- Đến trại giam chia sẻ yêu
thương với phạm nhân
-
Huỳnh Diệu
-
đăng ngày 04/06/2008
Nơi những con người sống
tách biệt, sống trong vòng lao lý và từng ngày nuôi hy vọng lớn nhất là
đến ngày về lại, đoàn tụ với gia đình và hòa nhập xã hội, làm lại cuộc
đời. Và hôm nay, họ đã chia sẻ với tất cả mọi điều...trại giam K.20
Đại Đức Nhật Từ
chia sẻ những kinh nghiệm tháo gở khổ
đau
với các phạm nhân trại giam K.20
Đứng dậy sau
vấp ngã
Sau những ngày tất
bật cùng với công việc tổ chức đại lễ Vesak 2008 tại Hà Nội, Đại đức
Thích Nhật Từ và đoàn từ thiện Đạo Phật Ngày Nay Ni sư Thích Nữ Huệ
Liên, TX Ngọc Hòa (Q.6) cùng Phật tử đã đến chia sẻ 2.100 phần quà trị
giá 102 triệu đồng cho gần 2.000 phạm nhân tại trại giam K.20 thuộc Bộ
công an tại xã Châu Bình, huyện Giồng Trôm, Bến Tre.
Chúng tôi nhận thấy
niềm vui, hạnh phúc sáng bừng qua những nụ cười. Cũng như những lần đến
trước đây, ĐĐ. Thích Nhật Từ đã trải lòng mình qua những kinh nghiệm
sống, những câu chuyện ngắn đời thường và cả những lời Phật dạy rất dễ
hiểu chia sẻ với các phạm nhân. Vẫn còn đó từng lời từng chữ mà trong
thời gian chưa tới 2 năm ĐĐ. Thích Nhật Từ đã có 4 chủ đề chính chia sẻ
tại đây như: „Quay đầu là bờ” Tự do nội tại”, „Bỏ kiếp giang hồ”, Làm
lại cuộc đời” và lần này là Đứng dậy sau vấp ngã”.
Mở đầu cuộc trò
chuyện thầy đã kể lại câu chuyện của vị vua A Xà Thế để nhận biết chân
hạnh phúc đích thực, tình thương con người với con người, không giết hại
đồng loại. Lòng từ bi trong cuộc sống cũng giống như không khí mà chúng
ta cần để thở hằng ngày. Và, cũng vậy sau những vấp ngã chúng ta phải
biết đứng dậy và đi tiếp. Trong câu chuyện ấy, nghị lực sống, biết vượt
qua nỗi khổ niềm đau của quá khứ làm lại cuộc đời như đức Phật đã dậy: „hãy
mạnh dạn vứt bỏ nỗi đau...” Những câu chuyện của thầy gần gũi, sinh động
và đầy ý nghĩa, ở đó giá trị đời sống đạo đức được đề cập đến để khơi
gợi lòng tin tưởng sống trong hiện tại, vượt lên nổi đau, chấp nhận hiện
thực và nhận chân giá trị trong cuộc sống hiện tại.
Từng lời từng chữ ĐĐ-
Thích Nhật Từ tâm sự, chia sẻ yêu thương ấy chắc chắn sẽ tác động tốt
với những con người chai sạn, lầm lì và từng trải ở đây. Xét cho cùng,
họ cũng là những người đáng thương và cần lắm những vòng tay bao dung.
Chúng tôi hy vọng rất nhiều, dù là ai và đã làm gì trong quá khứ rồi thì
cũng có lúc phải quay về nẻo chính, quay về tính bổn thiện. Chính vì lẽ
đó, Tổng giám thị, thượng tá Phùng Văn Yến đã cho rằng „quý thầy và đoàn
đã giúp chúng tôi xây dựng được môi trường tình thương để giúp anh chị
em phạm nhân có cơ hội học tập và sữa đổi”.
Đối diện với
chính mình
Những buổi gặp mặt
và trò chuyện như thế này quả là quý giá bởi có sự chia sẻ, đồng cảm,
bao dung của biết bao người. Chúng tôi lại có dịp được trao đổi trực
tiếp với nhiều anh chị lầm lỡ và có những phút giây trải lòng để chia sẻ
với nhiều hoàn cảnh khác nhau. Nguyễn Thị Lệ, ngụ tại Tp.HCM đã hồi
tưởng lại với nỗi rưng rức: „những năm đó mình gặp hoàn cảnh éo le quá,
bị chồng bỏ với 3 đứa con nhỏ, trong lúc túng bấn mình làm liều, đánh
mất bản thân và mang tội trộm cắp tài sản công dân, bị bắt với mức án 3
năm, mình mới ở được có 7 tháng.” Quảng đường dài đã qua của mình, chị
bảo có lúc thấy ân hận ghê gớm lắm, phải đối diện với tòa án lương tâm
và xấu hổ với con cái. Qua những lần được nghe thầy nói chuyện, chị nhận
thức được việc làm của mình là cái sai quá lớn của cuộc đời và chị hiểu
rằng chỉ có cách duy nhất là phải cố gắng từng ngày để sửa đổi, để lao
động và học tập thật tốt, mới mong sớm trở về với các con. Chị bảo còn
hơn hai năm nữa, sẽ còn từng ngày một để chị phải đối diện với chính
mình, cật vấn, tìm hướng đi tới để sống tốt hơn và cố quên đi quá khứ.
Chị Lâm Thế Phương (Trà
Vinh) thì mang án 3 năm 6 tháng với tội danh lợi dụng tín nhiệm chiếm
dụng tài sản. Chị bảo chỉ vì lòng tham lam của mình mà phải trả giá đắt,
thời gian qua là cả chuỗi ngày dài đau đớn và tủi hổ, còn lại khoảng
thời gian 9 tháng nữa chị cố gắng để hy vọng được ân xá trước thời hạn.
Nhờ tiếp xúc được với thầy Nhật Từ, quý sư cô và đoàn từ thiện, chị cũng
hiểu thêm được giá trị đích thực của cuộc sống hiện tại với tấm lòng
hướng thiện, trong lúc này chị mong muốn được tha thứ để có cơ hội làm
lại tất cả.
Ở độ tuổi tốt đẹp
nhất của cuộc đời, từ 18 đến khoảng 45, gần hai ngàn con người đang sống
và học tập tại đây với nhiều tội danh: giết người, cướp của, lợi dụng
tín nhiệm, buôn bán ma túy, tổ chức mại dâm, bán dâm, tiếp dâm... Nhiều
phạm nhân tâm sự, đã có những giờ phút tự vấn, soi rọi và cố quên đi quá
khứ để tìm ra những phút giây thanh thản. Cái duy nhất họ cần phải làm
là học tập, lao động, sửa đổi thật tốt để có điều kiện hoà nhập với cộng
đồng.
Chỉ còn
tiếng hát
Đã 5 lần hội ngộ nơi
này nên các phạm nhân đã quen thuộc với hình ảnh những chiếc áo vàng, áo
nâu của quý thầy cô. Và mỗi lần đoàn đến là ngày đó phạm nhân được dùng
một bữa cơm chay, bữa cơm chay có các món mặn, súp nui, gỏi cuốn, ca ri...
tuy lâu lắm mới có một ngày nhưng đó là điều đặc biệt ở nơi này. Bởi, để
tỏ lòng mến khách và cũng để cho phạm nhân có khái niệm về nuôi dưỡng từ
tâm, nét sống thanh đạm qua bữa ăn chay, Ban giám thị cũng muốn từ đó có
thể vun đắp được sự tin yêu từ những điều rất nhỏ ấy.
Sống ở „láng”, nơi
tập hợp với nhiều thành phần phức tạp nhất xã hội, nhiều phạm nhân tâm
sự phải biết gạn lọc và cố gắng học tập để được ra tù sớm nhất, mỗi ngày
ở trong này là mỗi ngày sống trong sự dày vò tội lỗi, chính vì vậy có
những lúc như thế này cả ngàn người tự do được hát, giải trí và giao lưu
là niềm vui lớn. Thế nên, cả hội trường như òa vỡ tiếng vỗ tay để chào
đón đoàn ca sĩ, nghệ sĩ TP. HCM: nghệ sĩ Ngân Huệ, ca sĩ Vũ Hà, ca sĩ
Hiền Trang, nhóm Ca Rô, nhóm K.6, nhóm hài Tiểu Beo-Bảo Chung Chung,
nhóm New and Old, MC Gia Luật và nhạc sĩ Phật tử Vũ Ngọc Toản đã đến hát
cùng với anh chị em.
Nhạc sĩ Vũ Ngọc Toản
đã phát từng bài hát và tập từng câu hát một, chút ngập ngừng ban đầu
rồi tiếng hát cũng vút lên. Cả hội trường như say sưa với tiếng reo hò,
tiếng hát và từng điệu nhảy của ca sĩ. Đoàn ca sĩ nào đến đây, chưa kịp
ăn trưa là „nhào” vô „chơi” liền ít nhất phải là hai bài liên tiếp. Ca
sĩ Hiền Trang xinh xắn và rất dễ thương với hai bài hát làm ngây ngất cả
hội trường.
Ca sĩ Vũ Hà, liên
tiếp phục vụ 4 bài cực kì sôi động với những điệu nhảy làm cả hội trường
sôi sục hẳn lên. Nhóm Ca Rô cũng phục vụ liên tiếp 3 bài với những vũ
điệu hấp dẫn, nhóm hài kịch lại tạo nên tiếng cười ngã nghiêng. Cả hội
trường như chìm trong tiếng hát và trong giờ phút ấy chỉ có nụ cười,
tiếng hát cùng hòa điệu. Âm thanh ồn ào ấy đã xóa tan ranh giới bởi
những cái bắt tay chia sẻ, trao gởi những lời cảm thông, an ủi, động
viên. Hay như những cành hoa giả được tặng rồi lấy lại, rồi lại tặng của
những chị gái cũng làm ca sĩ rất vui.
Buổi vui rồi cũng
kết thúc, những cái bắt tay bịn rịn, những cánh tay vẫy chào của phạm
nhân từ các láng trại hai bên đường đi với lời nhắn với theo:„các thầy
sớm trở lại nhé” đã gieo vào lòng chúng tôi niềm vui và sự ấm áp ...
ĐĐ Thích Nhật Từ trao quà cho phạm nhân K.20
Tặng chuổi niệm Phật cho phạm nhân
Sôi động với ca sĩ
Các phạm nhân tập hát với ca sĩ
Source :
http://giacngo.vn/xahoi/2008/06/04/52D653/
http://www.buddhismtoday.com/tuthien/dentraigiam.htm