- Giao
Tiếp với Người
- Ni
Sư Ayya Khema
Ni sư Ayya Khema (1923- 1997) đã
qua đời vì bịnh ung thư ở tuổi 74. Pháp
danh của Ni sư có nghĩa là ‘An lành và Yên ổn’. Ni sư Ayya Khema, người
Đức, đã thọ giới xuất gia ở Sri Lanka vào năm 1979. Ni sư đã chu du khắp thế giới để truyền
dạy Phật pháp. Ni sư cũng là tác giả của khoảng 25 đầu sách về Thiền
và giáo lý Phật giáo.
Tìm sự vắng lặng cho tâm, thay vì giao tiếp với người
khác, đem lại cho ta nhiều ích lợi hơn. Đức
Phật đã nhiều lần nhắc đến chánh ngữ: trong Bát Chánh đạo, trong năm
giới và cả trong Kinh Phúc Đức Tối Thắng (Mahamangala-The Great Blessing). Nói lời tử tế, hòa nhã cũng đưọc nhắc
đến trong các kinh Phật khác. Trong
bài Luận về Sự Hòa hợp (Exposition of Nonconflict), Đức Phật cũng chỉ
cho ta thấy rằng lời nói có thể tạo sự chia rẽ, nếu không đưọc xử
dụng đúng.
Nhiều người lầm nghĩ rằng vì họ
hoạt bát, biết cách ăn nói, thì họ biết thế nào là chánh ngữ. Thật ra chánh ngữ là một nghệ thuật cần
phải học hỏi. Lời nói tùy thuộc
vào quá trình suy tư và cả các phản ứng tâm lý. Khi đang ở trong trạng thái giận dữ, ta
khó mà xử dụng đưọc chánh ngữ. Nếu
chúng ta muốn tỏ ra quan trọng -một khía cạnh tâm lý của ngã tưởng- lời
nói của ta sẽ đầy tự mãn. Vì thế
ta cần phải kiểm soát không chỉ ý mà còn cả thọ nữa. Chỉ có bậc Giác Ngộ hoàn toàn, bậc
A-la-hán mới có thể luôn làm chủ lời nói, luôn xử dụng chánh ngữ. Nhưng điều đó không cản trở ta thực
hành, và học xử dụng chánh ngữ càng nhiều càng tốt.
Không nên nói lời tâng bốc, ngọt
ngào quá đáng. Những lời nói đó
là tà ngữ, nhưng nhiều người vẫn quen xử dụng chúng. Họ luôn tán đồng, ủng hộ một cách
thái quá. Nhưng dầu họ có cố tỏ
ra tử tế, lời nói họ vẫn không chân thật.
Một điều thú vị về ngôn ngữ, cần
đưọc nhắc ở đây, là dầu ngôn ngữ là phương tiện chính yếu ta xử
dụng trong giao tiếp, nó chỉ đóng góp khoảng bảy phần trăm trong việc
giao tế giữa con người với nhau. Dữ
kiện nầy đưọc một phụ nữ phụ trách về các hội thảo giao tế tiết
lộ -chuyện chúng ta cần những hội
thảo như thế cũng cho ta biết rất nhiều về chính bản thân mình. Công việc của người nầy rất ăn khách. Có lẻ vì con người không biết cách giao
tế, nói chuyện với nhau -đặc biệt là những người sống gần bên nhau. Có rất nhiều điều đã xảy ra ở ngoài
phạm vi của bảy phần trăm ngôn ngữ. Vì
chín mươi ba phần trăm còn lại không thuộc về ngôn ngữ, do đó ta còn cần
phải cẩn trọng hơn về ý và các cảm xúc của mình. Chúng ta không thể che giấu hay coi chúng
như là bí mật của riêng mình. Chúng
ta thường nghĩ rằng mình muốn nghỉ hay cảm xúc thế nào cũng đưọc, vì
không ai biết đưọc, nếu ta không nói với họ.
Điều đó hoàn toàn không chính xác.
Tư tưởng, tình cảm chúng ta cũng dể
bị người khác nhận biết với chút chú tâm.
Người ta thường suy đoán tình cảm ẩn giấu sau lời nói. Vì thế mà thường đưa đến những sự
hiểu lầm. Có người nói điều gì
đó, và nghĩ rằng mình không có ẩn ý gì, nhưng người nghe thì cảm nhận
tình cảm gì đó ở đằng sau câu nói, nên hiểu câu nói hoàn toàn khác. Dỉ nhiên là người nghe có thể trao đổi
với người nói để tránh sự hiểm lầm. Nhưng
thường người ta không chất vấn, mà chỉ giữ sự hiểu lầm, rồi sinh
ra hiềm khích, lạt lẻo tình cảm, ghét bỏ nhau.
Tình cảm sâu kín của ta cũng có thể
đưọc biểu lộ qua cử chỉ. Nếu để
tâm, ta có thể hiểu đưọc nhiều thứ qua thái độ, nét mặt, giọng nói
của người khác. Trái lại ngôn ngữ
và cách diển tả bằng ngôn ngữ thì hạn chế hơn nhiều. Chúng ta có thể đọc một tờ báo bằng
bất cứ ngôn ngữ nào, nếu ta biết đưọc khoảng hơn ngàn từ vựng. Không nhiều lắm. Và trong ngôn ngữ hằng ngày, ta cũng xử
dụng chỉ từng ấy từ ngữ. Chúng
ta không đưọc khéo léo lắm trong việc xử dụng ngôn ngữ một cách thâm
sâu.
Lời nói, tình cảm, cử chỉ định hình sự liên hệ giữa
con người với nhau. Khi sống chung
trong một cộng đồng, ta không nên chỉ liên hệ với một số ít người,
mà nên liên hệ với tất cả mọi người.
Nếu ta chỉ chọn lựa một vài người mà ta nghĩ dể liên hệ,
gắn bó vàø mặc kệ những người khác, thì đó không phải là sống hòa
hợp với cộng đồng, với chúng. Một
cộng đồng phải bao gồm tất cả mọi người, và mổi thành viên phải
có bổn phận, có quyền đưọc liên
hệ với tất cả mọi người.
Chúng ta phải làm sao để cuộc sống
chung đụng ít sinh ra những hiểu lầm, để sự chung sống đó mang lại thỏa
mái cho nhau? Một trong những đức tính
đó đã đưọc nhắc đến trong Tâm kinh (Metta Sutta) đó là 'dể cho người
ta trao đổi, nói chuyện'. Điều đó
có nghĩa là phải sẳn sàng từ bỏ quan điểm của mình, để chia sẻ quan
điểm của người khác. Biết sẳn
sàng nhận lổi, biết nói lời xin lổi một cách chân thành. Ta không đáp trả lại khi ai đó nói lời
xúc chạm đến ta, mà thật sự lắng nghe điều họ nói. Vì điều nói và điều nghe nhiều khi không
giống nhau. Nghe và lắng nghe cũng là
hai vấn đề khác nhau. Lắng nghe giúp
ta biết rõ những gì đang xảy ra. Tự
phác họa ra trong đầu những ý kiến, quan điểm riêng của mình là lổi lầm
nghiêm trọng nhất mà ta thường mắc phải, khi ta nghĩ rằng ta đang lắng
nghe, và nhất là khi ta tự cho mình là kẻ biết lắng nghe. Biết lắng nghe có nghĩa là hoàn toàn
không có ngã chấp, biết cảm thông với tất cả những gì ta lắng nghe. Đó là một nghệ thuật, một khả năng
cũng giống như nói vậy. Nó đòi hỏi
ta phải hoàn toàn chú tâm vào người nói. Chỉ
chăm chú lắng nghe những gì đã đưọc nói ra, mà không thêm thắt gì vào
đó, không suy nghỉ thêm về điều gì, đó là một biểu hiện của lòng
nhiệt tâm. Đó là cũng là lòng từ
bi. Nếu lời ta nói không phát xuất từ
tâm từ, ta rất dể bị hiểu lầm.
Trong bài Luận về Sự Hòa Hợp như
đã nói ở trên, Đức Phật cũng khuyên chúng ta không đưọc đề cao thái
quá, cũng không đưọc hạ xuống tận cùng;
cả hai đều là lời nói không chân thật. Thí dụ, nếu chỉ có một ngàn rưởi
người đến dự một buổi lể nào đó, nhưng ta lại nói là có mười
lăm ngàn, để tăng thêm sự quan trọng của mình, là ta đã không thành thật. Nói phóng đại như vậy có vẻ quá đáng,
nhưng thực tế thì con người thường nói đủ những chuyện trên trời dưới
đất. Thí dụ, tôi có thể bóp méo sự
thật bằng cách nói: "Không bao giờ bạn chào hỏi tôi trước". Cũng có thể bạn không hay chào hỏi tôi,
nhưng nói 'không bao giờ' thì có lẻ không đúng sự thực. Vì thế ta cần suy nghĩ trước khi nói. Khi chúng ta nói không suy nghĩ, ta ít khi đúng,
mà sai thì hẳn nhiều hơn. Ta không nên để điều đó xảy ra. Ta không thiếu thì giờ để suy nghĩ, cân
nhắc.
Cũng có khi ta cần nhắc nhở người
khác về việc họ nên làm hay không nên làm.
Thí dụ như: 'Tôi không thể ngủ khi cửa sổ để mở', hay 'Bạn
đừng đạp lên chân tôi'. Nói những
điều đó không có gì là sai, nhưng ta cần bình tĩnh, không nên nói theo phản
ứng. Trước hết ta cần phát khởi
tâm hỉ xả. Khi đã bình tĩnh trở lại,
ta nên nhớ đến những điểm tốt của người mà ta định khiển trách,
khi chúng ta đã cảm thấy tự tại, ta có thể nói điều mình nghĩ. Cần phải đánh thức từ tâm, vì nếu
trong lời nói của ta không phản ảnh đưọc từ tâm, thì có nghĩa là ta
chưa biết giao tế, đối thoại với người .
Chúng ta sẽ khiến cho người nghe hiểu lầm, chống đối ta hay
ít nhất cũng lúng túng, khó xử. Khi
lới nói của ta gây bất mãn cho người nghe, là ta đã làm vết thương
đau đến hai lần.
Có một công thức rất hữu dụng
trong bài Luận về Sự Hòa Hợp: 'Nếu
bạn nói điều gì có thể gây đau khổ, mà không đúng sự thật, thì
không nên nói. Nếu bạn muốn nói điều
gì hữu ích, mà không đúng sự thật, thì cũng không nên nói. Nếu bạn muốn nói điều gì đó có thể
gây đau khổ, nhưng đúng với sự thật, thì cũng đừng nên nói. Nếu bạn nói điều gì đem lại lợi ích,
và đúng với sự thật, thì hãy đợi đúng lúc mới nói'. Đúng lúc có thể là mười phút, mười
ngày hay mười tháng sau đó.
Có những lúc bạn cảm thấy hay mơ
hồ cảm thấy người khác đang thay đổi, chuyển hóa tốt hơn. Thì có lẻ không cần nên nói điều gì cả. Ai cũng có lổi lầm, không thể nói hết
những điều ấy - có lẻ ta sẽ chẳng bao giờ hết chuyện. Có lúc ta cũng cần nói lên điều nầy,
điều nọ, nhưng thường thì cũng không cần phải nói gì cả, vì mọi thứ
đều sẽ phải đổi thay. Lời nói
chân thật, lợi ích cho người không cần phải là những lời tán thán,
khen ngợi họ, nhưng tất cả đều phải là những lời chứa đựng từ
bi. Có lẻ thời điểm tốt nhất để
khuyên nhủ, dạy dổ là lúc chúng ta hoàn toàn bình tĩnh, người kia cũng
không ở trong trạng thái bất ổn, và họ sẳn sàng để nghe ta. Nếu ta đang cơn nóng giận, thì không phải
lúc rồi. Đó là sự quán sát cẩn thận
và lời nói có chánh niệm. Nếu
không thực tập những khả năng nầy, thì chúng ta sẽ tạo ra nhiều lầm
lổi trong khi giao tiếp với mọi người. Chúng
ta không thể sống bừa, sống đại, mà phải sống một cách chánh niệm,
phải giữ thân, khẩu và ý suốt ngày. Nhưng
đôi khi chúng ta không thể 'lên lịch' mổi khi nói; lời nói của ta có nội
dung và thời điểm của riêng nó. Quan
trọng là phải nhớ tà ngữ là gì, và chúng ta đã lãng phí biết bao thời
gian để bàn chuyện nầy, chuyện nọ. Nếu
để ý, ta sẽ thấy rằng, ngoại trừ lúc ngủ, và những lúc chú tâm,
chánh niệm, thời gian còn lại, mười lăm, mười sáu tiếng mổi ngày là
để trao đổi, trò chuyện. Vậy tại
sao ta không khéo léo hơn khi nói năng?
Nghệ thuật giao tiếp không phải dể
học như ta tưởng. Cư xử tế nhị
chỉ là một phần của nó. Ngay khi
chúng ta muốn khen ngợi, tán thán ai đó, ta cũng cần phải xét xem động lực
nào thúc đẩy ta làm như thế. Ta thật
sự muốn khen ngợi người khác hay đang đưa ta lên? Ta cần phải biết làm thế nào là khéo
léo nhất. Nếu chúng ta thật lòng muốn
khen ngợi người khác thì không sao. Nhưng
nếu thật sự là ta muốn đề cao mình, thì ta nên chừa bỏ tánh đó, nên
xét lại động lực chính của các hành động của ta. Nếu ta không thực hành lời nói có chánh
niệm, ta dể buông ra lời nói thiếu suy nghĩ, theo bản năng, nhất là khi
ta đang căng thẳng, không đưọc bình tĩnh.
Vì thế, không thể coi thường lời nói.
Mổi tối khi lên giường, thay vì suy
nghĩ về những khó khăn hay sung sướng vật chất, hãy nghĩ về những cái
thiện, cái ác ta đã tạo tác trong ngày. Lời
nói của ta có đem lại lợi ích gì không? Hay
cả ngày ta bị năm uẩn làm chủ? Tham
sân, si, mạn nghi, trạo cữ, hôn trầm có dấy khởi không? Chúng ta đã làm gì để chúng không thể
tác động đến ta? Làm thế nào để
ta có thể mang từ, bi, hỉ xả đến cho người khác? Mổi tối ta nên làm một bảng liệt kê
nhu thế. Nếu trong ngày, ta đã nói
điều gì khiến ta giờ phải hối tiếc, đó là vì ta thiếu chủ tâm,
chánh niệm. Làm vậy không phải để
tự trách mình, mà chỉ để nhận biết đưọc những thiếu sót của
mình.
"Nhận biết, không buộc tội,
và thay đổi" -với công thức có vẻ xáo mòn, cũ kỷ nhưng xác thực
nầy, ta soi rọi tâm, và chuyển hóa tâm. Vào
buổi tối, sau một ngày đầy hoạt động, ta có thể thấy đôi khi lời
nói của ta không chân thực, không ích lợi cho ai. Ta có thể chấp nhận điều đó với
thái độ xả bỏ, nhưng quyết tâm phải sửa đổi để ngày mai làm tốt
hơn.
Không bao giờ đưọc quên xét lại
động lực hành động của mình. Người
làm thiện không phải có thể thực hiện điều thiện ở khắp mọi nơi. Mà trước hết tánh thiện phải xuất
phát từ tim ta. Rồi tâm từ, tâm
thánh thiện mới có thể xuất phát từ đó.
Vì nếu trong ta không có những điều tốt ấy, thì làm sao ta
ban phát cho người khác. Nếu tim ta
tràn đầy tình thương trong sạch, điều đó sẽ phản ảnh ra ngoài, và lời
nói không còn giữ vai trò quan trọng nữa. Lời
nói không phải đong đo bằng số lượng, mà là tình cảm ở đằng sau đó. Nếu không luôn xem xét lại động lực của
lời nói, ta thường dể mắc lổi. Rồi
chúng sẽ ám ảnh tâm trí ta, khiến việc hành thiền của ta bị ảnh hưởng. Vậy thì ai là nạn nhân? Chính chúng ta là kẻ lãnh hậu quả của
lời nói sai của mình, chứ không phải ai khác.
Lời nói quan trọng đến nổi, khi La
Hầu La chỉ mới bảy tuổi, Đức Phật đã giảng cho La Hầu La nghe về lời
nói. Đó là lúc Đức Phật vừa trở
lại nhà sau khi chứng đắc. Và cũng
là lần đầu tiên Ngài gặp lại con trai nhỏ của mình. Đức Phật đã giảng rất kỹ với con về
hậu quả của việc nói dối. Đức
Phật nhấn mạnh rằng tà ngữ sẽ khiến ta mất tất cả mọi thành quả
tâm linh.
Sở dỉ Đức Phật phải thuyết giảng
nhiều về lời nói, vì chúng sanh thường mắc phải lổi lầm trong lời nói. Lời nói của họ thường thiếu sự thân
mật, ấm áp, không phải vì những điều họ nói, mà chính là vì tình cảm
trong lòng họ. Đức Phật dạy ta cách
đối trị là hãy khởi tâm yêu thương đồng loại không có điều kiện,
một tình thương không phải chỉ dành cho người dể thương. Chỉ có bậc A-la-hán, kẻ đã hoàn toàn
Giác Ngộ- là người có thể hoàn toàn dể thương. Ngoài ra, ai cũng có tánh xấu nào đó. Không ích lợi gì để chỉ nghĩ đến những
tánh xấu của tha nhân; tánh xấu cần đưọc để ý đến là tánh xấu của
chính bản thân mình. Mọi tánh xấu
đều giống nhau, cái khác là số lượng.
Tà ngữ không chỉ là lời chưởi mắng;
mà có thể là lời không tử tế, lời châm chích, lời tự cao, tự đại. Tất cả đều là tà ngữ. Bằng cách luôn tự xét mình, ta có thể
diệt bỏ chúng, để thanh tịnh hóa tâm.
Chánh ngữ có nghĩa là không nói dối,
không nói sau lưng người, không nói lời ác hay chưởi rủa người, không
thóc mách, không nói chuyện vô ích, không xúi người chống báng người khác. Trừ khi ta có năng khiếu đặc biệt về
ngôn ngữ, còn lại ta cần phải trao dồi lời nói sao cho có hiệu quả,
mà không xãy ra những điều bất như ý, nếu không, chứng tỏ là ta chưa
hiểu đưọc những lời dạy của Đức Phật về lời nói. Những điều dạy nầy của Đức Phật rất
quan trọng cho tất cả chúng ta.
(Theo
Talking To One Another)