Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .

Đừng để mất trâu mới lo làm chuồng

  Lệ Thọ

Chiều nay, tôi sửng sờ khi hay tin cầu Cần Thơ (đang xây dựng), một cây cầu được ông Kiệt xem là huyết mạch của Tây đô và Nam bộ. Cây cầu trọng điểm của chính phủ nhằm tạo đường băng cho đồng bằng sông Cửu Long cất cánh. Nhưng niềm vui chưa đến thì lại bị sập quá đổi bất ngờ.

Tin đã loang đi mà tôi vẫn còn lật lại lịch xem có phải ngày nào đó của thế giới cho giới báo chí được thêm một ngày nói đùa? Đang còn phân vân thì người thân báo tin cầu sập có khoảng 10 người chết và hàng trăm người bị thương? Quá đổi thương tâm, và sau đó tôi vào trang Website của www.vnexpress.net đọc xong tin tôi lại càng xót xa nhiều!

Đau lòng cho một đất nước và dân mình phải đóng những đợt học phí quá đắc: “nhân mạng, thương tật và tù ngục…” một sự lãng phí quá lớn. Chỉ vì không khéo “dụng tâm cho nên không cầm lòng đậu trước những món lợi quá lớn, những nhà quản lý lỏng lẻo, tạo cho họ khởi lên lòng tham? hay ai đó đã cố tình làm nên những vụ việc này? Trong khi chỉ cần “có tầm và có tâm” thì đâu có biến hàng ngàn tỷ đồng vào đống sắt vụn của cầu Cần Thơ!

Càng xót xa hơn cho những con sâu vẫn còn nhan nhãn ra đó. Bởi một công trình trọng điểm chứ phải đâu phải chuyện bắt cầu khỉ. Có giám sát có ban bệ hẳn hòi vậy mà vẫn bị…tại…bởi… thiếu kinh nghiệm và sẽ khắc phục. Một giọng điệu nghe ra rả khác nào bài ca điệu buồn phương Nam. Bao giờ mới chấm dứt thái độ thờ ơ trong quản lý?

Tôi không chấp nhận bất cứ kiểu giải thích gì trong việc này ngoại trừ bị đánh bom. Bởi cầu còn xây trên cạn chứ phải đâu ngoài giữa sông mà đổ thừa đất nhão, không chân… Nếu lần này những cơ quan công lực không vào cuộc thì cây cầu Rạch Miễu cũng sẽ là nạn nhân, bởi đã bị người ta lấy đi mấy trăm tấn sắt bao quanh chân trụ. Thật ngán ngẫm cho những cái tên của mấy cây cầu, Văn Thánh 2, cầu Cần Thơ… và còn cái gì nữa đang chờ phía trước? Tại sao, cầu Mỹ Thuận không để bảng “chờ theo dõi lún”, và không xảy ra những sự cố đáng tiếc như hiện nay, cũng sắt thép và xi măng chớ phải đâu chở từ bên Úc sang…? Câu hỏi này chỉ có mấy nhà giám sát rút ruột công trình mới có thể trả lời được.

Phải chăng thuốc của cơ quan công lực không đủ liều, để liên tục những tắc trách như thế này vẫn còn tồn tại? Hay một thế lực nào đã nhúng tay? Không cần bom, đạn và binh lính vẫn biến Việt Nam lâm vào cảnh nghèo khó. Dù đó là ai, hành động tắc trách đó vẫn đáng lên án và phải bị pháp luật xử phạt thích đáng.

 26.09.2007

 

 

http://www.buddhismtoday.com/viet/cuocsong/dungdemattrau.htm

 


Vào mạng: 27-09-2007

Trở về mục "Quà tặng cuộc sống"

Đầu trang