- CON NGƯỜI VÀ TÔN GIÁO
- Nguyên tác Đại lão Hoà thượng K. Sri.
Dhammananda
Con người là chúng sanh duy nhất trên thế
gian này đã khám phá ra tôn giáo và thực hành sự cầu nguyện và sùng
bái.
Nhân loại phát triển tôn giáo nhằm mục đích
làm thỏa mãn những ham muốn tìm hiểu cuộc sống chính mình và thế giới
xung quanh mình. Những tôn giáo thời nguyên thuỷ có nguồn gốc từ thuyết
vạn vật hữu linh và nó phát sinh từ nỗi sợ hãi của con người về những
đấng quyền năng siêu nhiên và những đấng vô hình và sự ham muốn của
con người nhằm làm xoa dịu những quyền lực mà anh ta nghĩ là những đối tượng trú ngụ vô tri vô
giác. Trải qua thời gian, những tôn giáo này thay đổi, bị ảnh hưởng bởi
môi trường tự nhiên, địa lý, lịch sử, kinh tế xã hội, chính trị và
tri thức ở thời điểm đó.
Nhiều tôn giáo trong
số những tôn giáo đó đã trở thành tôn giáo có tổ chức và phát triển
thịnh hành cho đến ngày nay, được một số tín đồ thuần tín ủng hộ
mạnh mẽ. Nhiều người bị thu hút vào những tôn giáo có tổ chức này bởi
vì hình thức tráng lệ và lễ nghi trong khi lại có một số người khác
thích thực hành tôn giáo của chính họ, bày tỏ lòng tôn kính đối với
bậc đạo sư của họ và áp dụng những nguyên lý đạo đức vào cuộc sống
hằng ngày của mình. Bởi vì tầm quan trọng và cần thiết của việc thực
hành, mỗi tôn giáo cho rằng tôn giáo mình là một triết lý sống, chứ
không chỉ là một hệ thống niềm tin suông. Xét theo quan điểm của nhiều
nguồn gốc xuất phát khác nhau và những con đường phát triển mà tôn
giáo đã trải qua thì người ta không khỏi ngạc nhiên rằng những tôn
giáo của con người phải khác biệt về mục đích, sự hiểu biết và giải thích của tín đồ, mục tiêu của
họ và làm thế nào để đạt được mục đích đó, và quan niệm của họ
về sự thưởng, phạt đối với những hành động đã tạo.
Xét về phương diện
mục đích, việc thực hành tôn giáo có thể được căn cứ trên cơ sở
niềm tin, sợ hãi, lý trí hoặc là sự
vô hại: niềm tin hình thành nền cơ sở của nhiều hình thức tôn giáo
được phát huy nhằm mục đích vượt qua những nỗi sợ hãi của con người
và đáp ứng những nhu cầu của anh ta. Một tôn giáo thần biến, huyền diệu
khai thác nỗi sợ hãi đó xuất phát từ sự vô minh của con người và
đưa ra những sự hứa hẹn thành đạt về vật chất được căn cứ trên
cơ sở của lòng tham lam. Một tôn giáo của sự thuần tín được căn cứ
trên cơ sở tình cảm và nỗi sợ hãi về đấng quyền năng siêu nhiên mà
người ta quá tin tưởng có thể làm xoa dịu thông qua những hình thức lễ
nghi và nghi thức. Một tôn giáo của niềm tin được căn cứ trên cơ sở
của lòng ham muốn có được sự tự tin để đối diện với những điều
không chắc chắn trong cuộc sống và chân giá trị của con người.
Một số tôn giáo
phát triển do kết quả của sự phát triển tri thức nhân loại, kinh nghiệm
và trí tuệ nhân loại. Phương pháp hợp lý khi tìm đến tôn giáo đã được
chấp nhận trong trường hợp này, kết hợp với những nguyên lý về giá
trị của con người và những quy luật của tự nhiên hay của vũ trụ. Tôn
giáo này được căn cứ trên giá trị nhân bản và chú trọng đến sự tu
tâp, trau dồi những phẩm chất con người. Một tôn giáo với chủ trương
lấy quy luật nhân quả hay nghiệp báo làm chính yếu được căn cứ trên
nguyên lý của tự lực và cho rằng chỉ có cá nhân chịu trách nhiệm cho
hạnh phúc và khổ đau và sự giải thoát của chính mình. Một tôn giáo đầy
tính trí tuệ được căn cứ trên cơ sở ứng dụng lý trí và đi tìm sự
hiểu biết về cuộc đời và sự thật của những điều kiện thế gian
thông qua tri thức phân tích.
Vô hại và thiện
chí là những yếu tố phổ quát được tìm thấy trong tôn giáo. Một tôn
giáo hòa bình được căn cứ trên nguyên lý không làm hại chính mình và
người khác và tín đồ của tôn giáo đó phải trau dồi một cuộc sống
an lạc, hài hoà và giải thoát. Một tôn giáo thiện chí và từ bi được
căn cứ trên cơ sở dâng hiến và phục vụ vì lợi ích và hạnh phúc của
người khác.
Tôn giáo khác biệt
do khả năngï hiểu biết của tín đồ tôn giáo đó và sự giải thích mà
những người có thẩm quyền tôn giáo đưa ra cho học thuyết và việc
hành trì của tôn giáo họ. Trong một sô tôn giáo, đưa ra những quy tắc làm mệnh lệnh cho
con người phải phục tùng trong khi trong những tôn giáo khác, họ chỉ
đưa ra lời khuyên về nhu cầu và phương cách để tuân theo những quy tắc
này (luật). Mỗi tôn giáo sẽ đưa ra những lý do để giải thích những vấn
đề khổ đau đang hiện hữu của con người và những sự bất bình đẳng
giữa con người và phương pháp để giải quyết tình huống. Bằng cách giải
thích, một số tôn giáo cho rằng con người phải đương đầu với những
khổ đau này bởi vì anh ta đang được thử nghiệm ở nơi thế giới này.
Khi một sự giải thích như thế được đưa ra, một người khác có thể
hỏi: ‘Để vì mục đích gì?’ Làm thế nào mà con người có thể được
phán xét dựa trên cơ sở của chỉ một kiếp sống khi mà nhân loại thường
khác biệt về những kinh nghiệm khổ đau về mặt vật lý, tinh thần, xã
hội, kinh tế và những nhân tố và điều kiện môi trường?
Mỗi tôn giáo có
quan niệm riêng về những gì được xem là mục đích của đời sống tâm
linh. Đối với một số tôn giáo, sự sống thường hằng bất tử trên
thiên đường hoặc ở cõi trời với Chúa, Thượng đế là mục tiêu tối
hậu. Đối với số khác lại cho rằng mục đích tối hậu của cuộc đời
là sự thống nhất với ý thức vũ trụ bởi vì người ta tin rằng sự sống
là một đơn vị của ý thức và nó phải trở về cùng nguồn gốc với
ý thức.
Một số tôn giáo
tin rằng sự chấm dứt khổ đau hoặc là sự lập lại chu trình sinh và tử
là mục đích cứ cánh. Đối với những tôn giáo khác, thậm chí hạnh
phúc thiên đường hoặc là hợp nhất với Phạm Thiên (đấng tạo hoá)
là sự phái sinh từ sự bấp bênh của cuộc sống, cho dù tồn tại ở
hình thức nào đi nữa. Và thậm chí có một sô tôn giáo tin rằng chính
ngay trong kiếp sống hiện tại cũng đủ cho chúng ta hưởng được mục đích
của cuộc đời.
Để đạt được mục
đích mong muốn này, mỗi tôn giáo đưa ra một giải pháp khác nhau. Một số
tôn giáo yêu cầu tín đồ của họ hãy dâng hiến cho Chúa hoặc là tuỳ
thuộc vào Chúa mọi điều trong cuộc sống của họ. Một số tôn giáo
khác kêu gọi tín đồ của họ thực hành khổ hạnh khắc khe làm phương
tiện để rửa sạch tất cả những tội lỗi thông qua việc tự ép xác
khổ hạnh. Lại có một số tôn giáo khác đề nghị giết súc vật để dâng
hiến thần linh và nhiều hình thức lễ nghi và nghi thức cũng như việc trì
tụng thần chú để được thanh tịnh hoá và đạt mục đích cứu cánh.
Song còn có một tôn giáo nữa ủng hộ những phương pháp tu tập đa dạng
và sự thành tâm, dùng trí tuệ nhận diện chân lý và sự định tâm nhờ
quá trình tu tập thiền định.
Mỗi tôn giáo có một
quan niệm khác nhau về sự trừng phạt những hành động ác đã tạo trong
cuộc sống. Theo một số tôn giáo, con người bị Thượng đế buộc phải
đày đoạ trên trần gian này mãi mãi vì tội lỗi anh ta đã phạm phải
ngay trong kiếp sống này. Có một số tôn giáo khác lại cho rằng nhân và
quả hoạt động theo quy luật của tự nhiên và kết quả của một hành
động (nghiệp) sẽ phải lãnh chịu trong một khoảng thời gian nhất định.
Một số tôn giáo lại cho rằng kiếp sống này chỉ là một trong nhiều kiếp
sống và con người sẽ luôn luôn có được cơ hội để chuyển hoá tự
thân trong mỗi giai đoạn mãi cho đến khi anh ta đạt đến quả vị vô thượng,
niềm hạnh phúc vĩnh cửu.
Đưa ra nhiều mục
đích, sự giải thích và mục tiêu đa dạng và rộng như thế về nhiều tôn
giáo khác được nhân loại chấp nhận thì rất là hữu ích khiến cho con
người không nên chấp lấy những quan điểm giáo điều về tôn giáo của
họ mã hãy cởi mở và khoan dung đối với quan điểm của những tôn giáo
khác.
Đức Phật dạy: “Các
vị không nên chấp nhận những lời dạy của ta do vì sự tôn kính mà trước
hết hãy thử nghiệm những lời dạy ấy như đem vàng ra thử lửa”.
Sau khi nhấn mạnh tầm
quan trọng của việc duy trì một tâm hồn cởi mở, khai phóng đối với
những giáo lý của các tôn giáo khác, thật là hữu ích nếu chúng ta ghi
nhớ rằng thực hành tôn giáo là để mang lại lợi ích và, tự do và hạnh
phúc cho tất cả chúng sanh. Điều đó có nghĩa là, giáo lý nên được sử
dụng vào những mục đích chân chánh nhằm cải thiện phẩm chất của đời
sống của tất cả chúng sanh. Song hiện nay nhân loại bị lợi dụng và đã
đi sai hướng những những giáo lý cơ bản. Những hành động phi luân lý
và tội lỗi trở nên một hiện tượng phổ biến trong xã hội và những
con người có tinh thần tôn giáo thường gặp phải nhiều khó khăn trong việc
cố gắng duy trì một số nguyên tắc đạo lý trong cuộc sống hiện đại.
Đồng thời, tiêu chuẩn của những nguyên tắc đạo lý cũng bị hạ thấp
nhằm đáp ứng thoả mãn những nhu cầu của những con người có đầu óc
nhiễm ô và ích kỷ. Con người không nên vi phạm những quy luật đạo lý
phổ quát nhằm thích nghi với lòng tham và sự tham đắm của bản thân;
mà đúng hơn con người nên cố điều chỉnh bản thân mình theo những quy
luật này do tôn giáo hướng dẫn. Những giới luật của tôn giáo đã được
đưa ra bởi các Bậc Thầy giác ngộ, những con người đã nhận ra được
lối sống thánh thiện, cao thượng đưa đến an lạc và hạnh phúc cho tự
thân và tha nhân. Những ai vi phạm những giới cấm này là vi phạm những
quy luật của vũ trụ, mà theo Phật giáo, sẽ mang lại những hậu quả
thông qua sự vận hành của quy luật nhân quả.
Mặt khác, điều này
không có nghĩa rằng con người phải tuân theo một cách nô lệ những gì
được tìm thấy trong tôn giáo của anh ta, không quan tâm đến việc ứng dụng
của tôn giáo ấy vào cuộc sống hiện thời. Những nguyên lý và giới luật
tôn giáo khiến cho con người có thể sống cuộc sống đầy ý nghĩa, chứ
không phải để sử dụng chúng trói buộc con người vào những sự hành
trì vô ích và những tín điều và hình thức nghi lễ mang tính mê tín dị
đoan. Người nào tuân giữ những nguyên lý đạo giáo nên tin tưởng vào
trí thông minh của con người và sống tôn trọng với chấn giá trị nhân loại. Cần phải có một vài sự
thay đổi trong những hoạt động tôn giáo để tương xứng với nền giáo
dục của chúng ta và bản chất của xã hội ngày càng đổi thay của chúng
ta và đồng thời không đánh mất đi những nguyên lý phổ quát thánh thiện
ấy. Nhưng người ta thừa nhận rằng làm thay đổi bất kỳ hình thức
tôn giáo nào cũng luôn là điều khó thực thi bởi vì nhiều người có đầu
óc bảo thủ, cố hữu lại phản đối lại sự cách tân dù là họ muốn
cải thiện tốt hơn. Những quan điểm và ý kiến bảo thủ như thế cũng
giống như một ao nước tù đọng, trong khi đó những ý tưởng mới tiến
bộ thì giống như một thác nước nơi mà dòng nước thường xuyên được
đổi mới và do đó, có thể sử dụng được.
SỰ BÓP
MÉO TÔN GIÁO
Bất chấp giá trị
của tôn giáo trong tinh thần nâng cao bản chất đạo lý, nói rằng tôn
giáo là một mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển mê tín dị đoan và sự
nhiệt tâm mang bản chất đạo đức giả, bị bao phủ bởi cái vỏ tôn
giáo bên ngoài là một điều không sai. Nhiều người sử dụng tôn giáo nhắm
đến mục đích trốn thoát những sự thật của cuộc đời và mang trong
mình một lớp đồ tôn giáo và những biểu tượng tôn giáo. Có thể những
người này thậm chí rất thường xuyên cầu nguyện, cúng bái, song họ
không mấy thành tâm và không hiểu mục đích của tôn giáo là gì. Khi mà
một tôn giáo chịu sự quyết định của vô minh, tham danh vọng, quyền lực
và ích kỷ, thì con người nhanh chóng chĩa vào tố cáo tôn giáo và nói rằng
tôn giáo mang tính phi lý. Nhưng ‘Tôn giáo’ (việc thực hành nhiều hình
thức lễ nghi bên ngoài) nên được phân biệt với bản thân giáo lý. Trước
khi phê bình, chỉ trích, chúng ta nên nghiên cứu kỹ và chính xác những
giáo lý nguyên thuỷ của bậc sáng lập và tìm xem có điều gì sai trái về
bản chất.
Tôn giáo khuyên răn
con người làm điều thiện và sống tốt với mọi người chứ họ quan không
tâm đến việc hành động như thư vậy. Thay vì đó họ lại thích chấp
vào những hình thức khác không mang giá trị chân thật của tôn giáo. Nếu
mà họ biết cố tinh tấn tu tập trau dồi bản tâm của mình bằng cách chấm
dứt thái độ ganh tỵ, kiêu mạn, thô bạo, đố kỵ và ích kỷ, thì tối
thiểu họ cũng sẽ tìm thấy được con đường chân chánh để thực hành
một tôn giáo nào đó. Bất hạnh thay, họ lại phát huy tính ganh tỵ, kiêu
mạn, thô bạo và ích kỷ thay vì đoạn trừ chúng. Nhiều người có khuynh
hướng gải vờ theo đạo, nhưng lại làm những hành động tàn bạo vô
cùng dựa trên danh nghĩa tôn giáo. Họ gây chiến tranh, phân biệt và tạo
ra sự lo âu vì mục đích riêng cho tôn giáo, đánh mất đi cái nhìn với mục
đích cao quý của nó. Từ sự gia tăng việc thực thi những hành động
được gọi là mang tính chất tôn giáo, chúng ta dường như có ấn tượng
rằng tôn giáo đang trên đà tiến bộ, nhưng mặt trái của nó thì thực sự
là một vấn đề bởi vì dường như sự thanh tịnh về mặt tâm linh và sự
hiểu biết của con người trên thực tế không được tu tập.
Tu tập theo một tôn
giáo không gì hơn chỉ là sự phát triển ý thức nội tâm của con người,
phát triển thiện chí và sự hiểu biết của họ. Lúc đó những vấn đề
mà con người đối diện sẽ được giải quyết trực tiếp bằng cách nương
tựa vào sức mạnh tâm linh. Chạy trốn những khổ đau của cuộc sống chính
mình trên danh nghĩa tâm linh là một hành động không can đảm và được
xem là hèn nhác, lại càng không được xem như là tâm linh. Trong những điều
kiện hỗn loạn như hiện nay, con người đang trên đà suy đồi, xuống dốc
và tự huỷ diệt chính mình. Sự tró trêu của họ là họ tưởng tượng
rằng họ đang trên đà phát triển hướng đến một nền văn minh huy hoàng
mà chưa được nhận diện.
Trong tình trạng hỗn
loạn này, những quan niệm mang tính ảo tưởng và tạo hình của tôn giáo
được truyền bá rộng rãi nhằm tạo ra sự cám dỗ và hỗn loạn hơn
trong tâm trí của con người. Tôn giáo bị lợi dụng và được sử dụng
cho những nu cầu lợi dưỡng và quyền lực cá nhân. Một số hoạt động
phi luân lý đạo đức như quan hệ giới
tính một cách tự do v.v…. đã được một số nhóm tôn giáo khích lệ nhằm
mục đích truyền bá tôn giáo của họ cho giới trẻ. Bằng cách khơi dậy
những cảm giác tham dục, những nhóm này hy vọng chinh phục những thanh
niên trai trẻ đi theo tôn giáo của họ. Ngày nay tôn giáo đã bị thoái
hoá và biến thành một món hàng hoá rẻ tiền được trưng bày trong thị
trường tôn giáo ít được coi trọng đến những giá trị luân lý và những
gì mà tôn giáo biểu trưng cho. Một số đoàn truyền giáo cho rằng những
hành động mang tính luân lý đạo đức và những giới điều không quan trọng
miễn là con người có niềm tin và cầu nguyện Thượng đế, được tin là
đủ để đảm bảo được sự cứu rỗi của vị ấy. Đã chứng kiến
cách mà một số nhà cầm quyền tôn giáo đã dấn thân vào con đường sai
lầm và che mắt những tín đồ của họ đã diễn ra tại Châu Aâu, Karl
Marx đã đưa ra một nhận xét châm chọc: “Tôn giáo là tiếng thở dài của
những loài sinh vật bị đè nén, những cảm xúc của một thế giới
không có trái tim, cũng như linh hồn của những con người không có linh hồn.
Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”.
Con người cần đến
tôn giáo không phải vì lý do tôn giáo tạo dựng cho anh ta một thiên đàng
ước mơ cho một kiếp sống trong tương lai hoặc là tôn giáo đó cung cấp
cho anh ta những quan điểm, ý tưởng giáo điều để theo và nếu như vậy
anh ta sẽ phủ nhận khả năng lý trí của con người và trở thành kẻ mối
phiền lòng đối với đồng loại của anh ta. Tôn giáo phải là một biện
pháp có thể tin cậy và mang bản chất lý trí để cho con người sống
ngay trong cuộc sống hiện tại, trở thành những con người có văn hoá và
sự hiểu biết, đồng thời thiết lập một đời sống gương mẫu cho những
người khác noi theo. Nhiều tôn giáo không chấp nhận những suy nghĩ của
chính bản thân con người và cho đó là suy nghĩ của một đấng tối thượng,
nhưng Phật giáo, ngược lại, hướng con người trực tiếp trong quá trình
tìm cầu sự an lạc nội tâm thông qua những tiềm năng ẩn chứa bên trong
con người. Pháp không có nghĩa là những
gì con người tìm kiếm từ bên ngoài bản thân anh ta bởi vì phân tích cho
đến cùng, con người là Pháp và Pháp là con người. Do vậy, tôn giáo
chân thật, có nghĩa là Pháp, không phải là những gì bên ngoài chúng ta
mà chúng ta đạt được, nhưng đó là sự tu tập và sự giác ngộ trí tuệ,
từ bi và sự thanh tịnh mà chúng ta phát huy chính từ bên trong nội tâm
mình.
TÔN
GIÁO ĐÚNG ĐẮN
Nếu bất cứ tôn giáo chứa đựng giáo lý
Tứ Thánh đế và Bát Thánh đạo, thì tô giáo đó được xem là tôn giáo
đúng đắn.
Thật là một điều
kho khăn cho con người tìm ra lý do tại sao có quá nhiều tôn giáo khác nhau
và tôn giáo nào là tôn giáo chân thật. Tín đồ của mỗi tôn giáo đang cố
gắng chứng tỏ tính ưu việt của tôn giáo họ. Sự đa dạng đã tạo ra
sự không đồng bộ, nhưng trong vấn đề tôn giáo, con người đánh thách
với nhau bằng sự ganh tỵ, sân hận và khinh thị. Giáo lý được tôn
kính nhất của một tôn giáo này lại được cho là lố bịch đối với
những tôn giáo khác. Để truyền bá những bức thông điệp hoà bình và
mang sứ mệnh của Thượng đế, một số người đã phải viện đến những
cuộc chiến tranh và vũ khí. Phải chăng họ đã làm ô danh tôn giáo? Dường
như rằng có một sô tôn giáo chịu trách nhiệm đối với việc chia rẽ
thay vì đoàn kết, hoà hợp nhân loại.
Để tìm ra một tôn
giáo chân thật và thích hợp, chúng ta phải cân nhắc với một thái độ
không thành kiến, thiên vị thế nào là một tôn giáo đích thực không đúng
đắn? Tôn giáo hay những triết học không đúng đắn bao gồm: những người
theo chủ nghĩa vật chất từ chối sự tồn tại sau khi chết; chủ nghĩa
phi luân lý đạo đức phủ nhận cái thiện và cái ác, bất kỳ tôn giáo
nào khẳng quyết rằng con người được cứu rỗi nhờ phép thần hoặc
là bị đày đoạ cũng do thần; thuyết hữu thần tiến hoá lại cho rằng
mọi sự vật được định trước và mọi người được định mệnh để
đạt được sự cứu rỗi dần dần thông qua việc tin suông mà thôi.
Phật giáo là tôn
giáo thoát khỏi những cơ sở không vững vàng. Phật giáo là một tôn
giáo thiết thực và có thể kiểm chứng. Chân lý (pháp) của tôn giáo này
được đức Phật kiểm chứng, được chư đệ tử Ngài xác chứng và
luôn luôn chào đón, cởi mở tinh thần kiểm chứng ở bất kỳ ai muốn
làm điều đó. Và ngày nay, Giáo pháp của đức Phật, đang được những
phương pháp khảo sát khoa học nghiêm túc kiểm chứng.
Đức Phật dạy rằng
bất kỳ hình thức tôn giáo nào đều là chân thật nếu tôn giáo đó chứa
đựng giáo ly Tứ Thánh đế và Bát Thánh đạo (con đường bao gồm tám
ngành). Điều này chỉ ra rõ ràng rằng đức Phật không muốn thiết lập
nên một hình thức tôn giáo riêng biệt. Những gì Ngài muốn là nhằm để
tiết lộ Chân lý tối hậu của cuộc sống chúng ta và vũ trụ. Mặc dù
đức Phật thuyết giảng Tứ Thánh đế và Bát Thánh đạo, song phương pháp
tu tập theo các pháp này không chỉ là tài sản của riêng người Phật tử.
đây là một chân lý phổ quát trong khắp vũ trụ.
Hầu hết mọi người
cảm thấy cần thiết đưa ra những lời tranh luận để chứng minh giá trị
pháp lý của tôn giáo mà họ đang theo. Có một sô người lại cho rằng tôn
giáo của họ là tôn giáo hiện đại nhất và do đó chứa đựng chân lý.
Một số cho rằng tôn giáo của họ có nhiều tín đồ nhất và do đó cũng
chứa đựng chân lý. Song không một lời tranh cãi nào trong số này có giá
trị để thiết lập nên sự thật của một tôn giáo. Người ta có thể
phán xét giá trị của tôn giáo bằng cách chỉ sử dụng đến các giác
quan và sự hiểu biết thông thường mà thôi.
Có một số tôn
giáo truyền thống yêu cầu con người phải chịu quỵ luỵ trước một đấng
quyền năng to lớn hơn chính bản thân con người, một đấng quyền năng
điều khiển sự tạo hoá, những hành động của con người và sự giải
thoát cuối cùng của anh ta. Đức Phật không thừa nhận những đấng quyền
năng như thế. Hay đúng hơn, Ngài chỉ định con người làm đấng tạo hoá,
quyền năng của chính mình bằng cách khẳng định rằng mỗi người là đấng
tạo hoá của chính mình, phải chịu trách nhiệm cho sự giải thoát tự
thân. Đó là lý do tại sao người ta nói rằng: “không có một ai là vô
thần như đức Phật”. Tôn giáo của người Phật tử ban cho con người một
ý nghĩa lớn lao về chân giá trị; đồng thời, tôn giáo này cũng quy cho
con người những trách nhiệm to lớn vô cùng. Người Phật tử không thể
đổ lỗi cho những đấng quyền năng từ bên ngoài khi mà điều xấu đến
với vị ấy. Nhưng người Phật tử có thể đối diện với sự bất hạnh
bằng trạng thái tâm hoan hỷ, cởi mở bởi vì anh ta biết rằng anh ta có
khả năng để dập tắt tất cả những khổ đau của cuộc đời.
Một trong những nguyên
nhân giải thích tại sao đạo Phật thu hút giới trí thức và những người
có học thức cao là đức Phật không chấp nhận chư đệ tử Ngài chấp
nhận một cách hấp tấp những gì họ nghe (dù là điều đó xuất phát từ
bản thân Ngài) mà trước tiên không kiểm tra giá trị của nó. Những lời
dạy của đức Phật đã tồn tại và thích hợp với thời đại bởi vì
nhiều người trí thức đã thách thức mọi phương diện của những lời
dạy ấy và đã đi đến kết luận rằng đức Phật luôn luôn thuyết giảng
Chân lý không thể phủ nhận được. Trong khi những nhà tôn giáo khác
đang cố gắng tìm mọi cách để ‘đánh giá lại’ những lời dạy của
bậc thầy của họ dưới ánh sáng của tri thức hiện đại về Vũ trụ,
giáo pháp của đức Phật đang được giới khoa học gia kiểm chứng.
http://www.buddhismtoday.com/viet/xhh/connguoi_tongiao.htm