Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .

Xuân Miên Viễn và Thi Nhân

HC Phú Xuân 
( Hạt cát Phú Xuân )

Nhân đọc bài « Xuân Miên Viễn » của HT Thích Thanh Từ, xin viết đôi  giòng gọi là mừng mùa Xuân hy hữu của văn thơ, của triết lý nhà Phật trên hai ngàn năm soi sáng … 
Xin mạn phép HT Thích Thanh Từ [1] góp lại 4 đóa mai đẹp  :

1. Thiền sư Chân không :

Xuân đến, Xuân đi ngỡ xuân hết.
Hoa nở, hoa tàn chỉ là Xuân.

2. Thiền sư Ni ở Trung Quốc đời Tống :

Tận nhật tầm Xuân bất kiến Xuân,
Mang hài đạp phá đỉnh đầu vân
Qui lai khước quá mai hoa hạ
Xuân tại nhi đầu dĩ thập phân.

3. Thiền sư Mãn Giác đời Lý  trong bài « Cáo tật thị chúng »:

Xuân khứ bách hoa lạc,
Xuân đáo bách hoa kha
Sự trục nhãn tiền quá
Lão tùng đầu thượng lai
Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận
Ðình tiền tạc dạ nhứt chi mai.

4. Thiền sư Trần Huyền Quang đời Trần,« Xuân nhựt tức sự «   

Nhị bát giai nhân thích tú trì
Tử kinh hoa hạ chuyển hoàng ly
Khả liên vô hạn thương xuân ý
Tận tại đình châm bất ngữ thì.

5. Bốn bông mai rưc rỡ trên cành mai nhà Phật từ hơn nghìn năm qua bên bờ Thái Bình Dương. Rồi đêm qua, chằng ai ngờ ,  lại xuất hiện thêm môt đóa mai vàng mong manh của thi nhân Hàn Mạc Tử [2] :

Điềm ngọc ấm như ngà,
Thơ có tuổi và chiêm bao có tích,
Và tâm tư có một điều rất thích,
Không nói ra vì sợ bớt say-sưa
- Chàng ơi ! Chàng ơi ! sự lạ đêm qua !
Mùa Xuân tới mà không ai biết cả …

6. Rồi đến lược ‘trung niên thi sĩ ‘  Bùi Gíáng  « Chào Nguyên Xuân « [3]

Thưa rằng nói nữa là sai
Mùa xuân đang đợi bước ai đi vào

7. Bông mai gần nhất của Trịnh công Sơn, trong ca khúc «Hoa vàng mấy độ », mà ‘nào có ai hay’, tình cờ bên phố, một ngày hè …

Em đến nơi này
Hoa vàng rực rỡ
Một thoáng hương bay
Bên trời phố Hạ
Nào có ai hay …

Điểm chung của 7 trích đoạn thơ  nhạc trên đây chính là mùa Xuân, biểu tượng bằng cành mai trời đất dành cho chúng sinh. Hơn một ngàn năm xa cách,  từ thiền sư  Ni đời Tống Trung Quốc đến thi nhân Hàn Mạc Tử giữa thế kỷ 20, đến TCS giao thời thế kỷ 20-21.  Họ cùng đề cập đến một mùa Xuân nguyên vẹn « tại nhi đầu », trước «đình tiền », « Xuân đến Xuân đi ngỡ Xuân hết », nơi «đình châm », cũng chính là « sự lạ hôm qua mà không ai biết cả ». Hoặc là « mùa Xuân  đang đợi bước ai đi vào », hoặc Xuân đã về «bên trời phố hạ nào có ai hay … »

Phải chăng chính là Xuân Miên Viễn mà các tác giả chân thiền, qua không gian thời gian, bằng  những vần thơ điệu nhạc nhẹ nhàng đã nối vòng tay chuyển về cho chúng ta phúc âm tuyệt vời hôm nay ? 

 

 


Vào mạng: 23-9-2005

Trở về mục "Xuân"

Đầu trang