Nhận Sai
Như Nguyện dịch
Ở cuối
con phố nọ có hai nhà hàng xóm là gia đình của Đông và Xuân .Mọi người
của gia đình nhà Đông vui vẽ êm ấm, có một cuộc sống hạnh phúc mỹ mãn.
Ngược lại, gia đình của Xuân thường xãy ra kình cải, sớm tối ồn náo
không một chút bình yên.
Một
ngày nọ Xuân hỏi Đông: “vì sao gia đình nhà anh chưa từng cải vã, lúc
nào cũng êm thấm thuận hòa vui vẽ” ?
Đông nhỏ nhẹ trã lời: “ bởi vì mọi người trong gia đình
tôi đều tự nhận mình là người xấu ,làm việc sai, cho nên mới có thể cùng
nhau nhẫn nại và giúp đỡ lẫn nhau nên yên ổn vô sự. Còn gia đình bạn mọi
người đều cho mình là người tốt nên mới lớn tiếng tranh cải đập bàn vổ
ngực,...tranh hơn”.
Xuân cảm thấy chưa hiểu lắm bí quyết này, và xin Đông
giải thích, Đông nói tiếp: “ ví dụ gia đình bạn bị vở cái tách trà, mọi
người trong nhà đều cho rằng mình là người tốt, người làm vở tách cũng
không nhận, lại còn mắn người khác một cách hùng hồn đầy lý lẻ “ai đem
tách trà để ở đây” ? mà người để tách trà không đúng chổ đó cũng không
chịu thua còn phản bác “là tôi để đó , nhưng tại anh không cẩn thận làm
vở nó”. Hai người không chịu nhận sai, không chịu nhường nhịn ai, đương
nhiên là xãy ra tranh cãi vã thôi”. Đông nói tiếp: “ nếu trường hợp như
vậy xãy ra với gia đình tôi thì người làm vỡ tách trà sẽ nhẹ nhàn nói
lời xin lỗi: xin lỗi, tôi không cẩn thận đã làm rơi vỡ tách trà; và
người để tách trà không đúng chổ nghe như vậy cũng sẽ nói: cũng không
hoàn toàn trách em được, là do chị không nên để tách chổ đó. Hai người
cùng nhau nhận sai và nhường nhịn lẫn nhau thì có gì phải tranh cãi?
Lấy tâm mình hiểu tâm người, tôn trọng cung kính người
khác, làm sao người khác có thể không tôn trọng bạn chứ? Chúng ta có thể
nhìn thấy xung quanh ta quá nhiều những người lý lẽ sai mà còn biện luận
một cách hùng hồn, ai cũng không chịu thua ai. Trên đường đi, chúng ta
cũng thấy hai chiếc xe không cẩn thận lỡ va chạm vào nhau, rồi hai bên
cãi nhau đến đỏ mặt tía tai. Chúng ta cũng không nhất thiết tự nhận mình
là người xấu làm việc sai như gia đình Đông, nhưng ít nhất cũng phải
bình tĩnh nói với nhau những lời dể nghe thì sẽ tránh khỏi những tranh
chấp vô vị này.
Người nhận sai và xin lỗi cũng có thể không phải là họ
sai, nhưng trong những trường hợp nào đó đành phải làm như vậy, bởi vì
chỉ làm như vậy thì mới làm cho sự việc trở không trở nên phức tạp và
cuộc sống trở nên hài hòa. Cho nên nhận sai và phạm sai không phải một.
Mà người làm sai thật sự thì lại tìm cách che đậy lỗi lầm của mình thậm
chí còn giáng họa cho người khác, có khi tiếp tục cậy thế bắt nạt người,
mà ngược lại sợ người phát hiện những việc làm sai của mình nên cố ý lý
luận rất hùng hồn, biết mình sai mà còn trách người , như vậy ai sai ai
đúng ai là người đáng hổ thẹn??? Cuộc sống đã quá nhiều những khổ đau
và phiền toái,vì thế chúng ta không nên làm cho nó thêm phức tạp. Con
người không ai không có lỗi, điều quan trọng là chúng ta biết nhận sai
và sữa lỗi, đồng thời cũng nên bao dung thứ lỗi cho người khác. Có như
thế thì cuộc sống mới trở nên đáng thương, các vấn đề của chúng ta được
giải quyết một cách đơn giản không.Đó là chân lý là bí quyết để có cuộc
sống hài hòa đầm ấm.
***