- Vấn đề ẩm thực trong đạo Phật
- Sanjivaputta. "Are you herbivore or carnivore?".
England, 1992
- Tỳ kheo Thiện Minh dịch Việt
Lời giới thiệu
- 1. Bối cảnh ăn chay - Quan niệm và cách cư xử của
Ðức Phật
2. Quan niệm Phật giáo Nam tông về thú vật và chủ nghĩa ăn chay
3 Quan niệm Phật giáo Bắc tông về việc ăn chay
- 4. Ăn chay và sự thanh tịnh
5. Thịt cá nấu chín có còn sự sống không?
- 6 Tâm Từ là nền tảng của sự ăn chay
7. Trách nhiệm pháp lý gián tiếp
8. Ăn chay có thể thay đổi tánh nết không?
9. Ăn chay có thể làm giảm mức sát hại không?
10. Chủ nghĩa ăn chay và thịt nhân tạo
- 11. ςửa cơm cuối cùng của Ðức Phật Tổ
Gotama: Nấm hay thịt lợn?
12. Một vị Bồ-tát phải thực hành việc ăn chay không?
13. Việc thực hành ăn chay do các tu sĩ
14. Người cư sĩ thực hành việc ăn chay
15. Ăn chay trong thời đại mới
- 16. Việc ăn chay hay Bát giới: Một sự lựa chọn
tùy duyên
17. Ăn chay và sức khỏe
18. Tóm lược Lời bạt
- Chú thích
Lời giới thiệu
Mạnh Tử nói "Kiếm ký sanh bất nhẩn thực kỳ
nhục", nên "Quân tử bất nhập trú phòng". Tuy có quan niệm như
vậy, nhưng các nhà Nho đâu có ăn chay, có lẽ gần giống quan điểm
"Tam Tịnh Nhục" của Phật giáo?
Thành thật mà nói: tục lệ ăn chay do các tu sĩ Phật
giáo về sau xu hướng theo Bà La Môn (Ấn Ðộ giáo) ở Ấn Ðộ và Ðạo
Tiên ở Trung Quốc để dễ thu hút tín đồ của họ, như ngài Huệ Năng nói:
"Muốn toan lo độ thế
Phương tiện phải sẵn sàng]
Chớ để người nghi hoặc
Tánh họ mới minh quang"
Giòng Thiền Tào Khê Trung Quốc và giòng Thiền Trúc
Lâm Việt Nam, các vị tổ cũng không quá cố chấp tập quán ăn chay. Một
số nước Phật giáo Ðại Thừa như Mông Cổ, Triều Tiên, Nhật Bổn
v.v...họ cũng không bảo thủ tục ăn chay, với họ thì "quân tử ưu
đạo bất ưu thực" cũng như người Việt Nam thường nói "ăn để
sống chớ không phải sống để ăn"; hay là "tham lam sân hận
không chừa, bo bo mà giữ tương dưa ít gì!"; hoặc "uổng ngật mê
chay nan liễu đạo, khống đồ xướng niệm đạo nan thành!"
Riêng tôi thì "không chê đồ chay, nhưng không chấp
nhận thành kiến ăn chay", có lẽ ảnh hưởng tinh thần Bát nhã
"cá thịt nhưng không phải là cá thịt" (nếu lúc ăn có chánh niệm
tỉnh giác, thấy các vật thực vốn là nguyên chất đất, nước, lửa, gió...),
"tuy không phải cá thịt nhưng là cá thịt" (bởi khi ăn các món
chay mà hình thức lẫn tên gọi đều là đồ mặn như thịt quay, cá kho
v.v...đồ chay mà tâm mặn). Vì vậy mới bị người ta phê bình là "ăn
mặn nói ngay, ăn chay nói dối"
Soạn giả cũng như dịch giả tập sách này chắc chắn
không có ý chỉ trích, xuyên tạc người ăn chay, chỉ muốn biện minh vấn
đề ăn chay không phải là một trong tám muôn bốn ngàn Pháp môn của đức
Phật Gotama mà chỉ là "giáo ngoại biệt truyền" thôi!
Với tinh thần phá chấp, tôi xin trân trọng giới thiệu
tập sách "Vấn đề ẩm thực trong Phật giáo" do Tỳ Kheo Thích Thiện
Minh dịch, đến chư Phật tử đọc và suy gẩm.
Biên Hòa ngày 20-6-99
Thượng Tọa Giác Chánh
Trưởng Ban Văn Hóa Phật Giáo, Tỉnh Hội Ðồng Nai
-oOo-
1. Bối cảnh ăn chay - Quan niệm và cách
cư xử của Ðức Phật
Thuật ngữ tiếng Anh "Vegetarianism", nghĩa là
chủ nghĩa ăn chay đã ra đời lần đầu tiên vào năm 1847 [1]. Nhưng trong
thực tế ý niệm về ăn chay đã có từ ngàn xưa. Từ bỏ việc ăn cá thịt
được người ta tìm thấy trong học thuyết của triết gia Hy Lạp
Pythagoras, về sau Plato, Epicurus, Plutarch và những nhà triết học khác tiếp
tục kế thừa. Trong Jambudvipa (Ấn Ðộ trong thời kỳ Ðức Phật tổ
Gotama), những tín đồ của Kỳ Na giáo được sự hướng dẫn bởi
Mahavira, được hiểu như là những nhà đạo sĩ tuyệt đối thực hành phương
pháp ăn chay [2]. Trong số những người đệ tử của Ðức Phật, Devadatta
là người chính thức đề cao việc ăn chay. Cùng với bốn người bạn đồng
tu khác, Devadatta cố gắng đề xuất năm giáo điều khổ hạnh cho các tu sĩ
của Tăng đoàn, một trong năm giáo điều đó là tu sĩ tuyệt đối không
được ăn cá thịt. Trong việc đề xuất này, Ðức Phật tổ Gotama dạy rằng
những Tỳ khưu nào cảm thấy an lạc trong việc ăn chay thì cứ ăn. Tuy nhiên
ngài từ chối để phê chuẩn hay áp dụng giới luật này cho các Tỳ khưu
một cách cưỡng ép.
Từ những lời khẳng định được Ðức Phật tổ
Gotama dạy, rõ ràng là ăn chay thực sự không phải là một phần chính yếu
của pháp luật. Ăn chay là việc không quan trọng và không cần thiết lắm.
Ăn chay không làm cho con người thanh tịnh, trong sạch và đạt đến giác
ngộ Níp-bàn được. Nói một cách khác, dù có ăn chay hay không, người ta
vẫn có cơ hội và có khả năng thành đạt sự thanh tịnh và giác ngộ thực
sự.
Ðức Phật tổ Gotama đã nhiều lần gặp phải những
vấn đề về ăn chay. Nigandha Nathaputta - cũng được gọi là Mahavira - vị
lãnh đạo Kỳ Na giáo đã thường xuyên nhạo báng ngài. Các đệ tử của
Mahavira thảo luận vấn đề này trong hang động: "Này các bạn - Ðạo
sĩ Nathaputta nói - Sa môn Gotama ăn thịt đã được chuẩn bị riêng cho ông
ta, với đôi mắt mở". Nghe như vậy, Ðức Phật dạy: "Ðây không
phải là lần đầu, môn đệ Nathaputta đã nhạo báng Như Lai ăn thịt mà
việc ăn thịt này do chính Như Lai làm; trong quá khứ ông ta đã nhạo báng
Như Lai nhiều lần rồi".
Sau đó ngài kể cho chư vị nghe một câu chuyện tiền
kiếp (Telovada jataka). Vào thời khi vua Brahma-datta ở Benares, đức Bồ Tát
sinh ra trong một gia đình Bà la môn khi trưởng thành ngài chọn đời sống
xuất gia. Từ Himalaya ngài bay xuống trần tìm muối và đồ gia vị, sau đó
đi khất thực trong thành phố. Một người giàu có chuẩn bị kế hoạch
để phá hại Bồ Tát, cho nên người ấy thỉnh ngài về nhà và phục vụ
ngài bữa ăn có cá. Sau bữa ăn người đó ngồi xuống một bên và nói:
"Thực phẩm này làm được là tôi cố ý cho ngài ăn, bằng cách là giết
thú sống. Tội lỗi này không phải của tôi mà là của ngài!" Và người
đàn ông ấy nói lên câu thứ nhất: "Người ác sát sinh, nấu nướng
và cho ăn, ngài ăn bữa cơm đó cho nên ngài có tội". Nghe sự việc
này, đức Bồ-Tát đọc câu thứ hai: "Người ác có thể giết vợ và
con đem cho người khác; tuy nhiên, nếu người thánh thiện ăn thì không có
tội" [3]. Vì vậy có thể nói rằng ai sát sinh thì có tội, nhưng người
ăn thì không. Chư Tỳ khưu được phép độ bất cứ loại thực phẩm nào
theo tập tục quốc độ của mình, miễn là không ăn vì tham đắm hay ác
ý.
Một vị Phật tổ không có quyền ngăn cản bất kỳ
ai đó sát sinh. Một người có thể làm bất cứ điều gì mình mong muốn,
nhưng người ấy sẽ chịu trọng trách và gánh chịu nghiệp quả của
mình. Rất nhiều lần, Ðức Phật tổ Gotama dạy rằng sát sinh là hành động
bất thiện (akusala - kamma) sẽ gây nhân đau khổ. Cũng như nghề bán thịt
cá (mamsa - vanijja) [4] là một trong năm nghề cấm đối với người Phật tử
tại gia. Do đó người Phật tử tại gia đã có tâm hỉ xả rồi (upekkha),
họ luôn có tâm từ bi đối với sinh linh. Bất kỳ hành động nào họ
làm - thiện hay ác - họ sẽ là người thừa hưởng.
Quan niệm và cách cư xử của Ðức Phật tổ Gotama
đối với vấn đề ăn chay biểu lộ được trí tuệ của một bậc vĩ nhân.
Sau khi xét đoán Sa môn Gotama một cách khách quan, y sĩ Jìvakakomarabhacca
không do dự trở thành một đệ tử của Ðức Phật. Có một lần Jìvaka
viếng thăm bậc đạo sư. Sau khi đảnh lễ và ngồi một nơi thích hợp
ông nói:
-- Bạch Ðức Thế Tôn, đây là những điều con đã
nghe như vầy: "Người ta sát sinh cố ý cho sa môn Gotama và sa môn Gotama
dùng thịt này một cách cố tình". Thưa ngài, những người đó nói như
thế có đúng chân lý không?
Sa môn Gotama trả lời:
-- Họ nói không đúng chân lý, bởi vì Như Lai đã dạy
có ba trường hợp không được ăn thịt cá. Này Jìvaka, đó là thấy, nghe
và nghi (người cố ý sát sinh cho mình ăn). Nhưng này Jìvaka, ngoài ba trường
hợp trên, Như Lai nói có thể dùng được.
Hơn nữa, bất cứ ở nơi nào các tu sĩ trong pháp và
luật này luôn luôn tu tập hạnh từ, bi, hỷ, xả cho tất cả chúng sinh xa
gần và không có oan trái lẫn nhau. Nếu thí chủ mời chư vị dùng bữa,
chư vị nhận một cách chánh niệm bất cứ món gì. Chư vị không bao giờ
nghĩ đồ ăn của thí chủ này ngon hay không ngon. Chư vị không bao giờ
mong đợi sẽ được thí chủ cúng dường đồ ăn ngon. Chư vị thọ lãnh
món ăn cúng dường nhưng không có tham đắm mà quán tưởng thực phẩm cúng
dường và chuyên cần tu tập giải thoát.
Rồi Sa môn Gotama hỏi:
--Này Jìvaka ông nghĩ sao? Lúc đó chư vị thọ lãnh
thực phẩm không phạm luật chứ?
Jìvaka đáp:
--Ðúng như vậy, thưa ngài. Tôi được nghe như thế
này: "Vững chãi trong tình thân hữu là cao thượng. Ngài là điểm tựa
bởi vì ngài vững chãi trong tình thân hữu".
Ðức Phật cũng giải thích rằng ai cố tình sát sinh
cho Như Lai hoặc đệ tử của Như Lai là có tội trong năm cách. Người ấy
có tội khi nói: "Hãy đi bắt sinh vật này hay sinh vật nọ"; người
ấy có tội khi con vật bị đau và bị bắt. Người ấy có tội khi nói:
"Ði giết con vật đó"; người ấy có tội khi con vật này bị giết
đau đớn và khổ sở; và có tội khi người này mang đến cúng dường cho
Như Lai và đệ tử của Như Lai.
Dựa vào lời dạy của Ðức Phật, có thể kết luận
rằng, bất kỳ thú vật nào bị giết (do mình hay người khác) rồi đem dâng
cúng (udissa - mamsa) làm thực phẩm thì điều đó là không được phép đối
với một tu sĩ, nhưng trái lại thịt hay cá do tín đồ mua ở chợ, bán
ở nơi công cộng cho mọi người tiêu thụ (pavatta - mamsa) thì thực phẩm
đó được Ðức Phật cho phép và tu sĩ có thể dùng được.
2. Quan niệm Phật giáo Nam tông về thú vật
và chủ nghĩa ăn chay
Phật giáo Nam tông thừa nhận thú vật là chúng sinh
có tri giác. Thú vật không những chỉ có thân thể (rùpa) và bản năng, mà
còn có chức năng của tâm như cảm thọ (vedana), tưởng (sanna), hành
(sankhàra) và thức (vinnàna) [5]. Ðể chứng minh một cách có khoa học rằng
bản năng của thú vật chỉ do trực giác thúc đẩy là một điều rất khó;
những bản năng như nhận dạng được đồng loại, chăm sóc con cái, chọn
nơi trú ẩn an toàn, nhớ con đường trở về tổ, biết sự chết, biết
vui khi được chủ yêu thương và biết trung thành với chủ. Trong thực tế
người ta sẽ nói, ai cho rằng thú vật chỉ có bản năng thì người đó
chỉ dùng bản năng hơn là dùng tri giác của một con người. Thú vật
không chỉ sống một kiếp mà sống nhiều kiếp, sau kiếp sống hiện tiền,
còn đi tái sinh kiếp khác.
Thú vật không phải là những sinh vật thấp hèn hay
bị đọa đày để loài người đối đãi độc ác. Tàn sát thú vật để
cúng tế các vị thần linh khao khát máu hoang tưởng của các tôn giáo sơ
khai là một việc làm phạm tội sát sinh. Xa hơn nữa Phật giáo truyền thống
không bao giờ cho phép giết thú vật làm thực phẩm tiêu thụ hay phục vụ
cho bất kỳ mục đích nào khác.
Cũng cần thiết để hiểu rằng thú vật không được
tạo ra cho loài người. Tiến sĩ K.Sri Dhammananda, một nhà lãnh đạo Phật
giáo Nguyên thủy Tích Lan, một vị giảng sư (dhammaduta) ở Malaysia nhiều
năm qua đã tuyên bố: "Nếu chúng ta tin tưởng rằng thú vật được tạo
ra cho con người thì cũng có lý do cho rằng con người tạo ra cho loài thú
bởi vì có loài thú ăn thịt người." [6].
Tuy nhiên Phật giáo truyền thống không đồng tình với
quan điểm là giết thú vật có thể được ngăn chặn bằng phương cách
phát động một cuộc phản đối mang hình thức là ăn chay. Phương pháp hữu
hiệu để làm giảm thiểu việc sát sinh là phổ biến cho mọi người hiểu
biết về lời dạy của Ðức Phật. Chỉ có cách này họ mới thật sự
hiểu biết giá trị của sự sống rất quan trọng cho loài người và thú
vật. Ðiều này có nghĩa là tất cả chúng sinh đều có quyền sống. Loài
thú cũng thích yên vui và không muốn khổ đau. Mạng sống của loài thú
không thể nào bị hủy hoại bằng bất cứ lý do gì - như vậy đáp ứng
lòng mong mỏi của loài người. Nhờ hiểu biết đúng đắn như vậy, người
ta sẽ không giết thú vật cho việc tiêu thụ cá nhân hay bán ngoài chợ.
Như vậy mạng sống của loài thú được cứu nguy chứ
không phải bằng cách cấm ăn thịt hay xem thịt là dơ bẩn, mà bằng phương
cách đề cập đến giá trị của sự sống, đấu tranh cho quyền sống cơ
bản của loài thú. Thật vậy phương pháp thực hiện của Phật giáo truyền
thống trong việc đối phó tình trạng giết thú vật được xem là giải
pháp trực tiếp tối ưu. Ðiều này hoàn toàn khác hẳn, từ giải pháp
được đặt ra và áp dụng bởi những người ăn chay, có thể được xem
như là một phương pháp không có hiệu quả, một người bảo vệ mạng sống
loài thú bằng hình thức.
3. Quan niệm Phật giáo Bắc tông về việc
ăn chay
Nhiều người cho rằng ăn chay là một phần không thể
tách rời của tư tưởng Phật giáo Ðại thừa. Một điều giới luật về
việc thực hành ăn chay được ghi rõ trong kinh Bồ-Tát giới: "Một Tỳ
khưu ăn thịt từ con thú sống là một điều tội lỗi" [7].
Ðặc biệt trong kinh Níp-bàn (của Ðại thừa), được
tìm thấy một lời dạy mạnh mẽ: "Ăn cá, thịt là phá vỡ hạt giống
từ bi".
Trong kinh Phạm võng (Brahmajàla sutra) của tạng
Sanskrit cũng dạy tương đương: "Một môn đệ của Ðức Phật không
nên cố ý ăn cá, thịt của bất cứ loại chúng sinh nào vì nếu hành động
như vậy, vị đó đánh mất lòng từ bi, giới hạnh và hạt giống giác ngộ.
Ðiều đó cũng là nguyên nhân làm cho các sinh vật gặp người đó sẽ xa
lánh. Do đó chư Bồ-Tát xa lánh việc ăn cá, thịt của bất kỳ sinh vật
nào. Việc ăn cá, thịt là cội nguồn của tội lỗi vô biên".
Bộ kinh Lăng-nghiêm (Surangama sutra) phê bình nghiêm
túc về việc ăn cá, thịt: "Sau khi Như Lai nhập Níp-bàn, thời mạt
pháp, ma quỷ sẽ lộng hành khắp thế giới, và sẽ khoe khoang là chúng ăn
thịt để đạt giác ngộ. Này Ananda! Như Lai cho phép chư Tỳ khưu ăn năm
loại thịt thanh tịnh, là sản phẩm của năng lực phi phàm của Như Lai chứ
không phải là thú bị giết chết. Này Bà la môn, sống nơi cây trái không
mọc được vì quá ẩm và oi bức và vì toàn sỏi đá, Như Lai sẽ dùng năng
lực phi phàm của tình thương để trợ cấp cho các ngươi ăn thịt ảo
tưởng để cho các ngươi qua cơn đói khát. Vậy thì, sau khi Như Lai Níp-bàn,
các người ăn cá, thịt chúng sinh mà còn dám tự nhận là đệ tử của
Như Lai sao? Các người phải biết rằng những ai ăn cá, thịt, dù tâm trí
họ mở mang và thực chứng được định tâm thì cũng chỉ là ma quỉ to lớn
mà sau kiếp này sẽ bị sinh tử luân hồi và không thể nào là môn đệ của
Như Lai. Họ sẽ ăn thịt và giết nhau liên tục; làm sao họ có thể thoát
khỏi vòng tam giới này được" [8].
Hơn nữa, trong kinh Lăng-già (Lankavatara sutra) có một
chương đặc biệt thảo luận về vấn đề ăn cá, thịt. Ðây là cuộc đàm
thoại với vị Bồ-Tát tên là Mahamati. Một phần của cuộc đàm thoại
được ghi lại như sau: "Này Mahamati, không đúng khi cho rằng thịt là
thực phẩm thích hợp và được phép cho các Tỳ khưu khi thú không bị giết
hại do chính người ấy, khi người ấy không ra lệnh giết, khi thực phẩm
đó không dành riêng cho người ấy. Thêm nữa, này Mahamati, có thể có người
u mê trong đời sau, bắt đầu công việc xuất gia theo giáo lý của Như
Lai, được xem như là đệ tử của ta, mặc áo cà sa như là một biểu hiện,
tuy nhiên người đó trong tư duy bị ô nhiễm bởi những lý thuyết sai
sót. Họ có thể nói về những điều khác biệt nhau mà họ lấy trong giới
luật của họ, do bị si mê bởi quan niệm về linh hồn cá thể, do ảnh hưởng
thèm khát hương vị thịt, họ đúc kết lại những phương pháp luận
khác nhau để biện minh cho việc ăn cá, thịt. Vả lại, chính họ bịa ra
một giới luật mười điều học về thịt thú vật được tìm thấy đã
chết rồi. Tuy nhiên, trong quyển kinh này với bất cứ hình thức ăn cá,
thịt nào, mọi lúc, mọi nơi đều bị nghiêm cấm vô điều kiện và tuyệt
đối không cho tất cả... Không có loại thịt nào được xem là thanh tịnh
ở ba cách: không cố ý, không đòi hỏi, và không xúi giục, cho nên ngăn cấm
ăn cá thịt. Tuyệt đối không ăn cá, thịt, dù ai có nói vấn đề tam tịnh
nhục: thấy, nghe và nghi; những nhà lý luận sinh ra trong gia đình ăn cá thịt
thì không hiểu điều này." [9]
Chống đối việc ăn cá, thịt và khuyên ăn chay được
tìm thấy trong những bản kinh bằng tiếng Sanskrit khác, đó là quyển
Hastokakshya, Mahamegha, Nirvana và Anglimalika. Tuy nhiên những bản kinh này
không có phần nào tương đương trong Tam tạng Giáo điển được chấp thuận
của Phật giáo Truyền thống (Theravàda).
Nơi đây, vấn đề được nghiên cứu là nguồn kinh
điển nào đáng tin tưởng hơn? Nguồn kinh điển đó có được xem là
nguyên thủy hay không? Phật giáo Nguyên thủy có loại bỏ một số đoạn
kinh sách nào không? Hay đó là những điều Phật giáo Ðại thừa thêm
vào? Kinh và giới luật đó có thật sự được Ðức Phật dạy và thiết
lập hay không? Phật giáo Ðại thừa và Phật giáo Nguyên thủy vẫn cho là
quan niệm của các kinh văn của tông phái mình là nguyên thủy. Cần tìm hiểu
vấn đề này thật sâu sắc hơn mà không thiên vị Therevàda hay Mahayàna.
Phương pháp tìm hiểu chính xác nhất là nghiên cứu giá trị kinh và luật
bằng chứng tích lịch sử.
Trong kinh Bồ-Tát giới (Bodhisattva sutra) do ngài
Kumarajiva (Cưu-ma-la-thập) dịch, có năm mươi tám điều luật, được phân
chia làm hai loại. Mười điều tội nặng (garukapatti), trong đó bốn điều
giới luật đầu tiên thì tương đương với bốn điều giới bất cộng
trụ (parajika) trong luật tạng Pàli. Tội nhẹ (lahukapatti) có bốn mươi tám
điều, trong đó điều giới luật thứ ba đề cập đến ăn chay. Ðiều
được phân tích thêm là giới luật thứ tám của phần tội nhẹ có viết:
"Một Tỳ khưu mà nói xấu hay lên án Phật pháp Ðại thừa (Mahayàna)
thì vi phạm một tội nhẹ" [10].
Sự xuất hiện danh từ "Ðại thừa" trong điều
luật có vẻ hơi kỳ dị rõ rệt. "Trong việc nghiên cứu lịch sử về
danh từ Ðại thừa và Tiểu thừa (Mahayàna and Hìnayàna) và Phật giáo gốc
của Ðại thừa", giảng viên Ryukan Kimura ở trường đại học
Calcutta, khoa lịch sử và văn hóa cổ Ấn Ðộ, kết luận rằng danh từ Ðại
thừa không được biết đến trong cộng đồng của Phật giáo thời Ðức
Phật tổ Gotama còn sinh tiền. Theo Pàli tạng Nikàya [11] và Hán tạng Agama
[12] là những tạng đáng tin tưởng nhất về tính chất nguyên thủy,
không tìm thấy được danh từ Ðại thừa.
Danh từ Ðại thừa xuất hiện lần đầu sau đại hội
kết tập kinh điển lần thứ hai, khoảng một trăm năm sau khi Thế Tôn
Níp bàn, là hậu quả của sự chia rẽ trong Tăng già. Những người thuộc
phái Ðại chúng bộ tức giận và bị gọi là "Tỳ khưu xấu" và
"đệ tử tà giáo" bởi những người theo phái Trưởng lão bộ,
trung thành với giáo lý của Ðức Phật Gotama. Chư vị tìm một danh từ mới
cho phái của mình để duy trì và xiển dương ý kiến, quan niệm và chân
lý của họ, cũng như châm biếm các bộ phái khác. Một số danh từ như Bồ
Tát thừa (Bodhisattvayana), Phật thừa (Buddhayana), A la hán thừa (Arahatyàna),
Thinh văn thừa (Sravakayàna), Thiên thừa (Dviyàna) đã được họ áp dụng
trong một thời gian tương đối ngắn. Nhưng dường như họ không thỏa
mãn với những danh từ này bởi vì tất cả đều là chi tiết, duy nhất
có thể chỉ ra những sự khác nhau trong những khía cạnh nào đó. Họ cần
một danh từ mà sẽ tích hợp, đại diện và bao trùm những ý kiến, quan
niệm và giáo điều khác như một đoàn thể. Cuối cùng họ mới chọn
danh từ Ðại thừa (Mahayàna), cổ xe lớn, dành cho phái của họ và danh từ
Tiểu thừa (Hìnayàna), cổ xe nhỏ, dành cho những tông phái khác.
Từ thời điểm đó cho đến thời luận sư Long Thọ
(Nagarjuna), thế kỷ thứ hai sau công nguyên, danh từ Ðại thừa và Tiểu thừa
chỉ được sử dụng để ám chỉ những sự khác nhau về giáo lý cơ bản
- như được dùng trong kinh Diệu pháp liên hoa (Saddharmapundarika sutra). Thời
điểm Long Thọ trở về sau, danh từ này chịu một sự thay đổi có ý nghĩa,
nó không những đề cập đến sự khác nhau về giáo lý căn bản, mà còn
nói đến sự khác nhau về trường phái - như được viết trong kinh Bát
nhã ba la mật đa (Prajnaparamitta sutra). Không những phái Trưởng lão bộ
(Theravàda) và Nhất thiết hữu bộ (Sarvastivada) được xếp loại là Tiểu
thừa mà còn phái Ðại chúng bộ (Mahàsanghika), tiền thân của phái Ðại
thừa, cũng bị cho là Tiểu thừa nữa.
Từ những sự phân tích trên, rõ ràng rằng danh từ
Ðại thừa thật sự không được biết đến trong cộng đồng Phật giáo
cho đến sau này. Trở lại bài viết này với câu hỏi: Vì sao danh từ Ðại
thừa mới có, lại xuất hiện trong một điều luật của kinh Bồ Tát giới?
Chắc chắn là người ta không thể trả lời, nhưng người ta kết luận rằng,
danh từ này mới thêm vào.
Ðiểm kế tiếp để xem xét là: khi nào họ không cảm
thấy "có tội" gì về việc gán danh từ Ðại thừa và dọa nạt
những ai hạ thấp và chống đối lại giáo lý của họ, họ có cảm thấy
"có tội" về việc gài một giới luật mới là việc ăn chay vào
trong kinh Bồ Tát giới và lạm dụng danh nghĩa của Ðức Phật như một
người cấm chế điều luật đó? Về danh xưng Bồ Tát giới trong quyển
sách này thì không phù hợp cho lắm. Tất cả các giới được đặt ra ở
đó, là những giáo điều dành cho các thầy Tỳ khưu. Trong trường hợp này,
người biên soạn quyển Bồ Tát giới có thể được xem là dẹp qua một
bên sự kiện là chư Bồ Tát không luôn luôn sinh ra làm người, nhưng có
thể sinh ra làm các loài khác như súc sinh. Nếu như giới luật trong kinh Bồ
Tát giới được áp dụng cho chư vị Bồ Tát sinh ra trong bất kỳ thế giới
nào, thì sự thực hành sẽ chắc chắn dị thường và buồn cười lắm. Mà
nếu cho Bồ Tát giới là giáo điều áp dụng đặc biệt cho một vị Bồ
Tát chào đời như là một Tỳ khưu, thì việc sử dụng thuật ngữ "Bồ
Tát" của quyển kinh này có thể được xem là không chuẩn lắm.
Chư vị Tỳ khưu thời của Ðức Phật và cả chính
Ngài nữa, có dùng cá thịt hay không, điều đó rất dễ để chứng minh bằng
sự kiện lịch sử. Trong quyển luật tạng Pratimoksa sutra bằng tiếng
Sanskrit của phái Ðại chúng bộ (Mahàsanghika), tiền thân của phái Ðại
thừa (Mahàyàna), tư tưởng Phật giáo, trong giới luật thứ ba mươi chín
của Paccattika [13] có một điều luật sau: "Tỳ khưu nào không bệnh
mà hỏi xin hay thọ lãnh thực phẩm, được cho là ngon, để mình ăn, thì
phạm tội ác". Những thứ thực phẩm được xem ngon (pranitasammatanibho
janani) như là sữa, bơ, dầu, mật ong, mật mía, cá và thịt [14]. Một
cách chính xác, điều luật này hàm ý là một Tỳ khưu bị bệnh có thể
hỏi xin cá hay thịt, còn một Tỳ khưu không bệnh cũng có thể dùng cá
và thịt, miễn là Tỳ khưu đó không tự mình hỏi xin. Như vậy, tin chắc
rằng thịt và cá là thực phẩm được phép dùng và phổ thông cho các Tỳ
khưu trong thời của Ðức Phật [15 ].
Một nhà nghiên cứu Phật giáo nổi tiếng người Nhật,
Daisetz Teitaro Suzuki, đã nói đến trong lời giới thiệu bản dịch của
kinh Lăng-già (Lankavatara sutra) và cũng nói đến trong quyển sách chú giải
của ông ta "Nghiên cứu kinh Lăng già" rằng chương thứ tám của
quyển kinh, "Về việc ăn cá thịt", là được cho thêm vào sau
này, giống như chương đầu, kể lại cuộc đàm thoại với Ravana - một
nhà vua trong thần thoại Ấn Ðộ giáo. Chắc chắn chương thứ tám này đã
được thêm vào trong quyển kinh. Chương này cũng đã được sửa đổi nhiều
lần. Việc ăn cá thịt chắc chắn đã được thừa nhận trong tín đồ Phật
tử thời kinh Lăng-già đã được biên soạn. Rõ ràng Ðức Phật không cấm
họ ăn cá thịt, nếu như con vật đó không do chính họ giết. Ðiều này
gây ra những lời phê bình không hay của các tôn giáo khác. Do đó giới Phật
giáo bị bất mãn với lời phê bình này, điều đó dẫn đến một sự nỗ
lực mới là cấm ăn cá thịt trong phái Ðại thừa. Hơn nữa, kinh Lăng-già,
là tập hợp những điều được nối lại với nhau một cách không có phương
pháp, và không phải là lời thuyết giảng trực tiếp của Ðức Phật, mà
được biên soạn ra sau khi Ðức Thế Tôn viên tịch.
Dựa trên những kết quả nghiên cứu của ngài D.T.
Suzuki - như đã kết luận ở trên, tạp chí Pancaran Dhamma Matrodevi,
Indonesia, viết: "Nếu quyển kinh nào thuộc Tam tạng Kinh điển, thì quyển
đó đúng là lời thuyết giảng của Ðức Phật, như quyển kinh Lăng-già".
Ðây là câu nói thiếu tế nhị, không dựa trên sự kiện lịch sử, mà chỉ
là đức tin mù quáng và là sự nỗ lực ngây ngô để thống nhất Phật
giáo. Trong quyển Dipavamsa nói thẳng rằng các tu sĩ lạc hướng của phái
Vajjiputtaka, những người thành lập giáo phái Ðại thừa, họ không hiểu
đúng ý nghĩa của giáo pháp thuần túy của Ðức Phật, đã tự ý lượt
bớt một phần khá quan trọng trong kinh và luật và biên soạn kinh và luật
mới (giả). Ðiều đó cho thấy rằng Phật tử Indonesia ngày nay không tuân
hành theo lời dạy của Tỳ khưu Narada: "Ðừng có tin tưởng rằng một
quyển kinh bắt đầu bằng một câu giả tạo 'Như vầy tôi nghe, một thời
Ðức Phật ngụ ở thành Xá Vệ (Sravasti)...'. Ðây là những lời thuyết
giảng của Ngài. Ðối với một số tôn giáo, viết một cụm từ như vậy
cũng dễ như viết tiểu thuyết, và gài những quyển kinh mới vào trong Tam
tạng dễ như đặt một quyển sách mới vào trong kệ sách thư viện vậy".
4. Ăn chay và sự thanh tịnh
Thực hành việc ăn chay thường được cho là một yếu
tố để có được sự thanh tịnh. Người xa lánh việc ăn cá, thịt được
xem như là người thánh thiện. Sự thanh tịnh có thể đạt được dễ dàng
không? Chắc chắn là không! Sự thanh tịnh tùy thuộc vào tâm của con người,
chứ không tùy thuộc điều gì bên ngoài. Sự thanh tịnh của một người
có thể được đánh giá bằng "sự hạn chế và đoạn trừ lòng ham
muốn thực phẩm", chứ không quan niệm từ thực phẩm mà người đó
ăn.
Trong kinh Amagandha sutta thuộc Tiểu bộ kinh (Khuddaka
Nikaya) có ghi rằng: "Không phải là không ăn cá thịt, hoặc các hình
thức bề ngoài, hay nghi lễ, mà làm thanh tịnh một người, không thành
kính tin tưởng nơi giáo lý". Ðiều này căn cứ trên lời dạy của Ðức
Phật Kassapa cho Tỳ khưu Tissa. Nếu chỉ vì ăn thực vật, rau trái mà được
xem là thanh tịnh, thì dê, ngựa, bò cũng thanh tịnh từ lúc mới chào đời!
Một lời nói có ý nghĩa tương đương được Ðức
Phật tổ Gotama nói cho dân chúng thành Jambudvipa vì họ tin tưởng rằng tắm
ở những con sông (như sông Hằng) sẽ làm cho con người rửa sạch lòng
tham muốn, tội lỗi và đau khổ. Ngài dạy: "Nếu nước dòng sông có
thể rửa sạch lòng ham muốn, tội lỗi và khổ đau, thì tin chắc rằng tất
cả loài rùa, cá, tôm, cua sống trong dòng sông được coi là linh thiêng, đã
được đoạn trừ tham muốn, tội lỗi và đau khổ từ lâu lắm rồi".
5. Thịt cá nấu chín có còn sự sống
không?
Hiện tại, nếu có người nào hỏi điều khác nhau cơ
bản giữa tu sĩ Nguyên thủy và tu sĩ Ðại thừa là ở chỗ nào, người
ta sẽ trả lời ngay: là tu sĩ Ðại Thừa không ăn cá thịt, còn các tu sĩ
Nguyên Thủy tự do ăn bất cứ món gì mà các vị muốn. Câu trả lời này
chắc chắn là sai lầm và không có căn cứ. Nói như vậy chẳng khác nào
tu sĩ Nguyên thủy là người sát sinh thú vật.
Trong kinh Quán tưởng thực phẩm (Catuppaccaya
paccavekkhana patha) [16] dạy năm điều luật mà bậc xuất gia cần phải biết
đến về thực phẩm cúng dường. Trước khi thọ lãnh, bậc xuất gia phải
biết thực phẩm cúng dường chỉ là vật chất (dhatuso), ghê tởm
(patikkulato), giả tạo (nissato), không có sự sống (nijjivo), và là hư vô
(sunno). Trong khi ăn và sau khi ăn bậc xuất gia phải quán năm điều này.
Ðối với tu sĩ Nguyên thủy, không có sự khác nhau
giữa cá thịt và rau trái. Hai loại thực phẩm này có cùng chức năng, là
để nuôi mạng sống, góp phần làm cho đời sống thanh cao, duy trì sức khỏe
tốt, làm hết cơn đói, dừng cơn đau đớn, và làm cho đời sống nhẹ nhàng
hơn. Thực phẩm không nên dùng để vui thích, mê hoặc, làm cho thân mập mạp
và đẹp đẽ.
Cá thịt nấu chín là loại thực phẩm được Ðức
Phật tổ Gotama cho phép các tu sĩ thọ dụng. Lý do là cá thịt nấu chín
không còn sinh vật sống nữa. Ngay khi thú vật chết, tâm thức này sự sống
tâm linh không sinh khởi và hiện hữu trong nó. Chỉ có người nào cố chấp
vào bản ngã vĩnh hằng mới có thể phân biệt được cá và thịt nấu
chín với con thú còn sống. Người không có ý niệm minh bạch về thân
tâm, và không thể nào thực thi được sự trong sạch cho mình.
Nên giải thích thêm ở đây là trong Phật giáo không
có tin tưởng rằng thịt thú vật đã chết có chứa đựng những sự rung
cảm huyền ảo mà sẽ làm cho người ăn thịt trở nên mắc các chứng bệnh
thần kinh, ưu phiền và lo âu. Ðây là niềm tin sai lầm dựa trên các tôn
giáo cổ xưa ở Ấn Ðộ [17]. Sự giận hờn (patigha) hay sân hận (dosa) là
một trong năm mươi hai tâm sở (cetasika) không thể nào phát sinh trong những
sinh vật chết. Mà cũng không có tâm sở nào tồn tại, độc lập, không
thể nào đi quanh quẩn hay thế vào bất cứ hình thể vật chất nào.
6. Tâm Từ là nền tảng của sự ăn chay
Hầu hết những người ăn chay trong Phật giáo đều
nói rằng họ không ăn cá thịt là để huân tập tâm Từ bi (metta-karuna).
Lời phát biểu này phải được nghiên cứu lại dựa trên giáo lý thuần
túy của Ðức Phật. Nhiều kinh sách về Vi diệu pháp (Abhidhamma) [18] định
nghĩa tâm Từ bi như sau: "Có tình thương với chúng sinh đang khổ và sẽ
khổ đau". Vì cá thịt đã nấu chín rồi thì không được xem là thú
sống nên không một ai có tâm từ bi trên món cá thịt đó. Cũng như không
thể có tâm Từ bi cho cây, cỏ, bàn, ghế và những thứ không phải là
sinh vật sống khác. Nên biết thêm nữa là, tâm Từ bi không thể nào tu tập
trong cõi trời vô sắc (arupa - bhumi) được, vì cõi trời đó không có
hình thể của chúng sinh bằng thân tứ đại.
Thấy chúng sinh đang đau khổ và sẽ khổ là một
nguyên nhân trực tiếp của tâm từ bi (dukkhabhibhutanam anathabha-vadassana
padatthana). Như vậy, sự hiện diện của "chúng sinh" như là đối
tượng, là điều kiện chính cho sự phát triển tâm từ bi. Cũng nên hiểu
rằng việc biểu lộ tâm từ bi thường được đi kèm theo với ý muốn,
lòng mong mỏi và sự nỗ lực để cứu vớt một sinh linh thoát khỏi đau
khổ (dukkhapanayana-karapavattilakkhana). Trong trường hợp này, không ai có thể
cứu khổ cho sinh linh đã chết bằng cách không ăn nó. Dù có ăn thịt hay
không, thú vật đã chết rồi thì sẽ không sống lại được.
Mục đích cơ bản của tất cả giáo pháp Ðức Phật
là cứu vớt chính mình và những sinh linh khác. Sự đau khổ đang hiện có
hay sẽ có trong tương lai; chứ không cứu vớt sự đau khổ đã qua; vì
đau khổ đã qua thì không thể nào sửa lại được.
Lúc còn là Bồ Tát (Bodhisatta), Ðức Phật tổ Gotama
sinh làm con cò. Một hôm, cò thấy một con cá đang nổi trên mặt nước. Vì
tưởng cá đã chết, cò mổ nó. Khi thấy cá quẫy đuôi, cò thả cá ra
ngay. Bởi vì cò chỉ ăn cá đã chết. Khi Bồ Tát sinh làm cò, cọp và những
thú vật ăn thịt khác; ngài có thể tự chịu đựng chỉ ăn rau trái hay
sao? Ăn cá chết không có nghĩa là Bồ Tát không có tâm từ bi.
Trong "Từ điển tôn giáo so sánh" của Tiến
sĩ Trevor O.Ling, mục "Thực phẩm", ông có viết: "...Trong hàng
tín đồ của Phật giáo, giết sinh linh là một việc làm tội lỗi được
nhấn mạnh (vì nó là chúng sinh có cảm xúc), còn việc ăn sinh linh chết
thì không có tội. Nghiệp bất thiện đến với người giết chứ không đến
với người ăn, khác với quan niệm của Ấn Ðộ giáo, họ quan niệm việc
ăn cá thịt cũng có nghiệp quả xấu". Có sự khác nhau giữa sự giết
thú sống và ăn thịt. Như vậy, tâm Từ bi thật sự không có liên quan gì
đến việc ăn chay hay ăn mặn.
7. Trách nhiệm pháp lý gián tiếp
Trong "Golden Drum" - một tạp chí đã phát
ngôn cho phái Ðại thừa ở phương Tây đang bào chữa cho việc ăn chay, tạp
chí số 14, tác giả Sagaramati viết trong tựa đề "Những người con Phật
có ăn thịt, cá không?": --"Ðể nói rằng việc ăn thịt không có
liên quan đạo đức gì với hành động giết hại hung bạo và kinh khủng
do nó cảm thấy, thì đây là sự vô tình, vô cảm, là điều phi lý. Mặc
dù không tự tay mình giết hay nhờ kẻ khác giết, thì người ấy cũng không
thoát khỏi hậu quả cho việc giết hại. Kẻ giết thú vật không riêng
cho mình mà cho chợ búa tiêu thụ. Nếu không có người ăn thịt, thì sẽ
không có điểm giết thú ngoại trừ việc giết đó phục vụ cho chính người
giết. Do đó nếu một ai quyết định ăn thịt, thì người ấy cũng quyết
định trở thành những người tiêu thụ của thị trường. Và nếu một
ai trở thành một phần tử của thị trường, người ấy có liên hệ với
nhu cầu mà người giết đáp ứng. Có một sự liên hệ rất rõ giữa người
ăn thịt và hành động giết hại, giữa lòng ham muốn vị thịt và sự
đau đớn thật sự của thú bị giết".
Cùng một cách nói, John Blofeld - tác giả nổi tiếng
các kinh sách Ðại thừa - viết trong lời tựa của quyển "Luật Ðại
thừa" (Mahayàna vinaya) do Tỳ khưu Yen Kiat biên soạn: "Trong thời
điểm hiện đại, đặc biệt thú vật ít khi được giết cho những cá
nhân; nhưng rõ ràng rằng, tất cả chúng ta thật sự có trách nhiệm cho
cái chết của chúng, vì những người đồ tể chỉ đáp ứng thịt theo thị
hiếu của chúng ta. Như vậy, trong điều kiện hiện nay, hình như không hợp
lý tí nào cho các tu sĩ nói là họ có thể ăn thịt vì họ không biết việc
thú vật bị giết".
Thoáng qua, lời viết hình như có lý và hợp thời.
Tuy nhiên, nếu lối lý luận như vậy được áp dụng đúng mức, thì những
người ăn chay sẽ không thoát khỏi hậu quả và sự liên hệ của việc
sát hại. Ðối với lúc này, họ có thể "rao giảng" về việc
phát huy tâm từ và tâm bi, bởi vì họ chưa bao giờ thấy tận mắt tiến
trình trồng, cấy và thu hoạch rau trái và những sản phẩm nông nghiệp
khác. Nếu những nông sản nói được, có lẽ chúng sẽ nói về sự đau
đớn của loài giun đất, và những loại côn trùng khác mà thân thể của
chúng bị đứt nát do bởi cuốc và thuổng; về tiếng kêu rên của chuột
đồng bị đứt đầu vì cày và xới, về tiếng than thở của côn trùng
chịu đựng thuốc độc DDT; và nhiều điều cảm kích và đau xót khác! Chắc
chắn, thiên nhiên không sẵn sàng làm cho các sản phẩm nông nghiệp biết
làm chứng hoặc có thể nói và đòi quyền công bằng đối với những kẻ
ăn chay. Những tiếng kêu rên, than thở đó vẫn còn bị coi là những tiếng
kêu vô vọng trong cánh đồng hoang dã. Ðiều này nên hỏi lại, phải chăng
chỉ có thú vật mới thừa hưởng lòng từ bi, bác ái; còn sự sống của
giun đất, côn trùng, chuột đồng thì bị thờ ơ quên lãng hay sao? Nếu người
ăn chay nghĩ: "Thú vật sẽ hạnh phúc vô cùng nếu trên đời này
không có người ăn mặn", thì cũng sẽ công bằng, nếu người ăn mặn
nghĩ: "Bò sát, chuột và côn trùng sẽ sung sướng vô cùng nếu trên đời
này không có người ăn chay (thực vật)". Chắc chúng sẽ mở tiệc
liên hoan trên cánh đồng lúa!
8. Ăn chay có thể thay đổi tánh nết
không?
Có một số người nói rằng ăn chay có thể thay đổi
tâm tánh con người. Ðây là ý tưởng cho rằng loài thú ăn thịt, độc
ác, hung dữ hơn loài thú ăn cây cỏ. Như vậy, câu hỏi được đặt ra là:
Lối sống của loài thú đem so sánh với lối sống của loài người có
hoàn toàn khác nhau không? Trong thực tế không thể so sánh được vì nhiều
người ăn thịt mà tánh lại lương thiện, khiêm cung, lịch sự thành kính
và ái mộ tôn giáo.
Geoffrey Bell là nhân viên của hội y tế thế giới
và tổ chức lương nông, thừa nhận một cách thành thật: "Một người
Eskimo có lẽ mãi mãi là người ăn thịt, có thể là Phật tử tốt hơn tôi,
mặc dù tôi ăn chay!"
Mọi người ai cũng hiểu Adolph Hitler, nhân vật sáng
lập Ðảng Quốc Xã Ðức, là con người tuyệt đối ăn chay [19], nhưng với
lối sống như vậy, Hitler phải chịu trách nhiệm và hậu quả cho cuộc
tàn sát lớn nhất thế giới. Một câu hỏi được đặt ra: Thú vật cần
lòng từ bi hơn con người không?
Từ ví dụ trên, có thể kết luận rằng: Khi đánh
giá lòng từ bi và bác ái; hay sự hung dữ, độc ác của một người mà
chỉ dựa trên những gì người ấy ăn là sự đánh giá thiếu thận trọng.
Từ sự liên quan trên, ông Jim Brower nói: "Nếu sự thật việc ăn thịt
mang lại cho con người sự hung dữ, thì người Eskimo chắc chắn là người
có tiếng tăm độc ác và Ấn Ðộ có nhiều người ăn chay chắc chắn sẽ
là quốc gia bình yên nhất thế giới!". Không hẳn là vậy! Nếu nói
việc ăn chay có thể thay đổi tánh tình một con người thì đó là một lời
nói phiến diện, không căn cứ, không minh chứng.
9. Ăn chay có thể làm giảm mức sát hại
không?
Nhiều người đã nói rằng người ăn chay cảm thấy
đau buồn khi họ trông thấy, lắng nghe, hay tưởng tượng việc giết thú
để dùng làm thực phẩm. Cảm giác buồn đau này sẽ thôi thúc họ kiên
quyết không ngừng việc thực hành ăn chay. Lời nói này có thật sự đúng
hay không? Vấn đề này vẫn còn tranh luận.
Thật sự nếu người ăn chay cảm thấy đau buồn,
khi nghĩ đến chúng sinh bị giết, thì ít nhất họ cũng ngại ngùng khi sử
dụng những bộ phận thân thể thú cho những mục đích khác. Nói một
cách khác, khi người ta đã quyết định tránh xa bất kỳ thực phẩm nào
làm bằng cá thịt, thì những người đó cũng nên quyết định tránh xa bất
kỳ thực phẩm nào khác được làm từ thú vật! Tuy nhiên điều đó dường
như không phải vậy. Dễ dàng tìm thấy một cái trống (làm bằng da thú),
những ngọn nến (có mỡ thú vật) [20] trong những tu viện Ðại thừa và
không khó tìm thấy những tu sĩ Ðại thừa ăn chay mà dùng mật ong (được
ép ra từ tổ ong mà trứng và ấu trùng của nó phải chết đi) [21], các vị
cũng mặc áo lụa (làm bằng tơ tằm có thể lấy được bằng cách hơ nóng
hay luộc kén) và rất dễ dàng tìm thấy người ăn chay sử dụng thắt
lưng, giày bằng da [22], và những đồ dùng khác được làm bằng thú vật.
Người ăn chay kiên quyết cũng nên tránh sử dụng thuốc vì việc nghiên cứu
tạo ra thuốc làm nguy hại hoặc giết hại mạng sống của những con thú
được thực hiện cho việc làm thí nghiệm.
Nếu cho rằng người ăn mặn (cá thịt) có thể làm
gia tăng mức sát hại, thì cũng cần nên nghi vấn lại rằng: sử dụng những
đồ dùng nói trên không có cùng những nghiệp lực sao? Giả sử tại thời
điểm này, những người Phật tử ăn chay ủy nhiệm cho đức Ðạt Lại Lạt
Ma thứ 14 (Tendzin Gyatso) công năng ưu việt, điều đó có nghĩa là
"không hề sai trái" tương tự như Ðức Giáo Hoàng của Công giáo,
lúc đó ngài có thể tuyên bố về đạo đức, học thuyết ý niệm, và bất
cứ những gì liên hệ đến chân lý mà ngài muốn đề cập. Một lối tự
do và an toàn, ngài có thể quả quyết: "vì một số lý do thích đáng
mà không nên đề cập ở đây, tôi thông báo rằng chỉ ăn mặn mới làm
tăng mức sát sinh, còn sử dụng các vật dụng thú vật khác thì không,
và các vật dụng đó được cho phép sử dụng nữa!"
Thế nhưng, giả sử ngài có năng lực ưu việt đó,
Ðức Ðạt Lại Lạt Ma sẽ tư duy nhiều lần trước khi phán như vậy. Lý
do đơn giản là ngài không thường ăn chay! Ngài kiêng cử ăn tôm bởi vì
ngài bị dị ứng [23]. Việc đề xuất ăn chay ở khắp mọi nơi nhằm làm
giảm bớt mức sát sinh hại vật chỉ là một "phương án chưa hoàn hảo".
Sự thật chỉ là một ảo tưởng.
10. Chủ nghĩa ăn chay và thịt nhân tạo
Việc tinh tiến trong sự thực hành và quảng cáo lối
sống của họ, đa số những người ăn chay hết sức cố gắng tạo một
loại thực phẩm mới lạ mà chưa từng có trước đây, đó là "thịt
nhân tạo". Thịt nhân tạo này được làm bằng bột mì và nhiều loại
gia vị khác, mùi vị hơi giống thịt tự nhiên - thậm chí việc nấu nướng
thịt nhân tạo còn khó hơn việc nấu nướng thịt bình thường.
Mặc dù phương pháp làm rất tốn công và đắc tiền,
ý niệm về sản phẩm thịt nhân tạo rất hấp dẫn và lôi cuốn nhiều
người ăn chay hoặc không ăn chay. Những nhà hàng phục vụ những món ăn
này bỗng nhiên xuất hiện nhiều trong những thành phố lớn trên thế giới.
Thậm chí những tạp chí Phật giáo ở Indonesia đã nhanh chóng đăng những
công thức dạy nấu ăn với thực phẩm đồ chay, như gà rang đậu, thịt
heo quay.
Nhiều câu hỏi được đặt ra cho người ăn chay là
thích thú và ăn ngon miệng đối với thịt nhân tạo không? Quan niệm và
thực hành về việc sản xuất thịt nhân tạo có liên hệ với tôn giáo
ra sao? Nếu thực phẩm ăn là thịt nhân tạo, thì sự trong sạch đạt được
cũng không phải sự trong sạch nhân tạo sao? Có phải thực tập như thế
chẳng khác nào tẩy một vết dơ tâm trí bằng phương tiện tạo nên một
vết dơ tâm trí khác có đáng kinh tởm hơn không? Như vậy điều này có
phải là đạo đức cực kỳ giả hay không nhỉ?
Dựa trên sự tính toán đã đo lường được, khẩu
vị của người ăn chay chắc chắn không kém hơn khẩu vị của người ăn
mặn. Lòng ham muốn và phiền não thì không bao giờ tránh được. Thật sự
một người ăn chay một thời gian lâu dài có thể đoạn trừ hay quên
lãng lòng ham muốn thực phẩm mặn. Tuy nhiên, điều đó không bảo đảm là
lòng tham muốn đó sẽ không thay đổi vật thể của nó cho loại thực phẩm
khác, thực phẩm chay - ý thức rằng ham muốn thực vật, rau, trái và những
sản phẩm nông nghiệp khác là điều tốt đẹp. Như thế lòng ham muốn thật
sự không thể đoạn trừ được chỉ bằng sự thay thế hay di chuyển vật
thể. Mà lòng ham muốn chỉ có thể đoạn trừ bằng cách tiêu diệt cội
nguồn của nó.
11. Bửa cơm cuối cùng của Ðức Phật Tổ
Gotama: Nấm hay thịt lợn?
Danh từ "Sukara-Maddava" xuất hiện mười hai lần
trong toàn bộ Tam tạng Kinh điển tiếng Pàli [24]. Từ này được gặp sáu
lần trong kinh Ðại Bát Níp-bàn (Mahaparinibbana sutta) thuộc tạng kinh Trường
bộ (Dìgha Nikàya) và sáu lần nữa trong kinh Cunda (Cunda sutta) thuộc kinh tạng
Tiểu bộ (Khuddaka Nikàya). Hai kinh văn này đề cập cùng một sự kiện là
gia chủ Cunda, một thợ vàng giàu sang mời và cúng dường Ðức Phật tổ
Gotama món sukara-maddava. Thực phẩm này là bữa ăn cuối cùng của Ðức Phật
trước khi ngài nhập vô dư Níp- bàn (Mahaparinibbana).
Gần đây, có người đã dịch danh từ sukara-madava
thành "một loại nấm mà lợn thích ăn" hay "một loại nấm mọc
dưới đất bị lợn dẫm chân" hay "một loại nấm mọc ở nơi mà
heo ở" [25]. Không biết chính xác ai là người đầu tiên đã dịch
danh từ này như thế, nhưng tin chắc là bản dịch này sẽ được những
người ăn chay hoàn toàn ủng hộ [26]. Từ rất lâu họ đã thể hiện nhiều
phương pháp khác nhau để chứng minh Ðức Phật ăn chay. Bản dịch này
nên thẩm xét lại kỹ hơn.
Trong quyển kinh chú giải Trường bộ (Sumaígalavilasini)
của trưởng lão Buddhaghosa [27] viết rằng những gì được gọi là
sukara-maddava là "thịt lợn loại cao cấp, trong lứa vừa phải - không
quá già mà cũng không quá non - mềm và được phục vụ ngoài thị thành
cho mọi người tiêu dùng (pavattamamsa)". Trưởng lão Dhammapala, tác giả
quyển chú giải Paramatthadipani thuộc Tiểu bộ kinh, có cùng quan niệm như
vậy [28]. Ngoài ra trưởng lão Buddhadatta viết quyển Mathuratthavilasini - chú
giải bộ Buddhavamsa (Phật sử) thuộc Tiểu bộ - cũng tuyên bố rằng một
trong ba mươi điểm tương đồng của chư vị Chánh Ðẳng Chánh Giác
(sammasambuddhasa) là: bữa ăn cuối cùng của ngài trước khi Níp-bàn là
"thịt thú vật" (parinibbànadivasemaư sarasa-bhojanaư). Trong Tam tạng
Thái Lan và Miến Ðiện (đã dịch sang tiếng Anh) thì danh từ sukara-maddava
được dịch là "thịt heo mềm" [29].
Nếu nguồn gốc của từ ngữ đã được thẩm định,
thì giá trị của bản dịch không nên nghi ngờ nữa. Thuật ngữ
sukara-maddava được phân chia làm hai từ: "sukara" và
"maddava". Trong từ điển Pàli được biên soạn do Robert Caesar
Childers, và trong quyển thuật ngữ Pàli do Dines Anderson biên soạn, cũng như
trong quyển Pàli-Anh, do trưởng lão Buddhadatta biên soạn thì danh từ sukara
được dịch là "lợn" mà tính từ maddava được dịch là "mềm".
Như vậy căn cứ vào nguồn gốc của từ ngữ, thuật ngữ sukara-maddava thật
sự không có liên hệ gì đến bất kỳ loài "nấm" nào cả.
Cũng nên biết rằng, gia chủ Cunda là một Phật tử
[30]. Ông biết Ðức Phật Gotama sức khỏe bị suy yếu. Ông cố ý nấu
món sukara-maddava này, với lòng mong muốn là món ăn này sẽ gia tăng sức
khỏe cho ngài. Cunda lẽ nào dám liều cúng dường bậc đạo sư một món nấm,
mà đã biết rằng là "có thể" nguy hại [31], và theo như các nhà
dinh dưỡng học, có thể gây sự yếu ớt, nhiều độc tố và lẫn cái chết
nữa. Vả lại, nấm là thực phẩm có rất ít chất dinh dưỡng để sử dụng
cho việc tăng lực [32]. Nói một cách khác, nấm không có nhiều chất dinh
dưỡng bằng bắp cải, cho nên rất dại khờ mới nghĩ rằng nó sẽ làm
gia tăng sức khỏe. Cũng nên biết rằng, cái chết của Ðức Phật thật sự
không phải chết vì dùng sukara, thịt lợn (sukara-maddava), do gia chủ Cunda
cúng dường - như nhiều người lầm tưởng - mà vì cơ thể của ngài đã
cạn kiệt và vì cuộc đời của Thế Tôn đến lúc phải ra đi. Ba tháng
trước, ngài đã quyết định nhập diệt vào ngày trăng tròn tháng tư âm
lịch (vesakha). Sự việc này như đã được ghi lại trong kinh Ðại Níp
bàn (Mahàparinibbàna) và kinh Cunda, Ðức Phật Gotama không bao giờ nói rằng
thịt lợn (sukara-maddava) do gia chủ Cunda cúng có độc tố [33]. Ngài chỉ
nói là trong thế giới này không có ai dù là Bà la môn, đạo sĩ, trời, ma
vương hay Phạm thiên nào có thể tiêu hóa (jirapeti) thực phẩm đó, ngoại
trừ Như Lai. Ngài Nagasena và Buddhaghosa đã chú giải là khi thịt lợn
(sukara-maddava) được nấu, có nhiều vị chư thiên thêm gia vị cực bổ
vào, lý do là các vị nghĩ rằng đây là bữa cơm cuối cùng của Ðức Phật
Gotama. Nhận biết được điều này, Ðức Phật gọi gia chủ Cunda đừng có
cúng dường món thịt lợn chứa gia vị cực bổ này cho chư Tỳ khưu tháp
tùng theo ngài, bởi vì nó có lẽ "quá liều" đối với chư vị mà
chỉ có đức Như Lai mới có thể thọ dụng được. Như vậy việc dịch
thuật ngữ sukara-maddava thành nấm và đoán chừng rằng cái chết của Ðức
Phật là do độc tố của nấm thì thật sự không đúng.
Ðiều này thực sự không quan trọng và người Phật
tử không nên sử dụng vấn đề này để tranh luận. Cho dù
"sukara-maddava" có thật sự là nấm hay không, thì không thể nào sử
dụng thuật ngữ trên để làm cứ điểm cho việc biện hộ ăn chay. Loại
thực phẩm mà Ðức Phật dùng không thể dựa vào bữa ăn cuối cùng của
Ðức Thế Tôn. Nhiều nguồn kinh điển Tam tạng quả quyết cho là Ðức Phật
đã có thái độ của ngài về việc ăn chay, và ngài đã áp dụng ăn chay
cho chư vị đệ tử.
12. Một vị Bồ-tát phải thực hành việc
ăn chay không?
Một số người nói rằng, ý tưởng hình thành việc
ăn chay là do Bồ Tát Sĩ Ðạt Ða khổ hạnh sáu năm ở chốn rừng già
Uruvela, bởi vì lúc đó ngài chỉ dùng trái cây thôi, không ăn cá hay thịt.
Thật sự đây là một sự lầm lẫn - nếu không muốn nói đây là chuyện
bịa đặt. Ngài khổ hạnh chỉ vì hành động bất thiện của Ngài trong
kiếp quá khứ, đó là Ngài nhục mạ Ðức Phật Ca Diếp (Kassapa). Như vậy
thực sự khổ hạnh không có hàm ý là Bồ Tát luyện tập tâm bác ái. Việc
ăn chay không phải là một trong những hạnh tu pháp độ (paramita) do chư vị
Bồ Tát tu tập. Vả lại, những pháp độ của ngài phải hoàn thành trước
khi Bồ Tát tái sinh lên cõi trời Ðâu suất (Tusita) nơi mà Bồ Tát đợi lúc
thích hợp để giáng trần.
13. Việc thực hành ăn chay do các tu sĩ
Ðức Phật Gotama không bao giờ yêu cầu hay cấm các
tu sĩ ăn chay. Nếu tu sĩ nào cảm thấy hoan hỉ, chấp thuận và thoải mái
trong việc ăn chay, thì tự do mà ăn. Tuy nhiên việc ăn chay không nên tu tập
chỉ vì các giáo điều khác nhau do chính Ðức Phật cấm chế và cũng không
nên tu tập một cách mù quáng và mê tín, vì việc ăn chay không có cơ sở
trên mặt giáo lý. Giới luật cấm các tu sĩ hỏi xin bất cứ thực phẩm
nào từ thí chủ - ngoại trừ bị bệnh - một thầy Tỳ khưu ăn chay không
được chỉ dẫn cho thí chủ chuẩn bị thực phẩm đặc biệt mà không
có dung chứa cá hoặc thịt. Vị ấy phải thọ nhận bất cứ lễ phẩm
cúng dường nào của đàn-na dâng cúng. Nếu không, vị ấy không phải là
Tỳ khưu để cúng dường (subharo).
Sự khó khăn trong việc tìm kiếm thực phẩm chay
không phải là vấn đề cho sự vi phạm của bất cứ luật lệ chính nào
khác. Vị Tỳ khưu nên hiểu và ý thức rằng luật nào là căn bản, và luật
nào là kém quan trọng; luật nào phải ưu tiên gìn giữ và luật nào chỉ
phụ thuộc thôi.
Lại nữa, thầy Tỳ khưu không nên khoe khoang với người
khác hoặc đại chúng là mình không ăn cá, thịt. Vị ấy phải biết an lạc
cho chính mình. Trong bất cứ hoàn cảnh nào, mục đích chính của các giới
luật là tu tập, kiểm điểm chính mình, không có cống cao ngã mạn, khoe
khoang hay ích kỷ. Nói khác hơn, ăn chay phải được tu tập không vì đó
mà xem thường, lỗi phải hay nhạo báng những Tỳ khưu không ăn chay [34],
hay vì mục tiêu nào khác không phù hợp pháp luật - như Ðề Bà Ðạt Ða
(Devadatta) đã làm, ông là một trong những người ăn chay đầu tiên. Nếu
không, vị Tỳ khưu ăn chay sẽ không làm giảm bớt, mà trái lại còn tăng
thêm phiền não cho mình.
Vả lại, vị Tỳ khưu ăn chay phải ý thức rằng ăn
chay chỉ là việc thực tập và không nên tuân theo một cách mù quáng. Nếu
như coi thường điểm chính yếu này, vị ấy sẽ không thể đạt được
sự thanh tịnh hay giác ngộ. Thậm chí đạo quả thấp nhất, Tu đà huờn
(Sotapanna), cũng không bao giờ thành tựu được vì vị đó tự mình dính mắc
mình vào các giới luật và giới cấm thủ (sìlabbataparàmàsa).
Ðối với những Tỳ khưu, việc thực hành ăn chay đôi
khi là một cảm nhận vui thích. Có một Tỳ khưu nói với đệ tử của mình
là thầy sẽ ăn chay vài tháng thôi. Vì theo giới luật, Tỳ khưu không được
từ chối bất cứ thực phẩm nào đã dâng cúng cho mình - ngoại trừ nó
trái với pháp và luật. Vị đó nhận, nhưng không ăn thực phẩm có dung
chứa cá và thịt.
Một ngày nọ, có thể cho là ngày bất hạnh, một đệ
tử hỏi Tỳ khưu: "Thưa ngài, ngài có biết là thực phẩm người nọ
cúng dường, mà ngài vừa ăn có thịt không?" Gặp phải câu hỏi lắc
léo này, Tỳ khưu im lặng một lát. Tuy nhiên vì ngài sáng trí, nên ngài lấy
lại điềm tỉnh, tìm ra câu giải đáp với ba tiêu chuẩn được dùng thịt.
Ngài nói: "Này ..., tôi không thấy, nghe hay nghi ngờ thực phẩm đó có
thịt. Nếu tôi biết trước, dĩ nhiên tôi sẽ không ăn". Câu trả lời
này được chấp nhận bằng một nụ cười và cái gật đầu nhẹ giống
như cậu bé đã bị cha khiển trách.
Ðiều khác nhau giữa ăn chay và tam tịnh nhục ví như
thanh gươm và vỏ kiếm. Tam tịnh nhục có thể so sánh với thanh kiếm,
còn ăn chay giống như bao kiếm. Trong điều kiện an toàn, người ta có thể
thưởng thức và khoe khoang vẻ đẹp của bao kiếm có cẩn và trang trí ngọc
ngà trong khi đó lưỡi kiếm thì có thể quên lãng trong bao. Tuy nhiên trong
hoàn cảnh nguy cấp, thanh kiếm có thể được sử dụng để tự vệ và hữu
ích hơn bao kiếm nhiều.
Từ ví dụ trên, chúng ta thực sự biết thực hành
ăn chay là một điều kiện khó khăn, đặc biệt đối với những ai không
nấu ăn giỏi. Ví dụ người tu khó phân biệt được đậu hủ chiên với
dầu dừa và đậu hủ chiên với mỡ lợn. Thiên nhiên không có ưu đãi tỉ
giác của con người giống như thú vật. Nhưng giả sử vị ấy đã có khả
năng đặc biệt như vậy, thì vị xuất gia đó sẽ đối diện một số khó
khăn, đặc biệt là trong điều kiện giao tế. Chắc chắn điều đó không
phù hợp cho bậc xuất gia ngửi thực phẩm nhiều lần khi mình sắp sửa
ăn.
14. Người cư sĩ thực hành việc ăn chay
Khác biệt với những người xuất gia, người cư sĩ
sẽ không gặp nhiều khó khăn trong việc ăn chay bởi vì họ có thể, chọn
lựa và nấu nướng cho chính mình, sử dụng hương vị nào họ muốn. Một
khó khăn nữa có thể đương đầu là để ngăn chặn không cho côn trùng rơi
vào thực phẩm. Nếu việc này xảy ra, họ sẽ rơi vào tình trạng nghi hoặc
bởi vì không có thánh điển nào chứng minh rõ cho người cư sĩ là thực
phẩm đó vẫn còn là thực phẩm nguyên chất hay không. Căn cứ trên mặt
luận lý, thực phẩm này không thể được coi là thanh tịnh nữa. Tuy
nhiên, nếu thực phẩm được cho là món ăn không còn là chay, thì không người
nào thành công trong việc thực hành ăn chay thanh tịnh! Có bất cứ thực
phẩm nào mà chưa từng bị xác chết của côn trùng làm ô uế hay đụng
chạm vào? Câu hỏi này được người tại gia trả lời: Nếu gạo, bột mì
và những món khác bị pha tạp với xác chết côn trùng thì được xem là
thực phẩm chay hay không? Nếu rau trái và những sản phẩm nông nghiệp
khác có dung chứa sâu bọ, côn trùng hay trứng của nó thì có được cho là
thực phẩm chay hay không? Ðậu hủ do những người khác cầm tay mà tay người
đó vừa mới cầm thịt thì đậu hủ đó còn là thực phẩm chay hay
không?
Cho đến nay chưa có tiêu chuẩn nào để giải tỏa sự
thắc mắc này. Cho nên sự thành tựu trong việc ăn chay vẫn còn hoài nghi
[35].
15. Ăn chay trong thời đại mới
Không có phủ nhận rằng thời đại hôm nay con người
cần phải có, và thậm chí bắt buộc phải có những nhu cầu sống cơ bản
như quần áo, thực phẩm, chỗ ngụ và thuốc men, được sản xuất ở những
nhà máy và được buôn bán ngoài chợ. Hiện nay trong những sản phẩm đó
có nhiều loại được làm bằng nguyên liệu lấy từ nguồn gốc động vật.
Thậm chí những thứ vật dụng dùng hàng ngày, được phục vụ mọi nơi,
cũng không tránh khỏi chúng. Những nhà quan sát học nói rằng kem đánh răng
Colgate, xà bông Camay, Palmolive bán ở thị trường Los Angeles, Hoa Kỳ có
dung chứa mỡ lợn [35].
Theo quan niệm thực tế này, thời nay người ta có thể
ăn chay một cách nghiêm túc được không? Nếu có thể, người ta sẽ đánh
răng bằng bột; tắm bằng đá sông thay cho xà bông, hay nói khác hơn là người
ta trở về lối sống nguyên thủy. Một lối sống khoan dung hơn, là không
biết tới nguyên liệu hay những thành tố của sản phẩm do nhà máy sản
xuất. Giá như không có xương động vật vào trong kem đánh răng, xà
phòng, nước tương, dầu ăn... nên xem xét các sản phẩm cho phép, không chế
tạo bằng bất cứ bộ phận nào của thú vật! Tuy nhiên nếu chọn lối sống
này thì nên trả lời câu hỏi: "Cách sống này có thích nghi với tinh
thần ăn chay ngày xưa không?"
16. Việc ăn chay hay Bát giới: Một sự lựa
chọn tùy duyên
Vì cả hai đều liên quan đến cái ăn, sự ăn chay thì
thường nối tiếp với tám giới (Atthasila), giới thứ sáu là không dùng
thực phẩm phi thời. Hầu hết những tu sĩ Ðại thừa ăn chay mà không
gìn giữ giới luật này theo giới luật của hệ Pàli tạng thì điều này
sẽ phạm tác ác (paccittiya) [36].
Dường như là hai giới luật đó được xem như là
có thể thay đổi cho nhau, hoặc chọn lựa tùy duyên. Theo sự lý giải:
"Ai cảm thấy ăn chay thoải mái thì cứ ăn chay, còn ai hoan hỉ giữ giới
thứ sáu thì cứ gìn giữ. Dù sao đi nữa cả hai đều có chiều hướng phát
huy đức hạnh như được thấy trong pháp của Ðức Phật" [37].
Thật sự lời lý luận này không phù hợp với giáo
lý chơn truyền của Ðức Phật tổ Gotama. Tối thiểu lời lý luận này cũng
soi sáng sự ngang bằng giáo lý của Ðức Phật và kiến nghị việc không
ăn cá, thịt của Devadatta.
Việc đối chiếu ăn chay với điều giới luật thứ
sáu của bát giới là một điều không phù hợp, khác với vị trí không
chính thống của ăn chay. Tám giới chính thức do Ðức Phật Gotama dạy như
là phương tiện sinh thiên hoặc thanh tịnh hóa. Cho nên người nào thay thế
giới thứ sáu với điều ăn chay là một điều không thận trọng lắm. Chắc
chắn còn nhiều người vẫn chưa hiểu giới luật thứ sáu.
Giới luật thật sự không chỉ là quy luật về oai
nghi tế hạnh, mà còn là truyền thống tu tập của chư Phật, chư Tỳ
khưu và người tại gia cư sĩ nhiều thời đại qua. Sau khi Tỳ khưu vi phạm,
Ðức Phật mới cấm giới luật. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là giới
luật không được biết đến trong một hình thức nào khác trước đó. Một
Tỳ khưu phạm luật chỉ là một động cơ chính để đức Bổn Sư bắt
đầu cấm chế chính thức giới luật. Vì lý do trên, chắc chắn không đúng
khi quả quyết là những giới luật là do Ðức Phật Gotama thiết lập theo
ý muốn riêng tư và sở thích của ngài. Như thế, sự sửa đổi giới thứ
sáu của bát giới do những nhà tu Ðại thừa không những ám chỉ việc tổn
hại trong việc hành trì giới này, mà còn có nghĩa đánh mất truyền thống
đã được chư Phật chế định!
Người ta quan niệm là lợi ích của giới thứ sáu
trong bát giới là chỉ để thực hành việc điều độ trong sự ăn uống,
kỳ dư, không còn lợi ích nào khác nữa. Dĩ nhiên cách nói như vậy thì
chưa đúng. Ngoài lợi ích tiến bộ tâm linh, gìn giữ giới thứ sáu cũng
duy trì sức khỏe tốt. Thực tập giới thứ sáu, cũng được gọi là
"nhịn đói với nước trái cây" [38]. Trong danh từ y dược học hiện
đại cho biết là hữu ích cho sức khỏe ở nhiều nước đã phát triển:
Mỹ, Ðức, Thụy Sĩ, Nga.
Viện nghiên cứu y học nổi tiếng thế giới,
Karolinska ở thủ đô của Thụy Ðiển giới thiệu nó như là một phương
pháp chữa bệnh có kết quả. Lúc nhịn ăn thân thể không thu nhận protein
và mỡ, cho nên nó thiêu đốt và tiêu hóa đi các tế bào của nó trong quy
trình cho là "sự tiêu hóa". Nhờ sự chọn lựa và tiêu hóa đi những
tế bào không tốt, già nua hay chết chóc, thân thể tự tống cặn bã và
độc tố mà nó đã dung chứa. Bác sĩ Otto Buchinger gọi phương pháp nhịn
ăn này là "xả cặn bã, đốt cháy rác rến". Trong giai đoạn kiêng
ăn, ống dẫn đồ ăn, gan và thận có lẽ hoạt động có kết quả hơn, vì
chúng tạm ngưng việc xử lý thực phẩm mới, chỉ còn sự đào thải cặn
bã và hoán chuyển độc tố loại trừ ra khỏi thân thể. Ðồng thời, sự
cấu tạo tế bào mới đang gia tăng nhanh không ngại thân thể thiếu
protein trong lúc nhịn ăn, bởi vì chất protein trong thân thể là trạng
thái sinh động, có lẽ liên hồi tái tổng hợp và tái thực hiện cho các
điều kiện khác của thân thể [39].
Một số nhà khoa học hiện nay có thể chứng minh rằng
thân thể có thể tiêu hóa, chế tạo và tiếp thu những chất dinh dưỡng
có kết quả hơn vào sáng sớm. Do đó, buổi sáng là thời điểm tốt nhất
cho loài người, loài thú để ăn (ngoại trừ thú ăn đêm) mà ban đêm là
thời điểm tốt nhất cho việc nghĩ ngơi. Cho nên nếu ai ép buộc bao tử,
ruột và những cơ quan tiêu hóa khác làm việc cả ngày lẫn đêm thì nguy
hại cho thân thể.
17. Ăn chay và sức khỏe
Những lợi ích tôn giáo về việc ăn chay đã được
đề cập đến trong những phần trước. Bây giờ chủ đề cuối cùng để
thảo luận là ăn chay và kết quả của nó về sức khỏe thân thể. Có một
ý kiến cho là ăn chay sẽ có sức khỏe và mạnh mẽ hơn. Tuy nhiên cũng có
ý kiến đối lập cho là ăn cá và thịt sẽ mạnh mẽ và khỏe hơn. Ý kiến
nào đúng hơn? Không có câu trả lời xác định cho câu hỏi này.
Nói một cách khác, dù ăn chay hay ăn mặn, ăn cách
nào có lợi ích cho sức khỏe thì tùy thuộc vào từng cá nhân. Ðối với
người bị một số bệnh như: dị ứng, căng thẳng thần kinh, bệnh tim...
hay người có chất cholesterol cao thì ăn chay (chính xác hơn là ăn kiêng)
có thể thật sự lợi ích cho sức khỏe của họ. Tuy nhiên đối với trẻ
em ăn chay chắc chắn sẽ cản trở sự phát triển cơ thể của chúng, đặc
biệt là sự phát triển bộ não. Dung lượng protein trong những sản phẩm
nông nghiệp luôn luôn không thể thay thế nhu cầu protein động vật của
cơ thể. Ðiều đó cũng nên hiểu rằng cá và thịt dung chứa những chất
dinh dưỡng ít có trong cây rau hoặc trái, ví dụ vitamin B12. Vitamin B12
không thể sản xuất một cách tổng hợp là có lợi ích cho việc hệ thống
và thay đổi những tế bào mới. Ngoài chứng bệnh thiếu máu, không có đủ
vitamin B12 có thể gây nên sự mệt mỏi thần kinh, và thiệt hại bộ não.
Những triệu chứng là tê liệt, rối loạn thần kinh và hoang tưởng. Nếu
không điều trị sớm, kết quả sẽ là suy giảm tâm thức thường xuyên
và bại xụi [40].
Chắc chắn là tuyệt đối không ăn cá thịt dẫn đến
việc ảnh hưởng xấu cho sức khỏe. Nếu không, vì sao những hội sức khỏe
đề cao thực phẩm cá, thịt và sữa. Một số người ăn chay ở phương Tây
cho dùng sữa, trứng và cả cá nước ngọt, e rằng ăn chay quá khe khắc
có thể tổn hại cho sức khỏe. Như thế, có thể kết luận là ăn chay chỉ
phù hợp cho ai vấp phải một số bệnh nào đó, ai tiêu thụ chất dinh dưỡng
quá mức, hay người lao động nhẹ, bởi vì họ không cần thiết nhận nhiều
protein động vật hay những chất dinh dưỡng khác có dung chứa từ cá và
thịt. Trái lại, trẻ thơ, người kém chất dinh dưỡng hoặc người làm
việc nhiều mà sự tiêu thụ chất protein của động vật và những chất
bổ khác trong cá, thịt, sữa được đòi hỏi với số lượng lớn, không
nên cố ăn chay, ngoại trừ xét thấy có lợi cho sức khỏe.
18. Tóm lược
Sau khi xem xét những lời dạy đã được trình bày
trong quyển sách này, bây giờ độc giả có thể trả lời đúng câu hỏi:
"Quý vị là người ăn động vật hay thực vật?" Câu trả lời
là phải phù hợp với giáo pháp, lời dạy nguyên thủy của Ðức Phật,
là ăn thế nào cũng được. Người tu chân chính không để mắc mứu trong
điều khó xử về ăn chay. Tấm gương thận trọng của Ðức Phật là việc
hướng dẫn tốt để đối diện cũng như khắc phục những vấn đề ăn
chay.
Người tu không nên cho mình là người ăn thịt; dường
như mình là người bán hàng cho những nhà sản xuất thực phẩm làm bằng
cá, thịt; cố làm giàu có qua việc bán thịt và vô tình biện minh cho việc
giết thú lấy thịt bán. Nhưng người tu cũng không nên cho mình là người
ăn chay, truyền bá cho việc ăn chay, thu hút người khác sống theo cách sống
của mình một cách u mê. Người tu là người có "lối sống độc nhất"
trong sự cung ứng điều kiện thực phẩm của mình.
Như vậy để trả lời câu hỏi cho chủ đề của
quyển sách này, người tu hành phải nói thẳng thắng: "Tôi không phải
là người ăn động vật mà cũng không phải là người ăn thực vật! Tôi
là người ăn bất cứ thực phẩm nào phù hợp giáo pháp, lời dạy của bậc
giác ngộ".
Lời bạt
Ðọc cuốn sách "Vấn đề ẩm thực trong Phật
giáo," chúng ta thấy ý nghĩa của sự tu hành là gì? Phương pháp để
đạt được cứu cánh (Niết Bàn) của người tu Phật ra sao? Hành giả tu
Phật sai mục tiêu lý tưởng sẽ không đạt được kết quả tốt đẹp,
công phu hành đạo nó sẽ thành tự đầu độc và di hại đến tư tưởng
bản thân và quần chúng.
Cho nên tôi nhận thấy cuốn sách bàn về vấn đề
ẩm thực này rất có ý nghĩa thời sự đối với những người mong muốn
giật được đạo hơn là tự hành chánh đạo. Ðiển hình như một số tiêu
đề mà nội dung cuốn sách đã nêu như:
1. Vấn đề ăn chay, ăn mặn đã có lắm ý tưởng mâu
thuẫn nhau. Tu sĩ Phật giáo Nam Tông căn cứ theo luật Phật buộc người
xuất gia phải sống bằng thức ăn đi trì bình khất thực. Các tu sĩ không
hề dám đề ra những cao kiến trên Phật để canh tân giáo phái. Các tu sĩ
không được có của riêng, ngoài tam y và quả bát. Các triết gia Hy Lạp
thì đề cao thuyết ăn chay. Ngày nay các tu sĩ Việt Nam phái Bắc Tông cũng
đề quyết hạnh ăn chay.
2. Người thì có ý hướng lệch lạc tiếc nuối theo
học thuyết chay lạt và đi xa hơn là khuyên "Nên ăn chay vì nó là yếu
tố có được sự thanh tịnh". Họ cho rằng ăn chay sẽ đạt được mục
tiêu. Ðiều này chính là điểm khác nhau với phái Nam Tông. Ðức Phật đã
thuyết giáo rằng: "Có giới mới có định, có định mới có tuệ."
3. Ăn chay có thay đổi được tánh nết không? Một vị
Bồ Tát, Phật có thực hành việc ăn chay không? Ăn chay có đảm bảo sức
khỏe cho mọi người không?
Tác giả cuốn sách có nghiên cứu chính chắn, có kết
hợp các ngành khoa học xã hội, Tôn giáo học, ngành y học... và được dịch
giả Tỳ kheo Thích Thiện Minh phiên dịch khá chính xác, vạch rõ được ý
nghĩa của bản chính. Theo tôi vấn đề này hoàn toàn phù hợp với lời
Phật dạy là sống nhờ thiên hạ và vì thiên hạ. Tôi rất hy vọng cuốn
sách nhỏ bé này sớm ra đời, để phần nào khai thông được những tư
tưởng xa lạ phi Phật tánh của một số người chưa hiểu được bản thân
phải làm gì để đạt được cứu cánh của người tu Phật.
Tiến sĩ Thái Văn Chải
Chú thích:
[1] Theo quyển "Bách Khoa Thế Giới", phần Tổ
chức kinh doanh, Chicago
[2] John Blofeld là tác giả viết kinh điển Phật Giáo
Ðại Thừa nổi danh, dường như ông đã xem thường sự kiện lịch sử
trong khi đó ông đã tuyên bố sai lầm: "Những quyển sách cổ ở Ấn
Ðộ cho thấy rằng việc ăn chay không được biết đến trong suốt thời
gian Phật giáo truyền bá trên đất nước này". Chính những nhà học
giả Ấn Ðộ giáo thừa nhận rằng ăn chay cũng được tìm thấy từ Phật
giáo.
[3] So sánh điều này với lời dạy của kinh thánh
trong Matthew XV, 10-19 có đoạn như sau: "Không có thứ gì ăn vào hay nhả
ra mà làm cho người ta nhơ bẩn, nhưng con người nhơ bẩn là vì ác ý,
sát hại, tà dâm, gian tham, trộm cắp..."
[4] Ðiều quan trọng để hiểu là thuật ngữ
"vanijja" trong ngữ cảnh này chỉ liên quan đến hành động buôn
bán, chứ không liên quan đến việc mua sắm.
[5] Bị vô minh áp chế và vì nhân duyên cũng như những
cá tính tự nhiên; loài thú không thể nâng cao sự tiến bộ, phát huy sự
hiểu biết hoặc làm tăng trưởng tính khôn ngoan được.
[6] "Người Phật tử tin gì?", Kuala Lumpur. Hội
truyền bá Phật giáo, năm 1973, trang 78.
[7] Luật Ðại Thừa của Tỳ khưu Yen Kiat, xuất bản
năm 1960, trang 60.
[8] Kinh Lăng Nghiêm (Surangamasutra ) do Charles Luk dịch,
London ấn hành năm 1966, trang 153.
[9] Kinh Lăng Già (Lankavatarasutra) do Daisetz Teitaro Suzuki
dịch, London ấn hành năm 1973, trang 211-221
[10] Luật Ðại Thừa (Mahàyànavinaya) do Tỳ khưu Yen
Kiat biên soạn, Bangkok ấn hành năm 1960, trang 60.
[11] Trường Bộ, Trung Bộ, Tương Ưng Tăng Chi, Tiểu
bộ kinh.
[12] Trường A Hàm, Trung A Hàm, Kinh Tạp A Hàm, Tăng Nhất
A Hàm (Dirghagama, madhyamagama, Samyuktagama, Ekotta-rikagama)
[13] Giới luật của Tỳ khưu, do Charles Si Prebish, New
York ấn hành năm 1975, trang 80.
[14] Giới này so sánh với Giới Bổn của Trưởng Lão
Bộ đã được công bố nó tương đương điều thứ bốn mươi trong Giới
Bổn của nền tảng Nhất Thiết Hữu Bộ.
[15] Trong phân biệt kinh "Suttavibhanga" (Luật tạng
Vinaya pitaka) có nói đến Trưởng Lão A La Hán Tỳ khưu Ni Uppalavanna đã
cúng dường bữa ăn nấu bằng thịt cho Ðức Phật Gotama.
[16] Kinh Quán Tưởng, Bangkok ấn hành năm 1975, trang
263.
[17] Người Trung Hoa tin rằng linh hồn của người chết
còn quanh quẩn trong nhà của họ nhiều ngày trước khi đi tái sinh. Trái lại
với niềm tin này, kinh điển A Tỳ Ðàm (Abhidhamma) giải thích rằng ngay
khi tâm tử (cuti - citta) là tâm tái sinh (patisandhi citta).
[18] Paramatthajotika được biên soạn do Phra
Saddhammajotika, Bangkok ấn hành, Phật lịch 2526 và quyển Abhidhammattha-sangaha
do Vannasiddhi tóm lượt, Bangkok ấn hành, Phật lịch 2530.
[19] Xem lại WFB, tập 21, bài số 1, từ tháng giêng đến
tháng 5, năm 1984, trang 83.
[20] Ðèn cầy cao cấp có chứa chất mỡ.
[21] Trong quyển kinh Lăng Già, ngay cả mật ong thì cũng
được xem là thực phẩm thích hợp cho những người tu theo Ðại Thừa.
[22] Thậm chí có những người ăn chay được biết họ
thành lập cơ sở sản xuất dây nịt da hoặc hãng xưởng làm giày. Có lẽ
họ quan niệm rằng chỉ không ăn cá thịt thì đủ để tha tội cho họ từ
tội giết hàng loạt loài thú vô tội.
[23] Nguồn tài liệu này là của Ngài Pannavaro
[24] Thuật ngữ này cũng được thấy trong quyển Mi
Tiên vấn đáp (Milinda panha) - kinh điển Pàli có nêu chi tiết cuộc tranh luận
giữa Vua Milinda và Ðại đức Nagasena.
[25] Trong kinh Ðại Níp Bàn và kinh Mi Tiên vấn đáp,
giáo sư Rhys Davids đã dịch thuật ngữ này là thịt heo mềm. Nhưng
I.B.Horner trong bản dịch Mi Tiên vấn đáp của bà thì thuật ngữ này được
dịch là "nấm đen ăn được".
[26] Trong kinh điển Trung Hoa thuật ngữ này được dịch
là loài nấm.
[27] Ông là nhà chú giải kinh điển Pàli nổi tiếng
sống khoảng thế kỷ thứ V sau Tây lịch.
[28] Chú giải kinh tạng Pàli xưa và quan trọng nhất
được ghi lại ở Tích Lan là do công lao của Ngài Malinda, con trai vua Asoka.
[29] Tam Tạng kinh điển Tích Lan, thuật ngữ này được
duy trì trong hình thức Nguyên thủy, không có dịch ra.
[30] Nhà chú giải nói rằng thiện nam Cunda đã đạt
được đạo quả Tu Ðà Hườn.
[31] Trong quyển Bách Khoa Thế Giới, người ta viết rằng
chỉ có những nhà sinh vật học thì mới tỉ mỉ và nghiêm nhặt để phân
biệt giữa loài nấm có độc và không độc. Thực tế cho thấy là nấm
ăn được đôi khi tương tự với nấm không ăn được ở hình dáng, mùi
vị và màu sắc.
[32] Hầu hết các loài nấm người ta cho biết là: hơn
90% là nước, dưới 30% là chất protein, dưới 5% là chất carbohydrate, dưới
1% là chất béo và khoảng 1% là chất khoáng cũng như Vitamin.
[33] Giả sử là Sukara-maddava có chứa chất độc, nhân
gây bệnh tật hay cái chết của Ðức Phật, thì chắc chắn bát cơm đó sẽ
không được công bố là sự cúng dường có nhiều phước báu tương
đương với nàng Sujata cúng dường bữa ăn trước khi Ngài thành đạo.
[34] Ở Thái Lan, có vị lãnh tụ giáo phái tà đạo
"Santi Asoke" tên là Bodhiraksa, ông thích phê bình ai ăn cá thịt thì
người đó sẽ giống như dạ xoa (yakkha), ma quỷ (mara).
[35] Tạp chí Tempo hàng tuần, số 41, năm thứ 15, ra
ngày 7.11.1985
[36] Ở kinh Ba La Ðề Mộc Xoa của tạng Sanskrit, những
người theo Bộ phái Ðại Chúng Bộ (Mahasanghika) thì vẫn còn gìn giữ giới
luật này.
[37] U. Tedjo Joewono trong nhan đề "thực phẩm"
ở tạp chí Svaradhamma, số 9 từ tháng 10 đến tháng 11, năm 1985.
[38] Phương cách ăn ngọ của Phật giáo có thể so
sánh với phương pháp "nhịn ăn với nước trái cây" do những nhà
khoa học giới thiệu. Các vị Tỳ khưu được Ðức Phật cho phép dùng nước
trái cây sau giờ ngọ vì nước trái cây có lượng vitamin cần thiết cho
cơ thể hàng ngày. Cách ăn này thì lợi ích và tốt hơn đối với việc
"nhịn ăn hoàn toàn" như đã luyện tập bởi một số tôn giáo
khác mà thậm chí họ còn ngăn cấm uống nước nữa.
[39] Thông tin này đã bắt nguồn từ "việc nhịn
ăn với nước trái cây: phương pháp quan trọng đối với sức khỏe và tuổi
thọ" trong quyển sách "How to get well", một cuốn sách đã bán
chạy nhất do Tiến sĩ Paavo Airola viết.
[40] Trong quyển sách hàng năm nói về chất dinh dưỡng
do John D. Kirschmann, Lavon J. Dunne, Hoa kỳ ấn hành