Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
Tô Cơm Hến
Minh Mẫn

Tờ mờ sáng, Phượng khép cửa, chạy vội ra chợ, thoáng chốc đã về đến nhà, trên tay lủ khủ rau cải. Trong căn bếp độ 16 mét vuông, đồ đạt bày biện đủ lọai, kể cả bộ xa lông, lối đi vừa để hai người tránh nhau; nếu có thêm người thứ ba trong bếp, chắc phải chờ tín hiệu giao thông!

 

-                     Mời anh ăn sáng. Phượng để trước mặt Tuấn hai tô vừa nước vừa cái, sền sệt; Tuấn nhìn thật kỷ những hạt gạo nở tóat như hạt bắp hầm nhừ nằm xen lẫn rau cải. Nước màu trắng đục trông thật lạ. Tuấn thầm nghĩ, hôm nay Phượng cho điểm tâm cháo rau, có lẽ cơm nguội chiều qua còn thừa!

-                     Anh biết món gì không? Vừa hỏi, Phượng vừa đưa ánh mắt thăm dò, cười thật tươi và vui vẻ lạ thường. Khác với đêm qua, Phượng tỏ ra nóng nẩy buồn bực mà đáng ra, Tuấn từ phương xa về thăm, Phượng phải ngồi lại với Tuấn theo lời mời,  nhưng Phượng từ chối để cùng Tuấn ngồi lại bên ngọn đèn cầy cùng nhau chìm vào tĩnh lặng nghe nhịp thở; Thói quen thường khi của Tuấn là vậy, Phượng đóng cửa phòng khá sớm!

-                     Cơm Hến đó anh à! Tuấn chưa kịp nhận ra, Phượng vội giải thích.

Lần đầu tiên Tuấn thưởng thức món nầy. Ngày còn bé ở quê, Tuấn không lạ gì món cơm hến bình dân hay thượng lưu xứ Huế đều thích,  dưới quê đồng sâu nước phèn, Tuấn chưa hề được thưởng thức. Cồn hến ở Huế, bao đời cung cấp cho người dân, thế mà vẫn không cạn kiệt. Trong nhà hàng, ngòai chợ trời đều có bán. Giờ đây, trước mặt Tuấn, món thổ sản quê hương như lạ lẫm. Một cục mắm, một thìa ớt sa tế, vừa cay, vừa nóng, thật đậm đà; Tuấn nghe cơm hến ngọt nước, bùi cái, là hương vị đặc biệt của món ăn xứ Huế, riêng tô cơm hến chay, Phượng biến chế khéo tay đến độ hấp dẫn không thua cơm hến thật.

 

-                     Anh biết không, những ai xa xứ, ăn được cơm hến em làm, họ đều thích thú. Bà chủ trà Đỗ Hữu ở Blao cũng thế, bà ta sung sướng đến độ cay mắt; xa quê mấy mươi năm, nay gặp lại hương vị Huế, ăn xong, bà ta còn xin về một tô cho con dâu, bà bảo em hướng dẫn cho bà ta làm, lần đầu bà ăn cơm hến chay, bà nói, không thua cơm hến thật. Một lần em làm cúng dường quý thầy , quý sư cô, một  cô người nước ngòai họ chắt hết nước ra một cái tô, họ ăn  phần cái, xong, họ húp nước màu trắng đục mà họ cứ ngỡ là sữa đậu nành, khi nghe mặn và cay, cô ta ngồi cười bẽn lẽn rồi xoay qua người kế cận nói để chửa thẹn. Em hối hận vì không giải thích cho quý vị đó hiểu được món ăn của Huế…

                                                   *

                                                 *   *

 

Tuấn vẫn im lặng quan sát thái độ xởi lởi bất ngờ của Phượng, thỉnh thỏang chàng gật đầu tán đồng, khen ngon.

-                     Anh biết không, đêm qua cô Dõan gọi điện về hỏi thăm, em kể cho sư cô nghe về câu chuyện hồi chiều hôm qua  thầy Đồng Mơ đã nói, em tức dễ sợ, nhưng cô Dõan bảo: Ơ hay, mẹ vui ghê hè! chuyện như vậy mà mẹ cũng tức, mẹ hỏi bác Tuấn có tức không. Mẹ tu tập mà vẫn không thay đổi mấy…

    cô trước đây cũng vậy thôi!

     do mẹ truyền lại cho con đó, bây giờ con khác  rồi mẹ à! Đáng ra mẹ phải đi thiền hành với bác, mẹ lại bỏ bác một  mình, không sợ bác buồn sao!

 

Tuấn ăn thật chậm, cay và nóng đã làm chàng đẫm mồ hôi; Nhớ lại thái độ hôm qua của Phượng, chàng cứ cười hòai.

-                     Anh cười em cái gì?

-                     Anh không những cười em mà còn tức cười câu nói của  Đồng Mơ.

-                     Vậy mà anh cũng cười được,  sao anh không đính chính để thầy  hiểu lầm; Nếu em cười thì em cười mỉa cho mà xem

-                     Em lại tự ái vì cái ta lớn quá. Thế mà trước đây em báo tin là lúc nầy em tiến bộ lắm, không còn bị buồn vui giận ghét chi phối; giống cốt chuyện Tô Đông Pha khoe với ngài Phật Ấn..Tuấn định nói, Phượng đưa tay ngăn lại.

 

Những chậu hoa ngòai hành lang xanh tươi, đồ đạc trong nhà sắp xếp gọn gàng; trong phòng vệ sinh cũng để đóa hoa tươi bềnh bồng trong chén nước; Dép đi ngòai sân, dép xử dụng trong nhà, dép vào buồng tắm; chậu rửa mặt, chậu giặt, khăn lau tay, khăn chùi lavatory…đâu ra đó. Thảo nào một thân quán xuyến từ việc nhà đến việc xã hội và sinh họat tôn giáo mà vẫn nuôi con khôn lớn. Người phụ nữ nhanh tay lẹ miệng thường nóng  tánh và khôn khéo; Cách đi đứng, ăn nói và  làm việc, cho thấy Phượng đảm đang nhưng cũng sâu sắc không kém.

   -chị giới thiệu đi chứ, Đồng Mơ nhìn thấy Tuấn từ phòng bước ra, thầy biết anh ta rồi còn gì, Tuấn ngạc nhiên tại sao Phượng không giới thiệu cho hai bên biết nhau mà chỉ nói thế

   -  Chắc anh dọn cơ sở về đây? Đồng Mơ vừa hỏi vừa đưa ánh mắt thăm dò Phượng

Phượng thoáng đã hiểu ngay, nhưng nàng không trả lời, Tuấn vô tư một cách thật thà. – tâm vô sở trụ thì thân vô trụ sở thầy ạ! Tuấn quay qua Phượng: Hình như anh đến đây là lần thứ hai Phượng nhỉ? Trong ba năm, anh lên đây được hai lần, nhưng mới biết Phượng vài tháng thôi!

-                     Không, anh quen Phượng hơn một năm rồi, anh đến đây nhiều lần rồi.

Đồng Mơ lém lỉnh khẳng định làm Tuấn ngạc nhiên; Phượng vẫn im lặng;

Tuấn phân vân thầm nghĩ - chả lẽ mình không biết mình hơn anh chàng nầy, hay là mình quên chăng! Nhưng rõ ràng Tuấn chưa hề quen biết Đồng Mơ;

-                     Lúc nầy chị  Phượng yêu đời ghê, trong nhà, ngòai ngỏ, phòng thờ đến nhà bếp, nơi nào cũng có hoa. Đồng Mơ rảo một vòng trong nhà như cố phát hiện cái gì khác thường, chứng tỏ  chàng ta quen thuộc và thân thiện  với Phượng.

-                     Hôm Cô Dõan về trang trí đấy; Phượng phân bua;

                                                  *

                                                *   *

Trái vả thái mỏng, trộn với rau thơm, đậu phộng, bông artichoke nấu canh và dĩa đậu phụ chiên sốt cà, qua bàn tay của Phượng, trông thịnh sọan và đẹp mắt hẳn;

-                     Mời thầy ở lại tối nay tổ chức Thiền trà cho vui nhé! Tuấn thật tình ngỏ lời, vì trong căn nhà nhỏ, ấm cúng, yên ắng có thêm người thứ ba,  sẽ tăng thêm năng lượng.

-                     Không, tôi có hẹn. Đồng Mơ buông đủa đứng lên.

Đồng Mơ là một thanh niên vui tánh, ăn nói dễ thương. Giọng Quảng  pha tiếng Nam làm cho  dịu nhẹ âm điệu; phong cách năng động tạo cho người đối diện có cảm tưởng nhiệt tình chơn chất, muốn thân thiện. Tuấn tiển chàng ra một đọan hẻm đổ dốc; nhà cửa miền cao lúc nào cửa kính cũng đóng kín lặng lẽ; sinh họat trầm lắng như kinh thành Huế; Dân nơi đây phần lớn từ Huế và xứ Quảng vào lập nghiệp nhiều đời, vì thế, phong cách cuộc sống còn mang âm hưởng của đất Thần Kinh.

-                     Mình nói thật với anh, mình nghe nhiều tai tiếng về anh và Phượng, chuyện đó bình thường thôi, chả ai cấm ai việc nầy được khi mà cả hai đều độc thân…Đồng Mơ nói một cách trang trọng.

                                                          

Tuấn ngẫm nghĩ buồn cười. điều nầy chàng biết rõ về mình, không lẩm lẫn đâu được, làm sao mà Đồng Mơ dám bịa chuyện thiên hạ nói!

-                     Phượng à! em bắt đền anh, Đồng Mơ nói như thế nhở anh ế thì sao. Tuấn  nói đùa; Phượng bấm ngay điện thọai cho Đồng Mơ:  Thầy nói gì với anh Tuấn? tại sao biết tôi trên 10 năm mà còn đánh giá thấp tôi như vậy. Hãy trả lời cho tôi biết, nếu nói không thông là có chuyện.

Phượng đùng đùng gắt gỏng, Tuấn can ngăn, sợ quá lời xúc phạm người ta, không nên. Sau giờ Thiền, Tuấn nhắn cho Phượng: anh về chuyến xe 11 giờ đêm nhé. Hai phòng cách nhau tấm vách, thế mà tin nhắn không gửi được. Bên kia, Phượng vẫn ấm ức, không ngủ, sau khi tâm sự với Dõan qua điện thoại, Phượng sực nhớ - mình dự tính tối nay mời anh Tuấn cùng đi thiền hành ở bờ hồ, thế mà…vâng, thế mà chỉ một lời nói, mình quên bẳng chương trình sắp xếp, chỉ một lời mà đốm lửa sân bùng phát, trong khi Tuấn vẫn lặng lờ như mặt nước ao Thu.

                                                  

-  Sao mà Phượng nóng nảy thế, em tiến bộ chỗ nào? Tuấn trách

-  Bây giờ là thay đổi nhiều lắm rồi. Trước đây em bán ngòai chợ, ai cũng bảo em là cọp cái. Nhờ biết Đạo mà dằn bớt đấy, không thì ông Đồng Mơ khó yên thân; còn anh, em tức anh lắm, chuyện như thế, anh phải phân bày cho người ta hiểu, lại còn cười làm cho người ta ngộ nhận.  Mấy tháng trước, anh nhắn tin giới thiệu, nhờ em chăm sóc ông Định, khi ông ta mang quà đến em, em giận lắm!...

Tuấn ngơ ngác hỏi: Ông Định nào?

- Anh còn giả vờ. Phượng nhìn Tuấn như người từ cỏi trên.

- À, chuyện qua rồi, anh đâu để tâm làm gì, thế mà em ấp ủ đến hôm nay, sao không buông cho nhẹ lòng. Anh nhớ chuyện hai nhà sư qua suối trong tập Góp Nhặt Sỏi Đá..Tuấn định kể, Phượng nhanh nhẩu :

- Em biết rồi, đừng vạch lỗi người ta nữa, từ từ người ta chuyển hóa mà; nhanh quá có mà thành Thánh!

                                                          *

                                                        *   *          

- Anh ăn được không? Phượng hỏi               

- Không những được mà còn quá ngon. Hôm nay lên thăm Phượng, anh được tận hưởng hai điều thú vị, một là tô cơm hến, hai là chuyện Đồng Mơ, hai cái đều có giá trị ngang nhau, một cái nuôi dưỡng cơ thể, một cái nuôi dưỡng tâm vô phân biệt. Tuấn đáp 

- Gớm, người nói ra  luôn có móc câu thật bén. Phượng nhận xét.

Một ngày mới và mọi sự luôn mới, nhưng Phượng chưa cảm nhận được khi mà tâm trạng đời thường luôn nhuốm màu buồn vui.

 

                                                                                                                                                                                      02/6/09

 

                                                                                        

 

http://www.buddhismtoday.com/viet/truyen/tocomhen.htm

 


Vào mạng: 04-06-2009

Trở về mục "Truyện Phật giáo"

Đầu trang