PHÁP THOẠI CHO SINH VIÊN KHOA
SỬ -ĐẠI HỌC VINH
Nam
mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật
Kính thưa
quý thầy cô trong phái đoàn cùng các anh chị em trong trường Đại Học Vinh
quý mến.
Hôm nay là
ngày 22.4.2004 tất cả quý vị đã có cơ duyên vào Huế để tham quan nghiên
cứu và nay đã đến Tổ Đình Từ Hiếu nơi thiền đường Trăm Rằm này để xin tìm
hiểu về Phật Giáo Huế.
Để đáp ứng
yêu cầu của quý thầy cô, cũng như sự học hỏi của anh chị em sinh viên và
chúng tôi có mặt hôm nay, để chia sẽ quý vị những gì mà quý vị yêu cầu.
Thưa quý
vị!
Phật Giáo
có mặt trên đất nước Việt Nam chúng ta vào thế kỷ đầu theo các nhà Sử Học
thì Phật Giáo đến Việt Nam từ thế kỷ thứ ba trước tây lịch và thời vua A
Dục ở Ấn Độ, nhưng đây chỉ là tư liệu cá biệt chưa được phổ quát.
Theo tài
liệu chính xác thì Phật Giáo đến Việt Nam từ thế kỳ đầu do Ngài Phật Quang
là một nhà sư Ấn Độ khi đến Việt Nam thì đi vào Cửa Sót (Nghệ An), đây là
biên giới của nước ta thời vua Hùng Vương. Ngài Phật Quang đến đó và đã mở
đầu cho Phật Giáo ở Việt Nam.
Đến đó,
Ngài hoá độ cho hai người Phật tử đầu tiên là Chữ Đồng Tử và Tiên Dong,
chuyện này được ghi lại ở trong Lĩnh Nam Trích Quái.
Tiếp đó vào
thế kỷ II, III trước Tây Lịch có Ngài Khương Tăng Hội, chùa có mặt sớm
nhất tại Việt Nam là chùa Pháp Vân (ở trung Luy Lâu) Pháp Vũ, Pháp Lôi và
Pháp Điển. chùa Pháp Vân có ý nghĩa rất là sâu sắc: Pháp là chánh pháp của
Phật, Vân là mây. Chùa Pháp Vân là chùa có vầng mây của chánh pháp, vầng
mây đỏ sẽ che mát đất nước Việt Nam, sẽ che mát dân tộc Việt Nam. Có cơ
duyên thì mây đó sẽ mưa xuống làm cho đất nước Việt Nam tươi mát trở lại.
do đó từ ngôi chùa Pháp vân ta lại có thêm ngôi chùa tên là Pháp Vũ.
Từ Pháp
Vân, Pháp Vũ đất ta lại có chùa Pháp Lôi. Lôi là tiếng sấm. Pháp Lôi là
tiếng sấm của chánh pháp. Tiếng sấm ấy làm cho nhân dân Việt Nam đứng dậy
vượt ra khỏi sự nô lệ, sự thống trị. Lôi là sức mạnh tự đứng dậy, gầm lên
như tiếng sấm. Biểu tượng cho dân tộc Việt Nam khi thu hút được chất liệu
của Phật Pháp, chất liệu của Phật Giáo trong đời sống thì nó có một sức
mạnh tự lực giống như là sấm vậy.
Chùa Pháp
Điển là ánh sáng của Chánh Pháp, ánh sáng đó sẽ soi đường cho dân tộc Việt
Nam đi lên, như vậy, các anh chị em thấy chỉ tên bốn ngôi chùa không
thôi, cũng nói lên vai trò ngôi chùa trong sự phát triển đất nước và phát
triển tâm linh của đất nước Việt Nam. Từ đó, Phật Giáo có mặt với dân
tộcViệt Nam trãi qua các thời kỳ đứng lên dành đọic lập cho đất nước.
Trong biến
cố chính trị 40-34, sau khi quân Hán chiếm đóng Giao Châu, lúc bấy giờ thì
các nữ tướng Trưng Trắc, Trưng Nhị sau khi hai bà nhảy xuống sông tuẩn
tiết đã vào chùa tu lánh nạn.
Căn cứ như
vậy để thấy Đạo Phật đến Việt Nam muộn lắm là sau khi biến cố của Trưng
Trắc, Trưng Nhị.
Sau khi hai
Bà Trưng Thất bại, thì phu nhân Bát Nàn (là nữ tướng của hai bà) vào chùa
tu, như vậy ngôi chùa đã có và người ta đến chùa phải cần một thời gian
rất dài. Điều đó chứng tỏ rằng Phật Giáo đến Việt Nam trước kỷ nguyên và
Phật Giáo thấm sâu vào lòng quần chúng.
Ngôi chùa
Bảo Vân trở thành trung tâm tu học của Giao Châu lúc bấy giờ.
Vào thế kỷ
thứ 6 tức là 580, Ngài Tỳ Ni Đa Lưu Chi đến Ấn Độ và qua trung Hoa học đạo
với Ngài Tăng Xán, sau đó về Việt Nam và ghé lại chùa Pháp Vân. Ở nơi đó,
có Ngài Pháp Hiền đang giảng dạy chô hơn 300 Tăng Sĩ.
Dân tộc
mình cách đây gần hai ngàn năm có được bao nhiêu người, dường như đến đời
Lý, dân tộc mình được 5 triệu người mà trước đó đến 800-900 năm thì dân
trộc mình có bao nhiêu, nhưng có đến 300 Tăng sĩ. Như vậy, chúng ta cũng
thấy được vai trò Phật Giáo lúc đó phát triển như thế nào. Quý vị suy nghĩ
sẽ thấy thế mạnh của Phật Giáo lúc bấy giờ.
Ngài Tỳ Ni
Đa Lưu Chi chỉ đến Việt Nam đã dịch Kinh tượng đầu và nội dung Kinh đó là
gì? Tư tưởng chỉ đẠO CỦA Kinh thế nào? Tư tưởng đó đáp ứng được cái gì cho
dân tộc Việt Nam lúc bấy giờ.
Một bản
Kinh mà khhi các Ngài chọn để dịch và truyền bá thì bản Kinh đó phải đáp
ứng được cái khát vọng của người Việt Nam lúc bấy giờ, cái suy nghĩ của
Việt Nam lúc bấy giờ là cái suy nghĩ gì? Về nhân sinh quan, về vũ trụ
quan, về thân phận con người thì thì bản Kinh đó phải đáp ứng. Một bài văn
thôi mà còn ảnh hưởng huống chi là một bản Kinh, không có bản kinh nào mà
khơi khơi hết. Kinh có một ý nghĩa rất sâu nhưng quý vị chưa có cơ hội để
học một cách sâu sắc nên chưa nhận ra được giá trị của vấn đề này. Tôi
gợi ý để quý vị có cơ hội kiểm nghiệm.
Vào thế kỷ
thứ 9, tức là năm 820 thì thiền phái Vô Ngôn Thông xuất hiện, Ngài Vô Ngôn
Thông chỉ nhận một câu nói từ vị thầy của mình là Báhc Trượng mà Vô Ngôn
Thông ngộ: “ Tâm địa nhược thông, tuệ nhật tự chiếu.” Nghĩa là, nếu tâm
địa tức là mãnh đất tâm của chúng ta, cõi lòng của chúng ta không bị ngăn
ngại bởi tất cả mọi sự phiền não, bỡi tất cả các sự vô minh thì mặt trời
trí tuệ nó tự toả ra. Cho nên, cõi lòng của chúng ta khônbg sáng chói lên
được là vì vô minh và phiền não nó dày đặc trong lòng. Còn nếu cõi lòng
của chúng ta không bị vô minh ngăn che thì mặt trời trí tuệ trong ta nó
toả ra, nó soi chiếu. Nhân câu dạy của Tổ Bách Trượng như vậy mà Vo Ngôn
Thông ngộ được đạo lý và về đến Việt Nam vào thế kỷ thứ 9.
Như vậy, từ
thế kỷ đầu cho đến thế kỷ thứ 9 chung ta đã có thiền phái của Ngài Khương
Tăng Hội chủ trương về quán chiếu hơi thở, của Tỳ Ni Đa Lưu Chi và thiền
của Vô Ngôn Thông, và từ đó đẫn đến Phật Giáo đời Lý. Nếu không có Phật
Giáo của các thế kỷ trước như vậy thì không có Phật Giáo đời Lý.
Nói thêm về
Phật Giáo đời Lê. Lê Long Đỉnh khhi lên ngôi ông đã cho sứ thần sang Trung
Hoađể thỉnh Đại Tạng Kinh Phật Giáo rồi, nhưng Kinh chưa về tới thì ông
băng hà. Như vậy, ngay đời Lê Đại Tạng Kinh Phật Giáo đã có mặt mà Đại
Tạng Kinh này đã khắc từ đời Tống ở Trung Hoa.
Đến đời Lý
thì Ngài Vạn Hạnh đã giúp cho vua Lý Công Uẩn lên ngôi, đời Lý phật Giáo
phát triển rất là lớn nhưng không phải vì vậy mà Phật Giáo đời Lý có nhiều
thuận lợi một trăm phần trăm. Trong sử ghi là đời Lý “thiên hạ bán vi
Tăng”, nghĩ là nhân dân đời Lý hết một nữa là làm thầy tu rồi, như quý vị
biết cái gì nhiều thì phức tạp. Mọi người nói dưới đời Lý PhậtGiáo thạnh
nhưng dưới cái nhìn của tôi trong đời Lý Phật Giáo cũng có cái suy. Bởi
vì, khi Phật Giáo được các triều đình trọng vọng thì người ta cũng lợi
dụng cái trọng vọng đóđể đi tu. Cho nên, người đi tu với tâm chí cao
thượng cũng có mà đi tu với tâm chí tầm thường cũng có.
Người đi tu
mà với tâm chí cao thượng sẽ làm cho Phật Giáo snág chói lên, làm cho đời
đẹp lên. Nười đi tu với tâm chí tầm thườnglại làm cho đạo mờ xuống. Cho
nên, mình thấy đông chưa hẳn đã mừng mà thấy ít chưa hẳn đã buồn.
Đông phải
là đông như thế nào? Đông mà tạp thì cái đông đó không nên, ít mà thuần
chất thì cái ít đó đang trân trọng.
Đến đời
trần,
Đọc trong
lịch sử cúng tôi cũng thấy rằng khi tôi viết “lịch sử phát triển Bát Nhã
Tâm Kinh” tại Việt Nam, chúng tôi không tìm ra bản dịch và chú giải của
Phật Giáo đời Lý. Cho nên, trong “tập san nghiên cứu” của Phật Giáo Thừa
Thiên Huế tôi có viết: “ triều đại nào lên cũng xóa triều đại trước và
muốn người sau chỉ biết mình thôi chứ không biết cái trước nữa, điều đó sẽ
rất trở ngại cho nhà nghiên cứu khi mình muốn nghiên cứu triều đại trước
và đó là bi kichj là cái bi đát của tham vọng chính trị, mà khôngphải là
người làm văiệt nam hóa.
Người làm
văn hóa không có nhìn như người làm chính trị. Do đó,các sử gia đời Trần
như Lê Văn Hưu ki ông ăn cơm đời Trần, uống nước đời Trần thì làm sao ông
dám ca ngợi đời Lý. Quý vị nên nhớ một câu của Trần Thủ Độkhi đi ngang
qua ngôi chùa và thấy Lý Huệ Tông sau khi trao ngôi cho con là Lý Chiêu
Hoàng rồi đi ở chùa, ông ta ngồi nhổ cỏ, Trần Thủ Độ làm quan dưới triều
Lý nhưng ông tìm cách chuyển ngôi cho Nhà Trần khi thấy Lý Huệ Tông ông
Trần Thủ Độ mới nói: “Nhổ cỏ phải nhổ tận gốc”. Vua Lý Huệ Tông nghe câu
nói đó liền ngao ngán tình đời, ngao ngán tham vọng con người nên Lý Huệ
Tông đã vào trong phòng kín và uống thuốc tự vẩn.
Qua sử sách
đã ghi lại một câu nói của Trân Thủ Độ chính đã làm cho chúng ta trở ngại
rất nhiều khi nghiên cứu lịch sử đời Lý, nhổ cỏ nhổ tận gốc mà.
Nghĩa là
tất cả những cái gì liên hệ đến đời Lý là phải huỷ sạch. Lê Văn Hưu hưởng
bổng lộc của đời Trần thì phải viết lịch sử theo quan điểm của đời Trần,
cho nên khiến cho mình khi nghiên cứu phải sử dụng cái đầu cực kỳ thông
minh mới khám phá ra được, còn minh đi theo dấu chân, suy tư theo lối cũ,
nói năng lập đi lập lại theo lối cũ thì chân lý chỉ là một cái gì đó xa
vời mà mình không bao giờ với tới.
Nhưng ở đời
Lý vẫn có một thiền phái đặc biệt đó là thiền phái Thảo Đường. Vua Lý Thái
Tông là một trong những vị tích cực ủng hộ cho thiền phái này. Nhưng đến
đời Trần thì thiền phái này không được nhắc nhở nữa. Khi đọc Thánh Đăng
Lục được viết từ đời Trần chúng tôi thấy nơi đó chỉ đề cập đến các vị vua
nhiều hơn còn các vị thiền sư không thấy đề cập đến. Khi đến đời Trần thì
trí thức Phật Giáo nhiều, từ vua quan đến thứ dân rất nhiều và làm chho
Phật Giáo đời này có khuynh hướng quý tộc.
Cái nổi bật
nhất của Phật Giáo đời này là Trúc Lâm Tâm Tổ.
Phật Giáo
đời Trần đã đóng góp vào phần giữ nước, đã haii ba lần đanh lại với
Nguyên- Mông. Quân Nguyên mông của Thành Cát Tư Hãn rất là hung hãn nhưng
đến Việt Nam nó thất bại vì người Việt Nam trong hội nghị Diên Hồng đã nói
lên tinh thần đoàn kết. Nhờ yếu tố đoàn kết đó mà mình giữ được nước và
phát triển được đất nước.
Phía Nam
mình sống hài hoà với Chiêm Bang, sau đó vua Trần Nhân Tông đã gã công
chúa Huyền Trân cho vua Chàm và vua Chàm đã hhién tặng cho Việt Nam lúc
bấy giờ là hai châu Ô và Lý.
Điều này có
nhiều người phê phán, nhưng mình thấy vua Trần Nhân Tông khônở chỗ là khi
gã công chúa huyền Trân cho vua Chàm để nhận hai châu Ô và Lý tức là dùng
tình yêu để mở mang đất nước chứ không dùng bạo lực. Do đó, vào đời Trần
biên giới nước ta vào đến địa bàn và giờ đay chúng ta hỏi và trả lời ngay.
Bây giờ được rằng Phật Giáo Huế có từ khi nào? Và Phật Giáo Huế đã ảnh
hưởng trong lòng quần chúng như thế nào?
Ta trả lời
một cách dứt khoát là Phật Giáo Huế có mặt từ thời Trần Nhân Tông. Vì sao?
Vì đời Lý Phật Giáo là quốc giáo, cho nên khi vua Chàm trao cho Việt Nam
hai châu Ô và Lýthì việc trước mắt là nhận đất đai, khai phá đất đai và
dân chúng lúc đó là ai? Là Phật Tử đi đến vùng kinh tế mới, đi đểkhai phá
đất hoang phát triển đất nước thì lúc họ đã đêm theo tôn giáo của họ, đem
theo tín ngưỡng tâm linh của họ. Khi mà Phật Tử đi thì thầy của họ cũng đi
theo họ và vị Tăng xuất hiện đầu tiên tại Thuận Hóa đời Trần là Điều Ngự
Giác Hoàng tứ là Trần Nhân Tông, sau đó hướng dẫn người vào để hướng dẫn
tâm linh cho quần chúng.
Như vậy
Phật Giáo Huế ảnh hưởng Phật Giáo đời Trần, mà giáo lý đời Trần là gì? Đó
là giáo lý nhập thế tức là dấn thân vào cuộc đời mà cứu khổ.
Một trong
những bài phú của Trần Nhân Tông : “ Cư trần lạc đạo” đã nói lên tư tưởng
của ông, nói lên vai trò học Đạo của ông và vai trò ứng xử của ông.
“Cư trần
lạc đậo khả tuỳ duyên
cư tắc san
hề khôn tất miên
gia trung
hữu bảo hưu tìm mích
đối cảnh vô
tâm mạc vấn thiền.”
Đây là tư
tưởng chủ đạo của đời Trần và cũng là tư tưởng đầu tiên ở Thuận Hóa này.
Có nghĩa
là, sông ỉơ giữa đời mà vui cái niềm vui của Đạo, sông giữa đời mà thăng
hoa cuộc đời lên chứ Phật Giáo không bao giờ chán đời.
Đói thì ăn,
khát thì uống, mệt thì nằm. Phật Giáo đời Trần đã ảnh hưởng đến Huế một
cách thực tiễ, thuận với quy luật tựnhiên của cuộc sống.
Trong nhà
có của báu rồi còn tìm đâu xa cho mệt.
Của báu đó
là gì? Đối với đạo lý thì trong tâm mình đã có Phật, có Pháp, có Tăng rồi,
đi tìm kiếm làm gì?
Về mạch
nguồn dân tộc thì mình đã có đạo lý giải thoát, đạo lý dân tộc rồi, mượn
cái bên ngoài làm gì nữa.
Về cuộc
sống gia đình ta đã có cha, có mẹ, có tổ tiên ông bà của ta, có của báu
của gia đình mình rồi , đi tìm làm chi cho khổ.
Dưới cái
nhìn tâm linh, cái gì là báu?
Dưới cái
nhìn của giang sơn tổ quốc thì cái gì là báu?
Dưới cái
hìn gia đình thì cái gì là báu?
Nhận ra
được cái đó thì, mình khỏi phải loay hoay tìm kiếm. Như Trịnh Công Sơn nói
một cõi đi về: “ Bao năm xa rồi còn mãi ra đi, đi đâu loanh quanh cho đời
mỏi mệt, trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt, rọi xuống trăm năm một cõi
đi về.” Nghĩa là, trên hai vai ta có cha có mẹ, có nội có ngoại, có trời
có đất, có âm có dương, có tất cả đi tìm đau cho mệt. Trịnh Công Sơn rọi
từ bên ngoài vào còn Trần Nhân Tông rọi từ bên trong mà ra.
Trực diện
với mọi hoàn cảnh,cảnh đẹp, cảnh xấu, cảnh thuận lý, cảnh không thuận lý
tâm không bị mắc kẹt tốt xấu thăng trầm. Khi thực tập với mọi hoàn cảnh mà
tâm không vướng mắc thì đó là thiền.
Quý vị có
nhớ Nguyễn Công Trứ khi bị đày làm lính thú có nói câu gì không?
“Khi làm
quan tôi không thấy đó làm vinh, cho nên khi bị đày làm lính tôi không
thấy nó là nhục”. Nguyễn Công Trứ dựa theo tinh thần nào mà nói lên được
câu nói sĩ phu, tiêu biểu cho trí thức một thời như thế? Đó là ảnh hưởng
Phật Giáo, tinh thần Phật Giáo đã un đúc tạo nên một Nguyễn Công Trứđó là:
“Đối cảnh vô tâm mạc vấn thiền”.
Đối diện
với quan chức không thấy đó là vinh, cho nên khi bị sa cơ lỡ vận không
thấy đó là nhục. Ra làm quan bởi ý nguyện giúp đời mà làm, chứ không vì
bản thân tôi mà làm quan. Nếu vì bản thân mình mà làm quan thì tham nhũng
hối lộ, quan liêu cưỡng quyền; nhưng mà vì người mà làm quan, vì cuộc đời
mà làm quạ thì tham nhũng hối lộ bị xóa sạch ngay.
Như vậy, tư
tưởng chủ đạo của Phật Giáo đời Trần đã thẩm thấu vào Phật Giáo Huế - Phật
Giáo Thuận Hóa vào thời đó. Mãnh đất Huế này trở thành trung tâm để duy
trì nền văn hóa Đại Việt và đồng thời nó làm bàn đạp để phát triển văn
hóa, phát triển ý thức dân tộc twf nơi đay mà đi về phía Nam.
Cho nên,
thời chúa Nguyễn Phúc Chu mở mang bờ coỉ đến Sài Gòn bây giờ Biên Hòa gọi
là Biên Thành tức là biên giới ở phái Nam.
Thời Minh
Mạng thì mình lấy luôn sáu tỉnh miền Tây. Thuận Hóa là bàn đạp để phát
triển đất nước.
Khi Nguyễn
Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa năm 1557 và năm 1601 thì ông ta cho trùng tu
lại ngôi chùa Thiên Mụ (Linh Mụ ).
Nhiều sử
gia viết rằng, Nguyễn Hoàng xây dựng ngôi chùa Linh Mụ, vậy là sai. Bởi
vì, theo Châu Cận Lục đã có trước chúa Nguyễn Hoàng vào.
Như vậy,
khi chúa Nguyễn Hoàng tu sữa lại Linh Mụđể trở thành một trung tâm tu học,
một trung tâm nuôi dưỡng tâm linh cho đăng trong thì vai trò của Phật Giáo
đối với xứ Huế nó được khẳng định một cách minh bạch. Không những vậy, tổ
sư Nguyên Thiều từ Trung Hoa qua đâyvào đời Lê và các cao Tăng khác như:
Minh Hoàng Tử Dung ở chùa Từ Đàm, như Ngài Từ Lâm ở chùa Từ Lâm… Các vị đó
đã đi đến miền Trung này để truyền Đạo. Sau đó Ngài Liễu Quán xuất hiện để
truyền Đạo tại đây. Như vậy, các Ngài truyền Đạo gì? Bổ sung Đạo gì ở nơi
đây?
Thời chúa
Nguyễn Phúc Chu đã cho người đi mời Ngài Thạch Liêm đến đây để truyền Đạo
tại chùa Thiền Lâm.
Quý vị khi
đó có điều kiện học lịch sử Phật Giáo Việt Nam, tư liệu của một nhà sử học
nước ngoài quý ậi sẽ thấy. Ví dụ Hải Ngoại Ký Sự của Thích Đại Sang quý vị
sẽ biết thêm. Trong đó có ghi chuyện đối đáp của Hòa Thượng Thạch Liêm
với chúa Nguyễn Khắc Chu như thế này: “ Khi chúa Nguyễn Phúc Chu phát tâm
thọ Bồ Tát Tại Gia để ăn chay trường thì thì chúa hỏi Hòa Thượng như thế
này:
Với vai trò
quốc chủ mà thọ Bồ Tát Giới Tại Gia ăn chay trường, nó trở ngại cho việc
triều chính.
Hòa Thượng
Thích Đại Sáng nói:
-Cái việc
mà quốc chúa thọ giới Bồ Tát để mà ăn chay trường không phải như người
bình thường. Có nghĩa là vị đó phải thiết kế một chính sách phù hợp với
nhân tâm để phát triển đất nước, phải xã tù, phải giảm thuế cho dân, đem
cả trong kho ra mà ban phát cho người nghèo khổ, đó mới là người thọ trì
Bồ Tát Giới chứ không phải thọ trì Bồ Tát Giới chỉ là ăn khuôn đậu với rau
muống.
Quý vị phải
yêu cầu quý thầy cô cho đi thuyền trên sông Hương để quý vị có thể thưởng
thức được Hương Giang, dong nước chảy như không chảy, không chảy mà chảy.
Để quý vị thấy được tại sao thiền ảnh hưởng với Phật Giáo tại Huế? Tại vì
thiền là một cái gì đó rất là trầm lắng, sâu thẳm, có mà như không, không
mà như có. Tư tưởng của Phật Giáo như thế, nó đã ảnh hưởng trong xương,
trong tủy cảu người Huế. Cho nên, nó đã tạo ra cái đức tính điềm tỉnh, cái
sâu lắng của người Huế.
Cho nên
nói:
“ Huế không
nơi nào có được
Nét dịu
hiền pha lẫn trầm tư.
Đặc tính
của người Huế là trầm tư và trầm tư đóảnh hưởng từ thiền học của Phật
Giáo.
Nhờ trầm tư
đó mà giữ được nước, gạn lọc tất cả những gì xào tạp từ mọi phía đi tới
với mình. Nếu ta sống mà thiếu trầm tưtức là thiếu khả năng gạn lọc thì
cái gì cũng có thể đổ dồn vào trong cuộc sống của ta cả, ta bị đánh mất và
ta không còn là ta nữa.
Cho nên,
nét trầm tư của người Huế nó ảnh hưởng tinh thần thiền học của Phật Giáo
và chính tinh thần đó đã gạn lọc và khiến cho Huế biết gạn lọc rất là sâu
khi tiếp nhận những cái từ bên ngoài.
Vì vậy,
Phật Giáo Huế khác với Phật Giáo Hà Nội. Phật Giáo Hà Nội mang bản sắc
chính trị.
Phật Giáo
Huế cũng khác với Phật Giáo Sài Gòn. Phật Giáo Sài Gòn mang bản sắc thương
trường. Phật Giáo Huế lại mangbản sắc tâm linh. Cho nên, ai có chiều sâu
tâm linh, thì người đó thích Huế, thích Phật Giáo Huế. Ai hời hợt và phóng
thể chạy ra bên ngoài thì họ không thích và họ thích Phật Giáo thời đại
nhưng Phật Giáo thời đại cũng giống như nước lũ.
Tịnh Độ
cũng vậy, Tịnh Độ không phải là niệm Phật để cầu sanh về cảnh giới của
đức Phật A Di Đà mà ý nghĩa thâm sâu của Tịnh Độ là thiết lập ngay quê
hương Tịnh Độ ở trên đất nước này, ở nơi xứ sở này, và chính là thiết lập
quê hương Tịnh Độ từ nơi tâm của mình. Trong tâm của ta mỗi người có một
quê hương Tịnh Độ ở trong đó, mỗi người đều có đức Phật A Di Đà ở trong
tâm. Từ đó người Huế có khà năng tự tin, có khả năng đối phó, tin vào cái
vốn có của mình, cho nên có khả năng khắc phục được cái hoàn cảnh khắc
nghiệt của bên ngoài đưa lại.
Người Huế
ảnh hưởng sự thiểu dục tri túc của Đạo Phật ít ( ít muốn và biết đủ), vì
vậy nên người Huế ít đua đòi và biết vừa đủ. Người nhiều khi nghèo lắm
nhưng nhà cửa vẫn nghiêm túc. Nhiều người Huế, nìn vào tưởng giàu có lắm
nhưng họ chẳng có đồng nào để tích lũy. Khách đến nhà dù hết gạo cũng tìm
cách mời khách ở lại và tìm cách có cơm để dọn, đó là cái đặc điểm của
người Huế. Đó là ảnh hưởng tinh thần thiểu dục tri túc của người Huế - của
Đạo Phật. Quan trọng ở chỗ là ta sống với nhau bằng tấm lòng, quý là ở tấm
lòng chứ không phải tiền bạc.
Vì Đạo Phật
đã dạy: Tâm làm chủ, tâm tác động. Ta đến với người bằng tâm an lạc, tâm
hạnh phúc thì mọi vấn đề hạnh phúc đi kèm theo. Ta đến với người bằng tâm
ích kỷ nhỏ nhen thì tâm đau khổ nó đi kèm theo.
Bởi vậy,
dân Huế có câu nói rất là hay: “ Tiếng chào cao hơn mâm cổ”. Tiếng mời
nhau quan trọng hơn mâm cổ dọn ra. Tất cả nhữngcái đó nó ảnh hưởng cái
tình người trong Đạo Phật, ảnh hưởng chất liệu từ bi ở trong Đạo Phật, ảnh
hưởng chất liệu trí tuệ trong Đạo Phật, ảnh hưởng giáo lý thiểu dục tri
túc.
Có một tư
tưởng ảnh hưởng dân Huế hiện nay nữalà giáo học. Tức là người Huế trong
cái nền kinh tế khó khăn người ta phải đi tìm niềm vui nơi cảnh trí thiên
nhiên ở nơi sông, ở nơi biển hay niềm vui ở nơi đạo lý. Và người Huế rất
chịu khó học, họ không học ở trường nữa thì họ học ở nhà, không có thầy
dạy thì họ tự học lấy trong sách vở. Người Huế rất chịu khó về chuyện học
hành.
Cha mẹ có
nghèo cũng bán ruộng vườn nhà cửa cho con ăn học. Bởi vì không học thì
không có trí tuệ, mà không có trí tuệ thì không giải mã được vấn đề trong
cuộc sống con người.
Cho nên,
tinh thần ham họck hỏi, ham hiểu biết đã ảnh hưởng rất lớn đến người Huế.
Tinh thần
“mật tông” cung ảnh hưởng đến người Huế. “Mật tông” là gì?
“Mật tông”
là giáo lý mà đòi hỏi người thực tập phải có một định lực sâu và cao khi
đọc lên câu thần chú. Cí những cái mà ta không lý giải được bằng kiến thức
của ta, ta không giải được bằng trí thức của ta bằng kinh nghiệm sống của
chúng ta. Cho nên chúng ta phải nhờ năng lực của câu thần chú, câu thần
chú đó chuyển tải và hoá giải những thắc mắc những ưu tư trong tâm linh
của ta.
Phật Giáo
Huế cũng còn ảnh hưởng tinh thần luật tạng. Luật tạng là gì? Luật là giới
về mặt tổ chức, luật là giới về mặt hành chánh, luật là để phán xét đúng
sai ở nơi hành vi.
Mọi hành vi
mà không có luật, không biết dựa vào đâu để phán xét. Cho nên Phật Giáo
Huế ảnh hưởng luật rất lớn, và chính giới luật đó đã ảnh hưởng ra giữa xã
hội gây nếp sông đạo đức cho dân Huế.
Trong giới
luật Phật Giáo nói như thế này:
“Hiếu danh vi
giới
Diệt danh
chế chỉ”.
Hiếu chính là
giới, là đạo đức có khả năng ngăn ngừa điều ác của thân, ngữ và ý.
Người Huế,
con ít khi ngổ nghịch với cha mẹ và cha mẹ hết lòng thương yêu con cái. Đó
không phải là tuyệt đối nhưng nó có một ý nghĩ tổng quát. Cho nên, cha mẹ
nói con nghe, đó cũng là cái đặt biệt của người Huế nói riêng và đặt biệt
Việt Nam nói chung. Ở đây nhấn mạnh về điều đó vì có luật, khi có luật là
có đạo đức, có giềng mối.
Ở chùa Từ
Hiếu này, vị đệ Nhị Tổ được vua Thiệu Trị và Vua Tự Đứcphong tặng là tăng
cang (cang: cương lĩnh, là vị thầy cầm cương lĩnh cho đạo và cho đời). Cho
nên, triều đình có chuyện gì bất trắc thì vua lên chùa cung thỉnh các
Ngài, xin các Ngài chỉ bảo.
Thời đại
nào mà dân chúng suy thoái, đạo đức băng hoại là bởi vì Phật Giáo băng
hoại. Thời đại nào mà Phật Giáo hưng thịnh thì đạo đức xã hội đưởctật tự
an toàn. Nghĩa là chính phủ nào, chính quyền nào chèn ép Phật Giáo thì
trước sau gì chính quyền đó cũng bị quần chúng ruồng bỏ; cụ thể là chế độ
Ngo Đình Diệm Nguyễn Văn Thiệu đã sụp đổ vì chèn ép Phật Giáo.
Dưới thời
Lê Long Đỉnh đã róc mía trên các nhà sư mà cười chơi giỡn và cuối hành vi
đó khiến cho triều đại Tiền Lê sụp đỗ.
Triều đại
nào biết sử dụng Phật Giáo, biết sử dụng giáo lý Phật Giáo để đi vào cuộc
sống để thiết định chính sách an quốc, trị dân thì triều đại đó tồn tại.
Trong triều
Nguyễn, tuy rằng họ thiết lập chính trị trên nền tảng Nho Giáo nhưng họ
viết bốn chữ chỉ đạo cho tư tưởng của họ; bốn chữ nhưng gom hết cả chính
sách an quốc, trị dân đó là : “Phi Nho mộ Phật”. Nghĩa là, về mặt chính
trị thì dựa trên nền tảng Nho Giáo để ổn định xã hội trên tam cương, ngũ
thường, tam tòng, tứ đức; về mặt giá trị tinh thần văn hóa, tâm linh thì
phải ở nơi Phật Giáo. Lấy Phật Giáo làm nền tảng tâm linh cho nhân dân,
cho xã hội, ngưỡng mộ đạo Phật và xem đó là nguồn suối tâm linh của dân
tộc của con người. Khi nguồn suối tâm linh đó chảy dài trong đời sống con
người thì gia đình ổn định, con ra con, cha ra cha, vợ ra vợ, anh ra anh,
em ra em, quan ra quan, vua ra vua mà không có xen kẽ giữa cái này và cái
khác.
Như vậy là
tôi đã trả lời cho quý vị Phật Giáo Huế có từ khi nào, tư tưởng nào chủ
đạo, ảnh hưởng đến đời sống dân tộc Huế thế nào rồi, vậy là đã đáp ứng yêu
cầu của quý vị rồi.
Quý vị
biết, chính Phật Giáo Huế ảnh hưởng về luật cho nên người Huế tổ chức rất
giỏi, Tăng cũng tổ chức rất giỏi. Cho nên đơn vị cấu trúc Phật Giáo từ
tỉnh huyện đến phường xã, thôn xóm, từng tổ từng chúng… đều áp dụng giỏi
về luật. Nếu ta khômh giỏi về luật, ta không giỏi về pháp chế thì không
thể giỏi về mặt tổ chức được.
Cho nên,
Phật Giáo Huế nhờ luật tạng mà ảnh hưởng đi tới tổ chức quần chúng trong
xã hội và đóng góp cho xã hội. Ví dụ, quý vị bí thư ở đay toàn là phật tử
hết, đều sinh hoạt gia đình phật tử hết, nhờ cái nhìn luật tạng Phật Giáo
mà đi vào cái nhìn của luật pháp thế gian.
Tất cả các
luật pháp của các quốc gia tiên tiến trên thế giớikhông ra ngoài năm giới
của đạo Phật, đều thiết lập trên nền tảng năm giới của đạo Phậtcả.
Thử hỏi có
luật pháp nào cho phép giết người không? Không có, như vậy là ngay từ buổi
đầu đạo Phật đã cấm giết hại chúng sanh.
Có luật
pháp nào cho phép trộm cắp không? Ngay từ buổi ban đầu, giới luật Phật
giáo đã cấm trộm cẳp rồi, dù là trộm cắp dưới hình thức nào.
Luật pháp
quốc gia đôi khi trộm loại này không tội, trộm loại khac smới có tội; ví
dụ như biếu xén không tội mà tham nhũng là có tội nhưng luật Phật biếu xén
kiểu nào, tâm nào cũng có tội.
Có luật
pháp nào ủng hộ tà dâm không? Nếu tà dâm là sẽ đưa tới tệ nạn xã hội. Chỉ
những quốc gia thấp kém mọi rợ mới mua dâm và bán dâm. Phật Giáo đã thấy
đó là nguy hiểm của xã hội và đã cấm, nam nữ quan hệ với nhau phải hợp
pháp, nghĩa là phải được gia đình hai bên đồng ý và được luật pháp quốc
gia bảo hộ. Nếu nam nữ quan hệ với nhau mà cưỡng bức nhau là phi pháp, nam
nữ quan hệ với nhau mà không được dòng họ hai bên công nhận là phi pháp,
nếu được dòng họ công nhận mà không được luật pháp công nhận cũng là phi
pháp. Cho nên, quý vị thấy luật của Đạo Phật cực kỳ văn minh, Đạo Phật đã
sớm thấy điều đó.
Đạo Phật
cấm không được nói láo, nói láo tức là tâm nghĩ một đường mà miệng nói một
nẻo, tâm nghĩ một đường mà hành động một nẻo. Có quốc gia văn minh nào
trên thế giới mà ca ngợi sự nói láo đâu, ai cũng ưa nghe sự thật, ai cũng
muốn tìm hiểu sự thật, ai cũng muốn biết sự thật. Như vậy, giới thứ tư của
Đoạ Phật chỉ nói lên cái khát vọng của con người. Chính vì vậy, mà giới
luật của Phật Giáo nó ảnh hưởng đến đời sống của con người.
Trí thức là
cái quý nhất của con người, trí tuệ là cái quý nhất của con người, con
người khác con vật là cái trí thức, con người là trí thức cấp cao, con
người khác con vật là nhờ trí thức trí tuệ. Lấy cái gì để bảo vệ cái trí
thức cái trí tuệ đó.
Giới thứ
năm là không được uống rượu, vì rượu có tác dụng gậy mê ý thức con người,
nó tê liệt ý thức con người.
Các quốc
gia văn minh chẳng có quốc gia nào chấp nhận thứ gây mê con người.
Ngày naym
xã hội mới tìm cách loại trừ buon lậu ma túy thuốc phiện nhưng chưa loại
trừ được nấu rượu, uống rượu. Đạo Phật cấm triêt để chuyện đó.
Một xã hội
được gọi là công bằng văn minh là xã hội đó đến với nhau bằng tình người,
bảo vệ nhau mà không tàn hại lẫn nhau.
Xã hội công
bằng là xã hội tài sản của ai thì người đó có quyền sử dụng mà người khac
skhông được lạm dụng vào. Một xã hội công bằng văn minh có nghĩa là phẩm
giá con người phải được tôn trọng mà không được sử dụng hành vi bất hợp
pháp, mà không được dòng họ hai bên và luật pháp công nhận.
Một xã hội
công bằng văn minh là sự thật phải được tôn trọng , được bảo vệ.
Một xã hội
công bằng văn minh là xã hội đó nâng caóy thức con người, đó là ý thức tự
giác phải nâng cao sự hiểu biết của con người, phải nâng cao trí tuệ của
con người. Quí vị thấy Đạo chưa? Như vậy quí vị đã thấy giới luật Đạo Phật
là không giết hại, không trộm cắp, không dâm dục, không tà dâm, không uống
rượu không vọng ngữ…Tất cả những cái đó đã trở thành nếp sống của người
phật tử Huế nói riêng và phật tử Việt Nam nói chung; của dân Huế nói riềng
và của nhận dân Việt Nam nói chung. Đó là nền tảng đạo đức cho con người
cho xã hội. Dù cũng văiệt nam minh đến mấy cũng không vượt qua khỏi lưới
đó phải không quí vị?
Văn minh gì
khi giết nhau hàng loạt, văiệt nam minh gì mà làm ít hưởng nhiều, văn minh
gì mà nam nữ hư thân trắc nết, con người hkông còn cái phẩm cách của con
người, văn minh gì mà nói láo với nhau, lừa bịp nhau. Phát triển kinh tế
như gọi là văiệt nam minh sao? Đó là phát triển kinh tế lừa bịp .
Con gà một
ngày đẻ một trứng bây giờ làm cho nó đẻ một ngày hai, ba trứng gọi là văn
minh sao ? Đó là văn minh bóc lột, bóc lột con người đã là tàn nhẫn thay
huống chi bóc lột loài vật thấp kém hơn mình.
Cho nên,
giáo lý Đạo Phật, đạo đức Đạo Phật khiến con người bảo vệ công bằng lẽ
phải. Chính vì vậy mà trãi dài gắn liền 2500 năm lịch sử, Phật Giáo đã gắn
liền với dân tộc, dân tộc mà suy Phật Giáo suy, dân tộc mà thạnh Phật Giáo
thạnh.
Phật Giáo
thạnh thì dân tộc mới thạnh, đoạ đức và nề nếp văn hóa được phát triển.
Phật Giáo
suy thì đất nước này hết chuyện nói, bởi vì không có cơ sở đoạ đức nào mà
duy trì, mà phát triển được nữa.
Cho nên,
tất cả quí vị phần nhiều là ở Vinh, các tỉnh phía Bắc của miền Trung có
thể quý vị chưa phải là phật tử nhưng tôi nhìn sâu vào tôi thấy quý vị
toàn là phật tử hết. Cơ sở nào để nói như thế? Nếu quý vị về giở lại gia
phả năm đời, mười đời quý vị thấy trong dòng máu quý vị là phật tử hết. Lý
Trần Phật Giáo là quốc giáo, 400 năm từ vua quan cho đến thần dân không ai
là không Phật Giáo, không ai là không con Phật. Như vậy, tại sao mình lại
đi theo dòng máu nào? Mà không phải là phật tử. Cho nên, tất cả quý vị là
phật tử hết, ngay cả những người Thiên Chúa Giáo cũng là phật tử trong
dòng máu của họ nhưng vì họ theo danh theo lợi, quên mất tổ tiên quên mất
đường về.
Vua Trần
Nhân Tông nói: “gia trung hữu bảo hưu tầm mích” ( trong nhà mình có của
báu nhưng mình ham chơi bắt hoa, bắt bướm, sa hầm sỉa hố mà quên mất đường
về, chứ thật ra trong dòng máu của mình là Phật hết.)
Tôi chứng
minh lịch sử như vậy, quý vị có gì thắc mắc xin phát biểu?
*Có vị hỏi:
Tại sao trên bàn thờ dĩa hoa quả có một quả dựng đứng vậy?
-Thật sự
khi mình cắm một bình hoa, đơm một dĩa quả khi nào cũng có một cái làm
chuẩn.
Bình hoa
phần nhiều có một cái hoa làm chuẩn, rồi dựa vào cía hoa đó mà có những
hoa xung quanh. Quả cũng vậy, phải có quả làm chuẩn như cột trụ để quả
xung quanh dựa vào. Đoạ lý Phật Giáo không ra ngoài nhân và quả, giữa biểu
tượng cho nhân từ nhân đó mà sinh ra quả.
Từ hoa đó
mà sinh tra văn hóa, sinh ra nghệ thuật, sinh ra văn chương. Mà từ văn
chương đó chính là triết lý, chiều sâu của triết lý là đạo lý, con người
phải có chiều sâu mới cảm nhận được, mình sống hời hợt thì không ngoài cơm
ăn áo mặc, sống lăng xăng đến khi chất đi cuộc đời nó vô duyên quá.
*Có vị hỏi:
Tại sao trong chùa này có vị mặc áo vàng, có vị mặc áo nâu, có vị mặc áo
lam?
-Trong pháp
phục Phật Giáo nó có pháp phục nghi lễ và thường phục.
Thường phục
có loại ở trong chùa, có loại để đi ra ngoài. Y phục màu vàng để dành cho
buổi lễ tôn giáo. Y phục màu như tôi mặc đây dnàh cho buổi lễ có tính hành
chánh ,giảng dạy. Y phục ngắn để chỉ cho sinh hoạt thường ngày ở trong
chùa.
Mục đích
màu sắc là hoại sắc, tức là phá hỏng sắc chính đi. Có nghĩa là, người tu
không đi theo màu sắc của thế tục, không bị màu sắc của thế tục cuốn hút.
Người tu không chạy theo sắc mà chạy theo tâm, phảit quay về để thay đổi
cái tâm mình vì cái tâm là gốc của sự sống.
*Có sinh
viên hỏi: Năm giới cấm là căn bản đạo đức ở trong Phật Giáo và các nước
cũng thiết lập trên năm giới đó. Vậy, trong đó có gì sâu sắc, hơn không?
Xin thầy chia sẽ.
-Quý vị
muốn xây một ngôi nhà mà nền móng, không có vững chãi thì ngôi nhà đó
không có an toàn và dễ sập đỗ. Cũng vậy, con gười muốn tiến hơn cao hơn
thì phải lập nền tảng của đạo đức từ nơi năm giới cấm. Năm giới cấm đó là
nền tảng đoạ đức của cuộc sống con người, dù là Âu hay Á, dù là xưa hay
nay mà nếu vượt qua năm giới cấm đó là phi đạo đức . Đây là đạo đức căn
bản mà trong thuật ngữ chuyên môn của Phật Giáo gọi là đạo đức tự duyên
của con người, ngang đó con người từ đó mà đi lên, nếu dưới mức đó thì con
người từ đó mà đi xuống. Chonên, đó là điểm gặp gỡ giữa con người và thánh
nhân và cũng là điểm gặp gỡ của những con người với những loài vật thấp
kém. Cũng là con người cả nhưng con người ngang đó mà đi lên thì con người
bảo toàn và có thể đi lên cao hơn và dưới mức đó thì gọi là phi đạo đức.
Sau đây
chúng ta phải đặt ra cho được câu hỏi: Thế nào là một con người hạnh phúc
ở trong thế giới con người?
Chúng ta đí
tìm đạo đức, chúng ta đi tìm hạnh phúc, chúng ta muốn hoàn thành nhân cách
nhưng chúng ta không biết chất liệu nào tạo nên?
Vậy muôn
tạo nên một con người hạnh phúc thật sự là sao?
Một người
lý tưởng trong trong thế giới con gười là sống lâu, có ai trong chúng ta
ưa chết sớm không ? Ai cũng muốn sống lssu, muốn sống lâu thì phải giữ
giới không đoạt mất sự sống của kẻ khác, mình đoạt sự sống của kẻ khác thì
cuộc sống của mình làm sao ra hồn được, làm sao sống có ý nghĩa được, làm
sao trường thọ được. Như vậy muốn sống lâu phải giữ giới không sát sanh.
Sống lâu là ước muốn muôn thuở của con người, giàu cũng ưa sống lâu, nghèo
cũng ưa sống lâu, người trí thức cũng ưa sống lâu, người ngu cũng ưa
sốnglâu, người Mỹ cũng ưa sống lâu, người Tàu cũng ưa sống lâu, con chó
con mèo cũng ưa sống lâu, sống lâu là tham vọng muôn thuở của chúng sanh.
Muốn duy trì và đạt được tham vọng đó thì phải giữ giứoi không sát sanh.
Sông lâu mà
nghèo đối không có cơm ăn áo mặc có khổ không? Cho nên ước vọng thứ hai là
sôíng lâu mà giàu có, mà muốn giàu có thì phải tôn trọng tài sản của người
khác. Cái mà làm cho mình nghèo đí lkà vì mình ăn trộm. Tham mà nghèo,
không có ai tham mà giàu hết, dù người đó ở nhà lầu có cả ngàn cây vàng họ
vẫn nghèo thôi, bởi vìtham thì phải đi ăn trộm. Như vậy muốn giàu có phải
giữ giới không trộm cắp.
Sống lâu
giàu có rồi nhưng xấu xí, muốn đẹp thì phải giữ giới không tà dâm mới tạo
ra được sắc đẹp của thân tâm.
Sống lâu
giàu có đẹp rồi phải có uy tín. Có người giàu có đpẹ nhưng người ta khinh,
đẹp mà không có hương vị của cuộc sóng. Vậy muốn sóng lâu, giàu có, đẹp và
người tin thì phải giữ thêm giới không nói láo tức là tạo ra uy tín cho
mình.
Một đứa con
nít mà nói thạt, nói đúng người lớn nể vẫn như thường, người lớn mà nói
sai, nói xuyên tạc thì người ta khinh như thường, chỉ lừa họ một lần qua
hai lần chứ không lừa họ mãi được.
Có người
giàu có, đẹp đẽ mà hay nói láo thì đi đâu cũng chẳng ai nể nang gì cả,
chẳng ai tin được. Cho nên muốn sống lâu, giàu có, đẹp đẽ có uy tín thì
phải giữ giới không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói
láo.
Con người
còn phải có trí thức cao, muốn như vậy thì phải không uống rượu.
Cho nên
muốn sống lâu, giàu có, đẹp đẽ, có uy tín, có trí thức thì phải giứ giới
không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm, không nói láo, không uống
rượu.
Như vậy,
Một mẫu người lý tưởng trong thế giới con người là người sống lâu, giàu
có, đẹp đẽ,có uy tín và trí thức. Con người mà đầy đủ năm chất liêu đó
triong đời sống của họ đó là một điều hạnh phúc, mà muốn đạt tới mẫu người
đó thì phải sống theo lời phật dạy: không giết hại, không trộm cắp, không
tà dâm, không nói dối, không uông rượu. Nhờ giữ gìn như vậy mà phẩm giá
của con người ngày càng cao lên, trong gia đình ai cũng giữ giới như thế
thì già đình đó trở thành gia đình đạo đức, xóm làng xã hội giữ giới như
vậy thì xóm làng xẫ hội sẽ hạnh phúc, dân tộc sẽ hạnh phúc sẽ có giềng mối
và tạo ra một sức mạnh mà không có một sức mạnh nào bên ngoài có thể xâm
nhập được cả.
Cũng vậy,
quý vị thấy cấu trúc chùa Một Cột của đời Lý lấy tư tưởng Phật Giáo làm
cột tỵu để phát triển đất nước khắp cả bốn phía. Tất cả những làng văiệt
nam hóa, tư tưởng bên ngoài đi vào thì cũng phải thẩm thấu để trở thành
cột trụ và từ cột trụ mà chống đỡ để đi ra phát triển khắp cả bốn phương,
Như vậy, quý vị đã thấy Phật Giáo đã ảnh hưởng trên xứ Huế và trên đất
nước mình chưa? Biết được Phật Giáo đã đáp ứng được tham vọng của con
người chưa?
Ta đi tìm
một mẫu người toàn hảo dưới cái nhìn Phật Giáo chứ không phải đơn giản là
cơm ăn áo mặc là đủ đâu.
Khi nào đói
thiệt thì mình cần cơm, lạnh thiệt thì mình cần áo nhưng khi đã no cơm ấm
áo rồi thì con người phải là con người thiệt tức là phải có một chút thăng
hoa nữa.
http://www.buddhismtoday.com/viet/xhh/phatgiao_xuhue.htm