Lâu lắm rồi
anh chưa trở lại thăm quê. Nhưng quê hương trong anh vẫn vẹn nguyên tình
xứ sở.
Ôi! “Quê
hương mỗi người chỉ một, như là chỉ một Mẹ thôi …” thì làm sao anh đành
lòng quên bỏ.
Quê hương,
nơi anh cất tiếng khóc chào đời trong vòng tay vỗ về âu yếm của Mẹ và tình
thương yêu thầm kín của Ba. Nơi đã cho anh tuổi thơ “trắng muốt cánh cò”
giữa bao bè bạn. Còn hơn thế, nơi ấy đã cho anh những bước đầu tiên đến
với Đạo, với mái chùa quê quanh năm “buông lững lờ tiếng chuông” sớm chiều
thức tỉnh người mê khách tục. Nói như nhà thơ Nguyễn Bính:
“Quê tôi có gió bốn mùa
Có trăng
giữa tháng, có chùa quanh năm
Chuông hôm , gió sớm, trăng rằm
Chỉ
thanh đạm thế, âm thầm thế thôi
Mai này tôi bỏ quê tôi
Bỏ trăng
, bỏ gió, chao ôi! bỏ chùa”.
Nhưng anh
đâu có bỏ chùa! Mái chùa vẫn luôn hiện hữu trong anh từng giây phút, cũng
như quê hương đã ăn sâu vào tiềm thức của anh tự thuở nào rồi. Bây giờ dù
có xa quê, nỗi nhớ chốn xưa vẫn không bao giờ cũ được. Thế nhưng ... có
lúc nhớ quê da diết mà anh cố “chịu” không về dù chỉ một lần thôi cho
nguôi ngoai nỗi “buồn bào tận gan” nơi xứ lạ.
Mà thật ra, nói thế chẳng biết có quá đáng lắm không trong khi anh vẫn
chưa đi đâu xa quá khỏi mảnh đất hình chữ S này. Tuy vậy, cảm giác trong
anh lại diệu vợi nghìn trùng.
Đêm nay, như
bao đêm rồi trằn trọc, ôm cô đơn thương nhớ một khoảng trời. Anh tìm về kỷ
niệm tuổi ấu thơ với hình ảnh mái chùa quê gợi nhớ:
“Mái chùa
che chở hồn dân tộc
Nếp
sống muôn đời của tổ tông”
Thật vậy,
với anh ngôi chùa là mái ấm tâm hồn, là nơi nuôi lớn lòng anh bằng niềm
tin yêu cuộc sống. Dù không nói ra nhưng lòng anh vẫn luôn ghi nhớ ơn
nghĩa quê nhà. Điều này cho biết thêm rằng “đừng thấy dòng sông lặng lẽ mà
bảo dòng sông không có sóng. Sóng đang dậy lên tự đáy lòng sông … ” như
lòng anh vậy.
Nhưng suy cho cùng, anh là một con người may mắn, đầy đủ phước duyên lành.
Anh biết đến Phật pháp từ thời để chỏm. Cho nên theo dòng đời xuôi ngược,
anh vẫn vững vàng trước mọi khó khăn. Bước chân anh tuy lắm lúc có chùn
lại nhưng chưa lần lại sụt. Có nhiều lúc anh suýt ngã quỵ thì Phật pháp đã
vực anh đứng lên, giúp anh nhận chân bản chất cuộc đời. Phật pháp đã dạy
cho anh có cái nhìn sâu sắc, biết cách sống “quay lại chính mình”. Nhờ thế
anh mới nghe lòng an tĩnh. An tĩnh để thấy rằng anh còn quá tệ. Anh chưa
thật sự biết “lắng nghe để hiểu, nhìn lại để thương” nên cứ mãi đeo mang
sầu khổ.
Anh muốn trở về thăm lại quê xưa nhưng lại đắng đo do dự. Ngay
như tâm nguyện ban đầu của anh là sống phải biết dâng tặng, hy sinh “sống
là cho đâu chỉ nhận riêng mình” vẫn chưa thực hiện trọn vẹn được. Anh thật
sự chưa thoát ra khỏi ý niệm cá nhân hẹp hòi nên lúc nào cũng sống trong
hối tiếc ...
http://www.buddhismtoday.com/viet/cuocsong/tutinh.htm