- Đạo Phật trong
thế kỷ 20
Nguyên Tâm và Tâm Đăng dịch
- Phỏng vấn Giáo sư Tiến
sĩ Alex Berzin
- tại đại học Quốc
gia Tân-gia-ba ngày 10-Aug-1988
Hỏi: Sinh trưởng ở Mỹ, làm thế nào Giáo sư lại
theo đạo Phật?
Đáp: Từ lúc còn nhỏ, tôi đã
thích thú về những đề tài Đông phương. Khoảng lúc 13 tuổi, tôi bắt
đầu thực tập yoga. Khi tôi vào Đại học, tôi học về Hóa học trong hai
năm. Tuy nhiên, tôi đã rất say mê một giảng khóa tự chọn (elective
course) về Triết học Đông phương, đặc biệt khi được nghe giảng về
những thời kỳ mà Phật giáo đã truyền bá từ nước nầy đến nước
khác. Thật là thích thú cho tôi khi tôi được biết làm thế nào mà các
kinh sách được chuyển ngữ, cũng như làm thế nào mà đạo Phật đã tự
thích ứng được với những nền văn hóa khác nhau.
Khi Đại học Princeton mở một giáo
trình mới ở Phân khoa Á châu học, tôi xin ghi danh và được chấp nhận vào
chương trình Trung Hoa học. Tôi đã rất thích thú về nhiều điều như là:
làm thế nào đạo Phật đã truyền đến Trung Hoa, nó đã bị ảnh hưởng
bởi nền văn hóa Trung Hoa như thế nào, và ngược lại, nó đã ảnh hưởng
đến nền triết học Trung Hoa ra sao. Tôi muốn tìm hiểu về việc làm thế
nào đạo Phật có thể thực hành trong đời sống hằng ngày, nhưng khó
có cơ hội nào để thực hiện được điều đó ở Mỹ trong những năm
đầu của thập niên 1960. Vì thế tôi chỉ suy cứu về điều có thể được
nghĩ và làm theo triết lý Phật giáo mà thôi.
Rồi tôi vào học Đại học Harvard
để hoàn thành giáo trình Cao học và Tiến sĩ của tôi về Trung hoa học.
Trong thời gian đó, một điều đã trở thành vừa cần thiết cho tôi vừa
lôi cuốn tôi là nghiên cứu về đạo Phật ở Ấn Độ, để có thể hiểu
được làm thế nào mà đạo Phật đã truyền đến Trung Hoa. Vì thế tôi
bắt đầu học tiếng Bắc Phạn (Sanskrit), và sau đó tiếng Tây Tạng.
Giáo sư Robert Thurman, một trong những
người Tây phương đầu tiên đã thành một tăng sĩ Phật giáo, học cùng
lớp với tôi, và ông đã nói cho tôi biết về đức Đạt Lai Lạt Ma, và
làm thế nào mà đạo Phật là một truyền thống sống thực trong cộng đồng
tyạn Tây Tạng ở Ấn Độ. Nghe hấp dẫn quá, tôi xin học bổng
Fulbright để sang Ấn Độ nghiên cứu về Tây Tạng.
- Ấn Độ, tôi đã có cơ may gặp
được đức Đạt Lai Lạt Ma và nhiều vị Lạt Ma khác, và điều đã gây
một ấn tượng sâu đậm trong tôi là những điều mà họ tin và thực
hành là một thực tại. Việc nghiên cứu Phật giáo ở một Đại học Mỹ
chỉ có tính cách trường ốc. Đó là một đề tài khô khan, như thể là
chúng ta đang học về những điều đã xảy ra từ nhiều thế kỷ trước
và hiện tại không còn nữa. Tuy nhiên, ở Ấn Độ, đạo Phật là một hiện
thực. Tôi không còn học hỏi với những vị học giả, những người không
có chút kinh nghiệm gì về việc thực hành giáo pháp, mà tôi học với những
vị đã sống, tin, và hiểu giáo lý của Đức Phật. Những lời dạy nầy
đã được truyền thừa từ chính Đức Phật một cách liên lĩ không gián
đoạn, từ vị tổ nầy đến vị tổ khác, cho đến ngày nay. Chỉ còn vấn
đề là chúng ta hãy mở lòng ra để học từ các ngài. Điều nầy quá
thích thú đối với tôi. Giờ đây, không những tôi thích thú tìm hiểu
xem đạo Phật đã chuyển đổi như thế nào từ nền văn hóa nầy đến nền
văn hóa khác, mà tôi còn vui hiểu rằng đạo Phật là một triết lý sống
thực, và hơn nữa, là một tôn giáo mà tôi có thể tu tập.
Tôi bắt đầu học với một vị Lạt
Ma và nghiên cứu cho luận án Tiến sĩ của tôi. Tôi cũng bắt đầu tham dự
vào các buổi thiền tập. Khi luận án đã hoàn thành, tôi trở về Mỹ để
trình luận án và nhận bằng cấp Tiến sĩ. Tôi đã từ chối lời mời giảng
dạy của một trường Đại học và trở về Ấn Độ để tiếp tục học
với thầy tôi, người mà giờ đây đã được thỉnh cầu tới dạy cho những
người ngoại quốc tại Thư viện Tây Tạng vừa được xây cất ở
Dharamsala, Ấn Độ. Tôi được yêu cầu viết và thông dịch nhiều hơn, nhất
là cho bổn sư của tôi, người cũng là một trong những vị thầy của đức
Đạt Lai Lạt Ma. Sau khi bổn sư của tôi viên tịch, nhiều trung tâm Phật
giáo ở nhiều nước đã mời tôi đến giảng dạy.
Tôi đã ngạc nhiên về sự kiện
là đạo Phật không những là một đạo sống mà còn đưa ra nhiều giải
đáp thỏa đáng cho những vấn nạn mà trước đây tôi không thể nào hiểu
nổi. Những câu hỏi như, "Tại sao cuộc đời tôi lại như thế nầy?
Tại sao những sự việc đã xảy ra trong cuộc đời tôi đã xảy ra như thế?".
Giáo lý về nghiệp của đạo Phật đã giải đáp thỏa đáng những câu hỏi
nầy. Khám phá ra được điều này thật là một điều kỳ diệu vì đã
cho phép tôi hiểu được ý nghĩa về những việc mà tôi đã làm. Hơn nữa,
đạo Phật còn có những giải thích rõ ràng về tâm trí và những hoạt
động của nó. Điều nầy cực kỳ ích lợi bởi vì khi chúng ta thực sự
vận dụng những phương pháp Phật giáo để giải quyết những vấn nạn
của đời sống hàng ngày, chúng ta sẽ thành công. Chúng ta sẽ có những kết
quả tức khắc! Không có gì là thần kỳ cả. Chúng ta sẽ không đạt được
những kết quả tức khắc nếu chúng ta lười biếng. Còn nếu chúng ta cố
gắng tu tập, thì chắc chắn sẽ có kết quả. Nó sẽ cho ta những giải
pháp thiết thực, và điều nầy đã cho tôi nhiều hứng thú.
Vận dụng những điều tôi học
được về Phật pháp, những hiểu biết của tôi về quá trình hoằng
pháp, truyền bá đạo Phật từ nền văn hóa nầy đến nền văn hóa khác,
giờ đây tôi có thể đóng góp phần nào trong việc truyền bá Phật pháp
tới các nền văn hóa Tây phương. Tôi biết rằng có nhiều yếu tố mà
chúng tôi phải cẩn trọng trong khi giới thiệu đạo Phật với Tây phương
và các xã hội hiện đại. Bằng cách hiểu được sự thích ứng của đạo
Phật đối với từng nền văn hóa khác nhau trong quá khứ, tôi hy vọng rằng
sẽ giúp nhiều cho chúng tôi trong việc truyền bá đạo Phật tới nhiều
quốc gia trong thế giới hiện đại nầy.
Hỏi: Năm
nay Giáo Sư đã đi hoằng pháp qua 26 nước, xin Giáo Sư vui lòng cho chúng
tôi biết những nhận xét của Giáo Sư về việc đạo Phật đã được
truyền bá như thế nào tại các nơi đó.
Đáp: Hiện tại, đạo Phật đang
được truyền bá nhanh chóng khắp nơi trên thế giới. Có nhiều trung tâm
Phật giáo tại khắp các nước Âu châu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Phi, Úc
châu, Tân Tây Lan, và nhiều nơi khác nữa. - Âu châu, Phật tử có thể
tìm thấy không những ở các nước tư bản phương Tây, mà còn ở các nước
Đông Âu xã hội chủ nghĩa nữa. Thí dụ như, có khoảng 5 ngàn Phật tử
tại Ba Lan. (Ghi chú của người dịch: Cuộc phỏng vấn nầy được thực
hiện năm 1988, Liên Xô và các nước Đông Âu cộng sản sụp đổ vào năm
1989 và sau đó).
Đạo Phật có nhiều mời gọi
trong thế giới hiện đại bởi vì nó được đặt nền tảng một cách hợp
lý và khoa học. Đức Phật đã nói: "Đừng tin vào những gì tôi nói
chỉ vì kính trọng tôi, mà phải tự mình thẩm tra, phân tích điều đó
như thể mình đang đi mua vàng." Thái độ nhận thức nầy mang đầy tính
thuyết phục đối với con người hiện đại.
Có nhiều cuộc đối thoại giữa các
nhà khoa học và các vị lãnh đạo Phật giáo, chẳng hạn như đức Đạt
Lai Lạt Ma. Họ cùng nhau bàn luận và điều nghiên về vấn đề thực tại
là gì. Đức Phật đã nói rằng mọi khổ não đều do sự không hiểu biết
như thực, từ sự vô minh của chúng sinh. Nếu chúng ta biết rằng chúng ta
là ai, và làm thế nào mà chúng ta và thế giới nầy hiện hữu, thì chắc
rằng chúng ta sẽ không tạo nên những khổ nạn từ sự vô minh của
chúng ta. Đạo Phật có một thái độ rất cởi mở trong việc tìm hiểu
thế nào là sự thực. Thí dụ như, đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói rằng nếu
các nhà khoa học chứng minh được rằng bất cứ giáo lý nào của đạo
Phật mà không đúng hoặc chỉ là mê tín, thì Ngài sẽ sẵn lòng loại bỏ
giáo lý đó ra khỏi Phật pháp. Thái độ nhận thức cởi mở như thế rất
lôi cuốn đối với người Tây phương.
Hiện nay, đạo Phật đã có mặt tại
các quốc gia khác nhau như thế nào thì cũng rất khác biệt. Đạo Phật đã
tự thích ứng với nền văn hóa tại mỗi nơi mà nó truyền đến. Một cách
tổng quát, đạo Phật nhấn mạnh đến một giải thích thuần lý (nguyên
lý bất biến). Tuy nhiên, tùy vào những nền văn hóa khác nhau mà các quan
điểm và thái độ khác nhau được nhấn mạnh (nguyên lý tùy duyên). Đức
Phật đã dạy nhiều pháp môn bởi vì có một sự khác biệt lớn lao giữa
con người, và không một người nào có cùng suy nghĩ với người khác. Nếu
chỉ có một loại thực phẩm thì chắc không đủ thuyết phục mọi người
trên thế giới. Sẽ rất tiện lợi và ngon lành biết bao nếu như có nhiều
loại thực phẩm với nhiều mùi vị khác nhau, để cho mọi người có thể
chọn lựa thực phẩm thích ứng với mình. Tương tự như vậy, đức Phật
đã dạy nhiều pháp môn khác nhau để mọi người có thể theo đó mà tu tập.
Mục đích của đạo Phật là vượt khỏi những giới hạn của chúng ta,
đồng thời hiểu rõ mọi tiềm năng của chúng ta để chúng ta có thể loại
trừ mọi khổ đau của chính mình (tự giác) cũng như để giúp đỡ người
khác (giác tha). Đạo Phật là một hệ thống giúp chúng ta giải quyết mọi
vấn đề và trưởng dưỡng thân tâm.
Trong một vài nước phương Tây, nơi
mà người ta chú ý nhiều về tâm lý học, như ở Thụy sĩ và Mỹ, thì đạo
Phật có mặt trong một sắc thái rất tâm lý. Việc dịch và giải thích
giáo pháp được dựa theo quan điểm tâm lý học. Tại các nước khác nơi
mà dân chúng còn thích tín ngưỡng hiến cúng, như ở một số nước Nam
Âu và Nam Mỹ, thì đạo Phật lại có mặt trong cách thái như thế. Có
dân tộc rất thích ca hát, và họ có thể làm như vậy trong các buổi l
hay tu tập. Tuy nhiên, dân ở vùng Bắc Âu, thì không thích ca hát mấy, vì
vậy, đạo Phật được truyền bá ở đó mang nặng tính cách trí thức hơn.
- Đông Âu, dân chúng ở trong một
hoàn cảnh khá tuyệt vọng, và những lời dạy của đức Phật đã thuyết
phục họ rất nhiều vì đã đem lại cho họ những giải pháp thực sự,
như là, làm thế nào để đối phó với khổ nạn, làm thế nào để phát
khởi sáng kiến. Những người nầy thấy rằng cần phải có một kết quả
chắc chắn nào đó từ những công việc mà họ làm.
Và như thế, đạo Phật đã tự
thích ứng với nền văn hóa và đời sống tâm linh của người dân ở đó,
trong khi vẫn duy trì được những giáo pháp căn bản của đức Phật. Những
giáo pháp căn bản nầy không thay đổi, mục đích là, vượt khỏi những
khổ nạn và giới hạn, đồng thời nhận hiểu những khả năng sẵn có của
mình. Nhưng điều nầy được thực hiện bằng cách nhấn mạnh về tâm
lý, về trí thức, về khoa học, hoặc về tín ngưỡng hiến cúng, thì sẽ
tùy thuộc vào nền văn hóa.
Đạo Phật thích ứng như thế nào
trong thế kỷ 20? Điều nầy được biểu lộ rõ nét với thái độ tiếp
cận khoa học. Đạo Phật đã đưa ra một giải thích rất rõ ràng về việc
sự vật đã vận hành như thế nào. Điều nầy thích hợp với nền văn hóa
hiện đại, bởi vì người ta sẽ không mua một vật nào nếu họ không thể
thẩm tra được. Người ta sẽ không mua chiếc xe nếu như họ không chạy
thử được. Cũng như thế, người ta sẽ không theo một tôn giáo khác mà
không kiểm nghiệm xem nó có một ý nghĩa thực sự. Chính điều đó đã
làm cho đạo Phật rất mời gọi, và rất thuyết phục với mọi người:
Đức Phật đã nói, không nên chấp nhận một điều gì bằng niềm tin mù
quáng. Hãy tự suy nghĩ, kiểm nghiệm xem điều đó có thực sự có ý nghĩa
chăng. Đạo Phật đã hoàn toàn mở rộng ra những cách thế tìm hiểu như
thế, và nó đã thực sự thuyết phục nhiều người trong thế kỷ 20 nầy.
Hỏi: Xin
Giáo Sư nói về sự tương quan giữa đạo Phật và khoa học, và xin cho những
thí dụ đặc thù về những điểm chung giữa chúng.
Đáp: Nhiều cuộc đối thoại giữa
đức Đạt Lai Lạt Ma và các nhà khoa học đã nhắm đến ba lãnh vực
chính. Một cuộc nói chuyện với các nhà vật lý thiên văn về việc tìm
hiểu xem vũ trụ đã hình thành như thế nào. Nó có một khởi đầu
chăng? Nó đã được tạo dựng hay là một sự phát triển liên tục? Một
cuộc đối thoại khác với các nhà vật lý nguyên tử liên hệ đến vấn
đề cấu trúc của nguyên tử và vật thể. Cuộc đối thoại thứ ba của
Ngài là bàn với các nhà thần kinh học để tìm hiểu xem bộ óc đã hoạt
động như thế nào. Đây là ba lãnh vực chính.
Một trong những kết luận mà cả
khoa học và đạo Phật đều đồng ý là không có một đấng sáng tạo.
Trong khoa học, lý thuyết về bảo toàn vật thể và năng lượng cho biết
rằng vật thể và năng lượng không thể được tạo ra hoặc bị tiêu diệt,
mà chỉ có thể được biến đổi. Phật tử hoàn toàn đồng ý về điều
nầy, và còn áp dụng lý thuyết đó vào vấn đề tâm linh nữa. Nghĩa là,
tâm thức không thể nào được tạo ra hay hủy diệt, mà chỉ có thể được
chuyển hóa. Thế nên, tái sinh chỉ là một chuyển hóa đơn giản của tâm
thức của một người vào thân xác của một người khác vừa sinh ra.
Trong lý thuyết về nguyên tử, các
nhà vật lý đang tiến đến kết luận rằng, chúng ta không thể nào biệt
lập được một vật thể tuyệt đối nhỏ nhất, bởi vì lúc nào cũng có
những cái nhỏ hơn để làm thành vật thể đó. Các nhà vật lý cũng
đang bàn thảo về vai trò của người quan sát trong những thí nghiệm khoa
học, rằng: kết quả thí nghiệm luôn tùy thuộc vào người quan sát, bởi
vì hiện tượng không thể hiện hữu một cách hoàn toàn khách quan, không
liên hệ gì đến ý thức đã nhận ra chúng. Quan điểm nầy rất được
đề cao trong đạo Phật. Thí dụ như, theo một quan điểm nào đó, ánh
sáng được coi như là vật thể, nhưng từ một quan điểm khác, ánh sáng
là năng lực. Điều nầy tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, và cũng
tùy thuộc vào cái khung khái niệm mà quan sát viên dùng để phân tích ánh
sáng.
Đạo Phật cũng chủ trương như thế,
rằng mọi pháp hiện hữu đều tùy thuộc vào người nhận thức và điều
kiện tâm lý của người đó. Thí dụ như, một việc xảy ra có thể được
xem như là một vấn đề khủng khiếp và bế tắc, hay chỉ là một vấn
đề bình thường có thể giải quyết được đều tùy thuộc vào người
nhận thức vấn đề và những người liên hệ. Nếu một người có ý nghĩ
rằng "Đây là một hoàn cảnh bế tắc và không thể làm được gì cả."
thì vấn đề thực sự trở thành khó khăn và không thể giải quyết được.
Thế nhưng, nếu người đó nghĩ rằng "Đây là một vấn đề phức tạp
và phiền phức, nhưng chắc chắn sẽ có một giải pháp nếu chúng ta sử
dụng một phương pháp khác." thì người đó sẽ có nhiều hy vọng để
tìm được một giải pháp. Một sự kiện có thể là một vấn đề khó
khăn và lớn lao đối với một người, nhưng lại chỉ là một sự kiện
bình thường đối với người khác. Nó tùy thuộc vào người nhận thức,
bởi vì những vấn nạn không hiện hữu một cách khách quan như thể hoàn
toàn ở bên ngoài ta. Thế nên, cả khoa học và đạo Phật cùng đi đến một
kết luận chung: hiện tượng luôn liên hệ và tùy thuộc vào người nhận
thức.
Tương tự như thế, các nhà thần
kinh học và Phật tử cùng cho thấy sự liên quan tùy thuộc giữa các sự
vật. Thí dụ như, khi các nhà thần kinh học nghiên cứu về bộ óc để tìm
hiểu xem cái gì làm nên sự quyết định của chúng ta. Họ thấy rằng
không có một bộ phận riêng biệt nào để tạo sự quyết định. Trong bộ
não, không có "một con người tí hon" hay một vật tương tự ngồi
trong đó để nhận hết mọi tín hiệu từ mắt, tai, và các giác quan khác
như là một cái màn ảnh điện toán vĩ đại, và rồi sẽ quyết định bằng
cách bấm vào một cái nút để chỉ thị cho cánh tay làm việc nầy và đôi
chân làm việc khác. Thật ra, quyết định là kết quả của một tác dụng
hỗ tương, phức tạp của nhiều xung động thần kinh và nhiều tiến
trình điện tính và hóa tính. Tất cả nhằm đưa dẫn đến một kết quả,
đó là sự quyết định. Điều nầy xảy ra không phải do một thực thể
biệt lập gọi là "cơ quan tạo sự quyết định". Đạo Phật
cũng nhấn mạnh một điều như thế: Không có một cái "ngã" thường
tại và biệt lập ngồi trong đầu chúng ta để đưa ra những quyết định.
Chúng ta thường nói: "Tôi kinh nghiệm việc nầy. Tôi làm việc đó.",
nhưng thực ra sự việc xảy ra là do một tác dụng hỗ tương của nhiều
yếu tố. Khoa học và đạo Phật rất gần gũi nhau trong vấn đề nầy.
Hỏi: Có
phải giáo lý về nghiệp có tính cách thực nghiệm và khoa học hay đó là
điều được chấp nhận bởi niềm tin mà thôi?
Đáp: Ý kiến về nghiệp có ý nghĩa
trong nhiều cách. Nhưng, có sự hiểu lầm về định nghĩa nghiệp là gì. Một
vài người nghĩ rằng nghiệp có nghĩa là số phận hay tiền định. Nếu một
người bị đụng xe hay làm ăn thua lỗ người ta thường nói: "Ồ, xui
quá, nhưng đó là nghiệp của họ." Điều nầy không đúng với quan niệm
về nghiệp của đạo Phật. Thật ra, điều đó gần giống với quan niệm
về ý chí của Thượng đế - điều mà chúng ta không thể hiểu và không
có kiểm soát được.
Trong đạo Phật, nghiệp có nghĩa là
một động lực đẩy tới. Dựa vào những hành động mà chúng ta đã làm
trước đây, sức đẩy đó sẽ chuyển hiện vào tâm trí của ta để hướng
dẫn hành động trong hiện tại. Nghiệp xem như là sức đẩy đã chuyển
hiện vào tâm trí của một người để quyết định việc đầu tư vào thị
trường chứng khoán một ngày trước khi nó bị phá sản hay trước khi nó
lên giá. Hay như, một người nào đó có một động lực thúc đẩy băng
ngang qua đường ngay đúng vào lúc người đó bị xe đụng, không phải năm
phút sớm hơn hay năm phút tr hơn. Cái điều mà một người bị thúc đẩy
phải làm một việc gì đó chính là kết quả của những hành động trước
đó của người ấy. Nếu trong đời trước người đó đã hành hạ hay giết
chết người khác thì nghiệp quả trong đời nầy là thọ mệnh sẽ ngắn
hơn. Đó chính là lý do của động lực đã thúc đẩy người đó băng
ngang qua đường đúng vào lúc bị xe đụng. Một người có thể có một
động lực thúc đẩy là hay la mắng hoặc gây đau khổ cho người khác. Động
lực nầy đến từ những thói quen trước đó của người ấy. Những hành
động trong quá khứ của người đó đã hằn sâu thành những nề nếp
hành động. Nếu chúng ta la mắng hay gây đau khổ cho người khác nhiều lần,
thì nó sẽ tạo thành một tiềm năng, một thói quen, và một khuynh hướng
hình thành cung cách đối xử như thế, và trong tương lai, chúng ta sẽ d
dàng làm việc đó nữa. Rồi vì giận dữ, chúng ta lại tạo nhiều tiềm
năng, thói quen, khuynh hướng để gây nên những cơn giận dữ nhiều lần
nữa.
Hút thuốc là một thí dụ khác.
Hút một điếu xong là tạo thêm tiềm năng để hút một điếu khác. Nó cũng
tạo thành một khuynh hướng, một thói quen hút thuốc. Và rồi khi điều
kiện cho phép - ngay trong đời này khi ai đó mời bạn một điếu thuốc,
hay trong một đời tương lai ngay lúc còn con nít khi bạn thấy người khác
hút thuốc - một động lực chuyển hiện vào tâm trí bạn thúc giục bạn
hút thuốc và bạn làm điều đó. Giáo lý về nghiệp đã giải thích từ
đâu mà động lực thúc đẩy việc hút thuốc có được. Hút thuốc không
những tạo thành những xung động tâm linh khiến bạn lặp lại hành động
mà còn ảnh hưởng đến những xung động vật lý trong cơ thể bạn, như
bị ung thư là hậu quả của việc hút thuốc. Và như thế, quan niệm về
nghiệp rất hợp lý và có nhiều ý nghĩa vì nó giải thích được những
động lực thúc đẩy hành động do đâu mà có.
Hỏi:
Sự cảm nhận và hiểu biết về đạo Phật của một người có thể do
tiền định của nghiệp chăng?
Đáp: Có sự khác biệt giữa sự
kiện tiền định và sự kiện giải thích được. Sự cảm nhận và hiểu
biết về đạo Phật của chúng ta có thể giải thích được bằng giáo
lý nghiệp quả. Đó là, chính do hậu quả của việc nghiên cứu và tu
hành trong đời trước, mà giờ đây chúng ta có thể hiểu giáo lý nhiều
hơn. Nếu chúng ta có một hiểu biết sâu xa về giáo lý trong quá khĐ, thì
chúng ta sẽ hiểu biết giáo lý trong đời nầy. Hoặc giả, nếu chúng ta
chìm đắm trong vô minh ở kiếp trước, thì sự vô minh đó sẽ vẫn còn
trong đời hiện tại.
Tuy nhiên, theo đạo Phật, sự vật
không có tính tiền định. Không có số mạng hay định mạng. Khi mà nghiệp
được giải thích như là những động lực thúc đẩy, thì chúng ta muốn
nói rằng chúng ta có thể chọn lựa giữa hành động hay không hành động
dựa trên những động lực thúc đẩy đó.
Dựa trên những hành động mà
chúng ta đã làm trong đời nầy và các đời trước, chúng ta có thể giải
thích hay tiên đoán được việc gì có thể xảy ra trong tương lai. Chúng
ta biết rằng những hành động xây dựng sẽ đưa đến những kết quả hạnh
phúc, và ngược lại, những hành động phá hoại sẽ đưa đến những kết
quả buồn thảm. Tuy nhiên, một hành động nghiệp quả đặc biệt nào đó
khi hội đủ mọi nhân duyên để thể hiện ra như thế nào thì còn tùy
thuộc vào nhiều yếu tố và nó có thể bị chi phối. Thí dụ như, nếu
chúng ta liệng một quả banh lên trời, chúng ta có thể đoán rằng nó sẽ
rớt xuống đất. Tương tự như vậy, trên nền tảng của những hành động
quá khứ, chúng ta có thể tiên đoán được điều gì sẽ xảy ra trong tương
lai. Nhưng, nếu chúng ta chụp quả banh, nó sẽ không rơi xuống đất. Giống
như vậy, trong khi chúng ta có thể tiên đoán được điều gì sẽ xảy ra
trong tương lai từ những hành động trong quá khứ, thì điều đó không
có nghĩa tuyệt đối, định sẵn, bất di bất dịch rằng kết quả duy nhất
phải xảy ra. Nghiệp có thể bị ảnh hưởng bởi nhiều khuynh hướng, hành
động, và các yếu tố khác nữa.
Khi một động lực thúc đẩy chuyển
hiện vào tâm trí của chúng ta để hướng dẫn hành động, chúng ta có
quyền chọn lựa. Chúng ta không giống một đứa bé cứ làm bất cứ chuyện
gì mà động lực thúc đẩy đã chuyển hiện vào tâm trí nó. Thí dụ như,
chúng ta được rèn dạy việc đi vệ sinh: chúng ta không hành động tức
khắc điều mà các động lực thúc đẩy đến với ta.
Điều này cũng đúng đối với những
động lực thúc đẩy một người gây đau khổ cho người khác, hay làm những
việc tàn ác. Khi những xung động đó đến với tâm trí ta, ta có thể chọn,
"Tôi có muốn làm việc này không? Hay thực sự tôi không muốn làm việc
nầy?". Cái khả năng phản tỉnh và phân biệt giữa những hành động
xây dựng, tích cực và những hành động phá hoại, tiêu cực chính là điều
làm cho con người khác với con thú. Thật là một phúc đức lớn lao được
làm con người.
Thế nên, chúng ta có thể chọn việc
ta sắp làm dựa trên trình độ tỉnh thức của ta đối với những xung động
thúc đẩy. Nhiều phương pháp tu tập của đạo Phật nhằm vào việc nâng
cao sự tỉnh thức. Khi chúng ta từ tốn, chậm rãi, chúng ta thường sáng
suốt hơn trong suy nghĩ, hành động, và lời nói. Pháp quán niệm hơi thở
- theo dõi sự vào ra của hơi thở - sẽ giúp chúng ta có được một khoảng
cách cần thiết để kiểm nhận những xung động tâm lý khi nó hiện đến.
Chúng ta bắt đầu quán niệm, "Tôi đang có một động lực thúc đẩy
tôi nói lên những lời gây đau khổ cho người khác. Nếu tôi làm như thế,
thì sẽ gây nhiều khó khăn. Vậy thì, tôi không nên nói nữa." Chúng
ta có thể chọn lựa. Ngược lại, nếu chúng ta không tỉnh thức, để cho
dòng tư tưởng lôi cuốn và những xung động tâm lý chi phối thì chúng ta
sẽ không có một chọn lựa sáng suốt. Chúng ta chỉ hành động theo những
sai khiến của những xung động tâm lý, và điều nầy thường dẫn tới
những phiền lụy trong cuộc đời của chúng ta. Thế nên, chúng ta không thể
nói rằng vạn pháp - ngay đến sự cảm nhận và hiểu biết giáo pháp -
có tính cách tiền định. Chúng ta có thể tiên đoán việc gì xảy ra, nhưng
chúng ta cũng cần có một khoảng trống cần thiết để thay đổi nó.
Hỏi: Có
phải tôi là một tiếp nối của một ai khác đã sống trước tôi? Giáo
lý về tái sanh là một lý thuyết siêu hình hay một lý thuyết khoa học?
Giáo Sư đã nói rằng, đạo Phật có tính thuần lý và khoa học, vậy thì
điều nầy có được áp dụng vào giáo lý tái sanh hay không?
Đáp: Có vài điểm cần bàn thảo
ở đây. Thứ nhứt là làm thế nào chúng ta chứng minh điều gì một cách
khoa học? Điều nầy dẫn đến đề tài là làm thế nào chúng ta hiểu
được sự vật một cách đúng đắn và chắc thực? Sự vật có thể được
hiểu một cách đúng đắn bằng hai cách: cảm nhận trực tiếp và suy luận.
Bằng cách thí nghiệm trong phòng thí nghiệm, chúng ta có thể kiểm chứng
sự hiện hữu của sự vật bằng cảm nhận trực tiếp. Chúng ta biết
chúng một cách trực tiếp qua giác quan của chúng ta. Tuy nhiên, có nhiều
điều mà chúng ta không thể biết được bằng trực cảm vào ngay lúc đó.
Chúng ta phải nhờ vào luận lý, lý trí và suy luận. Hiện tượng tái sanh
rất khó mà chứng minh bằng cách trực cảm qua giác quan, mặc dù có một
câu chuyện về một vị Pháp sư ở Ấn Độ cách đây đã lâu, ông đã chết
và tái sanh, rồi nói: "Này đây, tôi có mặt đây nữa rồi," để
biểu din cho vị vua thấy rằng hiện tượng tái sanh là có thực. Có nhiều
thí dụ về nhiều người đã nhớ lại đời sống quá khứ và có thể nhận
ra những đồ vật của mình hay những người quen biết trước đây.
Để những chuyện đó qua một
bên, vẫn có những điều hoàn toàn hợp luận lý để chứng minh hiện tượng
tái sanh. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói rằng nếu có những giáo lý nào
không phù hợp với thực tại, ngài sẽ sẵn lòng loại bỏ chúng ra khỏi
Phật pháp. Điều nầy cũng áp dụng cho giáo lý tái sanh. Thực ra, ngài đã
phát biểu quan điểm trên lần đầu tiên là cho chính vấn đề tái sanh nầy.
Nếu các nhà khoa học chứng minh được rằng hiện tượng tái sanh không
thực có, thì Phật tử sẽ bỏ niềm tin về giáo lý tái sanh. Tuy nhiên, nếu
các nhà khoa học không thể chứng minh được điều đó, và vì họ tuân
theo luận lý và phương pháp khoa học để tìm hiểu những sự kiện mới,
họ phải điều nghiên xem điều đó có thật hay không. Để chứng minh rằng
hiện tượng tái sanh không có thực, họ phải cho thấy sự không hiện hữu
của nó. Nếu chỉ nói: "Hiện tượng tái sanh là không có thực vì mắt
tôi không thấy điều đó." thì không đủ chứng minh sự không hiện hữu
của nó. Có nhiều sự vật hiện hữu mà chúng ta không thấy bằng mắt
được.
Nếu họ không chứng minh được
điều trên (hiện tượng tái sanh không có thực) thì họ phải tìm hiểu
xem hiện tượng tái sanh có thực hay không? Phương pháp khoa học là thiết
lập một giả thuyết dựa trên một số dữ kiện rồi sau đó sẽ kiểm
chứng sự đúng đắn của nó. Vì thế, hãy xét tới những dữ kiện. Thí
dụ như, chúng ta biết rằng trẻ con được sanh ra không giống như những
cuốn băng trống (blank cassettes). Chúng có một số thói quen hay cá tính
nào đó mà chúng ta có thể nhận biết được ngay khi chúng còn rất trẻ.
Những điều nầy từ đâu mà có?
Thật không hợp lý chút nào nếu
chúng ta cho rằng đó chỉ là sự di truyền của những tế bào từ cơ thể
của cha mẹ chúng, từ tinh dịch của người cha và trứng của người mẹ.
Không phải cứ mỗi tinh trùng và mỗi trứng gặp nhau rồi được đưa vào
tử cung và tạo thành bào thai. Điều gì đã tạo nên sự khác biệt giữa
sự việc khi thì thành bào thai và có khi thì không. Điều gì đã thực sự
tạo nên những bản năng và thói quen khác biệt của đứa bé. Chúng ta có
thể cho đó là do DNA hay những tế bào nhim sắc thể. Đó là mặt vật thể
của sự kiện. Không ai chối cãi rằng yếu tố vật chất có ảnh hưởng
đến việc ra đời của đứa bé.
Nhưng còn mặt kinh nghiệm của
chúng ta thì sao? Làm thế nào chúng ta định vị được tâm thức của
mình? Ý nghĩa của từ "tâm thức" rất khó xác định trong tiếng
Anh. Trong tiếng Bắc Phạn và tiếng Tây Tạng, nó có một ý nghĩa đặc biệt.
Nó nói tới một biến cố hay một chức năng đang xảy ra. Chức năng này
biểu hiện khi một số hiện tượng hiện lên - sắc, thanh, tưởng, thọ,
hành,... - và có một sự tiếp xúc với chúng - chúng ta biết điều gì
đang xảy ra, chúng ta hiểu hoặc không hiểu. Luôn luôn hai đặc tính của
tâm thức được chuyển dịch như là sự rõ ràng và sự hiểu biết.
Từ đâu mà các chức năng của các
hiện tượng tâm lý này hiện lên và chúng kết hợp, tiếp xúc với nhau?
- đây, chúng ta không nói tới việc cơ thể từ đâu có, vì rõ ràng rằng
từ cha mẹ. Chúng ta cũng không nói đến vấn đề thông minh, bởi vì người
ta có thể bàn cãi rằng đó là do yếu tố di truyền. Thế nhưng, nói rằng
việc thích ăn kem "vanilla" của một người là do yếu tố di truyền
thì đã đi quá xa. Chúng ta có thể lập luận rằng một số những điều
yêu thích của chúng ta có thể bị ảnh hưởng bởi gia đình, bởi hoàn cảnh
kinh tế và xã hội mà chúng ta sinh sống. Những yếu tố đó chắc chắn
đã có một ảnh hưởng nhứt định, nhưng khó mà giải thích một cách
tuyệt đối mọi việc chúng ta làm theo cách đó. Thí dụ như, tại sao hồi
còn bé tôi lại thích tập yoga? Không có người nào ở trong gia đình tôi
hay lân cận tôi làm điều đó. Có một vài cuốn sách nói về điều đó
trong khu vực mà tôi sống. Vậy bạn có thể cho rằng có sự ảnh hưởng
của xã hội nơi tôi. Nhưng tại sao tôi lại thích mấy quyển sách đó? Tại
sao tôi mua chúng về để đọc? Đó là một câu hỏi khác.
Nhưng hãy để những điều nầy
qua một bên, điểm căn bản là từ đâu mà những chức năng (căn) về những
hiện tượng (trần) hiện lên và chúng tham dự, tiếp xúc với nhau? Từ đâu
mà có khả năng tiếp nhận sơ nguyên ấy? Từ đâu mà phát sinh ra đời sống?
Cái gì đã làm cho việc phối hợp giữa tinh trùng và trứng đã thực sự
tạo ra đời sống? Cái gì đã làm cho sự phối hợp đó trở thành con người?
Cái gì đã cho phép những trần cảnh như sắc, thanh, tưởng,... hiện lên
và tâm thức chúng ta tiếp xúc với chúng, điều mà chúng ta coi là phương
diện thực nghiệm của những hoạt động điện tính và hóa học của
não bộ chúng ta?
Từ đâu mà nó đến? Khó mà nói rằng
nó đến từ cha mẹ, bởi vì nếu nói như thế thì nó đến từ cha mẹ
như thế nào? Phải có một din biến cơ học nào đó. Phải chăng sự phát
sinh ra đời sống - tâm thức - cũng do cha mẹ giống như cách mà tinh trùng
và trứng phối hợp lại? Nó đến qua sự khoái lạc? Qua sự tựu thai? Qua
tinh trùng của người cha? Hay qua trứng của người mẹ? Nếu chúng ta
không thể đưa ra một biểu thị khoa học và hợp lý nào để cho thấy
khi nào tâm thức được sinh ra từ cha mẹ thì chúng ta phải tìm kiếm một
giả thuyết khác.
Hãy nhìn một cách hoàn toàn luận
lý, chúng ta thấy rằng hiện tượng chức năng đó cùng biểu hiện từ
chính sự tiếp nối của chúng, từ sự thể cùng một thể loại. Thí dụ
như, một hiện tượng vật lý, như là vật thể hay năng lượng, hiện đến
từ những tình trạng trước của vật thể hay năng lượng đó. Đó là sự
tiếp nối liên tục. Nhưng hãy lấy cơn giận làm thí dụ. Chúng ta có thể
nói về những năng lượng vật lý mà chúng ta cảm thấy khi giận dữ, đó
là một việc. Giờ đây, hãy chú ý đến chính kinh nghiệm giận dữ đó,
kinh nghiệm cảm tính khi nó hiện lên và nhận ra nó. Phải có cái giây
phút trước đó của sự liên tục, nghĩa là đã có một hiện hữu trước
đó rồi. Sự giận dữ của chúng ta là sự tiếp nối trong đời sống nầy,
nhưng trước đó nó đã đến từ đâu. Hoặc là nó đến từ cha mẹ. Điều
nầy thì hình như không thấy một liên hệ hữu cơ nào để chứng minh. Hoặc
nó đến từ một đấng sáng tạo nào đó. Điều nầy lại cũng có nhiều
sự bất nhất về luận lý. Hay chúng ta có thể nói rằng nó đến từ chính
khoảnh khắc trước đó của sự tiếp nối tâm thức. Giáo lý về sự
tái sanh có thể giải thích được điều nầy.
Tái sanh giống như là một phim hát
bóng. Phim hát bóng là sự tiếp nối của những khung phim ảnh riêng biệt,
giòng tâm thức của chúng ta được tái sanh là sự tiếp nối của những
khoảnh khắc hằng chuyển của tâm thức. Không có một sự thể khả kiến,
định hình được tái sanh. Tái sanh không giống như hình ảnh của một bức
tượng tí hon được đặt trên một hệ thống dây chuyền chuyển động,
đi từ đời nầy sang đời khác. Quả thật, nó giống như phim hát bóng,
luôn luôn chuyển đổi. Mỗi khung phim thì khác biệt, nhưng luôn có sự tiếp
nối. Khung phim nầy liên hệ đến khung phim kế tiếp.
Đây là những luận điểm mà
chúng ta bắt đầu tra cứu từ một quan điểm khoa học và thuần lý. Nếu
giả thuyết trên có ý nghĩa và hợp lý, thì chúng ta có thể nhìn sâu hơn
vào sự kiện có nhiều người đã nhớ được tiền kiếp của họ. Bằng
cách nầy, chúng ta thẩm tra sự hiện hữu của hiện tượng tái sanh theo một
quan điểm khoa học.
Hỏi:
Đạo Phật cho rằng không có linh hồn hay tự ngã. Vậy cái gì tái sanh?
Đáp: Hiện tượng tái sanh không thể
ví như là linh hồn, hiểu như một bức tượng hay một người tí hon định
hình, đi trên hệ thống dây chuyền chuyển động đi từ đời nầy sang đời
khác. Hệ thống giây chuyền được ví như thời gian, bức tượng được
ví như ý kiến về một vật thể định hình, một cá tính biệt lập hay
một linh hồn, trôi trong giòng thời gian: "Bây giờ tôi trẻ, bây giờ
tôi già. Bây giờ tôi đang sống trong đời hiện đại, bây giờ tôi sống
trong một đời khác." Đó không phải là quan điểm của Phật giáo về
tái sanh. Đúng ra, tái sinh được ví như một phim chớp bóng. Luôn có sự
liên tục. Những khung phim tiếp nối nhau.
Đạo Phật không có cho rằng tôi
trở thành bạn, hay tất cả chúng ta là một. Nếu tất cả chúng ta là một,
hay nếu tôi là bạn, thì khi bạn và tôi đói bụng, bạn có thể ngồi
trong xe chờ trong khi tôi đi ăn chăng? Mỗi chúng ta đều có dòng chuyển biến
liên tục riêng biệt. Cái kết quả trong cuốn phim đời tôi không thở
thành cuốn phim đời bạn. Thế nhưng, cuộc đời của chúng ta din tiến giống
như một phim chiếu bóng với ý nghĩa rằng không có một cái gì cố định.
Nó đi từ một khung phim nầy sang một khung phim khác. Nó cứ tiếp nối,
liên tục.
Hỏi:
Những người theo những niềm tin tôn giáo khác cũng có kinh nghiệm về
nghiệp chăng?
Đáp: Có. Chúng ta không cần phải
tin vào giáo lý nghiệp báo để có kinh nghiệm về nó. Nếu chúng ta đập
vào chân ta, chúng ta không cần phải tin vào nguyên lý nhân quả mới nhận
biết sự đau đớn. Ngay khi chúng ta tin rằng chất thuốc độc kia là một
thức uống thơm ngon, khi chúng ta uống nó, chúng ta vẫn bị bịnh như thường.
Tương tự như vậy, nếu chúng ta làm một việc gì đó thì kết quả của
hành động đó sẽ tới, cho dù chúng ta có tin vào nguyên lý nhân quả hay
không.
Hỏi: Những
xung động tâm lý khác biệt được tàng trữ như thế nào trong tâm thức
và chúng được biểu hiện như thế nào?
Vấn đề nầy khá phức tạp.
Chúng ta làm một việc gì đó, chẳng hạn như, hút một điếu thuốc lá.
Bởi vì có một số năng lực được vận dụng tới trong việc hút điếu
thuốc đó, hành động đó thể hiện như một tiềm năng thúc đẩy hút một
điếu khác. Có một năng lực nguyên thể chấm dứt khi hành động chấm dứt.
Nhưng cũng có một năng lực vi tế, ẩn khuất và cũng chính là năng lực
tiềm ẩn để lặp lại hành động. Năng lực vi tế của tiềm năng hút
thuốc đó được mang theo với năng lực vi tế phụ tùng một tâm thức rất
vi tế dẫn đến sự tái sinh. Trước đây, tôi đã nói rằng tâm thức rất
vi tế của chúng ta - chức năng nhận biết rõ ràng và tỉnh thức - và năng
lực trợ sinh rất vi tế của nó là sự khai sinh của đời sống. Chúng
chuyển từ đời nầy sang đời khác. Tiềm năng nghiệp báo đó được
mang theo với sự khai sinh của đời sống.
Những khuynh hướng và những thói
quen cũng được chuyển theo, nhưng chúng không có tính chất vật lý. Thói
quen là gì? Thí dụ như chúng ta có thói quen uống trà. Chúng ta uống trà
sáng nay, sáng hôm qua và những ngày trước nữa. Thói quen không phải là
tách trà trước mặt, không phải ý thức ta bảo: "Uống trà đi!
". Đó chỉ là hệ quả của một chuỗi biến cố tương tự - uống trà
nhiều lần. Dựa vào hệ quả đó, như là một cách để din tả, chúng ta
nói rằng chúng ta có thói quen uống trà. Chúng ta gọi, đặt tên cho hệ quả
nầy là "thói quen uống trà". Một thói quen không phải là điều có
tính chất vật lý, mà chỉ là một cách nói về một hệ quả của những
biến cố tương tự. Trên căn bản đó, chúng ta có thể tiên đoán rằng một
việc tương tự sẽ xảy ra trong tương lai.
Giống như thói quen, bản năng và
khuynh hướng cũng chuyển đến tương lai. Nhưng, dựa trên căn bản của sự
hằng chuyển của dòng tâm thức - thay đổi trong từng khoảnh khắc - chúng
ta có thể nói chắc rằng có những sự cố tương tự vào lúc này và lúc
khác, và vì vậy sẽ có những sự cố tương tự trong tương lai.
Hỏi:
Lý luận chặt chẽ và hợp lý được đề cao trong đạo Phật. Tuy nhiên,
tới một giai đoạn nào đó, như trong các tôn giáo khác, chúng ta cần phải
có một bước nhảy vọt vào niềm tin chăng?
Đáp: Đạo Phật không có điều đó.
Điều nầy có thể thấy được trong quan điểm về định nghĩa của sự
hữu. Sự hữu được định nghĩa như là điều có thể được nhận thức.
Nếu nó không thể được nhận thức, thì nó không hiện hữu, thí dụ như
lông rùa, sừng thỏ, môi gà... Chúng ta có thể tưởng tượng một đôi
môi của con người vào hình ảnh một con gà, chúng ta có thể tưởng tượng
một bức hoạt họa của một con gà có môi, nhưng chúng ta không hề thấy
môi gà trên con gà bởi vì không có một sự vật như thế. Nó không hiện
hữu bởi vì nó không thể được nhận biết.
Điều nầy ngầm hiểu rằng tất cả
mọi hiện hữu đều có thể được nhận thức. Tâm thức chúng ta có thể
bao gồm mọi việc. Có nhiều câu trong kinh nói về cái tuyệt đối như là
một cái gì vượt khỏi tâm thức và ngôn ngữ. Trước hết, tôi không
thích dịch từ "tuyệt đối" (absolute) trong Anh ngữ bởi vì nó cho
một ý nghĩa điều đó vượt khỏi chúng ta, như thể một sự việc cao tít
trên trời. Tôi thích dịch từ đó là "sự kiện sâu thẳm nhất của
mọi sự vật" hơn. Và sự kiện sâu thẳm nhất của sự vật đó quả
thật hiện hữu. Nó vượt khỏi tâm thức, khái niệm và ngôn ngữ với ý
nghĩa rằng nó vượt khỏi cách thế thông thường mà ta cảm nhận sự vật.
Ngôn ngữ và khái niệm thường hiểu sự vật hiện hữu như trắng và
đen. Người tốt, người xấu, khờ khạo, thông minh - ngụ ý của việc sử
dụng ngôn ngữ là cho rằng sự vật thật sự hiện hữu trong những phạm
trù độc lập, xác định như thế. "Đây là một người ngu ngốc. Hắn
không thể làm được việc gì cả." "Đây là một người cao cả."
Cảm nhận thực tại là thấy rằng sự vật không phải hiện hữu trong những
cách thế dị biệt như vậy. Sự vật khai phóng và năng động hơn nhiều.
Một người có thể không thể làm được việc gì đó ngay bây giờ, nhưng
không có nghĩa rằng người đó luôn luôn ngu ngốc. Người ấy có thể
làm nhiều việc khác.
Thế nên, khi chúng ta nói rằng sự
kiện sâu thẳm nhất của sự vật hiện hữu vượt khỏi tâm thức và
ngôn ngữ, là ta muốn nói rằng sự vật không hiện hữu trong cách thế
mà khái niệm và ngôn ngữ muốn din tả nó. Thế nhưng tâm thức của
chúng ta có khả năng hiểu được điều đó.
Không phải chỉ vì tâm thức chúng
ta không thể hiểu được một số sự vật rồi thì chúng ta phải cần đến
đức tin để tin điều đó. Đạo Phật không bao giờ có đức tin mù
quáng. Ngược lại, đức Phật nói: "Đừng tin vào những điều mà ta
nói chỉ vì kính trọng ta, mà phải tự mình kiểm nghiệm nó như thể là
mua vàng vậy." Điều nầy đúng cho mọi trình độ.
Trong một giai đoạn nào đó, chúng
ta có thể chấp nhận sự vật chỉ vì tin tưởng. Có ba loại niềm tin
được đạo Phật nói tới. Trước hết là niềm tin thuần cảm tính, khi
chúng ta thấy được chất lượng tốt của một vật, khen ngợi nó và từ
đó có niềm tin về nó. Thứ hai là niềm tin ước nguyện (thần tượng):
chúng ta thấy được sự tài giỏi, cao cả của một người - thí dụ như
một vị thầy giỏi - không những chúng ta thích họ và tin rằng họ sẽ
không làm ta thất vọng, mà còn muốn rằng được trở thành như họ. Thứ
ba, loại niềm tin vững chải nhất là niềm tin chắc chắn dựa trên luận
lý và sự hiểu biết. Đó là những điều hợp lý, có ý nghĩa đối với
chúng ta. Trong cả ba loại niềm tin nầy, không có chỗ cho niềm tin mù
quáng.
Đạo Phật không có những bước
nhảy huyền bí vào đức tin. Mọi việc đều có thể hiểu được. Nó dựa
trên sự kiện rằng mọi vật đều mang một ý nghĩa. Tâm thức ta có khả
năng mở rộng và nắm bắt mọi việc. Tuy nhiên, sự hợp lý của một vấn
đề đặc biệt nào đó có thể không hiển lộ tức khắc đối với chúng
ta. Vì thế, chúng ta không bác bỏ một sự vật chỉ vì lúc đầu ta không
hiểu nó. Bằng sự học tập kiên nhẫn và nghiên cứu kỹ lưỡng, điều
mà chúng ta không hiểu có thể bắt đầu hiểu được.
Hỏi:
Nếu đời sống liên hệ đến sự chuyển hóa tâm thức, thì có một khởi
nguyên ban đầu chăng?
Đáp: Trong đạo Phật, chúng tôi
cho rằng không có một khởi đầu. Quan niệm về nguyên nhân ban đầu là
điều bất hợp lý. Từ đâu mà nguyên nhân ban đầu đó có? Trong đạo Phật,
chúng tôi cho rằng sự liên tục của vạn hữu là vô thủy. Dòng tâm thức
và những sự hữu khác không có khởi đầu. Tuy nhiên, một vài người nói:
"Chúng ta cần một khởi đầu nào đó. Vì thế, Thượng đế sáng tạo
ra nó". Họ cho rằng có một Thượng đế sáng tạo, và được gọi bằng
nhiều tên khác nhau trong nhiều tôn giáo khác nhau. Câu hỏi mà người Phật
tử nên hỏi là: "Thượng đế của bạn từ đâu tới? Ngài có một
khởi đầu chăng?" Thế rồi họ có thể cho rằng Thượng đế không
có khởi đầu và trong trường hợp đó, chúng ta sẽ nói: "À há, có một
cái gì đó không có khởi đầu". Hoặc là họ phải chỉ đến một cái
gì đó hay một ai đó đã sáng tạo ra Thượng đế, và như thế đã phản
lại triết lý của họ.
Có một số người vô thần cho rằng:
"Không có Thượng đế. Mọi vật đến từ ngoan không. Vũ trụ không
được tạo ra bởi cái gì cả. Dòng tâm thức của chúng ta đến từ ngoan
không". Nếu thế, chúng ta hỏi: "Cái ngoan không đó đến từ đâu?"
Họ nói: "Cái ngoan không đó luôn luôn hiện hữu. Lúc nào cũng có cái
ngoan không. Cái ngoan không này không có khởi đầu." Vậy là, chúng ta
trở về vấn đề "cái không có khởi đầu". Cho dù trả lời như
thế nào đi nữa, chúng ta cũng trở lại vấn đề "cái không có khởi
đầu". Nếu "cái không có khởi đầu" là kết luận hợp lý
duy nhất mà ta có được, ta có thể thẩm tra tiếp: "Có thể nào có một
sự vật đến từ ngoan không? Làm thế nào mà ngoan không có thể sinh ra sự
hữu?" Điều nầy không hợp lý chút nào. Sự vật phải có một
nguyên nhân. Vậy thì ý kiến cho rằng phải có một hữu thể sáng tạo
là hợp lý chăng? Ý kiến đó cũng có nhiều mâu thuẫn luận lý lắm. Hay
là, sự vật tự tiếp nối mà không có một khởi đầu? Điều nầy gần
với khoa học hơn vì nó hợp với ý kiến rằng vật thể không thể được
sáng tạo hay bị tiêu hủy, mà chỉ được biến đổi. Điều nầy cũng giống
như dòng tâm thức. Không có một khởi đầu, và sự vật hiện lên từ những
nguyên nhân tạo ra nó.
Hỏi:
Giáo sư cho rằng có những khó khăn về luận lý trong việc khẳng định có
một đấng sáng tạo. Xin Giáo sư vui lòng nói rõ hơn về việc nầy.
Đáp: Trong đạo Phật, từ ngữ
"thường tại" có nghĩa là không thay đổi và cố định, còn từ
"vô thường" có nghĩa luôn thay đổi và bất định. Khó khăn luận
lý về ý kiến có một đấng sáng tạo xuất hiện khi chúng ta hỏi, "Đấng
sáng tạo là thường tại và không thay đổi, hay là vô thường và luôn
thay đổi". Nếu cho rằng đấng sáng tạo là thường tại và không
thay đổi, thì làm thế nào mà một hiện hữu bất biến lại có thể sanh
ra vạn hữu? Để sáng tạo hay sản xuất một cái gì, thì phải có sự
thay đổi nào đó. Nếu không có gì thay đổi, thì cái gì được tạo ra?
Để một hiện hữu sáng tạo ra vạn hữu, hiện hữu đó phải thay đổi,
bởi vì sự tương hành với những sự vật khác đòi hỏi sự thay đổi.
Một cách luận lý, thật không hợp lý chút nào nếu cho rằng một hiện hữu
thường tại và không bao giờ thay đổi - đã luôn như thế và sẽ mãi
mãi như thế - lại có thể sáng tạo một sự hữu khác. Sáng tạo phải
có nghĩa rằng có một sự khác biệt nào đó, và trạng thái nào đó đã
được thay đổi.
Cũng thế, sẽ có một khó khăn luận
lý nếu cho rằng Thượng đế sáng tạo có quyền năng tuyệt đối - đấng
toàn năng. Nếu chúng ta nhìn vào những phẩm tính phụ thuộc của Thượng
đế sáng tạo trong các tôn giáo khác, có vài phẩm tính mà đạo Phật chấp
nhận. Thí dụ như, nếu nghĩ rằng Thượng đế như là tình thương hay
như là trật tự vũ trụ, thì những phẩm tính nầy đạo Phật chấp nhận
có thực. Tình thương và trật tự vũ trụ quả có thực. Nếu bạn nói về
sự hiện hữu của một hữu thể có một trình độ tiến hóa cao vượt
hơn chúng ta và có lòng thương yêu, từ bi chan hòa đến muôn vật, thì chắc
chắn rằng đạo Phật chấp nhận điều dó. Đức Phật giống như thế. Nếu
chúng ta hỏi: Có thể nào có một hữu thể toàn trí mà trí tuệ của
ngài có thể hiểu hết mọi việc, hoàn thiện mọi việc và thương yêu mọi
người chăng?", người Phật tử sẽ trả lời: "Có. Đó là điều
kiện, trạng thái của một đức Phật".
Nhưng khi chúng ta chạm đến câu hỏi
về toàn năng, thì có vấn đề. Có thể nào có một hữu thể mà quyền lực
của ngài có thể sáng tạo ra vũ trụ và có thể làm bất cứ chuyện gì?
Đạo Phật sẽ nói là: "Không." Đó là một huyền thoại. Đó là
một cái gì không thể có được. Nếu có một hữu thể như thế, một hữu
thể với đầy đủ các đức tính của Thượng đế như nhân từ, khoan
dung và thương yêu mọi người, thì tại sao đấng Thượng đế đó lại tạo
ra nỗi khổ? Tại sao ngài lại tạo ra sự đau khổ ban đầu và lại cho
phép nó cứ tiếp tục? Nếu Thượng đế có quyền năng tuyệt đối, toàn
năng, và có thể diệt trừ mọi đau khổ, thì ngài nên làm điều đó. Nhưng
tại sao Thượng đế lại không làm điều đó trong khi ngài đầy thương yêu
và nhân từ? Trong những truyền thống tôn giáo tin tưởng vào một Thượng
đế sáng tạo, những câu hỏi như thế đã được đặt ra. Tại sao có nỗi
khổ? Nếu cho rằng Thượng đế tạo ra nỗi khổ để thử thách chúng ta,
thì thật khó mà bằng lòng với câu trả lời đó. Vì hình như là chúng
ta đã trở thành một món đồ chơi hay trò chơi để Thượng đế đùa chơi,
thử xem chúng ta sẽ làm gì. Điều nầy quá ngây thơ. Và tại sao đấng sáng
tạo lại tạo ra nỗi khổ như là trò chơi để thử thách con người, thử
xem họ có chọn điều lành thiện hay không?
Trong đạo Phật, có một giải
thích rất lý thú về vấn đề làm thế nào mà ý kiến về một đấng sáng
tạo đã có được. Mặc dù vũ trụ không có cái khởi đầu, nó vẫn trải
qua một chu trình tương tự như khoa học đã nói. Nhiều vũ trụ phát triển,
rồi trở thành ổn định, rồi mọi việc sụp đổ, tan vỡ và xuất hiện
một vật giống như một lỗ đen (a black hole). Rồi thì sự phát minh một
vũ trụ khác lại xảy đến, nó sẽ đi qua chu trình nầy, và cứ tiếp tục
như thế. Trong thời gian vũ trụ phát triển, đời sống xuất hiện và những
dạng sống khác nhau hiện ra bao gồm trời, thần, người, súc sinh, ngạ quỹ
và địa ngục. Khi vũ trụ phát triển, dạng thức đời sống đầu tiên
xuất hiện là một dạng thức đặc biệt của Trời. Đây cũng là dạng
thức đời sống cuối cùng biến mất khi vũ trụ tan biến. Một vị Trời
hiện ra trước. Sau đó các vị thần và người xuất hiện và họ nhìn vị
Trời và nghĩ rằng: "Ồ! Đây chính là người đã tạo ra chúng ta vì
ngài đã xuất hiện trước chúng ta". Vị Trời đó sẽ có chút kiêu
hãnh và nghĩ: "Đúng, ta là kẻ sáng tạo." Đó là niềm tin về đấng
sáng tạo từ đâu đến theo giải thích của đạo Phật.
Cho dù được sinh ra là người hay
trời, chúng vẫn đến do từ những hành động của tiền kiếp và những
tiềm năng mà chúng đã tạo ra. Một vị Thầy đã nói rằng hữu thể mà
nhiều người xem như là Thượng đế sáng tạo phải là người đã làm
nhiều việc tốt trong quá khứ và được tái sinh như một người được
coi như là đấng sáng tạo trong đời nầy và được nhiều người tôn
sùng ngài.
Và như thế, đạo Phật cho rằng
ý kiến về một đấng Thượng đế sáng tạo là không hợp lý. Tuy nhiên,
có những hữu thể được sinh ra như những vị trời, có nhiều quyền lực
và lạc thú hơn con người. Tuy nhiên, bởi vì những vị trời nầy chưa hoàn
toàn chấm dứt mọi phiền não và những xung động ô nhim hay nghiệp lực
của dòng tâm thức nên vẫn còn bị luân hồi. Trở thành Phật là vượt
khỏi dạng hiện hữu của trời, thần và người. Lúc đó sẽ không còn
chịu ảnh hưởng của những xung lực tái hiện không kiểm soát được -
nguyên nhân của luân hồi.
Một hệ quả của việc không chấp
nhận một đấng Thượng đế sáng tạo là khi chúng ta tìm hiểu ý nghĩa của
sự cầu nguyện. Có thể có một người nào khác tiêu trừ được nỗi
đau khổ và vấn nạn của chúng ta chăng? Đức Phật cho rằng không ai có
thể tiêu trừ được hết mọi khổ nạn của chúng ta giống như một người
nắm lấy lỗ tai của con thỏ kéo nó ra khỏi sự nguy khốn. Đó là điều
bất khả. Chúng ta phải tự trách nhiệm lấy những việc đã xảy ra cho
chúng ta. Vì thế, chúng ta muốn tuân theo những quy luật đạo đức, luân
lý là để tạo ra những điều kiện cho hạnh phúc và tránh những đau khổ.
Nếu chúng ta muốn có một kinh nghiệm khác, thì tùy vào chúng ta phải thay
đổi cách hành xử và thái độ của chúng ta để gây ảnh hưởng đến
những việc xảy ra trong tương lai.
Khi chúng ta cầu nguyện trong đạo
Phật, chúng ta không yêu cầu: "Đức Phật ơi! xin ngài vui lòng cho con
một chiếc xe Mercedes." Không có ai trên trời giúp ta làm việc đó. Đúng
hơn, qua cầu nguyện, chúng ta hình thành một ước nguyện mạnh mẽ về một
điều đó sẽ xảy ta. Thái độ và hành động của chúng ta làm việc đó
xảy ra, nhưng chư Phật và chư Bồ tát có thể gây cảm hứng cho ta.
Đôi khi, từ "linh cảm"
được dịch là "giáng phúc", "phù hộ", nhưng đó là sự
thông dịch rất lệch lạc. Chư Phật và chư Bồ tát có thể gây cảm hứng
cho chúng ta bằng chính hình ảnh của các ngài. Các ngài có thể dạy
chúng ta phương pháp nầy, chỉ chúng ta pháp môn nọ, nhưng chính chúng ta
phải thực hiện nó. Như có người nói: "Bạn có thể dẫn ngựa đi uống
nước, nhưng bạn không thể uống nước giùm cho ngựa." Con ngựa phải
tự nó uống nước lấy. Tương tự như vậy, chúng ta phải theo phương pháp
và học tập những hiểu biết cần thiết để chấm dứt nỗi khổ của
chúng ta bởi chính chúng ta. Chúng ta không thể nào chuyển giao trách nhiệm
đó cho một sức mạnh ngoại tại nào đó như Thượng đế rồi nghĩ rằng:
"Ngài là đấng quyền năng. Xin ngài làm việc đó cho con. Con sẽ ngồi
đây, an nghỉ, cầu nguyện và trông vào sự an bài của ngài." Tốt hơn,
trong đạo Phật, chúng ta phải hướng tới chư Phật và chư Bồ tát, các
ngài sẽ gây cảm hứng và thúc đẩy chúng ta bằng chính điển hình của
các ngài. Qua sự cảm ứng và dạy dỗ của các ngài, các ngài giúp đỡ và
hướng dẫn chúng ta. Nhưng chúng ta cũng phải khai triển tiềm năng của chính
chúng ta để có thể tiếp nhận linh cảm của các ngài. Công việc căn bản
là do chính chúng ta thực hiện.
Nhiều điều hiểu lầm về đạo
Phật xảy ra bởi vì sự thông dịch lệch lạc những từ ngữ và ý niệm
Phật giáo sang Anh ngữ. Thí dụ như, nhiều từ ngữ được dùng để dịch
từ ngữ Phật học sang Anh ngữ đã được đặt ra bởi những người viết
từ điển từ thế kỷ trước, hay xưa hơn nữa. Những học giả sơ thời
nầy thường xuất thân từ những đoàn truyền giáo hay từ hoàng gia Anh
nên họ chọn những từ ngữ qua bối cảnh văn hóa của họ. Tuy nhiên,
quá nhiều từ ngữ đã không din tả chính xác những ý nghĩa mà đạo Phật
muốn nói. Vì thế, khi chúng ta đọc những từ nầy, chúng ta nghĩ tới những
từ đó với ý nghĩa, nội dung của Ky tô giáo hay của văn học Anh. Kỳ thực,
nó không phải như vậy.
Thí dụ như các từ "phúc"
(bless), "tội" (sin), "đạo đức" (virtuous), "vô đạo
đức" (non-virtuous), "sự xưng tội" (confession), v.v... Trong Ky tô
giáo, chúng liên hệ đến một phán xét đạo đức, khen thưởng hay trừng
phạt. Tuy nhiên, quan niệm Phật giáo không giống với điều nầy. Những từ
nầy đến từ một bối cảnh văn hóa khác biệt. Vì thế, để nghiên cứu
đạo Phật, điều quan trọng là phải làm sáng tỏ những đám mây văn hóa
u ám đã bao phủ lên những từ ngữ mà các nhà thông dịch sơ thời đã
dùng. Họ đã làm hết sức họ, nhưng chúng ta phải nhớ tới bối cảnh văn
hóa của họ. Chúng ta cần phải trở về với ngôn ngữ nguyên thủy mà
các kinh luận được viết ra và tìm hiểu những ý niệm Phật giáo trong
chính định nghĩa của chúng, rồi đặt chúng trong những từ ngữ Anh văn
với đầy đủ ý nghĩa liên hệ.
Hỏi: Xin
cho biết quan điểm của đạo Phật về thuyết tiến hóa của Darwin.
Đáp: Thuyết tiến hóa chỉ nói về
một giai đoạn đặc biệt trong đó các dạng thức khác nhau của sinh vật
đã hiện hữu trong vũ trụ đã tựu thành. Thân và tâm của chúng ta có những
sự tiếp nối khác biệt. Thân thể con người hình thành một cách vật
lý, nhưng mỗi tâm thức của chúng ta, đang tương liên với thân thể, là
sự tiếp nối của những khoảnh khắc trước đó của tâm thức. Vì thế,
có sự khác biệt giữa dạng thức đời sống vật lý trong thế giới của
chúng ta và sự tiếp nối của dòng tâm thức đã được tái sinh trong những
thân thể đó.
Có một vài giải thích về sự tiến
hóa trong kinh văn Phật giáo mà có phần hơi kỳ lạ đối với chúng ta.
Các kinh văn đó nói tới một loại hữu thể trong quá khứ đã từng có một
đời sống tốt đẹp hơn chúng ta và rồi họ bị đọa lạc. Điều nầy
đúng hay không thì cần phải được nghiên cứu nhiều hơn. Không phải mọi
việc đều được thực chứng bởi khoa học, và những điều không thể
kiểm chứng được, đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ vui lòng gạt qua một bên.
Những giải thích nầy có thể được đưa ra bởi một lý do đặc biệt nào
đó và đã không được ghi chép một cách chính xác. Chúng có thể chỉ
cho những sự thực xã hội và tâm lý khác nhau. Thế nhưng, trong văn mạch
của sự tiến hóa, chúng là những con khủng long và giờ đây đã tuyệt
chủng. Không còn nghiệp lực hay xung động nào để thúc đẩy một hữu
thể tái sinh như những con khủng long nữa. Có những cơ sở vật thể khác
nhau đang hiện tồn để cho dòng tâm thức dùng chúng như một thân xác để
chuyển hiện vào. Điều nầy cũng không có gì mâu thuẫn, bởi vì những cơ
sở vật thể đang hiện tồn để được tái sinh cũng thay đổi theo thời
gian.
Trong một buổi nói chuyện của Đức
Đạt Lai Lạt Ma với các nhà khoa học, ngài đã được hỏi rằng có thể
nào máy điện toán sẽ trở thành một hữu thể tri giác chăng? Một ngày
nào đó máy điện toán cũng có tâm thức chăng? Ngài đã trả lời một
cách lý thú rằng, nếu máy điện toán hay người máy đạt tới trình độ
tinh vi đủ để làm cơ sở cho dòng tâm thức chuyển hiện, thì lúc đó
không có lý do nào để dòng tâm thức không chọn máy điện toán, một cơ
sở cơ học, như là một cơ sở vật thể cho đời sống của nó. Điều nầy
quả thật còn đi xa hơn thuyết của Darwin nữa.
Điều nầy không phải nói rằng
máy điện toán là một tâm thức. Cũng không cho rằng chúng ta có thể tạo
ra một tâm thức một cách nhân tạo trong máy điện toán. Nhưng nếu máy
điện toán đủ tinh vi, thì một dòng tâm thức có thể liên kết với nó
và dùng nó như cơ sở vật thể để chuyển hiện vào.
Những điều nầy đã làm cho nhiều
người bị hấp dẫn và chú ý đến đạo Phật. Phật tử sẽ dũng cảm và
sẵn lòng đối thoại với các vấn đề phổ thông khác trong thế giới hiện
đại. Đạo Phật rất có giá trị và sinh động trong việc nầy. Không những
đạo Phật có một nền minh triết cổ xưa truyền thừa liên tục từ Đức
Phật đến nay, mà còn có giá trị và đương đầu với những vấn đề của
hiện tại và cả tương lai.
Hỏi: Việc
gì sẽ xảy ra cho dòng tâm thức khi một người trở thành Phật?
Đáp: Trước khi trả lời câu hỏi
nầy, tôi phải giải thích rằng đức Phật đã dạy rất nhiều người. Và
không ai giống ai. Chúng ta có tâm tính và khả năng khác nhau. Đức Phật rất
khéo léo và đưa ra những lời dạy khác nhau để mỗi người có thể tìm
thấy pháp môn thích hợp với cá tính và tâm tính của mình. Vì thế,
trong các truyền thống chính của đạo Phật có Tiểu thừa dành cho những
người có ước nguyện vừa phải. Trong số 18 tông phái của truyền thống
Tiểu thừa đã hành hoạt thời xưa, thì phái Nguyên thủy là phái duy nhất
còn tồn tại đến ngày nay. Đức Phật cũng đã truyền dạy Đại thừa
cho những người có ước nguyện rộng lớn hơn.
Đối với những người có ước
nguyện vừa phải, nếu đức Phật bảo rằng tâm thức con người tồn tại
mãi mãi thì có thể làm cho họ ngã lòng chán nản. Nhiều người đã quá
ngập ngụa trong nỗi khổ của họ, và vì vậy, đối với họ, đức Phật
bảo: "Con có thể vượt qua mọi khổ não, trở thành m崠người thảnh thơi tự tại - một bậc A La Hán - và đạt
đến cảnh giới Niết Bàn. Vào lúc đó, dòng tâm thức của con chấm dứt,
như là ngọn nến tắt đi khi chất sáp đã hết." Đối với người đó,
lời khuyên như thế rất khích lệ, bởi vì họ chỉ muốn vượt thoát khỏi
vòng khổ não cứ liên tục tiếp din và không muốn bị quấy rầy nữa. Lời
khuyên như thế sẽ có hiệu quả với loại người như thế.
Đối với những người có ước
nguyện rộng lớn hơn, đức Phật dạy: "Ta đã đưa ra lời dạy trước
đây chỉ để giúp cho những người có ước nguyện vừa phải. Tuy nhiên,
ta không muốn nói một ý nghĩa khô cứng như thế, bởi vì thực ra, dòng
tâm thức tồn tại mãi mãi. Sau khi con đã tiêu trừ mọi phiền não và chứng
Niết bàn, phẩm chất của dòng tâm thức cũng thay đổi. Tâm thức của
con không vận hành giống như trước nữa." Như thế, đối với những
người có ước nguyện rộng lớn hướng tới giải thoát, thì đức Phật
cho biết rằng dòng tâm thức tồn tại mãi mãi - không có khởi đầu, không
có chấm dứt. Khi một người giác ngộ lìa bỏ thân xác hiện tại của họ,
dòng tâm thức của họ vẫn tiếp nối.
Có sự khác biệt giữa một vị A
La Hán - một người giải thoát và chứng Niết bàn, với một vị Phật -
một người hoàn toàn giác ngộ. Trong khi vị A La Hán đã tự tại trước
những phiền não và những nguyên nhân gây ra chúng, thì một vị Phật đã
vượt qua khỏi mọi giới hạn của mình và nhận rõ mọi tiềm năng của
mình để tạo phúc cho mọi người một cách hiệu quả nhất.
Hỏi: Trạng
thái Niết bàn có thường tại chăng? Khi chúng ta đạt được sự giác ngộ,
chúng ta tới được sự bình thản dửng dưng không còn vui hay buồn. Như
thế có buồn chán lắm không?
Chúng ta cần phải cẩn trọng khi
dùng từ "thường tại". Đôi khi từ nầy có nghĩa là định tĩnh
và không bao giờ thay đổi. Một nghĩa khác của nó là tồn tại mãi mãi.
Khi chúng ta chứng Niết bàn, chúng ta đã dập tắt mọi phiền não. Trạng
thái đó sẽ tồn tại mãi mãi - khi phiền não đã được tiêu trừ tận gốc,
chúng sẽ không bao giờ tái hiện. Cũng vậy, trạng thái được giải thoát
hoàn toàn cũng chẳng thay đổi. Nó sẽ mãi như thế. Tuy nhiên, đừng nghĩ
rằng bởi vì Niết bàn là thường tại nên nó cố định, vững chắc và
chúng ta không làm gì cả. Không phải như thế. Khi chúng ta chứng Niết
bàn, chúng ta vẫn tiếp tục giúp đỡ người khác và hành hoạt. Niết
bàn không có nghĩa là mọi hoạt động đều đình chỉ và không có gì xảy
ra nữa. Chúng ta cần có một ý nghĩa chính xác hơn cho từ "Niết bàn".
Trạng thái Niết bàn tự nó không thay đổi, sự tựu thành của việc giải
trừ mọi giới hạn cũng không thay đổi. Nó tồn tại mãi mãi. Nhưng con
người chứng Niết bàn vẫn luôn tiếp tục hành hoạt.
Sự bình thản (equanimity) cũng có
nhiều ý nghĩa. Nó có thể mang nghĩa rằng "không khác biệt",
"dửng dưng", nhưng đó không phải là kinh nghiệm của đức Phật.
Có một vài vị thánh đã nhập vào những trạng thái thiền định cao vượt
khỏi cảm giác hạnh phúc và buồn khổ. Họ đạt tới trạng thái bình thản
trong khi nhập định. Nhưng đó không phải là điều mà một vị Phật đạt
được, bởi vì liên hệ với trạng thái dửng dưng đó vẫn còn sự thanh
lọc, loại bỏ nữa. Sự thành tựu của một vị Phật thì hoàn toàn hoan
lạc. Khi chúng ta diệt trừ được mọi phiền não và mọi giới hạn, nó
giải thoát được một số năng lực mà trước đây bị ràng buộc với
chứng nhiu loạn thần kinh, xao xuyến và lo âu. Giờ đây, mọi năng lực đó
được giải phóng, và có một trạng thái đầy hoan lạc với một năng lực
sung mãn. Như thế không có một chút buồn chán nào cả. Cũng không có nghĩa
rằng vị Phật đó sẽ đi vòng vòng, huýt sáo, ca hát và khiêu vũ. Đây
là một loại hạnh phúc khác.
Một cách dùng khác của từ
"bình thản" (equanimity) là nói đức Phật có thái độ bình đẳng,
vô tư đối với mọi người. - đây, bình thản không có nghĩa là không
có sự khác nhau, nhưng có thái độ bình đẳng trong sự chăm lo cho mọi
người. Ngài không thương mến người nầy hơn người khác hay ban đặc
ân cho riêng ai.
Hỏi:
Thái độ vô chấp là như thế nào? Có sự khác biệt nào giữa hành động
vô chấp và hành động thiện lành chăng?
Đáp: Một lần nữa, chúng ta phải
cẩn trọng tìm hiểu ý nghĩa Phật giáo của từ "vô chấp"
(detachment), vì nó khá đặc biệt với ý nghĩa thường dùng trong tiếng
Anh. Từ ngữ "từ bỏ" (renunciation) cũng thường bị hiểu lầm, vì
nó gợi ý rằng chúng ta phải chối từ mọi thứ và sống trong một hang
động nào đó. Mặc dù có một vài người như Milarepa chẳng hạn, đã từ
bỏ mọi thứ và ẩn tu trong một hang động, để nói đến việc ngài đã
làm như thế ta phải dùng một từ ngữ khác, không phải từ ngữ đã được
dịch là "sự từ bỏ", hay "sự cố chấp". Từ ngữ thường
được dịch là "sự từ bỏ" thực ra có nghĩa là "sự quyết
định đi đến giải thoát". Chúng có một sự quyết định mạnh mẽ:
"Tôi phải vượt khỏi mọi phiền não và khó khăn của tôi. Tâm trí
tôi hoàn toàn vững định về mục đích đó." Chúng ta muốn từ bỏ mọi
trò chơi bản ngã bởi vì chúng ta quyết định hướng tới sự giải thoát
khỏi mọi phiền não do chúng tạo ra. Điều nầy không có nghĩa là chúng
ta phải từ bỏ căn nhà tiện nghi hay những vật dụng mà ta đang xài. Nhưng
chúng ta cố gắng chấm dứt mọi phiền não liên hệ đến những sở hữu
nầy. Và như vậy đưa chúng ta đến tinh thần vô chấp.
Vô chấp không có nghĩa là chúng ta
không thể thưởng thức bất cứ sự việc gì. Đúng hơn, nó muốn nói tới
sự kiện rằng khi chúng ta bám víu mạnh mẽ vào những gì chúng ta có,
chúng ta sẽ khổ vì chúng. Chúng ta trở thành quá lệ thuộc vào sự vật
hay con người, rồi nghĩ rằng: "Nếu tôi không thể làm theo ý tôi, nếu
tôi không có được vật tôi muốn, tôi sẽ khổ sở lắm." Vô chấp
có nghĩa là: "Nếu tôi có thức ăn mà tôi thích thì tốt. Còn nếu
tôi không có nó thì cũng được thôi. Điều nầy đâu có phải là tận
cùng của thế giới rồi." Và như vậy là không có sự dính líu, ràng
buộc vào thức ăn.
Trong tâm lý học hiện đại, từ
ngữ "dính mắc" (attachment) có một ý nghĩa tích cực trong một
vài ngữ cảnh (contexts). Nó nói đến sự ràng buộc giữa một đứa bé
và cha mẹ của nó. Các nhà tâm lý học cho rằng, nếu một đứa bé không
có sự ràng buộc sơ nguyên với cha mẹ của nó, thì sẽ có khó khăn trong
việc phát triển của đứa bé. Một lần nữa, đây là vấn đề phải tìm
một từ tiếng Anh chính xác để chuyên chở ý nghĩa Phật giáo, bởi vì
ý nghĩa Phật giáo của từ "dính mắc" (chấp thủ) thì hoàn toàn
khác. Trong Phật giáo, khi chúng ta nói rằng chúng ta cần phải phát triển
tinh thần vô chấp, điều nầy không có nghĩa rằng chúng ta không muốn
phát triển sự liên hệ giữa cha mẹ và đứa con. Tinh thần vô chấp trong
trường hợp nầy có nghĩa là chấm dứt sự ràng buộc, khao khát một cái
gì đó.
Có sự khác biệt nào giữa hành động
vô chấp và hành động thiện lành chăng? Tôi muốn dùng từ "xây dựng"
(constructive) hơn là từ "đạo đức" (virtuous). "Đạo đức"
và "không đạo đức" (non-virtuous) bao hàm một phán đoán đạo đức
(a moral judgment), và đây không phải là điều mà Phật giáo muốn nói.
Không có một sự phán đoán đạo đức nào cả. Cũng không có sự ban thưởng
hay trừng phạt. Đúng hơn, một vài hành động có tính xây dựng, còn một
vài hành động khác có tính phá hoại. Nếu một ai đó đánh đập người
khác trong gia đình, điều đó có tính phá hoại. Ai cũng đồng ý điều nầy.
Không có một phán đoán đạo đức nào liên hệ với điều nầy. Còn nếu
chúng ta tử tế và giúp đỡ người khác, đó là hành động xây dựng và
tích cực.
Khi chúng ta giúp đỡ người khác,
chúng ta có thể làm trong tinh thần chấp thủ hay vô chấp. Giúp đỡ người
khác trong tinh thần chấp thủ, như khi ta nói: "Tôi sẽ giúp anh vì tôi
muốn anh thương tôi. Tôi muốn cảm thấy sự cần thiết của sự giúp đỡ."
Chúng ta sẽ cho rằng giúp đỡ như vậy vẫn tích cực, nhưng động cơ của
nó thì không tốt lắm.
Trong khi thảo luận về nghiệp,
chúng ta đã phân biệt giữa "động cơ" và "hành động".
Chúng ta có thể làm một việc rất tích cực với một động cơ rất xấu.
Hành động tích cực sẽ mang tới niềm vui nào đó, trong khi động cơ xấu
sẽ dẫn tới sự đau khổ. Điều nghịch lại cũng đúng như thế: một hành
động tiêu cực - thí dụ như đánh con mình - nhưng động cơ rất tích cực,
nhằm cứu cuộc đời của đứa con. Chẳng hạn như, đứa con sắp đi
hoang, và nếu chúng ta nói ngọt ngào như: "Này con cưng, đừng đi
hoang." sẽ không ngăn chận được nó. Nhưng nếu chúng ta cho nó một
roi, đứa con có thể phẫn uất và khóc. Vì thế, có một kết quả tiêu cực
trong hành động đó. Nhưng động cơ rất tích cực, và hệ quả tích cực
lớn hơn hệ quả tiêu cực, bởi vì đứa bé được cứu giúp. Và đứa bé
sẽ cảm ơn về việc chúng ta đã để ý và thương mến nó.
Cũng tương tự như vậy đối với
những hành động xây dựng. Nó có thể được thúc đẩy bởi tinh thần vô
chấp, và điều nầy luôn tốt hơn. Nhưng nó cũng có thể được làm với
một tinh thần chấp thủ.
Hỏi: Có
phải lòng từ bi ngụ ý rằng chúng ta phải luôn luôn thụ động và đồng
ý với người khác, hay trong vài trường hợp cho phép ta có những phương
pháp mạnh mẽ, thuyết phục?
Đáp: Từ bi không phải là "từ
bi khờ khạo" (idiot compassion) ở đó chúng ta phải cho mọi người bất
cứ chuyện gì họ muốn. Nếu một người nghiện rượu muốn có rượu
hay một tên sát nhân muốn có súng, chắc chắn là chúng ta sẽ không
"từ bi" làm theo điều mà họ muốn. Lòng từ bi và sự rộng lượng
của chúng ta luôn đi kèm với trí tuệ.
Đôi khi cần thiết phải hành động
trong một cách thế mạnh mẽ - như khi kỷ luật đứa con hay ngăn chận một
hoàn cảnh khủng khiếp xảy đến. Bất cứ khi nào có thể, chúng ta phải
làm trong cách thế bất bạo động để ngăn ngừa hay cải thiện hoàn cảnh
đó. Nhưng nếu nó không có kết quả và chúng ta thấy rằng chỉ có cách
duy nhứt để chấm dứt tình trạng đó ngay là phải hành động mạnh mẽ,
và khi đó sẽ coi như là chúng ta không có ý muốn giúp đỡ nếu chúng ta
không làm cách thức mạnh mẽ đó. Tuy nhiên, phải làm cách nào để đừng
gây nhiều đau đớn cho người khác.
Trong một cuộc phỏng vấn, được
hỏi về câu hỏi nầy, đức Đạt Lai Lạt Ma đã đưa ra một thí dụ: Có
một người đi đến một dòng sông mà sẽ cực kỳ khó khăn và nguy hiểm
để vượt qua, và ông ta sắp lội qua nó. Hai người đứng bên cạnh nhìn
thấy và cả hai đều biết rằng nếu ông ấy lội qua sông, ông ấy sẽ bị
chết chìm. Một người thấy như vậy, mỉm cười và không làm gì cả -
người nầy bất bạo động và không muốn can thiệp, nên ông đành để
người kia chết chìm. Người thứ hai thấy vậy, gọi người muốn lội
qua sông và bảo rằng đừng có lội qua nữa. Nhưng người kia nói:
"Không, tôi không màng. Tôi sẽ lội qua sông." Họ tranh cãi và cuối
cùng, để ngăn chận người kia chết chìm, ông ta đã đánh người kia đến
bất tỉnh. Trong trường hợp đó, người mà đứng yên nhìn người kia lội
qua sông và để cho ông ta chết đuối là người bạo động. Còn người bất
bạo động chính là người đã ra tay ngăn chận không cho người kia lội
qua sông.
Hỏi:
Thời gian là gì? Là sinh viên, chúng tôi phải đi đúng giờ khi đến lớp,
phải có thì giờ để học và hoàn tất những trách nhiệm khác trong công
việc. Làm thế nào chúng tôi có thể hiểu rõ thời gian để làm cho cuộc
sống d dàng hơn?
Đáp: Theo đạo Phật, thời gian
được định nghĩa như là sự đo lường của sự thay đổi. Đó có thể
là sự đo lường của sự chuyển động của các hành tinh hay vị trí của
mặt trời trên bầu trời. Chúng ta có thể đo lường trong ý nghĩa là có
bao nhiêu bài giảng cần phải nghe trong một giảng khóa - thí dụ, chúng ta
đã học 12 bài và còn 2 bài nữa - hoặc là chúng ta có thể đo lường nó
bằng những chu kỳ vật lý, cơ thể - chu kỳ kinh nguyệt hay bao nhiêu hơi
thở, v.v... Đó là những cách khác nhau để đo lường thời gian, và thời
gian là sự đo lường của sự thay đổi. Thời gian thực hiện hữu, tuy
nhiên tùy theo cách chúng ta nghĩ về nó mà nó ảnh hưởng đến chúng ta một
cách khác biệt. Thí dụ như, chúng ta nghĩ: "Tôi chỉ còn một ngày nữa
là đi thi." Bởi vì chúng ta nghĩ tới thời gian bằng một con số nhỏ,
chúng ta lo âu bởi vì chúng ta không có đủ thì giờ. Nhưng nếu chúng ta
nghĩ một cách khác: "Còn 24 giờ nữa.", thế là dường như chúng
ta có thời giờ để chuẩn bị. Một cách tâm lý, nó tùy thuộc vào cách
ta nhìn nó. Nếu chúng ta xem thời gian như một cái gì dày đặc và ngột
ngạt, thì chúng ta sẽ bị ngập ngụa trong đó, và chúng ta sẽ không có
đủ thời giờ. Nhưng nếu chúng ta nhìn nó một cách cởi mở hơn, với thời
giờ mà ta có, ta cố gắng sử dụng một cách xây dựng, hơn là khó chịu
về nó.
Hỏi:
Đạo Phật có phải là một tôn giáo không?
Đáp: Tôn giáo không phải là một
hệ thống tín ngưỡng xây dựng chung quanh một Thượng đế sáng tạo. Đó
chỉ là một định nghĩa hẹp của tôn giáo và cũng không phải là điều
mà nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo trên thế giới muốn định nghĩa nó. Đúng
hơn, đó là một hệ thống những niềm tin nhằm giúp đỡ con người trong
đời sống hiện tại cũng như tương lai, và để củng cố tình nhân loại.
Nếu thế, chúng ta có thể nói đạo Phật là một tôn giáo.
Hỏi: Nếu
niềm tin vào một Thượng đế sáng tạo là không hợp lý, thì có cần
khuyến khích con người đừng tin nữa không?
Đáp: Có nhiều khác biệt triết học
và thần học giữa các tôn giáo, nhưng không cần tranh cãi về chúng. Với
chính chúng ta, chúng ta có thể tranh cãi, biện luận xem chính chúng ta có
thể chấp nhận điều gì. Nhưng với người khác, điều nầy có thể
không khéo léo lắm. Đạo Phật không chủ trương phải đi ra ngoài và cố
gắng làm cho người khác cải đạo theo đạo mình. Điều nầy chỉ vì mặc
dù một vài niềm tin có thể không hợp lý, nhưng chúng vẫn hữu ích cho một
số người nào đó trong trình độ đặc biệt nào đó. Hãy lấy thí dụ rằng
một người luôn làm việc thiện vì tin rằng có một Thượng đế sáng tạo.
Nếu chúng ta bảo người đó - người có một trình độ nhất định về
sự phát triển tinh thần và cảm tính - rằng niềm tin về một Thượng đế
sáng tạo là không hợp lý, thì người đó có thể bối rối và không hài
lòng với nếp sống đạo đức đã có của mình và rồi chấm dứt việc
giúp đỡ người khác. Chúng ta đã đập vỡ nền tảng mà trên đó người
ấy đã xây dựng việc làm việc thiện. Và như thế thì đau đớn quá. Đạo
Phật cho rằng không nên hủy diệt niềm tin của người khác bởi vì nó
có thể tạo nên sự đau khổ cho họ.
Tuy nhiên, nếu người đó d tiếp
thu và tự họ đang có thắc mắc, thì chúng ta có thể giải thích với những
lý luận liên hệ để giúp họ. Nhưng điều nầy tùy thuộc vào mỗi cá
nhân phát triển một cách thoải mái cho họ. Thí dụ như, ở Tây phương,
trẻ em thường tin rằng có ông già Noel (Santa Claus), và nếu chúng ta bảo
chúng: "Ngu mới tin như vậy!", chúng ta đã làm chúng vỡ mộng và
đau khổ. Nhưng khi đứa trẻ đã trưởng thành, những giải thích khác sẽ
thích hợp hơn.
Tôi không có ý muốn nói những hệ
thống khác còn ấu trĩ. Tôi chỉ muốn nói rằng đạo Phật không có cạnh
tranh với các tôn giáo để có nhiều tín đồ mới (tân tòng). Chúng ta
không thắng điểm hay được đặc thưởng nào chỉ vì chúng ta cải đạo
được một số người, hay vì chúng ta đã khuất phục được nhiều người
trong một cuộc tranh cãi lý luận về sự hiện hữu của một đấng sáng
tạo. Với đạo Phật, lý tưởng là để giúp đỡ người khác, cho dù ngắn
hạn hay dài hạn.
Không phải lúc nào chúng ta cũng có
khả năng nhận rõ được những ảnh hưởng lâu dài về những điều ta nói
hay tranh cãi với người khác. Đối với một số người, niềm tin vào một
đấng Thượng đế giúp họ có được một nền tảng để xây dựng một
đời sống tốt đẹp. Thí dụ như, một bà già luôn cầu nguyện trong nhà
thờ và tử tế với mọi người, thì sẽ quá tàn bạo nếu ta cố tình
tranh cãi và biện luận với một người như thế để chỉ cho họ sự thiếu
sót luận lý trong niềm tin của họ. Chúng ta phải khéo léo.
Tuy nhiên, chúng ta cũng không quá ngại
ngùng để nói rằng chúng ta là Phật tử và sẵn lòng nói về đạo Phật
với những ai muốn tìm hiểu hoặc có thể giúp ích cho họ với cuộc thảo
luận đó. Bởi vì, thuyết pháp là điều thiện ích, cho nên chúng ta sẵn
lòng nói chuyện với người khác, khuyến khích ngưới khác nếu họ muốn
tìm hiểu và tu tập.
Hỏi:
Quan điểm của Đạo Phật về sự hiện hữu của các tôn giáo khác.
Đáp: Bởi vì mỗi người có khuynh
hướng và sở thích khác nhau, nên đức Phật đã dạy nhiều pháp môn
khác nhau cho những người khác nhau. Đó cũng là lý do tại sao đức Đạt
Lai Lạt Ma nói rằng thật là quí hóa vì có nhiều tôn giáo khác nhau trên
thế giới. Cũng giống như nếu chỉ có một món ăn duy nhất thì sẽ
không làm cho mọi người hài lòng, một tôn giáo hay một hệ thống niềm
tin sẽ không thỏa mãn được mọi đòi hỏi. Vì thế, Ngài hoan nghênh điều
nầy.
Ngày hôm nay, có nhiều cuộc đối
thoại và hợp tác giữa Phật tử và tín đồ các tôn giáo khác. Họ kính
phục lẫn nhau. Đức Đạt Lai Lạt Ma thường gặp đức Giáo Hoàng. Vào
tháng 10-1986, tại Assisi, nước Ý, có một hội nghị mà đức Giáo Hoàng
đã mời nhiều nhà lãnh đạo tôn giáo trên thế giới. Có khoảng 150 vị
tham dự. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ngồi cạnh đức Giáo Hoàng và được
vinh dự phát biểu đầu tiên. Các vị giáo phẩm tôn giáo khác đã bày tỏ
nhiều sự kính trọng đối với Phật giáo. Tại hội nghị, các ngài đã
thảo luận về những đề tài phổ quát trong mọi tôn giáo, như là đạo
đức, tình yêu và lòng từ bi. Mọi người đều rất được khích lệ vì
sự hợp tác, hòa hợp và tương kính giữa các nhà lãnh đạo tôn giáo.
Dĩ nhiên, nếu chúng ta thảo luận
về siêu hình hay thần học, thì có nhiều khác biệt. Không có cách gì
tránh khỏi những dị biệt. Nhưng điều đó không có nghĩa là chúng ta thảo
luận với thái độ "Cha tôi mạnh hơn cha anh", bởi vì nếu thế
thì rất là ấu trĩ. Tốt hơn nên nhìn tới những vấn đề chung. Tất cả
mọi tôn giáo trên thế giới đều hướng tới việc cải thiện tình trạng
trên thế giới và làm cho đời sống tốt đẹp hơn bằng cách khuyên dạy
con người phải tuân theo những hành xử luân lý. Bằng cách đó, con người
sẽ không hoàn toàn bị vây chụp bởi đời sống vật chất, mà đời sống
của họ có thể được cân bằng giữa những tiến bộ vật chất và tiến
bộ tinh thần.
Thật là tốt đẹp nếu mọi tôn
giáo cùng hoạt động với nhau để cải thiện tình trạng thế giới.
Chúng ta không những cần đến sự tiến bộ vật chất mà còn cần đến
tiến bộ tinh thần nữa. Nếu chúng ta chỉ đề cao khía cạnh vật chất của
đời sống, thì việc chế một trái bom mạnh hơn để giết mọi người có
thể là một mục tiêu tốt đẹp. Nhưng nếu chúng ta suy nghĩ một cách
tâm linh và nhân bản hơn thì chúng ta phải biết đến nỗi sợ hãi và những
vấn đề liên hệ với nó, và chúng ta tìm kiếm sự quân bình giữa hai
điều đó. Nếu chúng ta chỉ lo phát triển về mặt tinh thần và không để
ý đến mặt vật chất, thì nhân loại sẽ đói khổ, và đó cũng không phải
là điều tốt. Chúng ta cần sự quân bình.
Giờ đây, có nhiều sự hợp tác
giữa nhiều tôn giáo bởi vì có nhiều vấn đề mà họ có thể chia xẻ với
nhau. Thí dụ như, có nhiều sự hợp tác giữa Phật giáo và Ky tô giáo. Ky
tô hữu, tín hữu Cơ Đốc và các tôn giáo khác có thể học tập kỹ thuật
tập trung tư tưởng và thiền định của Phật giáo. Nhiều vị linh mục,
giám mục, tu sĩ nam và nữ của đạo Cơ Đốc đã đến Dharamsala, Ấn Độ,
để học tập kỹ thuật tập trung tư tưởng và thiền định để có thể
thực hành trong truyền thống của họ. Nhiều Phật tử đã giảng dạy
trong các nhà dòng Cơ Đốc. Tôi cũng đã từng được mời đến giảng dạy
ở đó về: thiền như thế nào, làm thế nào để phát triển sự tập
trung tư tưởng, làm thế nào để phát triển tình thương. Trong đạo Cơ
Đốc, họ cho rằng chúng ta phải thương yêu mọi người, nhưng đã không
nói rõ thương yêu như thế nào. Đạo Phật rất phong phú về điều nầy
và có nhiều phương pháp để phát triển lòng yêu thương. Các vị tu sĩ
cao cấp của đạo Cơ Đốc đã mở rộng việc học tập những phương pháp
nầy từ Phật tخ Điều nầy không có nghĩa là tất cả họ đều trở thành
Phật tử. Những phương pháp nầy có thể được thích ứng vào chính tôn
giáo họ để giúp họ trở thành những Ky tô hữu tốt hơn.
Tương tự như vậy, Phật tử đã
học hỏi nhiều điều từ Ky tô giáo - đặc biệt là vấn đề phụng sự
xã hội. Vài truyền thống Ky tô giáo đã đề cao việc các tu sĩ của họ,
nam cũng như nữ, đảm trách việc giáo dục, giúp đỡ trong các bệnh viện,
chăm sóc người già, và nhiều việc nữa. Mặc dù một số công việc phụng
sự xã hội nầy đã được phát triển trong một vài nước Phật giáo, nhưng
nó chưa được phát triển trong mọi nước Phật giáo vì nhiều lý do địa
lý và xã hội. Đó là điều mà Phật tử có thể học được từ Ky tô hữu.
Đức Đạt Lai Lạt Ma rất cởi mở về việc nầy. Nó không có nghĩa là
Phật tử sẽ trở thành Ky tô hữu. Nhưng có một số phương diện mà người
Phật tử có thể học hỏi từ kinh nghiệm của những Ky tô hữu. Và cũng
có những phương diện từ kinh nghiệm của những Phật tử mà các Ky tô hữu
có thể học được. Bằng cách như vậy, sẽ có một din đàn mở rộng giữa
các tôn giáo trên thế giới, dựa trên sự tương kính với nhau.
Thường thì sự hợp tác giữa các
tôn giáo xảy ra giữa những vị ở cấp cao, các ngài thường cởi mở và
không có định kiến. Chính ở những cấp bực thấp hơn, người ta mới có
trạng thái bất an và phát triển tinh thần đối kháng: đây là đội banh
của tôi và các tôn giáo khác là những đội banh khác. Rồi thì chúng ta
tranh đua và chiến đấu. Đó là điều đáng buồn, dù nó xảy ra giữa
các tôn giáo hay giữa những truyền thống khác nhau trong đạo Phật. Đức
Phật đã dạy nhiều pháp môn và tất cả hoạt động hài hòa nhằm giúp
cho mọi loại người khác nhau. Vì thế, điều quan trọng là đừng có tinh
thần tông phái, đối kháng giữa các tôn giáo hay giữa các truyền thống
khác nhau trong Phật giáo. Khi chúng ta nhìn vào những vị lãnh tụ tôn giáo
vĩ đại, ở cấp bực cao nhất, chúng ta thấy rằng các ngài không có
thành kiến và tranh đua như thế.
http://www.buddhismtoday.com/viet/xhh/014-PGtheky.htm