- TẠI
SAO KHÔNG CÓ HOÀ BÌNH?
- Nguyên tác Đại lão Hoà thượng K. Sri.
Dhammananda
Nhân loại đã quên
rằng anh ta có một trái tim. Anh ta quên rằng nếu anh ta đối xử với thế
giới một cách tử tế thì thế giới sẽ đối xử tử tế lại với anh
ta.
Chúng ta đang sống
trong một thế giới của những sự mâu thuẫn thực sự kinh hoàng. Một mặt,
con người sợ chiến tranh; mặt khác, họ chuẩn bị cho chiến tranh với một
sự điên cuồng. Họ sinh ra dư thừa, song họ phân phát khổ đau. Thế giới
ngày càng trở nên đông đúc, nhưng con người ngày càng trở nên cô lập
nhau và ngày càng cảm thấy cô đơn. Nhân loại đang sống gần gũi với
nhau trong một đại gia đình, song mỗi cá nhân tìm cho bản thân mình ngày
càng nhiều hơn so với trước đây, bị tách biệt khỏi những người láng
giềng của anh ta. Sự hiểu biết và thành
thật với nhau đang ngày càng thiếu đi trầm trọng. Con người không thể
tin tưởng lẫn nhau cho dù người kia có tốt thế nào đi nữa.
Khi tổ chức Liên Hiệp
Quốc được hình thành sau những nỗi kinh hoàng của cuộc đại chiến thế
giới lần thứ hai, những vị đứng đầu của tổ chức họp lại để ký
kết một hiến chương đồng ý với lời mở đầu sau đây: “Bởi vì
chính trong tâm của con người mà chiến tranh bắt đầu, chính trong tâm con
người mà thành luỹ bảo vệ hòa bình phải được xây dựng. Chính quan
điểm này được nhấn mạnh trong bài kệ đầu tiên của Bản Kinh Pháp
Cú:
- “Ý dẫn đầu
các pháp,
- Yù làm chủ,
ý tạo;
- Nếu với ý
ô nhiễm
- Nói lên hay
hành động,
- Khổ não bước
theo sau,
- Như xe, chân vật
kéo”. (PC-01)
Niềm tin rằng con
đường duy nhất để đánh lại bạo lực là bằng cách áp dụng nhiều
quyền lực hơn đã đưa đến sự xung đột vũ trang giữa các quốc gia lớn
mạnh với nhau. Và sự cạnh tranh này nhằm tăng cường vũ khí trang bị
cho chiến tranh đã mang lại cho nhân loại nguy cơ huỷ diệt hoàn toàn sự
sống con người. Nếu chúng ta không làm gì để ngăn chặn hành động đó,
thì cuộc chiến kế tiếp sẽ là sự kết thúc của thế giới nơi mà sẽ
không có những kẻ chiến thắng và cũng không có nạn nhân của chiến
tranh. Chỉ còn lại những xác chết ngổn ngang trên chiến trường.
- “Hận thù
không thể dập tắt bằng hận thù;
- hận thù có
thể dập tắt bằng tình thương”.
Đó là lời khuyên của
đức Phật cho những ai tuyên thuyết một học thuyết về sự đối kháng,
sân hận và cho những ai dẫn dắt nhân loại vào chiến tranh và phản loạn
chống lại nhau. Nhiều người cho rằng lời khuyên của đức Phật là hãy
chuyển hóa ác thành thiện là một lời khuyên không thiết thực. Trên thực
tế, đó là một phương pháp đúng đắn duy nhất để giải quyết vấn đề.
Phương pháp này được một bậc đạo sư vĩ đại giới thiệu thông qua sự
chứng nghiệm bản thân của Ngài. Bởi vì chúng ta kêu căng, tự hào và
ngã mạn, chúng ta miễn cưỡng để chuyển hoá ác thành thiện, nghĩ rằng
quần chúng có thể đối xử chúng ta hèn nhát như mọi người. Thậm chí
có một số người nghĩ rằng sự tử tế, từ tâm và lịch thiệp là mang
tính đàn bà chứ không mang tính đàn ông! Nhưng tác hại sẽ như thế nào
nếu chúng ta giải quyết những vấn đề của chúng ta và mang lại niềm hạnh
phúc và an lạc cho mọi người bằng cách chấp nhận phương pháp đầy tính
văn hóa này và bằng cách hy sinh sự kiêu căng ngã mạn đầy sự hiểm
nguy của chúng ta?
Tinh thần khoan dung
độ lượng phải được thực hành nếu hoà bình phải đến với nhân loại
trên trái đất này. Quyền lực và sự ép buộc sẽ chỉ tạo ra thái độ
không khoan dung. Để thiết lập hoà bình và hài hoà giữa nhân loại, mỗi
một người trước tiên phải học tập phương pháp thực hành nhằm đưa
đến sự chấm dứt của tham lam, sân hận và si mê, nguồn gốc của tất
cả các quyền lực đầy tội lỗi. Nếu nhân loại có thể diệt tận tất
cả những thế lực xấu xa này thì khoan dung và hoà bình sẽ xuất hiện nơi
thế giới bất an này.
Ngày nay, chúng ta là
những người đi theo con đường của đức Phật từ bi nhất, cho nên
chúng ta phải có một nhiệm vụ đặc biệt là hãy cùng nhau hoạt động
nhằm thiết lập nền hoà bình cho thế giới và chỉ cho những người khác
một tấm gương để noi theo bằng cách noi theo lời khuyên của bậc đạo
sư: “Mọi người sợ hình phạt; mọi người sợ tử vong; Lấy mình làm
ví dụ; không giết không bảo giết”. Pháp cú –129)
Hoà bình có thể
luôn luôn đạt được, nhưng phương pháp để đạt được hoà bình không
chỉ bằng cách cầu nguyện và lễ nghi. Hoà bình là kết quả của sự
hài hoà giữa con người với chúng sanh đồng loại và môi trường sống
xung quanh. Nền hoà bình mà chúng ta cố đưa ra giới thiệu bằng bạo lực
thì không phải là một nền hoà bình vĩnh viễn lâu dài. Đó là một khoảng
trung gian giữa những cuộc xung đột của tham ái ích kỷ và những điều
kiện thế gian.
Hoà bình không thể
tồn tại trên thế giới này mà không có việc thực hành hạnh khoan dung.
Để khoan dung, độ lượng, chúng ta không nên cho phép trạng thái tâm sân
hận và ghanh tỵ ngự trị trong tâm chúng ta. Đức Phật dạy: “Kẻ thù hại
kẻ thù; oan gia hại oan gia, không bằng tâm hướng tà, gây ác cho tự thân”.
PC-42)
Phật giáo là một
tôn giáo khoan dung ởi vì Phật giáo tuyên thuyết một cuộc sống tự kiềm
chế. Phật giáo dạy một cuộc sống được căn cứ vào không chỉ những
giới luật mà còn căn cứ vào những nguyên lý. Phật giáo không bao giờ
hành quyết hay ngược đãi đối với những ai mang trong mình một tín ngưỡng
khác biệt. Giáo lý như thế không cần thiết đối với bất kỳ một ai
phải gán cho chính anh ta một nhãn hiệu ‘Phật tử’ để thực hành những
nguyên lý cao thượng của tôn giáo này.
Thế gian như một tấm
gương và nếu chúng ta nhìn vào tấm gương với một gương mặt mỉm cười,
thì chúng ta có thể nhìn thấy chân diện mục của chính mình, một gương
mặt tươi cười tuyệt mỹ. Trái lại, nếu chúng ta nhìn vào tấm gương với
một gương mặt dài thòng thì nhất định chúng ta sẽ nhìn thấy sự xấu
xa của gương mặt. Tương tự như vậy, nếu chúng ta đối xử với thế
giới tử tế, nhã nhặn thì thế giới chắc chắn sẽ đối xử lại chúng
ta một cách tử tế. Hãy học hạnh an lạc, hoà bình nơi chính bản thân
mình và thế giới cũng sẽ hoà bình với chúng ta.
Tâm con người được
ban bố cho quá nhiều sự giả dối về bản ngã đến mức độ anh ta không
muốn chấp nhận những yếu điểm của mình. Anh ta sẽ cố tìm ra một lý
do nào đó nhằm thoả mãn hành động của anh ta và tạo ra một sự vô
minh mà anh ta không nhìn thấy. Nếu một con người thực sự muốn được
tự do giải thoát, thì anh ta phải can đảm chấp nhận những yếu điểm của
mình. Đức Phật dạy: “Lỗi người khác thì dễ nhìn thấy còn lỗi của
chính mình thì thực sự khó nhìn thấy”.
- CHÚNG
TA CÓ THỂ BIỆN HỘ CHO CHIẾN TRANH?
Sự khác biệt giữa
cuộc tranh đấu của con chó và chiến tranh hay là giữa hai nhóm người chỉ
là sự khác biệt về sự sắp xếp tổ chức.
Lịch sử nhân loại
là một sự biểu hiện tiếp nối không ngừng của lòng tham lam, sân hận,
kiêu căng, ghen tỵ, ích kỷ và vô minh của con người. Trong suốt 3000 năm
qua, con người đã tham gia vào 15.000 cuộc chiến lớn. Liệu đó có phải
là đặc tính của con người chăng? Vận mệnh của con người là gì? Và
con người tiêu diệt lẫn nhau như thế nào?
Mặc dù con người
đã khám phá và phát minh ra rất nhiều điều quan trọng, họ cũng đã tạo
ra những tiến bộ rất to lớn hướng đến sự huỷ diệt nhân loại. Đây
là lý do giải thích vì sao có biết bao nền văn minh nhân loại đã hoàn
toàn bị xoá sạch khỏi trái đất này. Con người hiện đại đã trở
nên quá tinh vi trong nghệ thuật và những kỹ thuật tiến hành cuộc chiến
tranh đến mức độ hiện nay họ có thể biến toàn thể nhân loại thành
một đống tro tàn trong một vài giây. Thế giới đã trở thành một nhà
chứa vũ khí quân sự hạng nặng bởi do kết quả của một trò chơi nhỏ
được gọi là “tranh đua quân sự”.
Chúng ta biết rằng
nguyên mẫu của vũ khí hạt nhân mạnh hơn so với bom nguyên tử đã được
thả tại thành phố Hiroshima, Nhật Bản vào năm 1945 đang được chuẩn bị
kế hoạch. Khoa học gia tin rằng khoảng một vài trăm vũ khí nhiệt hạch
sẽ theo dõi tiến trình tiến đến sự huỷ diệt toàn cầu. Hãy nhìn xem
chúng ta đang làm gì cho nhân loại chúng ta!Hãy suy nghĩ xem loại hình phát
triển khoa học như thế nào! Hãy xem sự ngu ngốc và ích kỷ của con người
như thế nào!
Con người không nên
cố thỏa mãn những bản năng hung hăng của anh ta. Con người nên nâng cao
những giáo lý mang tính luân lý đạo đức của những bậc đạo sư và
bày tỏ sự công bằng với luân lý đạo đức để mà hoà bình có thể
toả sáng.
Những điều khoản,
hiệp ước thoả thuận, công ước, và kế hoạch hòa bình đã được chấp
nhận và hàng triệu ngôn từ đã được phát ngôn bởi vô số nhà lãnh đạo
trên khắp thế giới. Họ tuyên bố rằng họ đã tìm ra giải pháp nhằm
duy trì và thúc đẩy nền hoà bình thế giới. Nhưng dù cho những nỗ lực
hết mình của họ, họ vẫn không thành công trong việc làm mất đi nguy
cơ đe doạ đối với nhân loại. Lý do là tất cả chúng ta không giáo dục
thế hệ trẻ chúng ta hiểu một cách chính xác và tôn trọng nhu cầu phục
vụ vị tha và hiểm nguy của sự ích kỷ. Để đảm bảo có được nền
hòa bình thật sự, chúng ta phải sử dụng mỗi một phương pháp sẵn có
đối với chúng ta nhằm giáo dục thế hệ trẻ chúng ta thực hành tình thương
yêu, thiện chi và khoan dung đối với những người khác.
Thái độ của Phật
giáo
Người Phật tử không
nên hung hăng thậm chí đối với việc bảo vệ tôn giáo của mình hay là
một việc gì khác. Người Phật tử nên cố hết sức mình để tránh bất
kỳ hành động bạo lực nào. Đôi khi anh ta có thể bị ép buộc phải
tham gia vào chiến tranh thay cho những người khác không tôn trọng quan điểm
của tình huynh đệ giữa con người như đức Phật đã dạy. Anh ta có thể
được kêu gọi gia nhập quân đội để bảo vệ đồng loại của mình khỏi
giặc ngoại xâm và mãi cho đến khi nào anh ta chưa từ bỏ cuộc sống thế
gian thì anh ta có trách nhiệm phải tham gia vào cuộc tranh đấu cho hòa
bình và tự do. Trong những tình huống này, anh ta không thể bị đổ lỗi
cho hành động trở thành một người lính hoặc là tham gia vào quân sự.
Tuy nhiên, nếu mọi người đều nghe theo lời khuyên của đức Phật, thì
chiến tranh sẽ không có lý do để diễn ra trên thế giới này. Đó chính
là trách nhiệm của mỗi con người có học thức, văn hóa phải tìm ra tất
cả những phương cách và biện pháp khả dĩ đê giải quyết những cuộc
tranh chấp, xung đột theo một phương thức hoà bình mà không tuyên bố chiến
tranh để giết chết đồng loại của mình. Đức Phật không dạy chư đệ
tử Ngài đầu hàng bất kỳ hình thức quyền lực độc ác nào dù đó là
con người hay các bậc siêu nhiên.
Quả thật, với lý
trí và khoa học, con người có thể chinh phục tự nhiên, nhưng con người
vẫn chưa đảm bảo được ngay cả mạng sống của mình. Tại sao mạng sống
ấy lại rơi vào chỗ hiểm nguy? Trong khi tận tuỵ hết mình đối với lý
trí và bị khoa học kiểm soát, con người đã quên rằng anh ta có một
trái tim, lương tâm đã bị lãng quên và bị bỏ khô héo và bị tham đắm
làm nhiễm ô.
Nếu chúng ta không
đảm bảo được mạng sống của chính chúng ta, thì làm thế nào mà nền
hoà bình thế giới có thể tồn tại? Để đạt được hoà bình, chúng ta
phải tu tập và rèn luyện tâm đối diện với những sự thật. Chúng ta
phải khách quan và khiêm nhường. Chúng ta phải nhận ra rằng không có một
con người cá nhân nào hay một quốc gia nào luôn luôn sai lầm. Để có
được hoà bình chúng ta cũng phải chia sẻ sự giàu có về tài nguyên
trên trái đất, không nhất thiết phải ngang bằng nhưng tối thiểu cũng
phải vô tư. Không bao giờ có sự công bằng tuyệt đối nhưng chắc chắn
sẽ có mức độ vô tư lớn hơn. Một điều đơn giản không thể tưởng
tượng được là khoảng 5 % dân số thế giới hưởng 50 % tài sản của
mình, hoặc là khoảng 25 % dân số thế
giới được sinh sức ở mức độ tương đối khá và một số sống với
mức độ quá cao trong khi 75 % dân số thế giới luôn luôn sống trong tình
trạng nghèo đói. Hoà bình chỉ hiện hữu khi các quốc gia sẵn sàng chia sẻ
và chia sẻ một cách vô tư, người giàu giúp đỡ người nghèo khổ và người
mạnh giúp đỡ kẻ yếu đuối, vì vậy tạo nên một tình thương yêu và
thiện chí mang tính quốc tế. Chỉ nếu và khi nào những điều kiện này
được đáp ứng thì chúng ta mới có thể tạo ra một thế giới hoà bình
không có lý do cho những cuộc chiến tranh xảy ra.
Sự điên rồ của
những cuộc chạy đua vũ trang phải chấm dứt! Chúng ta nên xây dựng các
trường học thay vì xây dựng tuần dương hạm (tàu chiến lớn), xây dựng
bệnh viện thay vì vũ khí hạt nhân. Tổng số tiền và mạng sống con người
mà nhiều quốc gia khác nhau đã phung phí trong chiến trận nên được đổi
hướng để xây dựng kinh tế nhằm nâng cao tiêu chuẩn cuộc sống.
Thế giới không thể
có được hòa bình mãi cho đến khi nhân loại và các quốc gia từ bỏ những
ham muốn ích kỷ, từ bỏ sự chạy đua vô minh và xoá tan lòng tham bản
ngã sở hữu và quyền lực. Sự giàu
có không thể đảm bảo được hạnh phúc. Chỉ có tôn giáo mới có thể
thực hiện sự thay đổi cần thiết của tâm và thực hiện một cuộc giải
trừ quân bị thực sự. Đó là việc chuyển hóa tâm thức nhân loại.
Tất cả các tôn
giáo dạy con người không nên giết hại lẫn nhau; song bất hạnh thay giới
quan trọng này lại bị lãng quên. Ngày nay, bằng những loại vũ khí hiện
đại con người có thể giết chết hàng triệu người trong một giây. Điều
đó có nghĩa là con số đó nhiều hơn so với những bộ tộc thời nguyên
thuỷ thực thi hành động này trong khoảng thời gian một thế kỷ.
Rất bất hạnh thay,
có một số người ở một số quốc gia mang trong mình những nhãn hiệu,
khẩu hiệu và những biểu ngữ tôn giáo xông
vào chiến trận. Họ không biết rằng họ đang làm ô nhục danh thơm của
tôn giáo họ. Chính đức Phật dạy: “Này các tỳ kheo! Do vì những tham
ái dục lạc mà các bậc vua chúa tranh đấu với các bậc vua chúa, hoàng tử
tranh đấu với hoàng tử, ……..
Chúng ta có thể hạnh
phúc mà tự hào rằng hơn 2500 năm qua chưa bao giờ có một sự bất hoà
nghiêm trọng hoặc là một cuộc xung đột kinh khủng nào được giới Phật
tử tạo ra đưa đến chiến tranh trên danh nghĩa tôn giáo này. Đây là kết
quả của một tính cách năng động về quan điểm khoan dung được chứa
đựng trong giáo lý của đức Phật.
NHU CẦU THỰC THI THÁI ĐỘ KHOAN DUNG ĐỐI
VỚI THẾ GIỚI NGÀY NAY
Con người của ngày
nay đang sống trong trạng thái bất an, giao động, mệt mỏi chán với nỗi
sợ hãi và thất vọng. Họ bị làm say sưa bởi những ham muốn để có
được danh vọng, tiền của và quyền lực. Họ khao khát được mãn nguyện
những thú vui dục lạc. Nhân loại đang trải qua hằng ngày trong nỗi sợ
hãi, hoài nghi và bất an. Trong thời đại khủng hoảng và phiền nhiễu
này, thật khó khăn cho con người cộng sinh một cách an bình với đồng loại
của họ. Do đó, nhu cầu thực thi tinh thần khoan dung, độ lượng đối với
thế giới ngày nay thật là cần thiết và quan trọng đến mức độ mà sự
cộng sinh một cách hài hòa giữa con người trong thế giới ngày nay có khả
quan.
Thế giới đã đẩm
máu và chịu nhiều khổ đau do những bệnh tật của chủ nghĩa giáo điều
và thái độ không khoan dung. Mảnh đất của nhiều quốc gia trên thế giới
ngày nay bị thấm ướt máu của con người tràn ngập trên án thờ của những
cuộc tranh đấu chính trị đa dạng như là bầu trời của thiên niên kỷ
trước bị bao phủ bởi khói của những vị thánh tử đạo tự thiêu. Cho
dù trong lĩnh vực tôn giáo hay trong lĩnh vực chính trị, nhân loại cũng ý
thức về một sứ mệnh mang lại cho nhân loại một lối sống và công
kích lối sống của những người khác. Thật vậy, thái độ không khoan
dung của những tâm hồn thích đấu tranh đã làm hư hỏng những danh thơm
của các tôn giáo.
Chúng ta hãy nhìn lại
thế kỷ hiện tại này-một thế kỷ tiến bộ cao về mọi mặt, một thế
kỷ của sự máy móc và phát minh. Một lọat những phát minh mới của khoa
học và kỹ thuật như máy điện thoại, xe điện, phi cơ, đài phát thanh,
truyền hình, vi tính, tàu không gian, vệ tinh và những thiết bị điện v.v…đang
làm cho nhân loại chói mắt. Song cũng trong thế kỷ này (thế kỷ 20) trẻ
em của thế giới những con người đã phát hiện ra tất cả những phát
minh này được xem như là tuyệt đối trong quá trình tiến triển, cũng
tương tự như những con người đã tàn sát hàng triệu người khác bằng
lưỡi lê hoặc là bằng súng đạn hay bằng lửa. Trong số tất cả những
sự tiến bộ vĩ đại này thì nơi đâu là tinh thần khoan dung?
Con người của ngày
nay chỉ quan tâm đến việc khám phá những vũ trụ bên ngoài không gian, nhưng
anh ta hoàn toàn không thể sống hài hòa, hạnh phúc với con người đồng
loại. Dần dần con người sẽ mạo phạm mặt trăng và những hành tinh
khác.
Vì lợi ích vật chất,
con người hiện đại đã vi phạm thiên nhiên. Những họat động tinh thần
của họ quá lơ đãng với những thú vui của anh ta đến nỗi anh ta không
thể nhận diện chân giá trị và mục đích của cuộc đời. Hành vi thái
độ phi tự nhiên này của con người hiện đại là do kết quả của những
quan niệm sai lầm về đời sống con người và mục đích tối hậu của
nó. Đó là nguyên nhân của hỗn độn, sợ hãi, bất an và không khoan dung
trong thời đại chúng ta hiện nay.
Trên thực tế, tinh
thần không khoan dung của thời đại hiện nay vẫn còn đang được các
tôn giáo thực thi. Người ta chỉ nói đến tôn giáo và hứa khả mang lại
con đường tắt đến thiên đàng, chứ họ không quan tâm đến việc thực
hành tôn giáo đó. Nếu người đạo Gia tô sống theo Bài pháp ở tại
Núi, nếu người Phật tử thực hành Bát Thánh Đạo, nếu người Hồi giáo
thực sự theo quan niệm Huynh đệ đại đồng và người Ấn giáo sống
theo tinh thần nhất thể, thì chắc hẳn thế giới này sẽ có được nền
hòa bình và hài hoà giữa nhân loại. Cho dù những lời dạy vô giá của
những bậc đạo sư vĩ đại, con người ta vẫn chưa nhận ra được giá
trị của sự khoan dung. Tinh thần không khoan dung được thực thi dựa trên
danh nghĩa tôn giáo là một tinh thần bị lên án và rất xấu xa.
- Lời khuyên của
đức Phật là:
- “Vui thay, chúng ta sống,
- Không hận giữa hận thù;
- Giữa những người thù hận,
- Ta sống không hận thù.
- Vui thay chúng ta sống,
- Không bệnh giữa ốm đau;
- Giữa những người bệnh hoạn,
- Ta sống không ốm đau”. (PC197-198)
http://www.buddhismtoday.com/viet/xhh/hoabinh.htm