- Tự Do, Bình Đẳng, Tình Huynh Đệ
- Hoà thượng P.A. Payutto
- Bruce Evans dịch ra tiếng Anh; Mỹ Thanh dịch Việt
Sự thiếu đoàn kết trong nền
dân chủ Mỹ
Theo truyền thống dân chủ, một xã hội dân chủ cần phải
có ba đặc tính thiết yếu: Tự Do, Tình Huynh Đệ, và Bình Đẳng. Nước
Mỹ, được xem là quốc gia đầu tiên có nền dân chủ hiện đại. Nơi đây
người ta kêu gọi tự do và bình đẳng. Bình đẳng giúp cho tự do không
đi quá đà, và sự hỗ tương nầy tạo ra cái mà được gọi là " tự
do bình đẳng." Điểm thứ ba là tình huynh đệ, thường ít khi được
nhắc tới. Khi mà từ "huynh đệ" được dùng đến, nó dùng để
chỉ cho những hội đoàn, tập thể trong một cồng đồng, nhất là cộng
đồng sinh viên.
Mặc dầu xã hội Mỹ không lớn tiếng hoan nghênh hay cổ
võ "tình huynh đệ." Điều nầy không phải là "tình huynh đệ"
đã không giữ một vai trò quan trọng trong sự hình thành xã hội Mỹ. Thật
ra, tình huynh đệ, được gọi với những tên khác nhau, đã giữ một vai
trò hệ trọng trong sự lớn mạnh của đất nước nầy. Một đất nước
có nhiều chủng tộc, nhiều quốc tịch, và nhiều tôn giáo khác nhau được
mệnh danh là "đa văn hóa" ( elting pot). Một đất nước chỉ có thể
giàu mạnh khi mà những công dân nầy sống với nhau một cách hài hòa. Đây
là sự thành công đáng kể của nước Mỹ, nơi mà nhiều sắc tộc đã
chung sống dưới một bóng cờ--có thể nói là không một quốc gia nào đã
làm được như Mỹ quốc.
Nhưng xã hội Mỹ cũng là nơi có nhiều kỳ thị chủng tộc,
cũng như kỳ thị tôn giáo và có những va chạm văn hóa trong những lúc
ban đầu. " Cái xã hội đa văn hóa" nầy không được thành công
hoàn toàn như chúng ta biết. Có những vấn đề chưa được giải tỏa
đang dần dà bành trướng. Những nhà văn hiện đại như Arthur M.
Schlesinger, Andrew Hacker and William J. Bennett đã phân tách những vấn đề nầy
một cách sâu sắc để tìm kiếm giải đáp cho một số vấn đề, nhưng
hoài công.
Mặc dầu tình huynh đệ là một điều thiết yếu trong nền
dân chủ. Nhưng trong nền văn hóa Mỹ, tình huynh đệ ít được quan tâm đến,
do đó có những bất đồng trong cơ cấu xã hội.
Không có tình huynh đệ thì sẽ
không có tự do hay bình đẳng
Thường thường nền dân chủ chú trọng nhiều về sự tự
do hơn bình đẳng và những thứ khác: nghĩa là bắt đầu với ba đặc tính
quan trọng: Tự do, Bình đẳng, Tình huynh đệ -- khi không có quyền bình đẳng,
người ta sẽ hỏi: "họ làm như vậy được, tại sao tôi không được
?" Như vậy là thiếu bình đẳng, nếu không có bình đẳng thì sẽ
không có đoàn kết. Ngược lại, nếu chúng ta không đoàn kết được thì
sẽ không có tình huynh đệ, bình đẳng không có vì sự tự do của chúng
ta không đồng. Và đây là lý do tạo nên những vấn đề trong xã hội.
Nhưng những vấn đề cũng có thể bắt đầu bằng tình
huynh đệ, và lan dần đến tự do và bình đẳng. Khi mà con người bất hoà,
thiếu đoàn kết, họ sẽ sống trong nghi ngờ và sợ hãi lẫn nhau, và họ
bắt đầu nghĩ là "người khác làm được, tại sao tôi không? - Họ
có được, tại sao tôi không ?" Thiếu bình đẳng thì tự do cũng sẽ
không có. Nếu như vậy, thì dù cho chuyện không đáng cũng có thể trở
thành hệ trọng.
Gia đình là một thí dụ điển hình. Anh chị em trong một
gia đình cũng có thể nhận thấy sự thiếu bình đẳng trong tự do của từng
cá nhân khi mà cha mẹ có vẽ chìu chuộng đứa con nầy hơn đứa con kia.
Khi mà anh em trong một gia đình cảm thấy không có sự bình đẳng thì họ
sẽ tự chia rẻ và găng với nhau--Họ mất đi tình huynh đệ.
Đôi lúc vấn đề không phải nơi cha mẹ thiên vị, mà bởi
vì giữa anh chị em đã không có hoà thuận với nhau. Anh chị em bắt đầu
nghi kyhau. Khi mà một người trong đám anh chị em được quà hay được
thưởng thì những đứa kia ganh tyﮠChính họ cũng không muốn như vậy,
nhưng tánh ganh tyạnh hơn, do đó đây là một phản xạ tự động. Sự
hiểu lầm nho nhỏ cũng có thể trở nên vấn đề quan trọng, và không ai
chịu nhường bước cho ai. Họ hay theo phe và phản kháng lẫn nhau, hay phàn
nàn là họ không nhận được sự chia phần đồng đều. Cả gia đình chứa
đầy nghi kyﬠthiếu tình thương và hạnh phúc.
Ngược lại, trong một gia đình mà con cái và cha mẹ thương
yêu và hoà hợp với nhau, tất cả những lợi tức đều được chia đồng
đều. Đôi lúc có những sự chia phần không được đồng đều, nhưng không
có ai phàn nàn chi hết. Có thể một anh, em, hay chị có thể nhường phần
của mình cho anh em; kẻ mà được phần nhiều thì sẵn lòng chia bớt phần
mình cho các anh em trong gia đình. Nhờ đó, những vấn đề cũng bớt căng
thẳng; chuyện lớn thành chuyện nhỏ, và chuyện nhỏ thì coi như không
có. Và đây là một gia đình có tình huynh đệ, những phần tử trong đó
biết lo lắng bảo bọc cho nhau bằng sự tử tế và đoàn kết. Cũng như vậy,
sự đoàn kết hài hòa trong một xã hội cần có sự tự do, bình đẳng và
tình huynh đệ.
Khi mà mọi người có tự do, bình đẳng, thì những vấn
đề va chạm có thể được hoá giải và sẽ có sự hoà hợp trong xã hội.
Sự hòa hợp trong xã hội có thể thực hiện được khi mà nơi đó có sự
tử tế, hòa nhã, mọi người đối xử với nhau như anh em.
Trong những đất nước mà chế độ dân chủ chưa
"trưởng thành," thì những vấn đề xã hội có liên quan đến sự
thiếu bình đẳng và thiếu tự do. Một khi bao người vận động bên nhau
để có được sự thay đổi cho một quyền lợi chung. Sự thiếu hoà hợp
đã có mặt một cách âm thầm mà không ai thấy...
Trong những đất nước mà chế độ dân chủ đã có mặt
lâu đời, thì sự vắng mặt của "tình huynh đệ" là một vấn đề
nan giải, và khó giải quyết. Đây cũng là một ngõ cụt của nền văn
minh nhân loại.
Điển hình là Nước Mỹ, nơi mà người dân có quyền tự
do, bình đẳng cao nhất. Và đây cũng là nơi có nhiều xung đột về chủng
tộc, màu da, giới tính và phong tục.
Như chúng ta thấy chủ nghĩa bè phái đang phát triển khắp
mọi nơi. Không tìm thấy sự hòa hợp ở chế độ dân chủ, chỉ tìm thấy
sự ngờ vực, và xung đột. Thí dụ, ở nước Nga, lúc còn là Sô Viết, dưới
chế độ độc tài, tất cả dường như là đồng nhất thành một khối vững
mạnh; nhưng khi tự do được đề cao thì tức thời có những tranh chấp
trong bè phái. Những vấn đề nầy đang bành trướng mãnh liệt, và chưa có
giải quyết nào thoả đáng.
Chưa có một đất nước nào được thành lập chỉ bằng
một giống dân độc nhất. Phần lớn các quốc gia được thành lập bởi
những chủng tộc, những giống dân khác nhau; những tín ngưỡng, ngôn ngữ,
phong tục cũng không tương đồng. Những khác biệt nầy tiềm tàng và chỉ
chờ cơ hội là bùng nổ, khi được kích thích bởi sự thiếu " tình
huynh đệ ".
Một khi mà đã có được tự do và bình đẳng, sự kiếm
khuyết về " tình huynh đệ" sẽ được nhận diện rõ rệt khi mà
những vấn đề bắt đầu xuất hiện. Lúc nầy những vấn đề trổi dậy
dưới chiêu bài chủng tộc, màu da, tôn giáo, hơn là những vấn đề thật
của từng cá nhân.
Để giải quyết những vấn đề nầy, chúng ta phải làm
hai việc -- trên mặt cơ bản, cần phải bảo đảm sự tự do, bình đẳng
cho tất cả cộng đồng dân chúng; về mặt chiều sâu thì nên khuyến
khích và làm tăng trưởng tình huynh đệ. Nhưng không phải dễ dàng để mà
truyền dẫn ý nghĩa "huynh đệ," bởi vì chúng ta phải đương đầu
với mặt tinh thần -- thái độ, tín ngưỡng, và giá trị--sự bám víu
vào chủng tộc, màu da, sự kiêu ngạo về học thức cũng như tập quán,
tín ngưỡng cá nhân là những chướng ngại. Một khi tinh thần không có
khuynh hướng tử tế, hài hoà, thì tình huynh đệ vắng bóng. Việc không
đáng sẽ trở thành vấn đề, việc nhỏ hóa to-- bởi vì tâm trí đã có
chiều hướng đối nghịch.
Chúng ta nên suy ngẫm là con người có cùng một tổ tiên,
nhưng vì sự di dân, đã tách rời nhau và sống riêng rẻ từng nhóm. Hiện
tại, thế giới càng ngày càng thu hẹp, và chúng ta bị bắt buộc phải sống
gần nhau. Chúng ta là một cộng đồng và chúng ta phải có những liên hệ
tốt với nhau. Chỉ như vậy chúng ta mới có thể loại bỏ được mối bất
hòa, sự kỳ thị để mà sống hài hòa, để thống nhất thành một cộng
đồng thế giới hòa hợp với muôn vàn khác biệt.
Đây là một vấn đề cuối cùng chờ được giải quyết
trong cộng đồng nhân loại. Đây là thử thách cuối cùng xem chúng ta có
thể phát triển được tiềm năng của con người để đạt đến hòa
bình và tự do hay không.
Sự kiếm khuyết về tình huynh đệ là một vấn đề nằm
ngoài phạm vi của chính trị, nhà cầm quyền, và xã hội. Đây là vấn đề
tinh thần, có liên quan đến thái độ, và giá trị; và cần có một sự
hiểu biết tổng quát về tôn giáo, triết lý, chủng tộc và rất nhiều
nhân tính để mà giải quyết. Cần nhất là con người phải có mức tiến
khả quan trên phương diện tinh thần.
Danh từ " dân chủ " nghĩa là quyền hành nằm trong
tay dân chúng. Ngày xưa ở Ấn Độ cũng có chế độ được gọi là chế
độ "hài hòa" (samaggadhamma). Ở đây, sự liên hệ tốt giữa
những người dân được nhấn mạnh, và chính điều nầy là đảm bảo chắc
chắn sự thành công .
Bình đẳng và tự do chỉ nở rộ
trong sự đồng nhất
Trong Phật Giáo, tự do, bình đẳng, và tình huynh đệ được
xem là tương quan. Tình huynh đệ có thể so sánh như là một sân vận động,
hay nhà họp, nơi đó các thể thao gia, tài tử, hay nhà nghiên cứu chuyên
đề (seminar members) họp mặt một cách tự do, mỗi người đều có tự
do, và bình đẳng ngang nhau. Mọi người đối xử với nhau trong tình thân
ái. Nơi đó, sự biểu lộ tự do và bình đẳng được thể hiện. Mọi
người giữ đúng vai trò của mình và tiếp xúc tử tế với nhau trong
tình thân ái, thì mọi việc đều thuận lợi.
Phật có dạy rằng trong một xã hội dân chủ cần phải
có sự thống nhất, nơi đó mọi người đối xử với nhau trong tình thân
ái. Những hành động hài hoà được biểu lộ bằng nhiều cách khác nhau,
nhưng cần nhất là phải có lòng tốt (tâm từ - metta ), muốn làm lợi cho
người, và đưọc hành động đúng trong sự hiểu biết đúng. Sự hiểu
biết phải được thấm nhuần với lòng tốt. Lòng tốt mà thiếu sự hiểu
biết, chẳng hạn như chỉ biết giúp bạn mà không cần tìm hiểu nguyên
nhân, có thể dẫn đến sự thiên vị. Hiểu biết mà không có lòng tốt
thì trở nên thờ ơ với mọi người, dù không cố ý, cũng ít nhiều gây
thiệt hại cho người. Vì thế lòng tốt và hiểu biết phải đi đôi, và
cần có sự quân bình.
Sáu điểm cần thiết cho cuộc
sống hài hòa trong cộng đồng
1. Hành động dựa trên lòng tốt: hành động nào mà tạo
ra cảm giác đồng lòng, cũng cố cho sự vững mạnh của cộng đồng, giúp
cho của người dân có khả năng để xây dựng xã hội.
2. Lời nói dựa trên lòng tốt: rất quan trọng trong những
buổi họp, và tranh luận. Tranh luận và bàn cải với tư cách chống đối
chỉ tạo thêm ganh ghét, oán thù. Nếu chúng ta nói với lòng từ, với tâm
thành muốn hoà hợp, thì chúng ta nói trong sự xây dựng. Ngược lại, chỉ
tạo thêm điều kiện cho tranh cải, đưa dần đến ấu đã.
3. Suy nghĩ dựa trên lòng tốt: khi mà lòng tốt được kết
hợp chặt chẻ với lý luận thì giúp cho chúng ta kháng cự lại được với
những sức mạnh của Tham, Sân, Si. Giúp cho ta có những ý định sáng suốt
cho lợi ích chung của tất cả. Thêm vào đó, suy nghĩ với tâm từ sẽ thấm
nhuần dần và nơi khuôn mặt hiện ra những nét khả ái, thêm vào đó một
nụ cười thân thiện đã mở màn cho một buổi nói chuyện đầy hoà khí.
Lòng tốt còn đi xa hơn thế nữa. Đó là một thứ tình thương
không phân biệt. Mọi người đều bình đẳng, tất cả đều là bạn
trong sanh, già, bịnh, chết. Tất cả chung chịu ảnh hưởng của luật thiên
nhiên, và ai ai cũng đều phải chết.
Với tâm từ, chúng ta đối xử với mọi người một cách
bình đẳng, không phân biệt màu da, chủng tộc, tín ngưỡng; chúng ta có
thể chấp nhận họ vì thấy được sự tương đồng giữa người và ta.
4. Chia sẻ quyền lợi: khi người ta thiếu học thì họ hay
ích kỷ, và hay tìm cách thủ lợi riêng. Họ không thích san sẻ với kẻ
khác; do đó có những khoảng cách lớn trong vấn đề lưong bổng nơi dân
chúng, vì lý do nầy mà có xung đột. Chia sẻ là một phương thuốc cho bịnh
nầy. Chẳng hạn, những tu sĩ Phật Giáo chia sẻ tất cả mọi thứ với
nhau--thức ăn, quần áo, nhà ở, thuốc men. Nếu xã hội ngày nay chịu thực
hành như trên thì đây là một tiến triển trọng đại. Người ta sẽ không
còn muốn gom góp cho riêng mình trên mồ hôi của kẻ khác.
Bụt dạy " Người nào ăn một mình sẽ ăn không sung sướng".
Bởi vì khi ăn một mình thì ta đã tự tách mình ra khỏi mọi người, một
mình thì làm sao sung
sướng . Ngược lại, khi ta san sẻ với mọi người thì tức
thời ta có được sự sung sướng đầm ấm.
Phật Giáo quan trọng nơi sự tiến triển của con người
trong từng giai đoạn. Một người trong giai đoạn thấp nhất sẽ tìm sung
sướng một cách ích kỷ--phải gom góp, phải có nhiều, phải hưởng thụ
trước và phải hưởng hơn mọi người thì họ mới sung sướng. Người
như thế nầy thì khi san sẻ gì cho ai, họ xem đó là một mất mát.
Một người trong giai đoạn cao hơn sẽ tìm thấy hạnh
phúc trong sự san sẻ. Người thanh cao sẽ dễ tìm thấy niềm vui trong sự
chia sẻ. Chẳng hạn như cha mẹ khi cho con cái vật gì, họ rất vui. Vì nơi
họ, hành động cho bắt nguồn từ tâm từ. Khi mà tâm trí có tâm từ thì
hành động san sẻ là một niềm vui, niềm sung sướng.
Cha mẹ thương con cái và dễ có tâm từ cho con. Bạn bè cũng
thế, cũng dễ dàng thể hiện lòng tốt với nhau. Nếu chúng ta có thể lan
toả tâm từ nầy đến với tất cả mọi người trên thế giới, chúng ta
sẽ sung sướng khi mà có dịp san sẻ với mọi người. Điều nầy được
nói lên trong một bài tụng của người tu sĩ: "Người trí, khi cho hạnh
phúc tức là nhận hạnh phúc."
Người tiến triển cao hơn thì mỗi khi cho là mỗi lần họ
sung sướng, hạnh phúc. Phật Giáo dạy rằng cần phải thực hành bố
thí, kinh nghiệm hạnh phúc là khi san sẻ với mọi người. Xã hội dân chủ
nào mà có được những công dân như trên thì thật là lý tưởng .
5. Đồng nhất về hạnh kiểm, đạo đức: một xã hội
hài hoà là nơi mà tất cả công dân đều có một nền đạo đức căn bản.
Mọi người đều tuân theo luật pháp và đối xử thành thật với nhau. Nếu
hạnh kiểm của người công dân không đồng nhất, thì luật lệ không có
hiệu quả công bằng, tội ác trở nên thông thường, không cần thiết đó
là một xã hội dân chủ đến mức nào, sẽ không có hài hoà và sự phát
triển của đất nước sẽ khó thực hiện. Một xã hội hài hòa, hạnh
phúc là một xã hội dựa theo năm giới ( Không giết, không lấy của người,
không tà dâm, không nói láo, và không dùng những chất kích thích như rượu,
thuốc hút.)
Sự thiếu hãm mình, thiếu kỷ luật là một sự thiếu tự
chủ. Trong một xã hội mà người công dân không có sự tự chủ thì đây
là bước đầu cho kẻ độc tài lên nắm quyền. Kẻ độc tài sẽ nói:
"các người không biết tự chủ, thì để tôi làm chủ cho." Một
xã hội thiếu kỷ luật, kém đạo đức sẽ tạo nên những chướng ngại
cho bước đường dân chủ, và còn huỷ hoại luôn những cơ hội cho sự sống
còn và phát triển của đất nước.
6. Tầm nhìn đồng nhất: những lý tưởng, tín ngưỡng đồng
nhất là những nguyên nhân quan trọng trong việc bảo đảm một xã hội
hài hòa. Người công dân trong một xã hội dân chủ phải có sự hiểu biết
đồng nhất về chế độ đó, và hiểu được ý nghĩa của sự tự do. Không
có sự hiểu biết như thế, thì sẽ có những vấn đề. Nếu chỉ hiểu tự
do là muốn làm gì thì làm thì chỉ tạo thêm hiềm khích và bất hòa.
Tầm nhìn có liên quan đến trình độ thông minh và hiểu
biết. Ở trình độ căn bản, hiểu biết và thực hành những yếu tố
dân chủ cũng đủ làm cho xã hội được tốt đẹp; nhưng ở trình độ sâu
hơn, thì cần phải có sự hợp nhất và tình huynh đệ. Đó là hiểu biết
luật thiên nhiên, hiểu rõ là tất cả đều là vô thường, sẽ bị hủy
hoại, không có gì là thường hằng, vĩnh cữu.
Hiểu như thế có ích lợi gì ? Nó giúp cho chúng ta từ bỏ
hay làm yếu đi những bám víu thông thường, ích kỷ. Nghĩa là từ bỏ
tâm tham đắm, dành giựt. Đạo Phật có nói về năm cách tham đám. Nơi đây
với đề tài về tính dân chủ, tôi chỉ nhắc đến hai cách thôi. Đó
là:
a. Kulamacchariya: tham lam và dành giựt cho mình, cho gia đình
mình cũng như đoàn thể mình.
b. Vannamacchariya: tham lam và dành giựt cho nòi giống mình.
Với sự giảm thiểu về tham lam, dành giựt, sự phân biệt
cũng như hiềm khích được giảm đi, và do đó tìm được sự hợp nhất,
hài hoà. Khi mà con người được thấm nhuần với lòng tốt, họ sẽ nhìn
nhau với nhiều thiện cảm, xem nhau như bà con, thân thích và như thế là
chế độ dân chủ có được ba điều -- Tự do, Bình đẳng, và Tình huynh
đệ.
Điều thứ sáu là quan trọng nhất cho việc hình thành
tình huynh đệ: người công dân phải có được sự hiểu biết tương đồng
về mọi mặt. Khi mà tất cả đều hiểu biết và sống chung cùng một lý
tưởng, thì đây mới là một nền dân chủ thực sự.
Nói tóm lại, sáu cách để có được cuộc sống hài hòa
trong tình huynh đệ là:
- l. Hạnh kiểm tốt
- 2. Lời nói ngay thật, dễ nghe
- 3. Ý nghĩ trong sạch
- 4. Chia sẻ lợi tức
- 5. Đạo đức đồng nhất, hài hoà
- 6. Tầm nhìn hợp nhất.
Cuộc sống hạnh phúc, hài hòa, sẽ có được khi mà ta sống
với sáu điều nêu trên. Chúng ta đối xử với nhau bằng sự tử tế, nói
với nhau bằng những lời hoà nhã, nghĩ đến nhau bằng lòng từ, chia sẻ
với người những gì ta có được, tuân kỷ luật xã hội, tránh không
làm tổn hại, hay lạm dụng người khác, và cuối cùng là có được sự
hiểu biết, và tín ngưỡng đồng nhất. Như thế, sự hợp nhất sẽ dễ
dàng và sự phát triển xã hội chắc chắn sẽ được đảm bảo.
[Trích dịch từ Những giải
đáp của Phật Giáo cho thế kỷ 21 (
Buddhist Solutions for the Twenty-First
Century )]