Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .

Ăn uống theo âm dương để hài hòa thân tâm

  Cư Sĩ Thoại Hoa

Theo tư duy Đạo giáo Trung Quốc, “ Âm ” và “Dương” là hai nguyên lý cơ bản, đối lập và bổ sung cho nhau về mọi mặt, quyết định sự vận hành của vũ trụ. Trong ăn uống cũng vậy. Nấu nướng món ăn trường sinh nhằm lập lại sự cân bằng  “âm dương” cho cơ thể. Cách nấu nướng này xem trọng ngũ cốc rau quả, sữa, bỏ thịt, , nhưng dùng trứng (trứng đẻ ra nhờ ánh sáng bóng đèn chứ không phải trứng có trống). Lấy rau quả làm gốc, thỉnh thoảng nếu cần thiết thì thêm chút thịt.

I/ Cách ăn uống hằng ngày.

Con người và cảnh vật xung quanh không thể tách rời. Như vậy người phải thận trọng sửa soạn cách nấu nướng thức ăn cho nhu cầu hoà hợp với môi trường mình đang sống. Dưới đây, một thí dụ, cách ăn uống thông thường mổi ngày.

Trong mỗi buổi ăn cần có :

1/  ngũ cốc từ hạt như yến mạch, hạt kê, ngô và các loại hạt đậu, lúa mì, gạo lức và chế biến như bánh mì, cơm, bánh tráng các loại bún, bột...

2/  rau cải: 2/3 nấu chín (xào, nấu cách thủy, nấu trong nước, hoặc đúc lò); 1/3 còn lại ăn sống hoặc trộn dầu dấm hay là nấu nửa chín nửa sống cho còn chất sinh tố.

3/ 1 hay 2 chén canh nhỏ, nên có thêm tương đậu nành, tương tàu yểu. Người Nhật dùng xúp miso được chế biến từ hạt đậu nành và hạt ngũ cốc như hạt đại mạch, hạt gạo và hạt lúa mì và muối bể.

Đậu và rong biển phải nấu chín. Đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ trộn với gạo để nấu cháo hay với nếp để nấu xôi. Nên dùng sữa đậu nành thay thế sữa bò vì có người không hạp với sữa bò, uống không tiêu. Rong biển để nấu canh. 

II/ Âm dương trong thức ăn hằng ngày.

Thức ăn từ thực vật và từ động vật được xếp theo hai loại âm dương vì những lý do sau đây:

1/ Loài thực vật thì tự dưỡng, ổn định bằng cách tự nảy nở từ chất khoáng. Loài động vật thì dị dưõng, dời chổ và có thể đi chiếm cả một vùng rộng lớn  khi đi tìm miếng ăn.

2/ Loài thực vật cho ta thấy một cấu trúc chỉ dẩn sự nảy nở bành trướng, sức mạnh của cỏ cây mọc từ dưới đất vươn lên trời hay là giải ra, chạy dài trên mặt đất. Còn động vật thi tựu lại, sống tập thể nhưng từng nhóm nhỏ, riêng biệt. Loài thảo mộc có những hình dáng giãn nở ra phía ngoài như cành nhánh lá của cây cối. Trong lúc đó thân hình của loài động vật bị hạn chế, theo một chiều hướng nhất định về phía trong với những bộ phận trong cơ thể và tế bào gọn lại. Xem hình dưới đây về tế bào thực vật và tế bào động vật:

 

Tế bào thực vật                      Tế bào động vật       

         Hình dáng giãn nở ra: âm     Hình dáng gọn lại: dương 

3/ Nhiệt độ trong thực vật xuống thấp hơn động vật. Thực vật hít vào khí cacbonic (gaz carbonique) và nhả ra khí ôxy (oxygène). Trái lại, động vật hít vào khí ôxy và thở ra khí cacbonic. Màu xanh lá cây của loài thảo mộc là do “diệp lục tố ” (chlorophylle) tạo thành, còn màu đỏ của loài động vật là do “ hêmôglobin, hồng cầu ” (hémoglobine) tạo thành. Cấu trúc của chúng giống nhau, chỉ khác nhau ở hạt nhân, một đằng thì chứa “ magiê ” (magnésium, Mg) cho diệp lục tố và đằng kia thì chứa “sắt ” (fer, Fe) trong trường hợp của hêmôglobin.

Hạt nhân của diệp lục tố chứa magiê có thể biến hoá thành hạt nhân hêmôglobin chứa sắt, bằng cách lấy hai ôxy.

 

                                                              12       8          28       26

Diệp lục tố (thực vật) biến đổi   Mg       +20......( ? )......Fe         Hêmôglobin (động vật)       

                                                              24      16        56       56

Vì những lý do trên, thức ăn từ thực vật được coi là có nhiều âm hơn dương, còn thức ăn từ động vật được coi là có nhiều dương hơn âm.

 

Mặc dù thực vật có nhiều “âm” hơn động vật, động vật có nhiều “dương ”hơn thực vật, nhưng nó có từng độ khác nhau, ngay trong một loài giống và ở trong của một thể chất.

Chúng ta nên thận trọng chú ý theo yếu tố như sau:

Trong vùng nóng, cảnh vật chung quanh là “dương”, ta phải chọn loại thảo mộc có nhiều “âm” nhất, ngược lại nếu ta sống ở vùng lạnh, thì ta phải chọn loại thảo mộc có nhiều “dương” nhất mà dùng. Nếu ta sống ở một vùng không khí điều hoà, ta đừng quên rằng thảo mộc có nhiều chất “âm”, ta phải nấu lên lâu hơn, vì sức nóng lúc nấu làm tăng chất “dương” và đừng quên bỏ thêm chút muối, vì muối có chất dương, trong lúc đó có loại rau cải có nhiều chất “dương” , đừng nấu lâu. Rau cải nào có nhiều chất “âm” mà ta không nấu lên, thì, ăn vào nhiệt độ trong người của ta bị hạ xuống. Nấu lên, nhờ sức nóng của nấu tăng chất dương, ăn vào, cơ thể của ta tăng nhiệt độ lên.

 

Vài thí dụ cho thấy thực vật nào có chất “dương”, “âm

 

1/ Rau cần tây, mọc vào mùa nóng, rất nhanh, thân cây cao dài, mong manh và chứa nhiều nước, mùi và vị hắc mạnh, màu lá cây dợt, nấu rất mau chín. Rau cần tây nhiều chất “âm”.

 

2/ Cải cà rốt, cứng hơn, hình dáng gọn, mọc chậm và có thể mọc vào mùa lạnh, màu cam, mùi và vị không nặng, chứa ít nước, nấu lâu hơn. Cải cà rốt chứa nhiều chất “dương”.

 

3/ Hạt lúa mì, nhỏ và gọn, mọc ở vùng lạnh và mọc vào mùa lạnh, mọc rất chậm, nó khô và cứng, màu vàng nâu, mùi và vị rất tế nhị, chứa nhiều chất “hyđrátcarbon”. Hạt lúa mì và loài ngũ cốc chứa nhiều chất “dương”.

4/ Các động vật ở dưới nước:

    . Tôm, tép, nhỏ con, màu đỏ hay hồng, chứa nhiều khoáng vật, ít mở, lội nhanh, được đặt vào hạng có nhiều chất “dương”.

    . Cá chép, to con, mềm, béo, bơi chậm chạp, ở nơi nước lặng và ấm (sông, kênh rạch, hồ, ao) được xếp vào hạng có nhiều chất “âm”.

    . Cá hương có đốm màu sắc, ở dòng sông nước lạnh, thân cứng và gọn, không mở, lội nhanh, nó chứa nhiều chất “dương”.

 

III / Tính cách tương phản Âm-Dương giữa loài thực vật và thân thể người.

Khí ôxy (âm), khí cacbonic ( dương) cho thấy một quan hệ đối kháng và bổ sung. Vai trò ôxy-cacbonic đóng góp vào luật tuần hoàn của vũ trụ.

Lá của cây xanh cho ta thấy một cấu trúc nảy nở, bành trướng um tùm, vươn lên trời, hút khí cacbonic (gaz carbonique, CO2) của không khí và nhả ra khí ôxy (oxygène, O2), chứa chất âm nhiều hơn. Trong khi đó buồng phổi của của con người có một cấu khí gọn lại, hít vào khí ôxy và thở ra khí cacbonic, chứa chất dương nhiều hơn.

Các lông của rễ cây hút thức ăn dưới hình thức nước trong đất, trong khi đó, ngược lại, lông nhung ở màng nhầy ruột của con người hút thức ăn từ phân tử thức ăn. Xem hình dưới đây chỉ rỏ về âm dương giữa loài thực vật và thân thể người.

                                                                                                                                                                                      

                                  Cây xanh với lá        Phế nang, túi phổi    Buồng phổi

 

                                                        Lông nhung ở            Ruột
                                                        màng nhầy ruột

 

              Người Á đông, đồng nhất hoá với trời-dương-nam, đất-âm-nữ.

 

IV/ Âm dương theo tháng sinh ra đời

Người chào đời vào khoảng từ tháng 3 đến tháng 9 dương lịch có một thể chất dương vì người này trải qua một giai đoạn phôi thai khá dài, được nuôi dưởng bằng dòng máu của người mẹ, chứa chất dưong. Người mẹ nấu nướng những thức ăn mùa đông, chống lạnh, có nhiều chất dương. Trái lại, người ra đời từ tháng 9 đến tháng 3 thì có thể chất âm. Người mẹ thích ăn uống rau quả nhiều hơn vào mùa này, có nhiều chất âm. Phần lớn người có thể chất dương thích hoạt động trong xả hội, còn người có thể chất âm, thì có khuynh hướng về tâm linh, văn chương. Người nào có chất dương tìm đối tượng với mình có chất âm, và ngược lại. Họ như bị thu hút bởi đá nam châm. Họ bổ sung cho nhau.

 

Kết luận

Chúng ta phải hiểu rằng những gì chúng ta ăn dưới hình thức này hay hình thức kia, và những môi trường xung quanh, như nước, không khí, tia sáng của vũ trụ, biến chuyển không ngừng. Chúng ta là phản ảnh của sự biến đổi của cảnh vật xung quanh, của vũ trụ. Những hệ thống, những khí quan, những tế bào trong cơ thể của chúng ta đến từ thế giới bên ngoài. Không có thức ăn lấy từ cảnh vật xung quanh thì chắc chắn không có một hiện tượng sống nào tồn tại trong ta. Ăn uống điều hoà theo luật âm dương có ảnh hưởng quan trọng đến thân, tâm và ngay cả xả hội, kiến thức và nền văn minh.

Nói cho cùng, thân tứ đại này cấu tạo từ thế giới bên ngoài đưa vào, như đất, gió, hoả, nước (đất là thức ăn, gió là hơi thở, hoả là hơi nóng, nước là chất lỏng, máu, nước mắt). Rồi một ngày nào đó, thân tứ đại không hoạt động nữa, sẽ tan rã, trả lại cho đất, gió, hoả, nước, để trở về vào hư không...

 

 

http://www.buddhismtoday.com/viet/cuocsong/anuong.htm

 


Vào mạng: 03-10-2007

Trở về mục "Quà tặng cuộc sống"

Đầu trang