có
khả năng đạt được s? giải thoát cuối cùng không phân biệt đẳng cấp
hay chủng tộc. Tinh thần đồng nhất của nhân loại được tìm thấy
trong tiềm năng này. Nó hiện hữu trong mỗi con người và giúp cho người
ấy tự hoàn thiện chính mình và đạt được địa vị tối ưu. Về điều
này, không ai có thể nhận ra sự thay đổi tiềm năng ở giữa loài người
theo đẳng cấp hay chủng tộc.
Tư tưởng Phật giáo đã khảo sát và cố gắng tìm hiểu
về khái niệm cũng như tục lệ đẳng cấp. Nó chẳng qua chỉ là một tập
tục được hình thành trong giai đoạn tiến hóa của xã hội do những tập
đoàn nào đó cổ vũ và sử dụng để tóm thâu quyền lợi cho mình. Nguồn gốc thánh thiện của giai cấp cùng với lý thuyết ô nhiễm
được đề ra không ngoài mục đích này. Nó thịnh hành là do con người
ngu muội không hiểu được nguồn gốc thực sự của nó.
Ý頴hức hệ
giai cấp đưa đến một lối kỳ thị trong xã hội. Giai cấp hạ tiện bị
phủ nhận quyền bình đẳng về cơ may chính trị. Còn cơ may kinh tế thì
chỉ dành riêng cho giai cấp thượng lưu. Những nghề nghiệp có luơng bỗng
hậu hĩ cũng như những nơi làm việc có sinh lợi không sẵn dành cho con
cái dòng hạ tiện. Họ còn bị phủ nhận ngay cả cơ may xã hội, chẳng hạn
như cơ may về giáo dục – đó là một đặc ân sẵn dành chỉ cho giai cấp
thượng lưu. Giai cấp hạ tiện bị cấm đoán không cho tham dự vào lễ
nghi tôn giáo. Cuối cùng, sự kỳ thị giai cấp phủ nhận luôn cả quyền
bình đẳng trước pháp luật của giai cấp hạ tiện. Có một hệ thống
công lý dành cho giai cấp thượng đẳng và một hệ thống khác dành cho
con nhà hạ tiện. Do đó, khi luật pháp bị vi phạm, cũng phạm một thứ tội
như nhau nhưng lại đưa đến hai loại hình phạt khác nhau, tùy theo địa vị
thọ sanh của người phạm tội (đó là giai cấp).
Tầng lớp theo đúng nghĩa của từ này không được xem
như một yếu tố trong sự phân tầng xã hội, mà chỉ được nhận biết
trong một cách rất thông thường. Vua chúa được coi như là những người
có quyền lực, vì quyền lực chính trị đã được trao cho họ. Họ giàu
sang, song giới giàu sang được thừa nhận trong giáo lý Phật giáo là thương
nhân (Setthi). Người gia chủ được gọi là Gahàpathi, trong khi đó những
người thường dân thì gồm nông dân v.v…
Mặc dù sự phân chia thông thường này thấy có đề cập
trong kinh điển Phật giáo, song sự phát triển tư tưởng Phật giáo quan trọng
nhất là ý nghĩa về sự bố thí (dana). Ta có thể có nhiều của cải
vật chất, nhưng lợi dụng và ôm giữ của cải vật chất có sẵn là
không thể được, trừ phi ta có của cải tinh thần. Của cải tinh thần gồm
trí tuệ (prajna?và đức hạnh (sìla). Đức hạnh là những đức
tính như chia xẻ, giới luật và hy sinh v.v… Của cải đạt được bằng
bạo lực và bất công thì chẳng có giá trị gì. Tương tự như vậy, của
cải sẵn có để tạo hạnh phúc cho chính mình và cũng để được san xẻ
vơí những người khác. Của cải càng có giá trị hơn khi nó được phân
phát và san xẻ mà không cần chấp trước vào điều đó.
Với một thành phần đạo đức cần thiết được bổ
sung vào, giáo lý về của cải Phật giáo trở thành một giáo lý phát triển
độc đáo trong tư tưởng nhân loại. Một người có thể giàu có bằng
nhiều phương tiện khác nhau. Người ấy có thể được sinh trong một gia
đình giàu có, hoặc được một gia tài do thiện nghiệp ở quá khứ [hay
hiện tại]. Một người khác có thể tích tụ góp của cải nhờ thái độ
làm việc cực nhọc, chăm chỉ và tích cực. Ngoài ra cũng có những kẻ chỉ
biết vơ vét của cải bằng những phương tiện bất lương.
Của cải không phải để trưng bày hoặc khoe khoang với quần
chúng, mà để đem lại tiện nghi vật chất cho chính ta và cho người khác.
Của cải còn có giá trị hơn khi nó được sử dụng để đem lại hạnh
phúc cho mình và cho người. Xưa kia có một người Triệu phú chết, để lại
một gia tài kếch xù, được tích lũy và cất giữ một cách bủn xỉn,
keo kiệt mà không chịu sử dụng cho hạnh phúc của người khác. Nhân dịp
này, đức Phật dạy rằng của cải này nếu được sử dụng đúng đắn
sẽ đem lại hạnh phúc cho ông ta cũng như cho người khác, nhưng ông ta đã
bỏ phí nó. Của cải chỉ hữu ích và có giá trị hơn nếu nó không được
cất giữ trong một lối keo kiệt, bủn xỉn hoặc lãng phí một cách lố lăng
mà trái lại nên được sử dụng vào mục đích đem lại hạnh phúc cho
mình và cho người.
Đức Phật phát thảo nên một con đường đem lại s? lưu
nhuận cho xã hội, nơi mà sự lưu nhuận như vậy hầu như không có mặt
chủ yếu là do đẳng cấp và ngay cả tầng lớp. Tăng đoàn được thành
lập không có một sự phân biệt về tầng lớp hay đẳng cấp nào. Bất cứ
ai xuất thân từ gia đình nông dân hay từ một giai cấp thường dân thấp
kém cũng đều được chấp nhận như nhau. Mỗi người được mang một tên
mới thay cho tên cũ và như vậy làm dễ dàng thêm cho tính lưu nhuận.
Sự nhấn mạnh vào thành quả còn tạo dễ dàng thêm cho
tính lưu nhuận. Giáo dục, thu thập kiến thức, phát triển kỷ luật và
trau giồi những phẩm chất tích cực bên trong (đó là giới hạnh) được
coi như là một yếu tố thúc đẩy tính lưu nhuận. Như vậy, tài năng thuần
thục mãi luôn được ca ngợi trong giáo pháp Phật giáo.
Sự phân phối của cải bất công xảy ra là do nhiều
nguyên nhân khác nhau. Trong đó, vô minh hoặc thiếu trí tuệ được xem là
nguyên nhân chính yếu. Sự kém hiểu biết làm cho những người có quyền
hành và xảo quyệt, cuỡng bức, bóc lột những thành phần yếu kém trong
xã hội để thu lợi cho mình. Chính vô minh đã tạo cho con người trở thành
vô tích sự và làm cho họ mất đi những tài năng cần thiết. Sự bóc lột
sẽ không bao giờ xảy ra, nếu kiến thức và tài năng được sẵn dành
cho tất cả mọi người.
Những yếu tố chính trị, xã hội, văn hóa, kinh tế cũng
như tâm lý thúc đẩy thêm vô minh và tạo điều kiện cho những cá nhân
hoặc toàn thể bóc lột những cá nhân hoặc đoàn thể khác. Nghiệp lực
do một cá nhân tạo ra có thể quyết định cho người ấy tái sanh vào cảnh
giới giàu sang hoặc nghèo hèn.
Một lần nọ, có một thanh niên Bà-la-môn hỏi đức Phật:
"Vì lý do nào và do nguyên nhân nào mà có cảnh bất đồng giữa chúng
sanh, mặc dù họ đều là con người như nhau?" Đức Phật trả lời:
"Tất cả chúng sanh đều mang theo chuổi hành động của mình như một
di sản. Và chính do hành vi của mỗi người tạo ra cảnh dị đồng giữa
chúng sanh."
Khi đức Phật dạy rằng cuộc sống bất đồng là do nghiệp
gây ra, ta phải chấp nhận từ nghiệp bao gồm cả những hoạt động có
chủ ý của cá nhân trong quá khứ, hiện tại và ngay cả tương lai. Nghiệp
quá khứ đã tạo ra hoàn cảnh tái sanh nghèo hoặc giàu trong hiện tại.
Song một khi chúng ta được sanh ra, chúng ta tự do quyết định những hành
động có chủ ý của riêng mình, và những hành động này trở thành nghiệp
mới mặc dù nghiệp cũ do ta tạo vẫn còn ảnh hưởng đến địa vị hiện
tại của ta. Điều đó không có nghĩa rằng đây là số phận của ta, ta
không thể thay đổi được. Bằng những hành động nghiệp mới mang tính
tích cực, ta có thể thay đổi hiện tại và tương lai của ta. Luật nghiệp
báo chỉ là những khuynh hướng chứ không phải là yếu tố quyết định
tất yếu mà ta không thể thay đổi được.
Chính vô minh của ta đã trói buộc ta vào những hoạt động
nghiệp tiêu cực. Nhưng một khi vô minh được đẩy lùi, thì hành động có
ý chí mang tính tích cực mà ta thực hiện sẽ đem lại kết quả nghiệp tốt
hơn. Ngoài yếu tố nghiệp ra, còn có những quy luật sinh học xảy ra cùng
một lúc trong đời sống. Những quy luật này, nhiều hay ít đều có thể
kết hợp với ảnh hưởng của nghiệp tạo ra sự bất đồng trong xã hội.
Nhưng tất cả những quy luật này chỉ là nhân duyên chứ không phải là
định mệnh.
Giáo lý trung tâm của Phật giáo là đấu tranh [chính mình] để chuyển
nghiệp, và kiềm chế những tác động của nghiệp. Do vậy, sự phát triển
tinh thần sẽ trở nên cần thiết. Và trong cuộc đời, nếu nghiệp thiện
lành được cá nhân và đoàn thể thực hiện, thì sự bất công có thể
được giảm thiểu theo tỷ lệ cân xứng. Đẩy lùi tri thức bằng phương
tiện giáo dục sẽ giúp chúng ta giảm nhẹ sự bất công đến mức tối
thiểu, làm vô hiệu hóa ảnh hưởng không những của khuynh hướng nghiệp,
mà còn ảnh hưởng của bốn luật thiên nhiên nữa. Đẩy lùi vô minh bằng
bất cứ phương tiện nào ta có được là cách chắc chắn nhất để giải
thoát thế giới loài người ra khỏi sự khác biệt do sự phân tầng xã hội
tạo ra.
(Dịch từ Nandasena Ratnapala. (1993). Buddhist
Sociology. Delhi: Sri Satguru Publications, pp. 49-62).
http://www.buddhismtoday.com/viet/xhh/002-phantang.htm