- Tình Yêu Đầu Đời
- Bhante Wimala
- Diệu Liên dịch
Bhante Wimala là một tu sĩ Phật giáo
Nguyên thủy, người Tích Lan. Thầy đã dành nhiều thời gian đi khắp
nơi, truyền dạy Phật pháp theo tinh thần của các tỳ kheo thời Đức
Phật còn tại thế. Trong suốt mười hai năm qua, Thầy đã hoằng pháp
cho nhiều người trên thế giới, thuộc đủ mọi tầng lớp xã hội.
Kinh nghiệm về tình thương yêu đầu
đời, khi ta nhập vào cuộc hành trình trên trái đất nầy, là tình
thương yêu gia đình. Tình thương đó bắt đầu bằng sự gắn bó có
tính cách bản năng giữa cha mẹ và con cái. Sự quan tâm, cử chỉ
âu yếm và những tình cảm khác vun bồi cho sợi dây đó thêm bền
chặt. Rồi tình thương đó phát triển lớn thêm bao trùm cả tình
thương anh chị em, người thân thích, bà con ruột thịt của mình.
Tôi lớn lên ở Sri Lanka, nơi con
trẻ luôn đưọc yêu thương, bảo bộc. Tình thương đó cũng không
hề thay đổi ngay cả khi tôi đã trưởng thành. Khó ai nhận ra sự
thay đổi nào trong tình thân thiết đó, và nó đưọc kéo dài cho
đến ngày nay. Đó là phong tục Phật giáo của dân tộc tôi.
Tôi nhận thấy trong các nước phát
triển như ở Tây phương thì hoàn toàn trái ngược lại. Ở đó
người ta cho rằng khi con cái đã đủ tuổi trưởng thành, con cái
phải tự lập, phải tự lo cho bản thân. Do đó liên hệ gia đình
thường bị giới hạn đến chỉ còn là những cuộc thăm viếng thi
thoảng hay tệ hơn, những cú điện thoại. Một điều dể thấy nữa
là các lớp con cháu khi lớn lên không có sự kính trọng đối
với thể hệ cha ông. Cách hình thành xã hội của họ không cho phép
họ làm khác hơn.
Sự khác biệt giữa các xã hội
Tây phương và xã hội nơi tôi trưởng thành càng rỏ nét hơn khi
có lần tôi đưọc có mặt trong một lớp học với các thiếu niên
Mỹ.
Khi còn nhỏ, tôi thường quỳ xuống
cúi chào cha mẹ trước khi vào giường. Các anh chị em tôi cũng làm
thế. Và chúng tôi có lý do để làm thế. Chúng tôi nghĩ rằng cha
mẹ là người đã lo cho ta thật chu toàn từ tấm bé. Họ nuôi
nấng, cho ăn, cho mặc, chăm sóc tình cảm chúng ta, dành cho chúng ta
những tình cảm nồng ấm, và luôn nâng đở ta. Khi chúng ta vui chơi
hay học hành, họ phải làm việc cả ngày vất vả để nuôi dưỡng
chúng ta.
Khi tôi nói đến chuyện nầy trong
lớp học đó, rằng tôi lạy chào cha mẹ mổi ngày, một thiếu niên
đứng dậy hỏi tôi rằng, có nên cúi lạy cha mẹ không, nếu cha mẹ
đó không tốt. Khi tôi trã lời có, anh ta rất ngạc nhiên, và bảo
rằng cha mẹ phải cư xử tốt mới đáng đưọc con cái kính trọng,
rằng nhiều bậc cha mẹ chẳng xứng đáng đưọc kính rọng. Lần nầy
thì đến lượt tôi là người ngạc nhiên, vì tôi đã đưọc dạy
rằng con cái không đưọc quyền phê phán cha mẹ.
Tôi giải thích rằng tình thương yêu
kính trọng cha mẹ của tôi dựa trên lòng biết ơn sâu xa. Trước
hết là mẹ tôi đã cưu mang tôi chín tháng trong bụng, rồi còn phải
chịu đau đớn khi sinh tôi ra, rồi công sức của cha và mẹ, mổi
ngày vất vả nuôi tôi lớn lên. Theo tôi nghĩ, không có cha mẹ tốt
hay xấu. Chỉ là họ chỉ có thể làm đưọc đến thế, dù đã cố
gắng hết sức mình trong hoàn cảnh của họ. Ngược lại điều đó
cũng đúng đối với con cái. Chúng ta thường kết tội người khác
dựa trên những thước mực của sự hoàn hảo.
Mổi gia đình đều có những hoàn
cảnh riêng, cũng như nhân loại trên thế giới có ai giống ai đâu.
Không có gia đình nào là toàn hảo, cũng như không có cá nhân
nào là hoàn toàn. Giữa những thăng trầm của cuộc sống, ta phải
chấp nhận những thiếu sót thôi. Đối với gia đình tôi cũng thế.
Tôi đã sống trong kỷ luật rất khắc khe của cha mẹ, có lúc tôi
nghĩ là tôi không chịu nổi, và đã thù ghét nó thậm tệ, nhưng sau
nầy tôi nhận ra chính những kỷ luật đó đã giúp tôi trở nên
một người hữu dụng hơn. Gia đình, yếu tố quan trọng nhất đời
tôi, lúc nào tôi cũng phải đặt trên hết mọi thứ và không có
gì lay chuyển đưọc, đúng như luật lệ xã hội nơi tôi lớn lên
kỳ vọng. Gia đình đã cho tôi sức mạnh, đã bảo bọc, chu toàn mọi
nhu cầu của tôi. Nhưng cũng như tất cả mọi thứ khác trên đời,
ta không thể đòi hỏi gia đình mình phải hoàn toàn, ta cần phải
biết ơn cho dù gia đình chỉ giúp ta những nhu cầu tối thiểu để sinh
tồn trong một thế giới mà chỉ cần sinh tồn cũng không phải là
điều dể thực hiện.
Vì thế, hãy bắt đầu bằng cách
chấp nhận chính chúng ta, với những gì chúng ta có, và cũng chấp
nhận những người thân quanh ta như thế. Nếu có những hiểu lầm,
buồn phiền trong gia đình với cha mẹ, anh chị em, hãy tha thứ cho họ,
tha thứ cho ta, hãy tỏ ra hiểu biết hơn, hãy có tâm từ đối với
họ.
Rồi thì bước tới, hãy để chuyện
của quá khứ qua một bên. Cha mẹ cũng như con cái đừng để mình
trở thành là nạn nhân của những chuyện đã qua, của những quá
khứ đau khổ. Đối với vấn đề nầy, Phật giáo đã khuyên tất
cả những người con Phật rằng: "Ở đây ngay lúc nầy", có
nghĩa là, sống ngay trong giờ phút hiện tại, ngay thực tại nầy. Tất
cả mọi thứ khác, quá khứ hay tương lai, chỉ là những mảnh chấp
vá của vọng tưởng. Bước tới trước, và hãy tự nhắc nhở
mình về những mất mát mình phải chịu với một cuộc sống thiếu
tình thương yêu. Trái lại, nếu chúng ta biết yêu thương nhau vô
điều kiện, thì thế giới nầy sẽ hạnh phúc, tuyệt vời biết bao!
(Trích dịch To Love is To Be Free)
http://www.buddhismtoday.com/viet/xhh/018-dieulien-tinhyeu.htm