- Tại sao chúng ta ăn chay ?
- Việt Chí Nhân
Cổ nhân có câu: ‘ Bệnh tòng khẩu nhập, họa tòng khẩu
xuất.’
Ðây tôi không nói đến phần thứ nhì của câu này đã
khiến một số người phải tu tịnh khẩu luôn. Phần thứ nhất - bệnh do
những gì ta ăn uống vô - chắc hẳn chúng ta không mấy ai không từng kinh
nghiệm, qua những lần đau bụng nhức đầu, ỉa chảy, nổi mề
đay,v.v...? Ðó chỉ là kể sơ vài kết quả cấp thời.
Một cái cây bón đúng cách sẽ tươi tốt và trổ hoa thơm
trái ngọt; ngược lại, sẽ cằn cỗi và hoa còi trái đẹt. Con người
cũng vậy, ăn uống đúng cách sẽ khỏe mạnh, vui tươi và sáng suốt; ngược
lại, có thể lắm bệnh, nóng nẩy, dữ dằn và ngu độn.
Thế nào là ăn uống đúng cách? Hạp tự nhiên? Chẳng hạn,
con voi sinh ra để ăn cỏ là hạp tự nhiên; con cọp sinh ra để ăn thịt là
hạp tự nhiên.
Chúng ta hãy thử xét xem con người sinh ra để ăn gì?
- Trước hết là bộ răng. Bộ răng người không giống bộ răng các loài
ăn thịt mà giống các loài ăn rau, cỏ, hoa, quả và củ.
- Loài ăn thịt đổ mồ hôi bằng lưỡi. Thế cho nên, trời nực ta thấy
cọp hay chó thè lưỡi ra, mồ hôi (chứ không phải nước miếng) chảy ròng
ròng; trái lại con người cũng như các loài ăn rau cỏ đổ mồ hôi ở
ngoài da bằng các lỗ chân lông.
- Ruột loài ăn thịt chỉ dài gấp 3 lần chiều dài của nó, ví dụ một
con cọp dài một thước thì ruột nó dài 3 thước; còn loài ăn rau cỏ thì
ruột dài 10 đến 12 lần chiều dài, như một con trâu dài 1 thước thì ruột
nó dài tới 12 thước. Ruộc con người trung bình dài 18 thước. Về điểm
này tạo hóa rất chí lý. Thịt mau hư thúi nên có thể bài tiết từ từ
đặng hút hết các chất bổ.
- Nồng độ át xít trong bao tử loài ăn thịt mạnh gấp mười nồng độ
át xít trong bao tử loài ăn rau cỏ. Ðiều này cũng dễ hiểu ý Tạo Hóa
vì thịt khó tiêu hơn rau cỏ. Nồng độ át xít trong bao tử con người cho
ta thấy con người thuộc loài ăn rau cỏ. Bởi vậy, khi ăn nhiều thịt cá
ta thường có cảm giác anh ách nặng nề, nếu thái quá có thể bị bội
thực.
Tóm lại, con người sinh ra không phải để ăn thịt thì
ăn chay là hạp tự nhiên, và sẽ giúp chúng ta khoẻ mạnh và sống lâu.
Ðông Tây kim cổ có bao giờ nghe nói đến tiên ông hay tiên bà trường
sinh bất tử nào mà ăn thịt bò tái hoặc thịt chó nấu rượu mận đâu?
Chỉ thấy nói đến họ ăn trái cây thôi!
Trong các dân tộc trên thế giới hiện nay, dân tộc nào
ăn nhiều thịt nhất? Hoa Kỳ. Dân tộc nào bị ung thư nhiều nhất? Cũng
Hoa Kỳ. Ðấy chỉ là kể một bệnh ung thư thôi chứ còn nhiều chứng bệnh
khác cũng do thịt gây ra. Học Viện Nghiên Cứu Bệnh Ung Thư của Hoa Kỳ
đã xác nhận thịt, nhất là loài thịt đỏ, là một nguyên nhân gây ra bệnh
ung thư. Tôi tin rằng rồi Bộ Y Tế sẽ buộc mỗi miếng thịt phải có một
lời cảnh cáo về sự độc hại của nó như mỗi bao thuốc lá vậy. Nếu
ăn thịt nhiều là đúng thì tình trạng sức khỏe của dân chúng Hoa Kỳ
đâu có càng ngày càng suy kém? Nội trong 15 năm qua, nói chung tiền nhà tăng
lên khoảng 200%, tiền ăn tăng khoản 100%, nhưng tiền y tế đã tăng lên
700%. Vì lẽ này mà phong trào ăn chay đang bành trướng khắp nơi giữa những
người ý thức, và ta thấy xuất hiện trên thị trường vô số các thực
phẩm chay cũng ngon như thịt, thường bổ dưỡng hơn thịt và hoàn toàn
không có các độc tố của thịt.
Bây giờ ta thử xem tại sao ăn thịt có hại. Các tế bào
trong cơ thể luôn luôn sinh hoạt và tiết ra các chất độc cặn bã như
acide urique mà thận phải thanh lọc và bài tiết qua đường tiểu tiện.
Khi con vật chết, thận nó ngưng làm việc và các chất độc đó còn
nguyên ở trong miếng thịt. Hơn nữa, trong cơn nguy kịch, cơ thể tiết ra
rất nhiều adrenaline, chất này làm tim đập nhanh hơn, áp huyết máu cao hơn
và số lượng đường trong máu nhiều hơn để giúp cơ thể có thể
đương đầu với sự nguy kịch đó. Sau cơn nguy kịch, thận lại bài tiết
chất adrenaline thặng dư đó đi và cơ thể lại trở lại bình thường. Chất
này có rất nhiều trong thịt vì con vật nào trong lò sát sinh cũng đứng
trước sự nguy kịch nhất đời của nó, và sau đó không còn cơ hội để
cơ thể nó trở lại bình thường. Thế cho nên, nếu không vì những
nguyên nhân khác nữa, người ăn chay không bao giờ bị tiểu đường, áp
huyết cao, và những bệnh về tim, thận v.v... như người ăn mặn. Cũng vì
vậy mà người đạo Do Thái phải ăn thịt Kosher là loại thịt giết sao
giảm thiểu tối đa sự đau đớn của con vật và rút ra không còn chút
máu nào trong miếng thịt. Ta còn phải kể những chất độc do thịt lâu
tiêu nên sinh thúi ở trong bụng tiết ra gây nên đủ thứ bệnh như mụn
nhọt, nhứt đầu và mệt mỏi kinh niên do thận lộc không kịp tất cả
các chất độc đó. Ăn thịt tươi sào nấu thơm ngon là tốt cho cái miệng
mình thôi, chứ vô trong bụng mà chậm tiêu sình thúi lên thì vẫn hại cho
cơ thể như ăn thịt sình thúi vậy.
Tôi xin kể một vài thí nghiệm người ta đã làm để so sánh
kết quả ăn chay và ăn mặn. Người ta chia gà mới nở như nhau ra làm hai
bầy: bầy A cho ăn toàn ngũ cốc và bầy B cho ăn toàn thịt. Bầy B lớn rất
mau, lông mượt,vừa to vừa mạnh hơn bầy A, nhưng dần dần sinh ra nhiều
chứng bệnh kỳ lạ mà bầy A không mắt phải. Trứng bầy B cũng một ngày
nở ít và nở với rất nhiều quái thai (birth defects). Ðến đời thứ sáu,
bầy B tuyệt diệt luôn trong khi bầy A vẫn bình thường.
Cũng làm như vậy với chuột. Chỉ 3 tháng sau, bầy chuột
cho ăn toàn thịt con nào cũng bị bệnh thận, và hung hăng cắn lộn nhau
tơi bời.
Ở bên Nhật, dân chúng các vùng phụ cận hai thành phố
Hiroshima và Nagasaki đều bị bệnh do ảnh hưởng phóng xạ của bom nguyen tử,
trừ những người trong một tu viện Phật Giáo. Sự khảo cứu tìm hiểu
đã cho biết chỉ vì những người này ăn chay trường. Cơ thể người ăn
mặn quá nhiều độc tố nên như một ly nước đầy chỉ thêm một chút
là tràn. Cũng tại đây , khi có dịch cúm, nhưng những người này dường
như không ai bị. Lấy bản thân mình làm thí dụ, kể từ khi ăn chay trường
đến nay, tôi đã khỏi hết mọi thứ bệnh. Trước kia người ta chưa cảm
tôi đã cảm, bây giờ mọi người chung quanh cúm tôi vẫn bình thường.
Người ăn chay dai sức hơn người ăn mặn. Lý do là vì
các tế bào càng vận động nhiều thì càng tiết ra nhiều các chất cặn
bã vần đào thải đi. Nếu các chất độc này bị ứ động nhiều thì
càng tiết ra nhiều các chất cằn bã cần đào thải đi. Nếu các chất độc
này bị ứ đọng lại, nhẹ thì ta cảm thấy mệt mỏi, nặng thì đau nhức,
nặng hơn nữa thì các bắp thịt cứng lại (vọp bẻ). Bởi vậy mà trước
khi biểu diễn hoặc tranh tài, nhất là trong các cuộc thế vận hội, những
người tham dự ăn uống tẩm bổ đặt biệt và kỹ lưỡng. Thay vì ăn nhiều
thịt hơn, họ phải ăn ít thịt đi và bỏ hẳn thịt trong những tuần cuối.
ʮ chay còn giúp ta trường thọ. Bác sĩ Alexis Carrell, người
đã được giải thưởng Nobel về y khoa năm 1912, đã làm thí nghiệm về vấn
đề này. Ông tin rằng nếu các tế bào được dinh dưỡng và đầy đủ
đúng cách trong một môi trường hoàn toàn tinh khiết với các chất độc
cặn bã được thanh lọc được mau lẹ thì chúng ta sẽ sống rất lâu nếu
không nói là sống hoài. Gà chỉ sống khoản 10 năm, nhưng ông đã nuôi một
miếng tim gà cho đến lúc ông qua đời năm 1944, đã 40 năm mà miếng tim
gà đó vẫn còn sống. Tiếc thay ông chết đi đã không ai nối tiếp công
cuộc thí nghiệm này để xem miếng tim gà đó có còn sống hoài không.
Cũng lấy bản thân mình ra mà nói, tôi là một thi sĩ rất đa sầu đa cảm,
nghe một bản nhạc hay cũng khóc, đừng nói chi đến coi phim hoặc coi tuồng
hay đọc truyện là cứ phải lau nước mắt hoài. Tôi cũng là loại triết
lý lẩm cẩm, đa tư đa lự tâm hồn, rất dằng vặt phiền muộn. Ðáng lẽ
tôi phải già trước tuổi; trái lại vì ăn chay trường mà tôi trẻ hơn mình
cả chục năm. Xin các đọc giã hiểu cho là tôi không muốn nói về mình,
chỉ dùng mình làm một thí dụ khách quan thôi.
Ngoài lý do sức khỏe còn các lý do khác tại sao ta nên ăn
chay.
- Lý do tâm linh - để mở rộng tình thương bao trùm một cách bình đẳng
cả muôn sinh muôn vật, để tránh luật nhân quả gieo gì gặt nấy, hầu
loài người phải giết nhau tập thể bằng những phương pháp tối tân như
người ta đang sát sanh tập thể hàng triệu con vật mỗi ngày bằng những
phương pháp tối tân.
- Lý do xã hội - để giải quyết nạn đói cho toàn thể nhân loại, vì
các nhà dinh dưỡng học đã khẳng định rằng đối với con người a(n thịt
là một tập quán chứ không phải một nhu cầu của cơ thể ( meat-eating is
a custum, not a biological necessity). Muốn có 1 kí lô thịt phải đổi bằng 10
kí lô ngũ cốc: do đó số ngũ cốc vì nuôi các con vật để làm thịt cho
nội một dân tộc Mỹ ăn thôi cũng đủ để nuôi 1/3 dân số thế giới.
Tuy nhiên, trong phạm vi hạn hẹp của một bài báo, tôi không bàn rộng đến
các lý do này, vì chỉ một lý do sức khỏe cũng cần và đủ để ta ăn
chay.
Có điều ăn chay cho đủ bổ dưỡng và thỏa mãn cái thói quen ăn thịt
đã thâm căn cố để bao ngàn năm nay hiện vẫn còn tốn tiền hơn ăn mặn.
Nhưng càng nhiều người ăn chay thì các kỷ nghệ sản xuất thực phẩm
chay càng có thể bán rẻ hơn, cho tới khi ăn chay sẽ rẻ hơn ăn thịt vì
nguyên liệu đồ chay vốn rẻ hơn thịt trên căn bản. Dầu sao với mỗi
đồng ăn chay tốn hơn ăn mặn thì tiền bác sĩ, tiền dược phẩm và tiền
bệnh viện sẽ đỡ tốn hơn 100 đồng. Ấy là không kể sự khoan khoái
khi khỏe mạnh và sự khổ đau khi ốm yếu là những cái vô giá không thể
tính ra thành tiền. Xin quý vị hãy thử ăn chay, thì sẽ thấy như tôi rằng
đó là một trong những quyết định khôn ngoan nhất của đời mình.
Chân thành cảm ơn đạo hữu Giác Trí đã có thiện
tâm đánh máy bài này.
http://www.buddhismtoday.com/viet/anchay/002-taisao.htm