Làm thế nào để trừ tai nạn
Tinh Vân đại sư
- Như Nguyện dịch
Cuộc
sống lắm nhiều những tai nạn bất ngờ không thể lường trước được, phước
họa mỗi người không giống nhau, thế giới tự nhiên tai nạn cũng không ít,
làm cho con người bệnh tật đau đớn, muốn tìm một nơi không có tai nạn ở
đời này quả thật không dể. Tôi đi qua rất nhiều nơi và nhiều quốc gia
trên thế giới, tôi cảm thấy Malaysia là nước tương đối tốt cây cối xanh
mượt, khí hậu trong lành, nhân dân đều là người lương thiện, nếu như bảo
tôi chọn một nơi tương đối bình an trên thế giới thì tôi sẽ chọn
Malaysia.
Hiện
nay thời đại khoa học kỷ thuật phát triễn đem đến cho chúng ta rất nhiều
thuận lợi nhưng đồng thời mang lại cho chúng ta không ít phiền não, rất
nhiều việc không tốt phát sanh, thiên tai nhân họa, muốn tránh bớt những
tai nạn này thì tự mỗi người phải có phương pháp, tôi đề cử một vài ý
kiến để mọi người tham khảo:
Chúng
ta tích lũy công đức có thể giúp chúng ta tránh khỏi tai nạn. Khiêm tốn
nhận sai cũng có thể triệt tiêu được tai nạn. Ví như trong nhà có đứa
trẻ phạm lỗi, lúc bị đánh, nó “kêu lên ba mẹ ơi con biết lỗi rồi” và ba
mẹ sẽ không đành lòng đánh nữa. Có rất nhiều thứ con người chúng ta nên
học, học nhận sai, học khiêm tốn, học cúi đầu mới có thể tiến bộ. Sám
hối có thể rữa sạch tội lỗi và tiêu tai tai nạn. Ví như bỏ một nắm muối
vào một chén nước thì nước đó rất mặn không thể uống được;Ngược lại, nếu
cùng nắm muối đó mà bỏ vào một thùng nước lớn thì không có gì là mặn
lắm. Ý nói là, nếu chúng ta phát tâm rộng lớn, từ bi nhân nghĩa giúp đở
yêu thương mọi người giống như đem nuớc trong sạch để vào nước muối vậy
( để có thể uống được).
Rộng
kết thiện duyên cũng có thể tiêu tai miễn nạn, tạo duyên tốt với người
khác cũng gặp được rất nhiều điều lành. Đọc sách nhiều, có trí tuệ và
khéo léo, làm việc nếu trước nên biết một vài điều này cũng có thể dự
phòng và tránh được tai nạn. Người có lòng từ, luôn giúp đỡ người khác
thì gặp dữ cũng dể hóa lành.
Tai
nạn từ đâu mà đến? Tuy tai họa từ bên ngoaì đến nhưng nếu không có
nghiệp chướng thì sẽ không chiêu cảm. Cho nên chúng ta nên thanh tịnh ba
nghiệp: thân làm việc tốt, miệng nói lời hay, trong lòng luôn có ý nghĩ
tốt, thực hành được ba việc tốt như vậy cũng có thể tiêu trừ tai nạn.
Biết
sợ nhân quả cũng có thể tránh được tai nạn. Tai nạn có mối quan hệ nhân
quả. Chúng ta thường nghe “Bồ tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả”. Chúng
sanh lúc làm việc ác (nhân) như tham sân tật đố, trộm cắp, lừa
dối,...thì không sợ ,đợi đến khi ác quả đến thì mới kinh hãi khiếp sợ.
Vì thế chúng ta nên học như Bồ tát phải “sợ nhân” hoàn tòan không làm
việc xấu (tạo nhân ác).
Nói
đến nhân quả, mọi người thường không chú ý điều này, nhưng sự thật thì
trên thế gian chỉ có nhân quả mới không lừa dối chúng ta. Ở đời chúng ta
thường thấy người làm ác mà được giàu sang, người làm thiện mà nghèo khổ
nên cho rằng không có nhân quả. Thật sự, chúng ta không nhìn thấy được
nhân duyên quả báo thông suốt ba đời. Làm việc thiện mà không được quả
báo tốt là vì phải trã nhân duyên đời trước, cũng như tiên bạc bạn gửi ở
ngân hàng không vì bạn làm việc không tốt mà không trã cho bạn, trừ khi
bạn đã dùng hết rồi “ muốn biết nhân đời trước thì xem quả (cuộc sống)
đời này, muốn biết quả đời sau thì xem nhân (việc làm) hiện tại”.
Không
phải bạn tin Phật Bồ tát là Phật Bồ tát cho bạn phát tài. Mọi việc như
:sức khỏe, sự nghiệp, tín ngưỡng đạo đức đều có nhân quả của nó. Thân
thể có vận động thì mới khỏe mạnh, bởi thế khỏe mạnh cũng có nhân quả
của khỏe mạnh. Kể bạn nghe một câu chuyện vui: “có một người bạn trẻ đến
ngôi miếu lễ bái Quan Công, mong rằng thần thánh cho anh ta phát tài,
anh ta lái chiếc xe 250 phân khối, nhưng chạy quá nhanh và xảy ra tai
nạn, kết quả người thì chết và xe nát tan. Cha anh ta cho rằng con ông
vì đi lạy quan công mà xảy ra tai nạn, nếu như không đi thì không có
việc gì. Và muốn đến ngôi miếu đó đập phá cho hả giận. Thần miếu hiện
lên nói: Ông không nên trách tôi, tôi cũng rất muốn cứu nó, nhưng nó
chạy xe quá nhanh, bạch mã của tôi chạy không kịp nó, nên mới xãy ra tai
nạn”. Nên nhanh thì có nhân quả của nhanh, bạn làm ngược lại luật nhân
quả, xãy ra tai nạn thì chớ có trách người. Như trên xã hội ngày nay có
rất nhiều những trộm cướp, sát sanh, làm tổn hại người khác để mang lợi
về mình,... bạn nghĩ là không có nhân quả sao?
Chúng
ta nên tiêu tai tránh nạn, biết đúng thấy đúng, thâm tín nhân quả thanh
tịnh thân tâm, và thực hành những ý kiến như Tôi nêu ra ở trên, như vậy
thì mới huy vọng quốc thái dân an, kiết tường như ý!
***