- Kiến Thức Căn Bản Phật Giáo
- TT. Thích Bảo Lạc
Chân dung của tác giả
LỜI GIỚI THIỆU
Phật Pháp rộng sâu hàm dưỡng muôn vạn pháp môn
nhiệm mầu vi diệu.Người muốn thấu triệt pháp môn tu tập, xứng lý, hợp
cơ, trước hết cần phải tạo cho mình có cái nhìn căn bản tổng quát về
tôn giáo mình tin và lý tưởng mình tôn thờ. Để phát triển khả năng kiến
thức trong chiều hướng thánh thiện hóa đức tin, không mê tín, không nản
lòng, không giao động trước cảnh đời phù hoa biến hóa vạn thiên, cần
phải đủ nghị lực trong tinh thần Bi-Trí-Dũng mới khắc phục được kẻ
phàm tâm cuồng tín dùng chước ma thuật lung lạc lòng người.
Những ai muốn vững vàng thăng tiến trên đường
thăng hoa cuộc sống dưới bóng từ-bi, trí-tuệ giác-ngộ của đức Phật,
điều quan trọng trước tiên là phải hiểu rõ nhân cách, tư tưởng và
tâm nguyện của Phật. Bởi lẽ hành trang căn bản của người tu học Phật
là Từ-Bi và Trí-Tuệ. Thiếu nó là thiếu yếu kiện thiện duyên để gần
Phật,
thiếu căn lành để phát triển khả năng Phật tánh giác ngộ của
mình. Văn, Tư, Tu là điều kiện ắt có và đủ để hoàn thành nhân cách
của người đệ tử Phật. Là Phật tử mà không biết về Phật, Pháp, Tăng
là gì, không hiểu gì về đạo Phật là tự khinh rẽ khả
năng tri giác và lệch lạc với niềm tin của chính lương tâm tôn thờ.
Đối diện với nền văn minh vật chất tầng độ
phát triển không ngừng, có sức mạnh cuốn hút người hưởng thụ đó.
Đối diện trước thực trạng nước mất nhà tan, lòng người ly tán, đạo
tâm suy vi, văn hóa, đạo đức truyền thống hầu như suy tàn, hoàn toàn bị
phá sản. Trước thảm trạng đó, Thượng-Tọa Thích-Bảo-Lạc, người
mang hoài bảo góp phần vào việc duy trì văn hóa, đạo đức truyền thống,
thức tỉnh thế nhân, đã dày công nghiên cứu, sưu tầm viết thành quyển
"KIẾN-THỨC CĂN-BẢN PHẬT-GIÁO" để trao đến những tâm hồn
mếnđạo từ bi, yêu chân lý giác ngộ, hầu tạo thiện duyên giải thoát
nổi phiền lụy, khổ đau của chính tâm thức mình.
Quyển sách nầy khá phong phú về đề tài, khá
sáng gọn về phươngthức dẫn giải. Tuy không có lối văn trau chuốt
khúc chiết, tư tưởng uyên thâm triết hệ, nhưng rất thích hợp với
trình độ học Phật cơ bản của mọi người.
Tôi xin tùy hỉ tán thán công đức, đồng
thời trân trọng giới thiệu đến thức giả Phật tử bốn phương.
- Hoa-Kỳ, mùa Phật-Đản 2541-1998.
- Thích-Đức-Niệm.
LỜI NÓI ĐẦU
Giáo pháp của Phật rộng sâu như biển cả, viết
một quyển sách chưa hẳn đã lột tả được hết mạch ý của ba tạng
Thánh giáo.
Trong phạm vi nghiên cứu hữu hạn, tôi cố gắng
trình bày những điều cần thiết trong Phật giáo để cống hiến cho độc
giả món ăn tinh thần hữu ích. Vì ở trong nước, sách nghiên cứu về Phật
giáo sau năm 1975 đã bị đốt sạch ; và ở ngoại quốc, chúng ta muốn có
một tài liệu viết về Phật giáo bằng tiếng Việt không phải là việc
dễ tìm. Do nhiều yếu tố thúc đẩy khiến tôi gia công làm việc ngày đêm
viết nên cuốn sách nầy ngay từ khi còn học tại Tokyo, Nhật-Bản. Dự định
cho ấn hành từ năm 1980, sau khi tôi hoàn thành bản thảo, nhưng nhân duyên
chưa đủ, nên cứ chần chờ mãi cho tới
nay. Tôi tự nghĩ rằng ở đời chúng ta làm việc do ý chí quyết định
một phần mà được thành công toại ý, nhưng không phải là không nhờ những
trợ duyên bên ngoài đưa tới. Như khi nào ta muốn mua máy móc, tậu xe hơi,
xây nhà, lập vườn ... đâu phải ngẫu nhiên mà được, nếu không do nhiều
người góp ý, chung tài và hiệp lực lại
ta khó có thể thực hiện nổi những kế hoạch và dự tính đã sắp đặt
trước nhiều năm tháng. Viết ra những điều tôi đã học được để báo
ân Phật tổ, chư vị tiền bối, và đồng thời cũng để tạ ơn sanh thành
dưỡng dục của thầy mẹ đã dày công săn sóc chỉ dạy.
Đặc biệt sau khi viết xong tập bản thảo, tôi viết
thư sang Hoa-Kỳ để nhờ giảo chính lại những chỗ thiếu sót, sai lầm
và đã được Hòa-Thượng Thích-Đức-Niệm (hiện là Giám-Đốc Phật-Học-Viện
Quốc-Tế) hoan hỉ nhận lời, mặc dầu thầy rất bận rộn nhiều công việc
Phật sự khác. Nhưng theo Hòa-Thượng thì công việc hoằng pháp
đặt lên trên hết, do đó tôi cảm thấy thật hài lòng. Ngoài ra,
Hòa-Thượng cũng đã sẵn sàng giúp đỡ cho tôi việc ấn hành tập sách nơi
nhà in A-Nan-Đà do thầy điều hành hiện nay tại Los Angeles, Hoa-Kỳ. Nơi đây
tôi không thể dùng lời cảm ơn để nói hết xin chư Phật từ bi chứng
minh công đức tài pháp vô giá mà Hòa-Thượng Giám-Đốc Phật-Học-Viện
Quốc-Tế đã dành cho.
Cuối cùng kính mong được chư tôn, thiền
đức, chư pháp hữu ân nhân, những vị hằng lưu tâm tới giáo điển Phật
Đà, vui lòng chỉ giáo cho những chỗ sai thiếu để trong lần tái bản tới,
cuốn sách sẽ được hoàn chỉnh hầu thể hiện đúng tinh thần muốn học
hỏi và tìm hiểu của chính tác giả và cho người muốn nghiên cứu giáo
lý đạo Phật.
- TÁC GIẢ CẨN KHẢI.
- Đông-Kinh, mùa Phật-Đản
- 2525 - 1981
ĐÔI LỜI TRONG LẦN
TÁI BẢN
Sách đã in tại nhà xuất bản A-Nan-Đà, Hoa-Kỳ
vào mùa Phật-Đản 2526 (1982) và được phân phối đi khắp nơi. Chỉ trong
vòng một năm sau, số lượng sách đã cạn cũng nhờ vào sự ủng hộ nhiệt
tình của độc-giả. Đây là một sự khích lệ lớn lao khiến cho tác giả
vững tin hơn vào khả năng sáng tác.
Như dự tính, lần nầy sẽ cho thêm vào phần đầu
những thư của độc giả viết nhận xét khi đọc qua tác phẩm như là lời
minh chứng. Nhưng sau khi suy đi nghĩ lại thấy không ổn, vì làm như vậy,
vô tình chẳng khác nào ngăn độc giả đừng đọc sách chi cho mất thì giờ
vô ích, vì việc nầy đã có người nhận xét cho rồi ! Một số các tác
phẩm khác đã gặp phải trường hợp nầy, nên ở đây tác giả cố
tránh không đi vào vết xe cũ đó nữa.
Lần tái bản nầy, chúng tôi muốn thưa cùng quý độc
giả mấy điểm chính sau đây :
- Thứ nhất : Những thư góp ý xây dựng, bổ túc
nhiều chỗ thiếu, sai trong sách của các học giả, giáo sư và nhất là của
các thân hữu ... đã làm cho chúng tôi vô cùng cảm kích và rất biết ơn
những lời nói thẳng. Lần tái bản nầy, chúng tôi đã cố gắng sửa chữa
lại những thiếu sót và lỗi lầm và cho thêm nhiều hình ảnh khác.
- Thứ hai : Do sự sốt sắng giúp đỡ của các
pháp hữu, thân hữu và nhất là của quý đạo hữu trong việc cổ động,
giới thiệu độc giả mua sách, nhờ đó mà số phát hành lần trước đã
được tiêu thụ nhanh chóng. Một điều hãnh diện cho chúng tôi hơn nữa là
trong dịp công tác Phật sự tại Hoa-Kỳ vào tháng 9-1983, khi đến thăm các
Hội
Phật giáo, chúng tôi đã được giới thiệu kèm theo với tên của cuốn
sách.
- Thứ ba : Cũng trong lần họp mặt hữu duyên ấy tại
Hoa-Kỳ, chúng tôi có dịp gặp lại các pháp hữu mà nhiều năm qua xa cách
vì mỗi người phiêu bạt một ngã. Trong số nầy, có các thầy mà trước
đây 5, 10 năm đã có học tại Nhật-Bản. Thật là một cuộc hội ngộ
nhiều ý nghĩa và quý giá vô cùng ! Và ý nghĩ tái bản cuốn sách nầy cũng
phát khởi từ đó. Hòa-Thượng Thích-Minh-Tâm (tọa chủ chùa Khánh-Anh -
Pháp) đã sốt sắng lãnh trách nhiệm hoàn thành việc ấn loát trong lần
tái bản nầy. Chúng tôi cảm thấy vô cùng vui sướng vì một nhân duyên tốt
nữa lại đến vừa đúng lúc.
Chúng tôi chân thành cảm ơn chư độc giả đã mua
ủng hộ sách, bổ túc những chỗ thiếu sót và sai lầm, giúp cho tập tài
liệu nầy được thêm hoàn hảo. Dĩ nhiên, dù đã hết sức cố gắng, chắc
chắn vẫn còn có những chỗ chưa được toàn vẹn, ước mong được sự
lượng thứ của chư vị và xin giúp đỡ bổ túc những thiếu sót còn
sót lại.
Xin hồi hướng công đức pháp thí nầy
về giác linh cố Thượng-Tọa Bổn-Sư ; Thượng-Tọa thượng Trí hạ Hữu
và hương linh thân mẫu là Hồ-Thị-Quyên được cao thăng Phật quốc và cầu
cho khắp pháp giới chúng sanh đồng thành Phật đạo.
Tác-giả cẩn chí.
Sydney, mùa Xuân năm 1983.
(Phật-lịch - 2527)
Cùng Độc Giả
Trong Lần Tái Bản Thứ Ba (Tư)
Cuốn sách đầy đủ nhân duyên hạnh ngộ cùng độc
giả bốn phương qua bốn điểm sau đây
- Thứ nhất : Sách được cho đánh máy lại đàng
hoàng và in ấn mỹ thuật.
- Thứ hai : Đã điều chỉnh những phần không vừa
ý, cũng như bổ túc những chỗ thiếu sót cho được hoàn chỉnh hơn.
- Thứ ba : Sách do Phật-Học-Viện Quốc-Tế - Hoa-Kỳ
đảm trách việc ấn hành.
- Thứ tư : Chư độc giả đã dành nhiều thiện cảm
nên sách nầy mới đủ lý do tái bản.
Dù vậy, các chương mục vẫn được giữ nguyên như
trước. Không có phần nào mới được thêm vào, vì nhận thấy sách vẫn
đang cập nhất hóa. Hai lần in trước (82,83) dù đã cố gắng, nhưng vẫn
chưa đạt tiêu chuẩn mong muốn. Lần nầy với kỹ thuật computer tân kỳ,
hy vọng sách đáp ứng được nhu cầu mong mỏi của chư thiện hữu tri
thức xa gần. Song bút giả tin chắc một điều, dù đã cố gắng tối
đa vẫn không thể tránh khỏi lỗi lầm, sai sót. Mong chư độc giả, các bậc
cao minh chỉ giáo những khuyết điểm ngoài ý muốn để tác phẩm được
hoàn mỹ hơn khi cơ duyên tái bản hội đủ.
Ngưỡng nguyện Tam-Bảo luôn được
xương minh để mọi người cùng vào biển tuệ giác chư Phật, thoát ba
đường khổ.
Cẩn Khải,
Sydney ngày 15/6/97
Tỳ-kheo Thích-Bảo-Lạc
MỤC LỤC
* CHƯƠNG
I : KHÁI NIỆM
1- Khởi-nguyên Phật-giáo
2- Phật-giáo thành-hình
3- Nhân-sinh-quan
4- Vũ-trụ-quan
5- Phật-giáo và Triết-học
6- Đức Thích-Ca Mâu-Ni
7- Giáo-pháp
8- Tứ Đế
9- Thập nhị nhân-duyên
10- Nhân-quả
11- Luân-hồi
12- Quả phúc báo ứng
13- Nghiệp
14- Kinh Điển
15- Kinh Bát Đại Nhân Giác
16- Thập thiện
17- Kinh Hoa-Nghiêm
18- Kinh A-Hàm
19- Kinh Phương-Đẳng
20- Kinh Bát-Nhã
21- Kinh Pháp-Hoa
22- Kinh Niết-Bàn
23- Duy-Thức
24- Phật-Đản
25- Phật thành đạo
26- Phật nhập diệt và Niết-Bàn
27- Phật giáo và đạo Phật
28- Giải-thoát
29- Thần-thông
30- Xá-Lợi
31- Khổ
32- Phẩm trợ đạo Bồ-Đề
33- Tứ niệm xứ
34- Tứ chánh cần
35- Tứ như ý túc
36- Ngũ căn
37- Ngũ lực
38- Thất Bồ Đề phần
39- Bát chánh đạo
40- A Nậu Đa La
* CHƯƠNG II : CẢNH GIỚI
1- Nhân
2- Thập nhị xứ
3- Thập bát giới
4- Tam giới
5- Cữu phẩm
6- Niết-Bàn
7- Cực-Lạc
8- Địa-ngục
9- Ngạ-quỷ
10- Súc-sanh
11- Thiên
12- A-tu-la
13- Tứ sanh
14- Thai sanh
15- Thấp sanh
16- Noãn sanh
17- Hóa sanh
18- Tam thừa tứ quả
19- Tu-Đà-Hoàn
20- Tu chứng quả
21- Tư-Đà-Hàm
22- A-Na-Hàm
23- A-La-Hán
24- Chúng sanh
25- Ngũ ấm
26- Thập-phương
27- Đại-hồng-chung
28- Thất tình lục dục
29- Tội ngũ nghịch
30- Ngũ thừa
31- Thập địa
32- Kiếp
33- A-tăng-kỳ
34- Cữu địa
35- Tứ đại
36- Thập trụ
37- Thập hạnh
38- Thập hồi-hướng
39- Thất Phật
40- Thế giới theo quan niệm Phật giáo
* CHƯƠNG III : GIỚI LUẬT
1- Ngũ-giới
2- Tứ phần luật
3- Bát quan trai giới
4- Giữ giới
5- Ưu-bà-di
6- Ưu-bà-tắc
7- Sa-di
8- 10 giới sa-di
9- Thức-xoa-ma-na
10- Tỳ-kheo
11- Tỳ-kheo-ni
12- Bố-tát và Bồ-tát
13- Người Phật-tử đã...
14- Tự tứ
15- Kiết-hạ an-cư
16- Lục-hòa
17- Bất tác bất thực
18- Tam sư thất chứng
19- Yết-ma
20- Thế-phát
21- Xuất-gia
22- Thế-độ
23- Pháp-hiệu
24- Pháp-danh
25- Pháp-sư
26- Pháp-tự
27- Tam-đề
28- Ngũ-quán
29- Tam tụ tịnh giới
30- Bồ-tát giới
31- 250 giới
32- Giới cụ-túc
33- Sám-hối
34- Hồi-tâm
35- Vu-Lan
36- Bỉ ngạn
37- Tam-Bảo
38- Giới như con thuyền
39- Nhàn cư vi bất thiện
40- Bồ-tát sợ gây nhân
* CHƯƠNG
IV : SINH HOẠT
1- Cầu-an
2- Cầu-siêu
3- Dâng sớ điệp
4- Phóng sanh
5- Phóng đăng
6- Rước vong
7- Hộ niệm
8- Tín-chủ và tang-chủ
9- Thiện-nam tín-nữ
10- Công-quả
11- Niệm Phật
12- Ăn chay
13- Tràng hạt
14- Đàn-gia và đàn-việt
15- Chuông
16- Nhương sao giải hạn
17- An vị Phật
18- Bình bát
19- Chuông trống Bát-nhã
20- Mõ
21- Bổn đạo
22- Cúng-dường
23- Bố-thí
24- Chẩn-tế
25- Trí-tự
26- Trụ trì, tọa chủ, viện chủ
27- Cúng ngọ
28- Công-phu
29- Mộc-dục
30- Thí thực cô-hồn
31- Lãnh chúng
32- Vận-thủy
33- Ban sài
34- Trực nhật
35- Tri viên
36- Tri liêu
37- Hành-đường
38- Tri khố
39- Tri tạng
40- Tri khách
41- Thị-giả
42- Hương-đăng
43- Thư trạng
44- Duy-na
45- Duyệt-chúng
46- Tọa cụ
47- Kiết-già và bán-già
48- Du tăng
49- Tham-thiền
50- Tự viện và chùa
* CHƯƠNG V : CÁCH XƯNG HÔ
1- Thượng-tọa
2- Hòa-thượng
3- Đại-Đức
4- Chú tiểu
5- Đệ-tử
6- Nam-mô
7- Tứ hoằng thệ nguyện
8- Thất chúng
9- Cổng tam-quan
10- Mười hiệu Như Lai
11- Lục-độ
12- Tứ vô lượng tâm
13- Chùa và tự viện
14- Thiền thất và thảo am
15- Chánh điện
16- Bát công đức thủy
17- Y phục của tăng sĩ
18- Mầu sắc y phục
19- Phẩm phục
20- Tăng-già
21- Quả A-La-Hán
22- Phật-học-viện
23- Nhị giáo
24- Bảy cách lễ Phật
25- Mười đại nguyện
26- Nhị môn
27- Bụt là gì ?
28- Thập huyền môn
29- Pháp quán ngũ-đình
30- Thập mục ngưu đồ
* CHƯƠNG VI : TÔNG PHÁI
1- Các tông-phái
2- Câu-xá tông
3- Tông Thiên-Thai
4- Tông Hoa-Nghiêm
5- Tông Lâm-Tế
6- Tông Pháp-Tướng
7- Tông Tịnh-Độ
8- Tông Thành-Thật
9- Tam-Luận Tông
10- Địa-Luận Tông
11- Nhiếp Luận Tông
12- Tông Chân-Ngôn
13- Luật Tông
14- Tông Niết-Bàn
15- Ảnh-hưởng Phật-giáo
16- Tông Tào-Động
17- Thiền Tông
18- Tông Quy-Ngưỡng
19- Tiểu-thừa
20- Hai mươi bộ phái
* CHƯƠNG VII : CHƯ THÁNH,
CÁC VỊ TỔ
1- Phật A-Di-Đà
2- Quán-Thế-Âm
3- Phật Di-Lặc
4- Phật Dược-Sư
5- Ngài Văn-Thù
6- Ngài Phổ-Hiền
7- Ngài Ca-Diếp
8- Mục-Kiền-Liên
9- Đại-Thế-Chí
10- Địa-Tạng
11- A-Nan
12- A-Dục-Vương
13- Bồ-Đề Đạt-Ma
14- Tổ Huệ-Năng
15- Ngài Minh-Hải
16- Thiên-Thai đại-sư
17- Cưu-Ma La Thập
18- Ngài Huyền-Trang
19- Ngài Vô-Ngôn-Thông
20- Tỳ-Ni Đa-Lưu-Chi
21- Khương-Tăng-Hội
22- Khuông-Việt thiền-sư
23- Mãn-Giác thiền-sư
24- Ngài Nguyên-Thiều
25- Ngài Liễu-Quán
26- Vua Trần-Nhân-Tôn
27- Vua Lý-Nhân-Tôn
28- Sư Không-Lộ
29- Giám Trai sứ-giả
30- Hư-Vân hòa-thượng
* CHƯƠNG VIII : VĂN HỌC PHẬT
GIÁO
1- Tam-đồ, bát-nạn
2- Tam khổ, bát khổ
3- Phật trong nhà không thờ
4- Chớ đợi tuổi già...
5- Thương nhau cau sáu
6- Trăm năm bia đá...
7- Hùm chết để da...
8- Ta là Phật đã thành..
9- Cha mẹ tại tiền như Phật tại thế
10- Cây xanh thì lá cũng xanh, Cha mẹ hiền lành...
11- Người nào ăn mặn...
12- Quan-Âm Thị-Kính
13- Ăn mặn nói ngay...
14- Cây muốn lặng mà gió...
....song thân bất tại
15- Sống gởi thác về
16- Gieo gió gặp bão
17- Phật tại tâm
18- Khẩu Phật tâm xà
19- Miệng thì luôn niệm...
...một bồ dao găm
20- Thiện căn ở tại..
... bằng ba chữ tài
21- Y kinh diễn nghĩa...
...tức đồng mà thuyết
22- Nhứt nhơn tác phước..
23- Pháp thân Phật
24- Chùa một cột
25- Chùa Hương Tích
26- Chùa Dâu
27- Chùa Keo
28- Chùa Bút Tháp
29- Chùa Tây Phương
30- Chùa Láng
31- Chùa Tam-Thai
32- Chùa Linh-Ứng
33- Chuông chùa Thiên-Ấn
34- Chùa Thiên-Hậu
35- Chùa Quốc-Ân
36- Chùa Thuyền-Tôn
37- Chùa Giác-Lâm
38- Chùa Giác-Viên
39- Việt-Nam Quốc-Tự
40- Thích-Ca Phật-Đài
* CHƯƠNG IX : PHẬT GIÁO THẾ
GIỚI.
1- Phật-giáo Ấn-độ
2- Phật-giáo Trung-Quốc
3- Phật-giáo Nhật-Bản
4- Phật-giáo Việt-Nam
5- Phật-giáo tại Pháp
6- Phật-giáo tại Hoa-Kỳ
7- Phật-giáo tại Đức
8- Phật-giáo Miến-Điện
9- Phật-giáo tại Bĩ
10- Phật-giáo Cambodge
11- Phật-giáo Nam-Dương
12- Phật-giáo Thái-Lan
13- Phật-giáo Tây-Tạng
14- Phật-giáo tại Úc
15- Phật-giáo tại Anh
16- Phật-giáo Tích-Lan
17- Phật-giáo Hàn-quốc
18- Phật-giáo Lào
19- Cờ Phật-giáo
20- Tự-do tôn-giáo
21- Việc truyền-bá của Phật-giáo trên thế-giới
22- Hội Phật-giáo thế-giới
* GHI CHÚ
* SÁCH THAM-KHẢO
Chân thành cảm ơn đại đức Nguyên Tạng
đã gởi tặng phiên bản của tập sách này. Thích Nhật Từ ngày 24-4-2000
[Giới thiệu] [Chương1]
[Chương 2] [Chương
3] [Chương 4]
[Chương 5] [Chương
6] [Chương 7] [Chương
8 ] [Chương 9]