Hãy Nói Năng Nhẹ Nhàng
Venerable K. Sri
Dhammananda
TN. Tịnh Quang dịch
“Much talking is a
source of danger
Though silence
misfortune is avoided,
The talkative parrot
in a cage is shut,
While birds that
cannot talk fly freely.”
(Tibetan Yoga)
“Nguồn gốc nguy hiểm:
nói nhiều
Lặng im: tai vạ, là
điều tránh xa
Vẹt kia bép xép
trong lồng
Chim trời chẳng nói
vẫn tung cánh ngàn.”
(Bài ca Du Già Tây Tạng)
Chúng ta có thường phát ngôn một cách dè dặt không? Chúng ta
có thường ý thức những gì mà chúng ta sẽ nói trước khi những lời nói đã
bay ra khỏi miệng? Và đôi lúc chúng ta làm ngạc nhiên ngay cả chính mình
bởi những gì chúng ta nói ra, cũng như chúng ta đã ngạc nhiên và bị sốc
vì người khác nói. Và chúng ta hay mong ước mình đừng nói ra điều gì đó
sau khi chúng ta đã lỡ lời. Nhưng điều đó quá trễ, vì những ngôn từ một
khi đã thốt ra có thể chẳng bao giờ rút lại được., mặc dù chúng ta có
thể đã tạ lỗi và rút lại lời nói đó, bởi vì chúng nó được trình bày và
vì thế chúng tồn tại mãi mãi. Sự rung động của âm thanh đã được tạo ra
bằng những sợi dây phát âm của chúng ta và đã trở thành điều gì đó trong
thế giới, phạm vi của thế giới. Một số người cho rằng tính không thay
đổi thì xác thực của tư duy, tư duy một khi đã tạo tác thì dù tốt hay
xấu chẳng bao giờ biến mất khỏi sự tồn tại. Đây là một quan niệm hết sức
nghiêm trọng khi chúng ta cân nhắc việc buông ra những lời êm ái như thế
nào trong lúc giận dữ, không ưa, khinh miệt hoặc không tử tế, và những
lời này là sự phản chiếu có lý do. Một biến cố xuất hiện làm trái ý
chúng ta và trước khi cảnh giác đối với những lời tức giận nào đó, chúng
ta đã cẩu thả thốt ra những lời không nên.
Và phần kế tiếp, dĩ nhiên, sau khi nhận diện những gì chúng
ta đang nói là biết được những gì chúng ta đang suy nghĩ, bởi vì chúng
ta hầu như phải suy nghĩ trước khi chúng ta nói, mặc dù sự suy nghĩ là
rất nhanh khi hợp nhất nó với những lời. Sự huấn thị mà chúng ta thường
nghe từ những người trưởng thượng “suy nghĩ trước khi nói,” (dù họ ít
khi thực hành được) nghĩa là giảm bớt tốc độ của sự tin cậy mà chúng ta
tự tin về sự suy nghĩ của mình trước khi lớn tiếng, do vậy chúng ta ý
thức được những gì chúng ta đang nói.
Nếu bạn có thể tạo thành thói quen về sự chú ý những gì bạn
đang nói và nếu bạn suy nghĩ về nó bạn sẽ sớm có thể nhận ra loại chú
tâm nào đó xuất hiện, phần lớn nó hiển lộ một cách mạnh mẽ và nhanh
chóng với những gì mà chúng ta phần nhiều làm tổn thương người khác.
Khi bạn tranh luận vài điều ngoài những gì bạn phải suy nghĩ
và do vậy bạn nói một cách chậm rãi, nhưng khi những cảm xúc của bạn bị
khuấy động, khi bạn cảm thấy giận giữ, bất như ý, thương hại, đau đớn
hoặc phẫn uất, vậy là những cảm xúc của bạn ( toàn bộ vấn đề tập trung
ngay trong đầu óc) gởi sự điều khiển của chúng đến cái lưỡi với những từ
mãnh liệt và nhanh chóng tuôn ra trước khi bạn có thể ngừng chúng.
Sự suy nghĩ đã được kềm chế có nghĩa rằng lời nói đã được
kềm chế, lời nói được kềm chế thì hành động được kềm chế. Bởi vì những
lời giận giữ thường đi theo bằng những cú đánh, và sự kềm chế lời nói và
hành động nghĩa là bạn không thể bị khích động trong một trận chiến hoặc
vẽ nên một con dao và làm cho ai đó bị thương trầm trọng. Thực vậy, nó
rất thú vị nếu bạn thử nhìn tác động mà bạn tạo ra đối với vài người
bằng việc bạn không cho phép chính mình bị kích động. Người ta sẽ điên
tiết lên vì họ đang thách thức bạn giận dữ và bạn không như thế. Vì vậy
bạn có thể nhìn và thấy vẻ mặt người ta ngờ nghệch như thế nào khi họ
đang mất đi sự định tĩnh của họ, và bạn sẽ biết mình có ngớ ngẩn không
khi bạn nhìn ra chính mình mất đi sự sự tức giận đó.
Hãy nhớ rằng cái lưỡi thật sự là tên đầy tớ của bạn và bạn
là thầy của nó, và nó nên nói những gì mà bạn muốn nói, và đừng có chạy
khỏi sự làm chủ nó khi nó thường xuất hiện. Bởi lẽ, không may với hầu
hết chúng ta, cái lưỡi lại là thầy của chúng ta và chúng ta là kẻ nô lệ
cho chính nó, và chúng ta phải lắng nghe với những gì mà nó nói ra trong
cái tên của chúng ta, chúng ta dường như bất lực để ngưng đi sự lúc lắc
của cái lưỡi đó.
“Người ta không thể trở thành một kẻ khôn ngoan chỉ vì cái
lưỡi, không ai là kẻ thành thạo trong triết thuyết bời vì họ nói nhiều.”
(Đức Phật)
Đôi khi rất khó khăn để tìm ra chân lý xuyên qua những tranh
luận. Kẻ đạt được sức mạnh hùng biện có thể y đã bóp méo và che đậy sự
thực vì lợi ích bản thân, và có thể dễ dàng bất lực với quan điểm của
người khác. Đặc biệt những cuộc tranh luận sôi nổi chẳng bao giờ mang
lại bất kỳ kết quả khả quan nào. Một người muốn hiểu được sự thực phải
suy nghĩ một cách sâu lắng và thảo luận với người khác một cách điềm
tỉnh và nhẹ nhàng. Chân lý chẳng bao giờ đi xuyên qua những cuộc tranh
luận sôi nổi, hay bằng cách làm tổn thương những cảm giác của người khác;
bởi vì mọi người đều cố gắng bảo vệ uy tín của chính mình ngay cả khi họ
thừa biết rằng họ đang ở trong sự sai lầm.
***