Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
PHẬT GIÁO VÀ XÃ HỘI THÁI LAN
Nguyên tác Tiến sĩ Sunthorn Plamintr
Thích Quảng Bảo lược dịch

Tự do lựa chọn

Mặc dù Phật giáo là quốc giáo của Thái lan, quyền tự do thực hành tôn giáo theo sự chọn lựa của từng cá nhân được hiến pháp bảo vệ và tất cả những công dân Thái đều hưởng quyền này như nhau. Trên thực tế, quyền tự do này, được bám chắt trong tinh thần khoan dung, độ lượng, mà đây là một trong những nét đặc trưng đặc biệt nhất của giáo lý đức Phật. Theo một cuộc điều tra dân số Thái Lan vào năm 1990, có khoảng 53.403.919 người theo Phật giáo tại Thái Lan. Ngoài ra, có khoảng 2,252,427 người theo Hồi giáo, 299,069 người theo Cơ đốc giáo, 3,606 người theo Ấn giáo và đạo Sikh và khoảng 65,728 người theo những tôn giáo khác hoặc là người lương. Một cuộc điều tra dân số tương tự cũng cho biết rằng có khoảng 29,002 Tu viện, chùa chiền, trong số đó có khoảng 225 ngôi chùa được hoàng gia bảo trợ.

Người Phật tử thường khoan dung và giúp đỡ người khác, đó là lý do giải thích tại sao trong tiến trình lịch sử lâu dài của nhân loại, chúng ta chưa bao giờ nghe đến sự ngược đãi tôn giáo được diễn ra trên đôi bàn tay của người Phật tử. điều này đã khích lệ những người thuộc tôn giáo khác lợi dụng tính hiếu khách, khoan dung của người Phật tử bằng cách tham gia vào những hoạt động làm hại đến Phật giáo. Chúng ta học bài học từ lịch sử rằng Aán giáo đã lật đổ triều đại Mauryan vào khoảng đầu thế kỷ thứ 2 trước Tây lịch, tín đồ Ấn giáo đã bắt đầu dấn thân vào việc ngược đãi người Phật tử, sự kiện này đã để lại một hậu quả là sự suy vong nhanh chóng của Phật giáo tại Ấn độ thời kỳ cổ đại. Khoảng 1000 năm sau đó, chúng ra sức nhổ sạch tận gốc rễ bất cứ những gì tàn dư của Phật giáo còn sót lại bằng những hành động như bóp méo mó một cách có hệ thống giáo lý đạo Phật và biến Phật giáo thành giáo phái phụ của Ấn giáo. Cùng với sự xâm lược của Hồi giáo vào năm 710 trước sau Tây lịch và đặc biệt khi họ nắm được nhiều quyền kiểm soát Ấn độ vào khoảng thế kỷ 11 và 12, Phật giáo phải chịu sự mất mát vô cùng lớn lao dưới bàn tày của những tín đồ cuồng tín Hồi giáo, Tu sĩ Phật giáo bị giết chết, dân chúng bị ép buộc phải theo Hồi giáo và nhiều tu viện, chuà chiền Phật giáo bị phá hoại.

Tại Thái Lan hiện thời, có một số phái đoàn truyền giáo Cơ đốc giáo tham gia vào những hoạt động có phần đáng hoài nghi có nguy cơ tác hại đến tình trạng ổn định của Phật giáo. Chẳng hạn như họ dạy rằng đức Phật là một sứ giả của Thượng đế và trách nhiệm của họ là phải chuẩn bị cho những người Á đông theo Cơ đốc giáo. Có một số tăng lữ Cơ đốc giáo cho rằng sự giác ngộ của đức Phật là sự mặc khải của Thượng đế. Những nhà giáo dục Cơ đốc giáo cũng nỗ lực hết mình trong việc giải thích lại hoặc là bóp méo những lời dạy của đức Phật khiến cho giới Phật tử bối rối, hoang mang. Họ không có sự lo ngại gì về việc tuyên bố về nguồn gốc của những giáo lý căn bản nhất của Phật giáo như Tứ Thánh đế, Bát Thánh đạo và Duyên Khởi v.v… bắt nguồn từ chính giáo lý của tôn giáo họ, truy nguyên từ những nguồn tư liệu được tưởng tượng trong Thánh Kinh. Những sự kiện này và nhiều sự kiện khác nữa là một phần của những kế hoạch đang diễn tiến nhằm buộc người ta đổi đạo theo Cơ đốc giáo.

Những nhân tố tạo nên sự đoàn kết của Phật giáo Thái Lan

Sự thu hút của giáo pháp đức Phật đối với đời sống tinh thần của người dân Thái và khả năng giúp đỡ của tôn giáo và sự chuyển hoá nền văn hoá địa phương là những nhân tố quan trọng nhất giải thích lý do người dân Thái chấp nhận Phật giáo. Tôn giáo còn chứa đựng trong nó những giá trị truyền thống, những lời dạy và một số đặc điểm tích cực thu hút sự quan tâm của cả người dân thường và giới trí thức.

Ngay từ lúc ban sơ khi Phật giáo được truyền bá vào Thái Lan, người dân Thái rất phóng khoáng và tự do trong nỗ lực ủng hộ việc thiết lập tôn giáo Phật giáo tại quốc gia này. Đặc biệt sự ủng hộ của hoàng gia luôn luôn là một nhân tố mang đầy ý nghĩa đặc trưng đóng góp cho sự ổn định và phát triển tôn giáo này tại Thái Lan. Khun Luang Mao, người đầu tiên cai trị đất vương quốc Thái Lan đã tự tuyên bố rằng ông là một Phật tử, tất cả những vị vua và người lãnh đạo sau này đều là những người ủng hộ nhiệt tình và đóng góp rất nhiều cho Phật giáo và tạo mọi điều kiện để cho Phật giáo phát triển. Một trong số các vị đó có vua Lithai of Sukhothai và vua Borom Trailokanath trị vì vào đầu triều đại Ayuthaya, gia nhập Tăng già và xuất gia trong một khoảng thời gian. Sự kiện này đã thiết lập nên một tiền lệ đối với phong tục quốc gia là kể từ đó trở đi người thanh niên công dân Thái thường khi lớn lên đến tuổi nghĩa vụ phải xuất gia và tu tập trong một khoảng thời gian nhất định và tối thiểu một lần trong đời người. Trước khi đăng quang làm Vua Thái lan, hoàng đế Mongkut thuộc triều đại Chakri đã mất hơn 27 năm xuất gia tu học và trở thành một trong những người có thẩm quyền và đáng kính trọng nhất trong Phật giáo. Vị hoàng đế đương nhiệm và hoàng tử sắp được ban cho vương miện cũng xuất gia tu học trong một khoảng thời gian ngắn.

Để nói rằng Phật giáo và sự tu tập theo Phật giáo thích nghi với người dân Thái là một lời phát biểu quá nhẹ không đúng với sự thật. Từ “Thái” có nghĩa là tự do và đây là tinh thần được người dân Thái quan tâm lo lắng nhiều nhất. Không có một tôn giáo nào khác giải đáp một cách hoàn hảo tinh thần đó như là Phật giáo đã giải đáp và điều này giải thích tại sao người dân Thái cảm thấy tự do đối với tôn giáo này. Hơn nữa, như đã đề cập ở trên, quan điểm thống nhất của Phật giáo và triết học dường như cung cấp đủ lý do cho sự hỗ trợ và chuyển đổi sau này những tín ngưỡng và tôn giáo bản địa để mà tôn giáo không những được sẵn sàng được người dân địa phương chấp nhận mà còn có thể trong quá trình mang lại sự phát triển hài hoà những giá trị xã hội và truyền thống trên toàn bộ lãnh thổ. Do vậy, sự ủng hộ của hoàng gia trong công cuộc xây dựng Phật giáo có thể được xem xét một mặt đó là sự biểu hiện tấm lòng thuần thành, tận tâm với đạo giáo và sở thích cá nhân của nhà vua, nhưng mặt khác, điều đó cũng có thể được giải thích như là một sự đại diện đáng tin cậy của ý chí dân tộc và niềm tin tôn giáo. Bất cứ điều gì nhà vua làm, người thường dân cảm thấy có khuynh hướng noi theo gương vị vua ấy; trong khi nhà vua lo lắng băn khoăn để thành tựu được ước muốn sở nguyện của người dân thường. Do vậy, những hành động của nhà vua có thể được xem là sự phản ánh ước nguyện của dân chúng.

Phật giáo đã trở nên vô cùng hoà quyện, hội nhập với đời sống người dân Thái đến mức độ khó mà tách hai lĩnh vực này rời nhau được. Sự ảnh hưởng của đạo Phật có thể được nhận diện trong lối sống của dân tộc, kiểu cách, truyền thống, tính cách, nghệ thuật, kiến trúc, ngôn ngữ, và tất cả những phương diện khác của nền văn hoá Thái Lan. Sự kiện khiến cho nhiều người biết đến Thái Lan như là một Mảnh đất của những nụ cười như ngày nay là do vì Phật giáo đã ảnh hưởng lớn lao đối với dân tộc Thái. Trên thực tế, toàn lãnh thổ mang ơn rất nhiều đối với Phật giáo và thừa nhận một cách chân thành rằng họ mang ơn nặng đối với những lời dạy của đức Phật.

Theo truyền thống, những vị vua Thái và các thần dân đã ủng hộ Phật giáo bằng nhiều cách khác nhau. Họ cung cấp bốn thứ cần thiết lương thực, y phục, nơi trú ngụ và lương dược cho người xuất gia. Và họ là những người Phật tử tại gia phải có trách nhiệm và bổn phận bảo vệ, hộ trì chánh pháp một cách đúng đắn, và quan tâm đến những nhu cầu vật chất của họ. Họ cũng đóng góp nhiều trong việc xây dựng, kiến thiết và duy trì chùa chiền, tu viện và ủng hộ những hoạt động giáo dục trong cộng đồng Tăng lữ. Ngày nay, nhà vua, người ủng hộ tối thượng Phật giáo, chỉ định vị Tăng trưởng đứng đầu giáo hội Tăng già (Vua sãi), mà trong đó vị Vua sãi này điều hành bộ phận Tăng già và chịu trách nhiệm về những quyền lợi của Tăng già trong quốc gia.

Phật giáo và những vấn đề xã hội

Mặc dù những vấn đề xã hội có thể có liên quan đến tôn giáo, song đó là một điều nhẹ dạ cả tin nếu chúng ta quy cho những vấn đề đó có liên quan trực tiếp đến tôn giáo. Về cơ bản, chính vì thiếu vắng một tôn giáo chân chánh trong tim của dân chúng nên từ đó tất cả những vấn đề của xã hội phát sinh. Đôi khi chúng ta chấp lấy quá nhiều hình thức bên ngoài trong việc xây dựng tôn giáo như dựng hình tượng tôn giáo, xây dựng nhà cửa, thậm chí chú trọng nhiều đến những hình thức lễ nghi, nghi thức truyền thống để trình bày tôn giáo mình và quên không sống thực với giáo lý đó. Kết quả là, tôn giáo hiếm khi đóng một vai trò đúng đắn trong đời sống cá nhân và đời sống xã hội. Điều này dẫn đến nhiều vấn đề xảy ra mà một trong những vấn đề bất hạnh nhất là chúng ta khó lòng mà nhận ra tầm quan trọng của một tôn giáo đúng đắn mà chúng ta cần đến. Cái vòng luẩn quẩn làm cho chúng ta mù quáng và những vấn đề trong xã hội ngày càng tiếp tục nhân lên.

Nói một cách công bằng thì những tệ nạn như bạo lực, lạm phát, hối lộ, mãi dâm không phải là riêng biệt của một xã hội hoặc là một quốc gia cá biệt nào. Chúng là những hiện tượng xã hội phổ biến, lan truyền rộng rãi và rất thịnh hành trong mọi nơi, mọi lĩnh vực trên khắp mọi quốc gia trên thế giới, không ngoại trừ những quốc gia giàu có nhất hoặc là những quốc gia phát triển. Những tệ nạn xã hội này có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân và điều kiện khác nhau mà trong đó tôn giáo có thể khó lòng mã lãnh lấy trách nhiệm. Chẳng hạn, đói khát và thiếu những phương tiện thích hợp cho cuộc sống tươm tất có thể dẫn đến một hiện tượng là từ một cá nhân xét cơ bản là một công dân tốt, vô hại trở thành một tên tội phạm, bạp lực. Sự tập trung hoá những quyền lực về kinh tế, chính trị về lâu về dài do vì lòng tham lam và chứng hoang tưởng tự đại có thể gây ra nạn lạm phát và nghèo đói trên một bình diện rộng của một quốc gia. Trên thực tế, hiện nay có nhiều quốc gia mà Phật giáo không phải là quốc giáo gặp phải những đau khổ với đủ loại tệ nạn xã hội và không bao giờ biết đến cuộc sống an lạc trong một khoảng thời gian lâu dài. Đôi khi những tệ nạn này có liên quan trực tiếp đến sự cuồng tín tôn giáo của họ, đây thực sự là một tình huống vô cùng bất hạnh.

Xã hội Thái mang nặng thâm ân của Phật giáo đối với những phúc lành mà xã hội tận hưởng. Rõ ràng nếu nhiều người nhiệt tâm thực hành theo giáo pháp, nhiều trong số những tệ nạn hiện nay Thái Lan phải đương đầu có thể được giải quyết một cách hài lòng hoặc là được cải thiện tốt hơn. Chẳng hạn, nếu dân chúng tuân giữ 5 giới cấm của Phật giáo, thì chắc chắn không có lý do nào để cho bạo lực, lạm phát, và lừa đảo diễn ra. Và nếu một trong năm giới này được tuân giữa, thì chắc chắn sẽ đóng góp rất nhiều cho xã hội.

Phật giáo là một tôn giáo thực tế chú trọng đến thực hành. Có nghĩa là để đạt được những lợi ích từ tôn giáo này con người cần phải tinh tấn nỗ lực chính tự thân và đem áp dụng giáo lý vào cuộc sống thực tiễn. Để tự gọi mình là một Phật tử mà không cần thiết phải nghiêm khắc thực hành theo đạo Phật sẽ không có ý nghĩa nhiều và kết quả thực tế cũng không nhiều. Mặc dù Thái Lan là một quốc gia Phật giáo và đại đa số dân chúng quy y theo Phật giáo, song đó hầu như không phải là một câu chuyện đang kể nửa chừng. Vẫn cần đến nhu cầu thực hành giáo pháp của đức Phật và nếu điều này được thực hiện bởi số lượng đông đảo người thì sự hoà bình, an lạc và thịnh vượng chắc chắn sẽ có hiệu quả và sẽ có ít tệ nạn xã hội hơn. Phật giáo là một hệ thống tôn giáo đã đi vào truyền thống, giáo lý của tôn giáo này đứng vững trước sự kiểm nghiệm của thời gian hơn 25 thế kỷ qua. Giáo pháp là một chân lý phổ quát và có giá trị vĩnh cửu.

Sự thách thức của xu hướng hiện đại hoá

Xuyên suốt chiều dài lịch sử Phật giáo đã được biểu hiện ở nhiều thế lực văn hoá và truyền thống khác nhau trên nhiều mảnh đất khác nhau. Tôn giáo này đã chứng minh được sự kiên cường tuyệt vời và còn sống sót sau những phát triển khó chịu nhất trong lịch sử nhân loại. Sự mời gọi về mặt khoa học và Lôgic trong những lời dạy của đức Phật đã thu hút một cách nhất quán những người ủng hộ và ngưỡng mộ mới. Với sự tăng nhanh như vũ bão những phương tiện thông tin hiện đại, tạo ra một thế giới đang thu hẹp lại, Phật giáo, vốn là một tôn giáo bắt nguồn từ phương Đông, cảm thấy ổn định khi tiếp xúc với nền văn hoá phương Tây đương đại, đứng một cách vững chãi mà không bị coi như lạc hậu, chống trái. Thú vị thay, những phát triển mới đang được định hình.

Không giống như những quốc gia lân cận, những quốc gia chịu sự đô hộ của những cường quốc phương Tây, Thái Lan luôn luôn duy trì những mối quan thân mật với phương Tây. Các vị vua các triều đại và hoàng gia thường dân hiến những mảnh đất và cho phép những phái đoàn truyền giáo Cơ đốc giáo và hỗ trợ rộng rãi những hoạt động truyền giáo của họ. Nhiều nhà thờ, trường học và bệnh viện dưới sự điều hành của Cơ đốc giáo được xây dựng. Nền văn hoá và truyền thống, phong tục phương Tây được truyền bá vào xã hội Thái. Bởi vì dân tộc Thái luôn luôn duy trì thái độ thân thiện đối với những người ngoại quốc, cho nên những ảnh hướng của nền văn hoá phương Tây cứ tiếp tục lan truyền khắp nơi trên toàn lãnh thổ, không bị kiểm soát và ngăn chặn.

Tất nhiên, rõ ràng người phương Tây có được ưu thế trong mọi mặt. Kỹ thuật hiện đại, tân tiến để lại ấn tượng trong tâm trí người dân Thái và hệ thống giáo dục phương Tây đã được tiếp nhận thay cho hệ thống giáo dục truyền thống. Những  người được giáo dục theo hệ thống phương Tây được xem như là tầng lớp tiến bộ trong khi đó bên tương ứng được cho là lỗi thời, bảo thủ. Ngày càng có nhiều người trí thức Thái bắt đầu đồng hoá chính họ với những lối tư duy và những giá trị phương Tây; một cách vô tình, họ tách biệt chính họ khỏi xã hội truyền thống Thái. Trong nỗ lực nhằm hiện đại hoá đất nước phù hợp hơn với ‘những quốc gia văn minh hơặy phát triển theo những kiểu nguyên mẫu phương Tây được thực hiện theo một cách mù quáng đôi khi để lại những hậu quả tàn phá nghiêm trọng. Hiện đại hoá có thể được đồng hoá với phương Tây hoá và những giá trị truyền thống của nền văn hoá Thái được hầu như tất cả những người được gọi là giáo dục theo kiểu phương Tây xem như không mấy phù hợp và lỗi thời trong bối cảnh xã hội Thái hiện nay.

Sự tác động của văn hoá phương Tây lên xã hội Thái hiện đại quá là rõ ràng mà không cần phải xem xét chi tiết. Người ta có thể nói rằng hầu như mọi phương diện đời sống của người dân Thái đều có liên quan đến nó, từ cơ cấu, hình thức tổ chức của nhà nước cho đến hệ thống giáo dục, hệ thống kinh tế, thương mãi, tiêu dùng, nghệ thuật và giải trí (có lẽ ảnh hưởng tác động mạnh mẽ nhất đối với giới trẻ Thái). Trong số những sự phát triển đó, Phật giáo Thái Lan phải chịu đối diện với sự thách thức mới. Xét từ viễn cảnh tôn giáo, thì sự ảnh hưởng của những phái đoàn truyền giáo Cơ đốc  ít để lại ấn tượng hơn. Cho dù những chiến thuật tốt nhất của nhưngx phái đoàn truyền giáo này và một lượng tiền lớn được rót vào đất nước nhằm hỗ trợ những hoạt động của họ, song mãi cho đến hiện nay Cơ đốc giáo vẫn chỉ giành được một con số không đáng kể những người dân Thái đổi đạo. Tuy nhiên, bởi vì nền văn hoá phương Tây lại có quan hệ gần gũi và mật thiết với Cơ đốc giáo và ngược lại, những gì nó thiếu xét trong lĩnh vực giá trị triết lý và cái nó dư thừa tạo nên sự thu hút về mặt văn hoá và ảnh hưởng. Đây là điều khó khăn mà giới Phật giáo Thái phải đương đầu với. Cơ đốc giáo lan truyền một cách công khai trong trang phục hiện đại hoá và văn hoá phương Tây và Phật giáo Thái Lan bị lôi cuốn mà không ý thức những dòng chảy liên tục của những tiến bộ tân tiến này.

Đối với nhiều người Thái, đạo Phật hội nhập thân thiết với những giá trị truyền thống và những hoạt động văn hoá dân tộc. Nhưng bản thân bối cảnh văn hoá đang thay đổi nhanh chóng ở những đô thị. Dưới sự ảnh hưởng hệ thống giáo dục được phương Tây hoá, đại đa số bộ phận dân Thái xa lánh và thờ ơ với Phật giáo và nền văn hoá truyền thống Thái. Dần dần, Phật giáo Thái Lan ngày càng cảm thấy bị hạn chế trong vai trò thế lực chính tác động đến xã hội và tôn giáo. Sự lãnh đạo về mặt học thức của Tăng đoàn Thái từ lâu đã trở nên kém đặc trưng trong giai đoạn hiện tại, một phần là do vì quá trình hiện đại hoá theo hướng sai lệch và một phần là vì khả năng không thể đáp ứng của Tăng già đối với những phát triển hiện đại lan toả khắp cả nước. Do vậy, vai trò của thành viên Tăng già trong giai đoạn hiện nay ít nhiều cũng bị hạn chế và chủ yếu tham gia nhiều hơn trong những hoạt động lễ nghi, nghi thức tôn giáo mặc dầu có rất ít số thành viên tiến bộ tranh đấu nhiệt tình để tham gia vào những chương trình có ý nghĩa và phúc lợi xã hội và những vấn đề môi sinh v.v….

Từ trước đến nay, những nỗ lực trong quá trình hiện đại hoá đất nước dường như được chú trọng nhiều hơn ở những nơi thành thị và chính quần chúng ở thành thị là những người chia sẻ hầu như tất cả những lợi ích từ những chương trình này. Tại những khu vực thôn quê, giới Tăng lữ Phật giáo vẫn nắm giữ vai trò lãnh đạo xã hội trong số những người bị thiệt thòi về quyền lợi, mà họ vẫn duy trì mối quan hệ và sự hợp tác tương đối gần gũi. Những chùa chiền, tu viện ở nông thôn, làng mạc đáp ứng được những nhu cầu xã hội của người dân thôn quê và Tăng sĩ vẫn cảm thấy cần thiết để đáp ứng vai trò truyền thống của các vị trong việc giúp đỡ người dân trong làng về những vấn đề tâm linh và vật chất. Địa vị tu sĩ rất được kính trọng và mở ra nhiều cơ hội cần thiết cho người nghèo được tiếp thu học thức ở mức độ cao hơn.

Tăng sĩ trong những trung tâm thiền ở nơi núi rừng đóng một vai trò chủ đạo trong việc bảo tồn môi trường rừng và động vật hoang dã đang bị diệt vong ở tốc độ nhanh. Các vị có nhiều khả năng đóng góp lớn lao cho sự duy trì xã hội ổn định. Do đó, sự ảnh hưởng của nền văn hoá phương Tây đối với Thái Lan có thể có sự khác biệt lớn giữa khu vực thành thị và nông thôn, đặc biệt nơi mà Phật giáo được chú trọng.

May mắn là sự đương đầu giữa Phật giáo Thái Lan và văn hoá phương Tây cũng đã sản sinh nhiều hậu quả tích cực. Nhiều người phương Tây viếng thăm Thái Lan dường như đã tìm thấy nơi giáo lý đức Phật một giải pháp đáp ứng nhu cầu tìm kiếm tâm linh của họ và chấp nhận lấy Phật giáo làm tôn giáo riêng của họ. Thậm chí có một số người xuất gia tu học theo Phật giáo phần còn lại cuộc đời của họ. Mặc dù những trường hợp này chủ yếu là nhu cầu theo đuổi tâm linh mang tính cá nhân, song chúng cũng có một sự ảnh hưởng gián tiếp đối với bối cảnh tôn giáo của Thái Lan xét trên phương diện tổng thể. Những vị Tăng gốc phương Tây được tu học tại Thái này cũng đóng một vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp phát triển Phật giáo tại phương Tây trong những năm gần đây. Được khơi gợi bởi sự nhiệt tâm, tha thiết và phẩm hạnh gương mẫu của những vị Tăng người phương Tây này, nhiều Phật tử Thái bắt đầu xem xét lại bản sắc tôn giáo và văn hoá của họ. Họ càng nghiêm khắc trong việc tu tập và hành trì lời Phật dạy, cho đến nay có một số nào đó hơi thờ ơ và ngày càng ý thức tôn trọng hơn những giá trị và văn hoá Phật giáo. Mỉa mai thay, chính nhờ những vị Tăng người phương Tây này mà một số người Thái bắt đầu đánh giá cao di sản tinh thần của họ. Mặc dù phạm vi ảnh hưởng của họ đối với Thái Lan vẫn còn hạn chế, song sự phát huy này rõ ràng xứng đáng được đề cập đến.

Để nói rằng sự ảnh hưởng của văn hoá phương Tây đối với xã hội Thái biểu hiện một sự thách thức hoặc là sự đe doạ đối với Phật giáo có thể là một cách nói cường điệu, song ảnh hưởng của nó vẫn phải được công nhận. Liệu tôn giáo có tiếp tục phát triển thịnh hành hay không, hoặc là nó sẽ tồn tại trong khoảng thời gian bao lâu trong cuộc chiến dữ dội này, điều đó tuỳ thuộc vào cách phản ứng tốt nhất của người Phật tử đối với tiếng gọi lương tâm và trách nhiệm của họ. Như đức Phật đã dạy trước lúc ngài nhập Niết bàn là sự thịnh suy của giáo pháp hoàn toàn nằm trong tầm tay của các vị. Chính các vị là những người phải chịu trách nhiệm.

Những xu hướng hiện đại

Đối với những người theo chủ nghĩa truyền thống thì Phật giáo thường có nghĩa là những hoạt động gây tạo phước đức như dâng cúng thực phẩm cho các vị Tăng hoặc là đóng góp tiền bạc vào những dự án xây dựng tự viện, chùa chiền. Tham gia vào những lễ hội và nghi thức Phật giáo cũng được xem như hành động tạo phước đức. Đôi khi người Phật tử thường tuân giữ 5 giới cấm và tận tâm trong việc hành trì thiền định. Tuy nhiên, họ thường thiếu sự hiểu biết đúng đắn về giáo lý đức Phật và hầu như ít quan tâm đến việc nghiên cứu giáo lý, đó là nguyên nhân khiến họ thiên về việc tham đắm vào những hoạt động mê tín dị đoan và chiêm tinh. Lễ hội và đám xá chùa chiền tạo cho họ nhiều cơ hội để tạo phước hơn và nhu cầu giải trí về văn hoá. Những người Phật tử này ít nhiều bằng lòng với địa vị  và không trong mong gì nhiều hơn từ những hoạt động tôn giáo khác ngoài việc được gọi là đồng hoá với việc tạo phước. Thông thường, người ta sẽ không hy vọng họ có một cách nhìn đặc trưng nào đó liên quan đến sự cải cách tôn giáo hay cải cách xã hội, nhưng họ đã đóng góp không nhỏ trong việc bảo tồn và duy trì việc xây dựng và phát triển Phật giáo và văn hoá Thái.

Điều rất đặc trưng là việc xây dựng Tăng già Thái ại mang tính truyền thống, bảo thủ và hầu như cực đoan. Thái độ bảo thủ này biểu hiện cả mặt yếu và mạnh trong hệ thống, song nếu phân tích cho đến cùng thì nó thường hạn chế Tăng già đối với những sự ép buộc không cần thiết và không quan trọng và ngăn chặn những nỗ lực của Tăng già trong việc biểu hiện tinh thần trách nhiệm xã hội của họ một cách hoàn toàn hơn. Ngay cả đối với hai trách nhiệm nghiên cứu kinh điển và thực hành thiền định là những nét biểu trưng đối với Tăng sĩ và các vị đó có trách nhiệm phải hạn chế bản thân mình, đôi khi bị phê bình một cách không chính đáng, quá hạn chế và không thiết thực, không phản ánh những nhu cầu của cộng đồng mà tổ chức Tăng già ấy có liên quan. Do đó, ngoài hai trách nhiệm đặc thù trên, các vị Tăng sĩ thường được nhìn thấy tham gia vào những lĩnh vực như kiến thiết chùa chiền hoặc là trùng tu cơ sở. Xét về mặt xã hội thì những hoạt động của họ như hiện nay hiếm khi nới rộng khỏi phạm vi nghi lễ và hình thức tôn giáo. Hướng dẫn công chúng hoặc là mở mang trí tuệ cho họ thường được thực hiện một cách chiếu lệ và sự lãnh đạo về mặt tri thức mà giới Tăng già trước đây đã đảm lấy dường như yếu đi một cách đáng kể.

Tuy nhiên, may mắn thay, có một số cá nhân thành viên Tăng già rất cả khả năng, ý thức xã hội cao và tận tâm, nhiệt tình. Mặc dầu không lãng quên trách nhiệm bảo tồn tinh thần bảo thủ của truyền thống Phật giáo Nguyên Thuỷ, họ còn thực thi những nỗ lực có phối hợp nhằm liên hệ đến những nhu cầu xã hội và vượt ra khỏi những hàng rào chắn cản trở và những yếu điểm của chủ nghĩa truyền thống và bảo thủ. Họ có nguy cơ được gọi là những người không theo truyền thống, qui ước, nhưng họ đóng góp đáng kể cho xã hội, xét vế mặt phát triển đời sống vật chất và nhu cầu an lạc, hạnh phúc tinh thần. Dưới sự khởi xướng và hỗ trợ của họ, nhiều trường học được xây cất ở những vùng nông thôn xa xôi hẻo lánh, đường xá được xây dựng để kết nối làng mạc với nhau, nhiều giếng nước được đào nhằm cung cấp nhiều nước hơn cho dân làng, quỹ được thành lập giúp cho trẻ em nghèo được đến trường, những sự tranh chấp, mâu thuẫn trong gia đình được giải quyết thân tình, điện đài được mang đến cho người dân ở những nơi từ lâu đã bị lãng quên v.v… Một số chùa chiền, tu viện thành lập trung tâm điều trị miễn phí cho con nghiện ma tuý, một số nơi khác thành lập nhà chăm sóc từ thiện cho người bệnh hoặc à bệnh nhân bị mắc bệnh AIDS. Còn có một số vị Tăng rất tích cực tham gia vào việc bảo vệ môi sinh, nâng cao ý thức công chúng về những vấn đề này.

Tất nhiên, bất chấp tất cả những trách nhiệm trên, địa vị căn bản của việc nghiên cứu kinh điển và thực hành thiền định không bao giờ gặp phải những sự trở ngại nghiêm trọng bởi vì có nhiều vị Tăng rất tích cực trong những lĩnh vực này. Người ta chỉ hy vọng rằng trong tiến trình của thời gian ngày càng có nhiều thành viên của Tăng đoàn tham gia vào hoạt động xã hội và hy vọng rằng sự thăng bằng giữa chủ nghĩa truyền thống bảo thủ và chủ nghĩa thực dụng biết nhìn xa trông rộng sẽ được duy trì một cách đúng đắn. Với hiện tượng ngày càng có nhiều người phương Tây quan tâm đến Phật giáo, nhiều người Phật tử Thái cũng đã bắt đầu nhìn kỹ hơn tôn giáo của chính họ. Người ta có thể khẳng định rằng sự trùng hợp là tất nhiên hơn là ngẫu nhiên, nhưng khuynh hướng vẫn là một dấu hiệu chào đón mang tính tích cực. Đúng vậy,  đây không phải chung quy cho một điều gì mang tính chất của một phong trào cải cách hay khôi phục, tuy nhiên, đó là một sự phát triển đầy ý nghĩa. Sau cùng, người ta cũng buộc phải tìm kiếm một sự chọn lựa và giải pháp thiết thực ở nơi đạo Phật và họ đã tìm ra những câu trả lời trong bức thông điệp cổ xưa này của đức Phật mà từ trước đến nay đã bị bỏ quên do vì cuộc chạy theo liều lĩnh, hấp tấp đối với những thứ vật chất không tưởng. Sự tái phát hiện này tạo cho họ một sự tự tin mới tìm thấy trong giáo pháp mà họ tin là có thể dùng để ngăn chặn một cách hiệu quả tình trạng xuống dốc của ý thức luân lý đạo đức. Người ta thường thừa nhận rằng một trong những nguyên nhân gây ra những tệ nạn xã hội trong xã hội Thái hiện đại là sự thiếu quan tâm và thiết tha đối với Phật giáo và việc tu tập theo Phật giáo. Khuynh hướng vỡ mộng mặt tâm linh này biểu hiện mạnh mẽ nhất trong số những nhà kỹ trị và giới trí thức, vì vậy, con số những thành phần này tham gia vào những hoạt động tôn giáo trong bối cảnh xã hội Thái hiện đại ngày càng gia tăng đáng kể.

Với khuynh hướng mới này, những trung tâm thiền đang hoạt động đem lại sức sống mới và những trung tâm mới được thành lập nhằm đáp ứng sự quan tâm của công chúng. Con số người tham gia vào tu tập thiền định ngày càng gia tăng. Các cơ sở giáo dục như trường học, cao đẳng, và đại học thường tổ chức những buổi  thảo luận hoặc hội thảo đặt trọng tâm vào chủ đề Phật giáo cho sinh viên lẫn công chúng tham gia. Những khoá tu học ngoại khoá mùa hè nhắm vào việc nghiên cứu, thực tập thiền định Phật giáo được phổ biến và hỗ trợ rộng rãi. Ngày càng có nhiều giới trẻ xuất thân từ giai cấp trung lưu và bộ phận trí thức tham gia vào tu tập cùng với Tăng đoàn. Mặc dù hầu hết số họ tham gia vào những chương trình tu học ngắn hạn, song kết quả thu thập được rất là đáng kể. Số lượng ngày càng gia tăng của giới cư sĩ tại gia tham gia nghiên cứu nghiêm túc kinh điển Phật giáo, vốn trước đây họ xem như là lĩnh vực của những người tu hành khắc khe, và nhiều khoá học Phật Pháp đã được hợp nhất với chương trình giáo dục ở cấp bậc đại học trên khắp cả nước.

Vai trò của người cư sĩ tại gia làm những vị pháp sư trong bối cảnh tôn giáo hiện đại cũng nên được công nhận. Những khoá học tại các trường đại học có các môn học như Phật học, cổ ngữ Pàli, Sanskrit và môn tôn giáo học đại cương do các vị giáo sư tại gia hướng dẫn, đôi khi có bổ sung thêm những thành viên Tăng già được mời tham gia giảng dạy. Có một số vị pháp sư cư sĩ cũng rất tích cực hoạt động ngoài phạm vi giáo dục của họ, như mở lớp học Phật pháp vì lợi ích của công chúng. Thậm chí môn học Tâm lý Phật giáo hay Luận A tỳ đàm, được xem là chuyên môn hoá cao và khó hiểu, cũng được đưa vào giảng dạy và nghiên cứu bởi những người cư sĩ tại gia thích quan tâm. Những vị nào có trình độ thế học cao thì có điều kiện thuận lợi hơn trong việc liên hệ đến sự am hiểu Phật pháp và dễ thể hiện sự am hiểu của mình hơn và nếu cần thiết thì sử dụng ngôn ngữ của thời đại để làm cho giáo pháp trở thành thứ ngôn ngữ mang tính chất trí thức và thú vị hơn.

Chúng ta cũng nên ghi nhận rằng nữ giới cũng đã bắt đầu quan tâm sâu sắc đến việc theo đuổi tri thức, chống lại vai trò ngự trì trước đây của họ như là những người ủng hộ vật chất và sự thờ ơ đối với việc nghiên cứu Phật pháp một cách nghiêm túc. Trên thực tế, hiện nay họ đã đi đầu trong một số lĩnh vực, xuất chúng trong lĩnh vực giảng dạy giáo lý và thành lập một bộ  phận học thuật chính yếu.

Tất nhiên, những hoạt động học thuật của các vị cư sĩ này vẫn còn bị hạn chế và vượt lên trên cái vòng tròn hạn hẹp này, Tăng sĩ vẫn đóng một vai trò chính yếu trong việc hướng dẫn tu tập đời sống tâm linh. Tại Thái Lan hiện nay có hai trường đại học Phật giáo, Mahachulalongkorn và Mahamakut, cả hai đều toạ lạc tại thủ đô Bangkok. Hai trường đại học này phục vụ nhu cầu giáo dục cho giới tu sĩ trong nước cũng như nhiều vị đến từ một số quốc gia khác. Hai cơ sở giáo dục này đã liên kết với nhiều trường đại học và trung học trên khắp đất nước và đào tạo những khoá học cấp đại học và hậu đại học được Bộ giáo dục Thái Lan công nhận. Thiền định là một lĩnh vực chuyên môn hoá khác, một lĩnh vực mà vai trò của tu sĩ vẫn có một ý nghĩa vô cùng lớn lao, mặc dù có một số vị cư sĩ có năng lực rất tích cực trong lĩnh vực này. Sự hướng dẫn của Tăng sĩ có một lợi điểm bởi vì chư vị tự nhiên khơi dậy niềm tin và sự kính trọng nơi hành giả và bởi vì các vị không chỉ được đào tạo trong thiền định mà còn sống theo lối sống thiền định. Ngược lại, người cư sĩ tại gia thì thường là uyển chuyển và dễ tiếp cận nên họ chỉ thu hút một nhóm người cố định nào đó thích hướng đến mục đích thư giãn. Trong những năm gần đây, sự quan tâm ngày càng gia tăng trong việc thực hành thiền định thực sự là một khuynh hướng đáng mừng đối với Phật giáo Thái đương đại.

Một thành tựu quan trọng khác nữa là sự tham gia của Thái Lan vào những hoạt động truyền bá Phật giáo thế giới. Thái Lan gia nhập viễn cảnh tôn giáo tương đối muộn, song có nhiều tiềm năng mà quốc gia có thể đóng góp. Với khuynh hướng người phương Tây ngày càng trở nên quan tâm nhiều hơn với Phật giáo, dường như xuất hiện một đòi hỏi to lớn thành phần nhân sự hoạt động trong lĩnh vực tôn giáo để mang bức thông điệp hoà bình và trí tuệ cho những mảnh đất mới và không quen thuộc Phật giáo. Buồn thay là Tăng già Thái, đặc biệt là bộ phận điều hành Tăng sự rất chậm trễ trong việc đáp ứng cơ hội mới này. Từ trước đến giờ không có hoạt động nào có ý nghĩa được thực thi theo khuynh hướng này, song có một số cá nhân Tăng sĩ từ lâu rất năng động và tích cực trong sứ mệnh truyền giáo tự đặt ra cho mình. Nhiều vị đã phục vụ một cách nhiệt tình xứng đáng được tán dương. Những vị Tăng xuất thân từ phương Tây được đào tạo tại Thái là những người thành công nhất với bản chất say mê của họ và sự gia tăng những hoạt động của họ đã thuộc bản chất hiện tượng. Hiện tại, có rất ít chùa Thái, theo con số thống kê chính thức mới đây nhất, được thành lập một cách kiên cố tại các quốc gia như Mã Lai, Singapore, In đô nê xia, Ấn độ, Uùc Hoa Kỳ, Canada, Anh và nhiều quốc gia khác tại Aâu lục địa. Ngoài những nước này ra,  chỉ có bốn cơ sở được sự ủng hộ trực tiếp của chính phủ Thái. Tuy nhiên, những nỗ lực gần đây của bộ phận quản lý Tăng sự Thái nhằm thành lập một viện chuyên giải quyết những hoạt động truyền giáo sang nước ngoài và Ban tôn giáo hợp tác tích cực vào dự án này. Hy vọng rằng dự án này sẽ giải quyết hữu hiệu hơn những vấn đề về lâu về dài liên quan đến vai trò của Thái Lan trong sứ mệnh truyền bá Phật giáo quốc tế và sẽ giúp đỡ hơn nữa việc đẩy mạnh và phổ biến tôn giáo này cho nhiều nước trên thế giới.

http://www.buddhismtoday.com/viet/xhh/PGvaThaiLan.htm

 


Vào mạng: 1-1-2002

Trở về mục "Xã hội học Phật giáo"

Đầu trang