- Ý Nghiã Cuộc
Đời
- Diệu Liên dịch
Đây là bài trích dịch một số câu hỏi và trã lời ở Khóa tu
hè Leicester năm 1998. Các câu hỏi đưọc các Thiền sư Ajahn Sumedho,
Jisu Sunim & Gheshe Tashi Tsering giải đáp.
Thiền Sinh: Khi thân bịnh, ta nhận biết
đưọc điều đó, rồi tìm nguyên nhân, tìm thầy giỏi để chạy
chữa. Khi tâm bịnh, ta có thể xem giáo lý -Phật-Pháp-Tăng- như
người thầy thuốc không?
Ajahn Sumedho: Theo tôi, cái đau tinh
thần là cái khó trị nhất. Với cái đau ở thân nếu không có
cách chữa, bạn còn có thể chấp nhận, sống với nó. Nhưng cái
đau tinh thần nó chiếm lĩnh ta, biến ta thành kẻ nô lệ của nó,
trừ khi ta có phương pháp để đối trị. Vì vậy đối với cái đau
tinh thần cách tốt nhất là nhận biết sự có mặt của nó, hơn là
chống đối nó hoặc để nó phủ chìm ta. Nếu bạn làm đưọc như
thế, bạn sẽ thấy mình mạnh mẽ thêm, tự tin hơn, bớt sợ hãi
những bất trắc trong tương lai. Riêng tôi, tôi cảm thấy mình có
thêm sức mạnh sau mổi lần phải đối đầu với căng thẳng, đau
khổ. Không những chỉ có tự tin, tôi còn cảm thấy mang ơn chúng.
Bạn sẽ thấy là khi bạn nhìn vấn đề bằng chánh kiến, trí tuệ sẽ
tăng trưởng. Bạn sẽ thấy tự tin, trưởng thành thay vì để những
mất mát, đau khổ làm chủ ta.
Thiền Sinh: Phật giáo định nghĩa cuộc
đời là thế nào? Cuộc sống của chúng ta có mục đích gì không?
Jisu Sunim: Ý nghĩa của cuộc đời,
nói một cách bóng bẩy, giống như ánh sáng chói chang của mặt
trời. Bạn sẽ không thể biết nó ra sao, trừ khi bạn ra ngoài nắng,
đứng dưới nắng. Cuộc đời với những biến động tình cảm,
đầy ham muốn, bám víu vào vật chất, sắc đẹp, danh vọng, không
phải là cuộc đời bạn muốn theo đuổi. Những thứ bạn cần đâu
có là bao ở đời - chỉ thức ăn để nuôi dưỡng thân. Mà cũng
chẳng cần nhiều. Một chén là đủ cho một ngày. Hai ba đôi giày là
quá đủ. Nhưng nếu bạn tiếp tục chạy đuổi theo tất cả những gì
trong tầm mắt: Thấy cái đẹp, bạn muốn. Thấy cái lạ, bạn đòi.
Đủ hết: nào là đĩa nhạc, CD, TV. . . , chẳng bao lâu nhà bạn, tâm
bạn sẽ biến thành một cái garage, một chỗ chứa đồ.
Đức Phật nói khi tĩnh lặng, soi rọi lại tâm mình, ta sẽ biết thật
sự ta cần gì. Lúc đó bạn sẽ thấy rằng chỉ cần có mặt ở
đây, ngồi đây, quanh bao bạn đạo cũng đã là một hạnh phúc.
Lắng nghe thuyết giảng, thưởng thức các món ăn, suy tư, đàm đạo
- đó là những thứ hạnh phúc, bình an tuyệt vời. Ý nghĩa cuộc
đời chỉ có đưọc khi bạn đã từ bỏ đưọc các ái dục, lúc
đó bạn sẽ an bình, tự tại. Tất cả những gì bạn thấy, bạn nghe,
sẽ không biến thành những thứ cám dổ, kích thích lòng ái dục
của bạn.
Khi bạn bám víu vào một thứ gì đó, nó biến thành một gánh
nặng, một vấn đề cho bạn. Nhưng khi đã thật sự biết tâm muốn
gì, thì bạn sẽ thấy không cần thiết phải bám víu vào gì cả. Do
đó, bạn biết đủ. Thí dụ như ăn uống, bạn chỉ ăn vừa đủ.
Chứ không phải bao nhiêu thứ dọn lên bàn đều phải ăn, chỉ làm
hại thân. Tóm lại, nếu bạn không bám víu, ham muốn quá nhiều vật
chất, thì bạn sẽ thấy cuộc đời nhẹ tênh.
Thiền Sinh: Người ta cho rằng Phật
giáo không phải là tôn giáo chỉ cho một kiếp người. Có nghĩa là
sau khi chết, con người không chỉ lên thiên đàng hay xuống địa ngục
là hết. Tôi muốn biết các thiền sư nghĩ sao về sự sống, hay sự
sống sau khi chết?
Ajahn Sumedho: Đó là những điều khi
đưọc hỏi, Đức Phật chỉ im lặng, không trã lời. Đó là một
câu hỏi lớn. Người ta muốn biết việc gì sẽ xảy ra sau khi họ
chết. Nhưng trong thiền, ta biết cái bị hủy diệt, mất đi không phải
là pháp thân, bổn tánh, thì cái chết đâu còn là vấn đề nữa.
Sở dĩ ta có vấn đề vì còn coi ngũ ấm, thân nầy là mình. Vì vậy
hãy tập xả bỏ, không bám víu vào gì cả, kể cả thân nầy. Đó
là con đường đạo.
Chỉ vì sự bám víu mà ta phải luân hồi trở lại trong một hoàn
cảnh nào đó. Nhưng mổi người phải tự kinh qua điều đó cho chính
mình. Tôi không thể thức tỉnh người nào khác, nhưng tôi có thể
tự đánh thức mình.
Thiền Sinh: Người Phật tử phải
làm gì đối với ý muốn đưọc chết của những người bịnh nan y?
Ajahn Sumedho: Đây là những vấn đề
của thời đại chúng ta. Theo tôi, nếu người bịnh nan y không muốn
dùng những hình thức kéo dài đời sống một cách giả tạo, thì
họ có quyền từ chối điều đó. Nhưng mổi trường hợp phải
đưọc xét theo khiá cạnh riêng của nó. Chúng ta không thể viết
thành luật trắng đen rỏ ràng như ở phương Tây. Cuộc đời đầy
những ngoại lệ.
Tôi nghĩ là mỗi người phải có trách nhiệm về cuộc đời mình,
phải chấp nhận nghiệp quả cuả những quyết định hành động của
mình.
Nhưng tôi nghĩ, nếu có lúc người khác phải quyết định cho tôi thì
dầu họ quyết định kéo dài sự sống cho tôi hay rút ngắn sự đau
đớn cho tôi, tôi đều chấp nhận. Tôi sẽ chịu trách nhiệm về
những gì xảy ra cho tôi. Do đó, nếu tôi để Di chúc rằng: Hãy để
tôi chết. Đừng dùng những phương tiện gỉa tạo để kéo dài sự
sống, nhưng nếu có ai đó nghĩ là cần làm thế, thì tôi cũng chẳng
oán hận họ.
Thiền Sinh: Đó là ta nói về con
người. Còn thú vật thì sao? Ta có quyền chấm dứt sự sống của
nó không, nếu ta biết nó đau đớn, và sẽ chết vì đau đớn?
Ajahn Sumedho: Nếu bạn biết rỏ việc
bạn phải làm. Ở đây cũng thế, tôi không thể nói là bạn nên
đem con vật đến bác sĩ thú y để cho nó ngủ hay để nó
chết một cách tự nhiên. Bạn phải dựa vào sự phán đoán của
bạn ở thời điểm đó thôi, nhưng sau đó cũng đừng để mình
phải lo lắng, hối hận vì không biết làm vậy là đúng hay sai.
Tôi không coi cái chết là quan trọng. Vì thế theo tôi, việc cho một
con vật nào đó ngủ không phải là một hành động xấu
ác. Tất cả tùy theo chủ ý của bạn. Nếu bạn thủ tiêu một con
vật, vì giận dữ, hay vì gì đó, thì không thể giống như việc bạn
phải giết nó vì thấy nó đau đớn, không thể nào cứu chữa.
Diệu Liên
(Theo Buddhism Now)
http://www.buddhismtoday.com/viet/xhh/016-dieulien-cuocdoi.htm