Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
Ý NGHĨA CỦA NHỮNG NGÀY LỄ TRUYỀN THỐNG TRONG XÃ HỘI NGƯỜI TRUNG QUỐC
 
Hoàng Hữu Trí
Như Nguyện dịch

Mấy trăm năm gần đây các ngày lễ truyền thống đã chịu tác động rất lớn của sự biến đổi xã hội và các trào lưu thời đại, thể hiện rõ qua các ngày lễ như: tết Nguyên Đán, tết Nguyên Tiêu, tết Thanh Minh, tết Đoan Ngọ, Song Ngâu, tết Trung Thu, tết Trùng Dương, Đông Chí, Giao Thừa… nhưng căn cứ vào nguồn gốc xa xưa lưu truyền trong xã hội người Hoa thì nó vẫn hàm chứa ý nghĩa sanh mệnh sâu sắc. Những ngày lễ truyền thống vốn có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là xây dựng một xã hội đại chúng để cho mọi người cùng nhau thể nghiệm được giá trị của sanh mệnh. Ý nghĩa chủ yếu của nó là tìm cầu cuộc sống bình yên hạnh phúc cho mọi người. Trong cuộc sống thực tế nguồn gốc một số ngày lễ vốn là không tốt “ác nhật”. Khi “ác nhật” xuất hiện bị xem là kết quả của “tà ma” tác oai tác quái. Ví như trong các ngày lễ Giao Thừa, Đoan Ngọ, Trung Thu, Trùng Dương đều có công năng trừ tà và hướng kiết tránh hung. Vì duy trì đời sống bình an hạnh phúc cho quần thể, vào những ngày lễ này người Hoa thường treo lá ngãi, bức họa các vị thần giữ cửa, đốt pháo, lái thuyền rồng đuổi ma ôn dịch, phổ độ các cô hồn dã quỷ, hoặc leo lên núi cao tránh tà khí. Mục đích này là trừ tà, giải trừ tai họa, mong cầu bình an. Con người vì sanh tồn, bình an và đeo đuổi cuộc sống hạnh phúc hoàn hảo mà sản sinh ra các mối quan hệ huyền bí của ngày lễ và tự nhiên, trên căn bản là phản ánh sinh mệnh quan của người Trung Quốc. Những ngày lễ truyền thống của Trung Quốc có mầm mống từ thời Tần và được định hình vào thời Hán. Rất nhiều ngày lễ truyền thống quan trọng như Giao Thừa, Nguyên Đán Nguyên Tiêu, Đoan Ngọ, Song Ngâu, Trùng Dương, Đông Chí đã xuất hiện vào thời Hán. Trên căn bản, người ta dành cho mỗi ngày lễ một loại giá trị đặc thù, tình cảm và nội hàm sâu sắc. Trong đó cùng với quan niệm giá trị trọng yếu của đời sống có quan hệ mật thiết. Những ngày lễ truyền thống biểu hiện ra nhiều tầng ý nghĩa sâu xa trong cuộc sống hằng ngày như thế nào? Dùng phương thức gì? Làm cho ý nghĩa và tinh thần của những ngày lễ phát huy hiệu dụng thiết thực trong cuộc sống hằng ngày, thể hiện ra ý nghĩa và nội hàm văn hóa sâu sắc của những ngày lễ. Kỳ thực những ngày lễ này và Luật động của đời sống gắn bó chặt chẽ với nhau, chu kỳ đời sống tự nhiên và nội hàm văn hóa của những ngày lễ dung hòa với nhau thành một thể. Mặc dù thời đại không ngừng biến đổi và lao nhanh về phía trước nhưng những ngày lễ truyền thống vẫn giữ được ý nghĩa như ban sơ, huyền bí của nó là ở chỗ tuần hoàn Luật động và cuộc sống tự nhiên, trên thực tế biểu hiện cụ thể trong những ngày lễ truyền thống. Từ sanh mệnh quan của người Trung Quốc chúng ta sẽ thấy họ sắp xếp những ngày lễ của một năm phù hợp khéo léo, phác họa một đời của một con người, bản thân những ngày lễ là sự giáo dục cuộc sống tốt nhất, bởi vì nếu chúng có khả năng bắt chước tinh thần tiêu biểu của những ngày lễ truyền thống trong các giai đoạn cuộc đời, thì có thể nắm vững được đời sống dồi dào đầy đủ.

Tết Nguyên Đán: đổi mới của cuộc sống (năm mới bắt đầu tiêu biểu cho cuộc sống đổi mới).

Nguyên Tiêu: phương hướng của đời sống (lễ đèn lồng tiêu biểu cho ánh sáng, ăn ở ngay thẳng, đi đúng đường).

Thanh Minh: truyền thừa của sanh mệnh (ăn quả nhớ kẻ trồng cây).

Đoan Ngọ: bảo vệ sức khỏe (ngãi cứu, hùng hoàng và đua thuyền rồng, lúc này thay đổi mùa cần phải bảo vệ sức khỏe)

Song Ngâu: tình yêu của cuộc sống (tình yêu vợ chồng kết tinh những tình cảm đẹp).

Trung Nguyên: giá trị của sanh mệnh (vì những người nghèo mở rộng chính nghĩa, phổ độ chúng sanh).

Trung Thu: chói sáng của sanh mệnh (về nhà đoàn viên ngắm trăng, thưởng thức nghệ thuật của cuộc sống).

Trùng Dương: khủng hoảng sanh mệnh (Trùng Dương leo cao lên núi tiêu biểu cho thời trẻ đã đi qua, tuổi già lại đến, tràn đầy những nguy cơ).

Đông Chí: sanh mạng có chuyển biến tốt (người xưa gọi đạo trời bắt đầu tại Đông Chí, tràn đầy sự cám ơn).

Giao Thừa: hoàn hảo của sanh mệnh (phải chăng một đời dốc hết lòng cho nhiệm vụ, mà sống không áy náy, chết không hối tiếc).

TẾT NGUYÊN ĐÁN: SỰ ĐỔI MỚI CỦA SANH MỆNH

Mùa xuân đến mọi người thường nói “năm mới bắt đầu, vạn vật đổi mới” nó bao hàm ý nghĩa “Nghinh tân tống cựu” đồng thời cũng biểu hiện ra sanh mệnh quan đặc sắc truyền thống của người Trung Quốc. Tết từ góc độ phân tích giáo dục sanh mệnh thì nó tiêu biểu cho đời sống đổi mới, bởi vì tết là lúc trời đất hồi xuân, xuân và cảnh xuân là một mãng sức sống tái hiện, chính là lúc thiên nhiên thể hiện từ bi vô tận, ân huệ tràn khắp. Trên phương diện từ ngữ mà giải thích thì khí trời đất của năm mới đến lúc lại vận chuyển, tất cả hiện tượng đều thay đổi diện mạo, một năm lại về đến lúc khởi điểm.

Tết gợi ý rất quan trọng về giáo dục sanh mạng ở chỗ quản lý sanh mạng, làm cho chúng ta hiểu được vô thường của sanh mệnh, quý tiếc từng giây từng phút của kiếp người. Từng giây từng phút của cuộc đời xem như là đối diện với từng phút cuối cùng của sanh mạng, cũng tức là khi chúng ta nhìn thấy cơ hội cuối cùng cho nên vô cùng quý tiếc đồng thời cũng như nhìn thấy lần đầu tiên trong cuộc đời cho nên hoàn toàn mới lạ. Lúc ngày tết sắp đến chúng ta nên suy nghĩ cẩn thận về ý nghĩa đó sẽ làm cho chúng ta từ trong ánh sáng tràn đầy hi vọng này mà bắt đầu đi chỉ có niềm hi vọng trong lòng mới mang đến ánh sáng xua tan bóng tối trong lòng thắp lên ánh sáng và hơi ấm cho cuộc sống.

Tết cổ truyền của mỗi năm giống như một dấu chấm trọn vẹn đem cuộc sống của mỗi con người phác họa thành từng giai đoạn, hy vọng trong mỗi giai đoạn đều hàm chứa những nội dung phong phú và đặc sắc! Tết trong cuộc sống của mỗi con người, đều phát huy mấu chốt tác dụng liền một mạch thay đổi sanh mệnh, dụng ý chủ yếu là khiến cho con người ôm sanh mạng một cách nhiệt tình đồng thời cẩn thận cảm thọ từng ly từng tí của sanh mệnh. Mỗi giai đoạn của cuộc đời đều phải thích ứng với thời cơ làm một loại trừ bỏ cái cũ “tống cựu”, đây là một cách giữ gìn sanh mệnh đồng lúc bỏ đi cái cũ thì cũng phải đổi cái mới “nghinh tân” đó là một loại đề cao phẩm chất sanh mệnh.

NGUYÊN TIÊU: PHƯƠNG HƯỚNG CỦA SANH MỆNH

Đèn của tết Nguyên Tiêu, nhìn bên ngoài như là một hoạt động vui chơi giải trí thưởng thức đèn mà thôi. Nhưng thật ra trong Đèn bao hàm một văn hóa truyền thống phong phú, đặc biệt xem trọng ý nghĩa Truyền tông tiếp đại. Tiêu biểu cho tinh thần ánh đèn được truyền mãi. Thời xưa người ta tính nhân khẩu nam thì gọi là Đinh, nữ thì gọi là Khẩu và đồng âm, đốt đèn biểu thị ánh đèn tràn trề, ý là hy vọng sanh được nhiều Quý tử. Đặc biệt là trong lễ Đèn này hy vọng sẽ thêm Đinh, có thể từ thêm đăng mà được vậy. Tết Nguyên Tiêu trở thành tết đèn đến giữa thời Đường thì hình thành tập tục cố định, trong đó treo đèn và ngắm đèn là nội dung chủ yếu của ngày lễ này. Ví dụ ngày 13 tháng giêng gọi là “Thượng đăng”, 14 gọi là “Thí đăng”, 15 gọi là “Chánh đăng”, 17 gọi là “Bãi đăng” hoặc là “Tàn đăng”. Bởi vì hoạt động tập tục chủ yếu Tết Nguyên Tiêu là treo đèn, ngắm đèn, thi đèn nên gọi là “ngày lễ đèn”.

Đèn của tết Nguyên Tiêu trong dân gian Đài Loan còn bao hàm nghĩa chiếu sáng, thắp lên ánh đèn có nghĩa là chiếu sáng tiền đồ. Mà trên ý nghĩa giáo dục sanh mệnh tiêu biểu cho giá trị rực sáng của sanh mệnh làm cho sanh mệnh bừng sáng, Nhân Sanh như một tia sáng! Giá trị chủ yếu của sanh mệnh là hiểu được thế nào để yêu người khác mà không làm tổn hại người khác làm cho tình bạn, người thân và tình yêu hoàn hảo toàn diện làm cho nhân sanh càng thêm đa sắc thái.

Tết đèn Nguyên Tiêu trên phương diện giáo dục sanh mệnh là thông qua ý nghĩa tượng trưng của đèn, hy vọng rằng mỗi người có thể “hiểu rõ tự ngã” là một con người như thế nào, như một ánh đèn chiếu sáng phương hướng sanh mệnh chính mình đồng thời cũng đem sanh mệnh so sánh với ánh đèn tỏa ra ánh sáng ấm áp chói lọi sanh mệnh. Ngày tết đèn Nguyên Tiêu nhắc nhở chúng ta nếu một con người không có khả năng nhận thức đầy đủ về mình, tất cả những khả năng nỗ lực có thể chỉ phù hợp với mong đợi và lý tưởng, chỉ có khi thông qua tự mình để khẳng định và tự mình trưởng thành hiểu được chính mình tìm cầu điều gì, hiểu được sự cống hiến phục vụ mới có thể làm cho sanh mệnh của mình phát sáng, hiển hiện giá trị.

THANH MINH: TRUYỀN THỪA CỦA SANH MỆNH

Thanh minh tiêu biểu cho thời kỳ chủ yếu cho vạn vật sinh sôi nảy nở, cũng tiêu biểu cho bắt đầu một cuộc sống mới, sanh sanh không ngừng, đó là nguyên tắc thiên nhiên. Nhưng sanh mệnh có nguồn gốc của nó, cho nên người Trung Quốc lấy đức tính tốt đẹp “uống nước nhớ nguồn” làm yếu tố quan trọng.

Trong ngày tết thanh minh tảo mộ, thể hiện xưa và nay, chết và sống, tổ tiên và con cháu dường như dung hòa với nhau, cùng nhau kết hợp trong đó không những tự nhiên thân thiết mà còn sâu đậm tình người. Tết thanh minh có triết lý thâm sâu tinh tế, bởi vì trong thế hệ người Trung Quốc, cuộc sống của một người là thông suốt quá khứ, hiện tại, và vị lai, cái này gọi là đạo lý học vấn truyền từ đời này sang đời khác. Bình thường con người đem sanh tử phân làm hai, dành cho nhận xét giá trị chánh phản. Ví như sanh là mặt chánh tiêu biểu cho giá trị tích cực, chết là mặt phản tiêu biểu cho giá trị tiêu cực, tử là sự kết thúc của một đời người, cởi bỏ những giá trị của đời sống làm cho tất cả đề trở về không.

Mỗi dân tộc đều có tư tưởng nhớ ơn tổ tông tức giá trị cuối cùng và quan tâm sau chốt của sanh mệnh, Nho giáo thì cụ thể “lập mệnh trên tinh thần “kính tổ”, đem tiểu ngã của cá nhân nối liền với đại ngã của dân tộc. Đó là tư tưởng báo ân người xưa. Người Trung Quốc mượn tết thanh minh tảo mộ tổ tông thể hiện ra luân lý thâm tình đời đời dìu dắt cùng nhau sanh tồn lại làm trí tuệ cao nhất và tình cảm chân thành nhất của nhân loại, biểu hiện tình cảm hài hòa giữa người với người đồng thời bỏ đi tất cả mâu thuẫn tranh chấp của nhân gian.

ĐOAN NGỌ: BẢO VỆ SANH MỆNH

Tết Đoan Ngọ nhằm vào mùa hạ cũng là lúc bệnh tật bắt đầu lan truyền, do vậy nguyên nhân tết Đoan Ngọ là đuổi tà tránh ác, tìm cầu bình an cho thân tâm. Ngày này người xưa có tập tục dung cỏ Lan lại tắm nên gọi là tết Dục Lan.

Từ quan điểm giáo dục sanh mệnh lại quan sát Đoan Ngọ còn có một tầng ý nghĩa sâu sắc mà mọi người nên biết: Đoan Ngọ cũng là kỷ niệm ngày mất nhà thơ yêu nước Khuất Nguyên. Ngày này hương bánh chưng thơm phức, hoạt động náo nhiệt nhất của cả nước là hội thi đua thuyền rồng để kỹ niệm toàn dân cả nước phân ưu nhà thơ yêu nước Khuất Nguyên. Cái hay và đẹp nhất của Đoan Ngọ là, từ góc độ giáo dục sanh mạng lại mà xem, chúng ta nên tránh dẫm lại những bi kịch của lịch sử, bồi dưỡng kỷ xảo và năng lực thông giao, đối diện với các thử thách và tự mình điiều chỉnh cho thích ứng.

  Tết Đoan Ngọ, từ bi kịch nhà thơ Khuất Nguyên trầm mình tự vẫn ở sông Bạch La, nhân dân lấy quan niệm “vô thường”xây dựng tâm lý tốt, mở rộng tư tưởng và tầm nhìn, thời thời đều tỉnh táo, kiên cường đối diện với các thử thách của xã hội, như vậy tự nhiên chúng ta có năng lực trừ bỏ đi những ý tưởng tự sát phát sanh trong tâm, đó là gợi ý quan trọng nhất để đạt được thân thể khỏe mạnh và tâm linh trong sáng cũng là kỷ niệm ngày tết Đoan Ngọ đúng nghĩa nhất

SONG NGÂU: TÌNH YÊU CỦA SANH MẠNG

Ngày 7 tháng 7 âm lịch gọi là tết Song Ngâu. Tương truyền ngày này Ngưu Lang và Chức Nữ gặp nhau ở trên trời vượt qua chiếc cầu Ô Thước bắt qua sông Ngân Hà, một năm chỉ gặp nhau một lần vào ngày này, làm cho ngày lễ Song Ngâu trở thành tục lệ trong tất cả dịp lễ, là ngày lễ lãng mạn nhất.

Ngày này chúng ta nhìn lên tầng mây cao xa, ánh sao lấp lánh, không chỉ hướng về Ngưu Lang Chức Nữ chúc mừng cơ hội gặp nhau khó được của một năm, mà còn có thể càng nhiều thì giờ, tiêu biểu cho nhân vật chính nam nữ trong truyền thuyết, bày tỏ tư tưởng của mình, ai oán và chia cách của tình yêu, nhấn mạnh niềm vui khi tình yêu hội tụ và căm thù sự biệt ly, đem niềm vui và căm thù rút ngắn lại trong một đêm, cho nên đối với thế nhân có sức mạnh đặc biệt rung động tâm linh.

Ngày này người Trung Quốc cũng gọi là ngày lễ tình nhân, nhưng không giống với lễ tình nhân của người phương Tây, vì ở phương Tây lễ tình nhân là chỉ sự đối đãi ân cần của những đôi nam nữ chưa cưới, lễ tình nhân của Trung Quốc được đến từ một cặp vợ chồng đã cưới nhau (Ngưu Lang Chức Nữ). Do đó có người nói đặc sắc của lễ tình nhân phương Tây là sự ngưỡng mộ và thú vị trong tình yêu của những đôi nam nữ chưa cưới, mà ý nghĩa ngày tình nhân của Trung Quốc đến từ truyền thuyết lâu đời đó là sự bi thương và đáng tiếc của những cặp vợ chồng nhiều năm xa cách. Từ câu chuyện của tiểu thuyết truyền thống này chúng ta thấy: tình hình phân ly lâu dài của những cặp vợ chồng sau khi cưới nhau quả thật là rất nhiều. Nguyên nhân là phải đi xa vì việc làm ăn, làm quan, cho đến nhiều năm chinh chiến chỉ có người vợ ở nhà lo lắng mọi việc, một năm hai năm thậm chí đến tám chín năm vợ chồng không thể đoàn tụ, cho nên cảnh gặp nhau của Ngưu Lang Chức Nữ trong truyền thuyết Song Ngâu đáng được mọi người đồng tình. Từ góc độ này lại quan sát, trong mối quan hệ hôn nhân của người xưa, rất nhiều cặp vợ chồng không thường xuyên gặp mặt, cũng khó cùng nhau duy trì được đến ngày bạc đầu. Nếu truyền thuyết và thần thoại này chính là tâm lý xã hội loài người và phản ánh chiếu rọi của hoàn cảnh hiện tại tức là tình yêu nam nữ trong truyền thống Trung Quốc, tình nghĩa vợ chồng, kết quả này luôn làm cho bi thương và đáng tiếc cho đôi bên, truyền thuyết Ngưu Lang Chức Nữ cũng chính là phản ánh quan hệ truyền thuyết tình yêu này.

Song Ngâu còn có ý là hướng dẫn tình yêu cho cuộc sống đó là trong quá trình tìm cầu một tình yêu trong sáng và hoàn hảo tương đương với một thời cơ quan trọng. Từ chặng đường phát triển của sanh mệnh mà nói nam nữ sau khi trưởng thành tìm được “một nữa” mà mình yêu thích hai bên tâm đầu ý hợp, tâm lý giao hợp như nước với sữa, đó là tình yêu của sự sống sự kiện này đáng được vui mừng. Trên thực tế tình yêu có hàm ý sâu xa. Chữ ái cất giữ trọn một quả tim tiêu biểu cho trân quý tình yêu; chữ tình nương vào quả tim mà đứng, không chỉ thể hiện cho bầu bạn đồng thời cũng tiêu biểu cho lắng nghe tiếng nói từ trái tim của đối phương mọi lúc mọi nơi, nhận biết được cảm giác của đối phương. Song Ngâu là ngày lễ truyền thống quan trọng để mọi người nhận thức được tình yêu của sanh mệnh.

TRUNG NGUYÊN: GIÁ TRỊ CỦA SANH MỆNH

Tết Trung Nguyên ngày 15 tháng bảy âm lịch, là ngày cúng tế trên quy mô lớn nhất và long trọng nhất trong năm. Trước đây, người dân khai khẩn đất đai gặp các thiên tai uy hiếp như hồng thuỷ, bảo lụt… làm người dân chết rất nhiều, nên dân gian cho rằng một phần lớn là do ma quỷ không được cúng tế phổ độ nên ngày này mọi người tổ chức cúng tế rất long trọng. Tết Trung Nguyên, dân Đài Loan có lễ cúng tế rất đặc sắc trong đó hiện ra điểm chung của cộng đồng, tết Trung Nguyên dần dần hướng về đa nguyên hóa và nhân văn hóa, đặc biệt là luôn tôn trọng sanh mệnh và phát triển phương hướng phát huy giá trị sanh mệnh làm cho ngày tết truyền thống Trung Nguyên có ý nghĩa và nội hàm giáo dục sanh mệnh phong phú nhất. Gần đây người dân trong nước có cái nhìn khác đối với Tháng Ma này ngược lại tết Trung Nguyên được xem như tháng Báo Hiếu, tháng Từ Bi, tháng Kiết Tường bỏ đi truyền thống Trung Nguyên là tháng ma quỷ, tháng cấm kỵ. Đối mặt với tháng ma quỷ này, con người đã vứt bỏ đi những cái cấm kỵ sợ hãi không thích hợp, dùng tư duy mới lại xem xét mối quan hệ giữa người và quỷ gở bỏ những sợ hãi và hoang man của tử vong từ đó xây dựng nên đạo lý thích hợp với trí huệ và cánh nhìn đúng đắn về tử vong, phát huy ý nghĩa giá trị của sanh mệnh mở ra cuộc đời hiểu biết trọn vẹn.

TRUNG THU: RỰC RỠ CỦA SANH MỆNH

Ngày 15 tháng tám âm lịch là ngày trăng đẹp nhất, căn cứ vào lịch pháp Trung Quốc ngày 15 tháng tám âm lịch là ngày giữa mùa thu, do vì hoạt động chủ yếu của Trung Thu là bao quanh trăng nên gọi là tết trăng ánh trăng tròn đầy của Trung Thu tượng trưng cho đoàn viên nên cũng gọi là tết đoàn viên.

Truyền thống dân gian thích lấy ngày trăng tròn trên trời làm ngày lễ làm cơ sở tâm lý dân tộc, biểu hiện của tâm lý này là mọi người cùng vui vẻ đoàn tụ, lấy ánh trăng tròn trên trời lại tượng trưng cho sự vật hoàn hảo ở nhân gian. Trong tết Trung Thu những người lang bạt tha phương đều khát vọng được trở về nhà cùng gia đình đoàn tụ, đối với dân Trung Quốc mà nói, trăng tròn chiếu sáng cũng là biểu đạt cho sự hài hòa và mỹ lệ. Lấy trăng tròn trên trời lại tượng trưng cho sự hài hòa viên mãn ở nhân gian, tự nó có nội hàm giáo dục sanh mệnh sâu sắc, ý nghĩa và giá trị sanh mệnh, có khả năng làm sống dậy giá trị tự ngã làm cho cuộc sống của mình có giá trị có ý nghĩa làm sống dậy cái giá trị của chính mình. Làm sống dậy giá trị của mình, giải thích một cách hợp lí nhất là: “biết phước” “tích phước” và “phải tạo phước”, “biết ân” “cảm ân” và “phải báo ân”, như vậy cuộc sống mới có thể đồng với ánh trăng Trung Thu vừa tròn vừa sáng lại còn hài hòa viên mãn. Vì vậy chúng ta nên biết làm thế nào để cho sanh mệnh của chính mình chiếu sáng như ánh trăng trong tết Trung Thu.

Tết Trung Thu còn phải tôn kính ba mẹ vì tôn kính ba mẹ cũng đồng với ý nghĩa tôn kính “nguồn gốc” “tổ tiên” làm cho trong lòng con cháu luôn tràn đầy sự biết ơn, nếu lấy nguồn gốc và kết quả của mối quan hệ cha mẹ với con cái lại làm ví dụ thì con cái là kết quả và cha mẹ là cội nguồn. Quá trình trưởng thành của mỗi con người khó tránh khỏi những sai phạm, sai phạm không đáng sợ mà sợ nhất là “biết sai mà không sửa” biết sửa là “cái thiện lớn nhất” như là ánh sáng vằng vặc của vầng trăng tròn đêm Trung Thu.

TRÙNG DƯƠNG: KHỦNG HOẢNG CỦA SANH MẠNG

Ngày mồng chín tháng chín âm lịch là tết Trùng Dương cũng gọi là “tôn kính người già”. Sau đời Ngụy Tấn Trùng Dương mới trở thành một ngày lễ, Trùng Dương là ngày lễ cho người cao tuổi Trung Quốc, đến nay đã co hơn 1700 năm lịch sử. Tập tục truyền thống của nó là leo lên núi cao tránh các tai nạn tiêu biểu cho giai đoạn cao tuổi của con người đang đối diện với những nguy cơ trong cuộc sống tất phải áp dụng một số biện pháp lại làm cho những nguy cơ trở nên tốt hơn. Nguy cơ cuộc sống của người già chủ yếu là do kết cấu nhân khẩu đặc thù của cao tuổi hóa xã hội và thiếu tử hóa xã hội mà tạo thành. Kết cấu nhân khẩu tạo thành hình phát triển đảo ngược của Kim Tự Tháp, do vì dân số đông mà lương thực thì ít dự báo trước cuộc sống người già trong tương lai gặp phải khó khăn. Làm thế nào để những nguy cơ cuộc sống của người già chuyển biến tốt hơn? Đây là trọng điểm của giáo dục sanh mạng, trong đó quan trọng nhất là giáo dục những người thanh niên phải phòng bị trước vạch trước một kế họach tốt cho tuổi về hưu. Chúng ta không nên xem những người cao tuổi như là gánh nặng xã hội, chính phủ cũng nên tích cực xem xét công việc nào có thể làm cho người về hưu có thể độc lập, có cuộc sống giá trị và tôn nghiêm làm cho các vị lớn tuổi không những có phẫm chất cao và tôn nghiêm ỏ những năm cuối đời đồng thời có thể mở đầu cuộc đời này một ngày xuân mới.

Ý nghĩa giáo dục sanh mệnh của tết Trùng Dương là chúng ta nhìn thẳng vào nguy cơ gặp phải trong cuộc sống ở giai đoạn về già. Vì hóa giải nguy cơ sanh mạng trước phải chuẩn bị châu toàn một cuộc sống tốt cho tuổi xế chiều của chính mình, tiến thêm một bước nhờ chính sách hướng dẫn của chính phủ làm cho những người đã về hưu vẫn tràn đầy sức sống vượt qua những khó khăn. Thực hiện thiết thực giáo dục sanh mạng là người già đáng được hóa giải nguy cơ cuộc sống tuổi xế chiều, thành chuyển biến tốt cho sanh mạng, làm cho cuộc sống người già có một hy vọng và mục tiêu mới phổ xuất ra càng nhiều những chương mục mỹ lệ trong cuộc sống.

ĐÔNG CHÍ: CHUYỂN BIẾN TỐT CỦA SANH MẠNG

Đông Chí là một trong 24 điểm thời tiết trong năm, chí có nghĩa là tối” là “cực” đó là một ngày lạnh nhất trong năm. Đông Chí đến như khúc nhạc dạo và bức màn mở đầu cho ngày tết Nguyên Đán sắp đến, Đông Chí đến âm khí từ từ lùi dần và thay vào đó là dương khí là bước ngoặc của sự đổi mùa. Đông Chí còn có ý nghĩa phong phú là: Đông Chí đến là một ngày mùa đông lạnh nhất trong năm nhưng chỉ cần vượt qua được sự thử thách của ngày này thì những ngày về sau là những ngày đẹp và đáng được chúc mừng. Sanh mạng cũng như vậy “nếu chẳng một phen xương lạnh buốt, hoa mai đâu dễ ngửi mùi hương. Gợi ý giáo dục sanh mạng quan trọng nhất của Đông Chí là chúng ta phải biết đối diện với những khó khăn của cuộc sống. Bản chất của sanh mạng là phải khắc phục những khó khăn, lúc chúng ta gặp thất bại trong cuộc sống cũng không nên chỉ nhìn thấy biểu hiện bên ngoài làm cho con người buồn rầu, không thoải mái mà nên tìm tòi ý nghĩa trong đó. Vì những thất bại này chỉ là một bước đi trong quá trình huớng đến mục tiêu của cuộc sống, dũng cảm khắc phục những trắc trở này làm sao tránh khỏi chướng ngại để đạt mục tiêu lý tưởng phấn đấu trong cuộc đời. Đối diện với những khó khăn của cuộc đời cũng không nên vứt bỏ đi hy vọng, lúc này sanh mạng tuy có khủng hoảng nhưng cũng chính là lúc chuyển biến tốt vậy, vì Đông Chí nói với chúng ta rằng “Đông Chí đến rồi, mùa xuân còn cũng không xa.

GIAO THỪA: HOÀN HẢO CỦA SANH MẠNG

Giao Thừa, ông bà cha mẹ lì xì cho con cháu và con cháu cũng mừng tuổi ông bà, lì xì tiền lúc Giao Thừa hàm ý cho năm nay có dư, năm tới cũng bắt đầu tốt đẹp còn có ý nghĩa là trước sau tiếp nhau trao truyền, cho dù là cho hoặc nhận đều mang trong lòng sự cảm ơn sâu sắc. Từ giáo dục sanh mạng và quan điểm của ngày lễ truyền thống lại quan sát, một năm giống như một đời người, Giao Thừa tiêu biểu cho đời người đến điểm cuối và cũng tiêu biểu cho khởi điểm của sanh mạng cũng như sự tuần hoàn của bốn mùa xuân hạ thu đông. Đông hết rồi thì lại bắt đầu cho những ngày xuân mà lưu chuyển hình thành vòng tròn sanh mạng hoàn hảo. Nếu một năm đem so sánh thành một đời người, Giao Thừa tuy giống như kết thúc một cuộc đời, là khúc nhạc kết thúc đời người. Nhưng sanh mạng là sâu xa huyền diệu, kết thúc sanh mạng luôn lại là thời khắc mấu chốt mở ra khúc nhạc mở đầu cho đời sống mới.

Xuất phát từ quan điểm giáo dục sanh mạng, lễ Giao Thừa của mỗi năm giống như chấm dứt một đời và thời khắc của cuộc đời mới, trong lòng tràn đầy cảm ơn. Cuộc đời vô thường sanh lão bệnh tử giống như sự sanh trưởng và điêu tàn của vạn vật trong giới tự nhiên, chỉ là một hiện tượng tự nhiên không cần kiêng kỵ cũng không phải sợ hãi mà hãy mở rộng lòng ra và nói với chính mình “chết xem như là một sự kiện của sự sống” nên vui vẻ chúc mừng khi sự sống mới đến và cũng thản nhiên đối diện với cái chết. Giao Thừa là cơ hội tốt nhất để mọi người nhìn lại chính mình trong một năm. Ngoài việc theo truyền thống là mọi người ngồi bao vây quanh bếp lửa ra còn có thể viết di chúc dặn dò chính mình trong một đời, đây là việc làm hiện đại nhất có ý nghĩa tập tục mới nhất của lễ Giao Thừa. Giao Thừa viết di chúc có dụng ý chủ yếu là làm cho người trong cả nước có khả năng nhiệt tình ôm lấy sanh mạng đồng thời cảm thọ từng ly từng tý trong đời sống, trân quý từng người từng vật chúng ta tương ngộ, dùng tình cảm chân thành và tình yêu chín chắn bày tỏ cảm ơn. Mục tiêu cuối cùng là “sống không dày vò, chết không hối tiếc”. Giao Thừa viết di chúc không chỉ là phương pháp cụ thể quản lý sanh mạng mà còn là nội hàm phong phú ban cho sanh mạng là giờ phút xây dựng cuộc sống hoàn hảo tốt đẹp nhất.

Giao Thừa là ngày cuối cùng của một năm, vốn có hàm ý hoàn thành một vòng vận hành của trời đất, cũng có hàm ý “nghinh tân tống cựu”. Lúc này trong lòng tràn đầy thành kính, cảm ơn, trông mong, tôn sùng thần thánh. Vì thế Chúng ta nắm chắc sanh mạng, tìm cầu một cuộc sống tốt đẹp đó mới là khắc họa đời sống trọn vẹn nhất của Giao Thừa.

NGÀY LỄ TRUYỀN THỐNG VÀ LÀM CHỦ CUỘC SỐNG CHÍNH MÌNH

Ngày lễ truyền tải những văn hóa truyền thống phong phú, điều hòa cuộc sống của con người thông qua ngày lễ người ta có thể làm sống dậy truyền thống, hiểu rõ được văn hóa truyền thừa trong những ngày lễ; cũng có thể buông lỏng thân tâm, thể nghiệm nội hàm phong phú của cuộc sống từ đó làm cho sanh mạng thêm dồi dào mỹ mãn. Dịp lễ và sanh mạng hợp thành một là đặc điểm cực kỳ quan trọng của văn hóa Trung Quốc lưu chuyển dịp lễ bốn mùa trong năm của tự nhiên cùng với cuộc sống của con người phát sanh mối quan hệ mật thiết, bao hàm tinh thần của trời đất và trật tự nhân gian, đó là khắc họa tư duy cực đẹp “trời người hợp nhất”.

Trong lịch sử Trường Hà, văn hóa những ngày lễ truyền thống không bị con người lãng quên, từ tryuền thống của những ngày lễ, chúng ta thể hội được điều kỳ diệu của bốn mùa biến hóa, thể nghiệm sanh mạng và biến hóa tự nhiên thường đan xen vào nhau. Những ngày lễ truyền thống nhắc nhở chúng ta một năm cũng giống như một đời người, mỗi một ngày lễ truyền thống tiêu biểu cho một giai đoạn sanh trưởng phát triển của con người. Tại mỗi một giai đoạn sanh trưởng phát triển đó đều phải nắm vững thời cơ làm cho tâm mình trầm tĩnh, nhắn bảo bản chất sanh mạng của mình, đồng thời làm một bảng kiểm thảo để suy nghĩ. Như vậy không chỉ biểu hiện có trách nhiệm với sanh mạng của mình mà còn cho thấy biết được thế nào để làm chủ sanh mạng của mình.

(Bài này của Gíao Sư Hoàng Hữu Trí khoa xã hội học trường Đại học Sư phạm Thành phố Cao Hùng Đài Loan - Như Nguyện dịch)

 

 



 

 

http://www.buddhismtoday.com/viet/cuocsong/ynghiale.htm

 


Vào mạng: 26-4-2008

Trở về mục "Quà tặng cuộc sống"

Đầu trang