Lời
Giới Thiệu Quê Hương Nguồn Cội
Mộng Bình Sơn
Qua
năm mươi năm, tiếp bước tiền nhân tôi trót vào con đường khảo cứu lịch
sử văn học dân tộc. Tôi đã đọc rất nhiều thơ và cũng làm được một số
việc cho các thế hệ thơ ca.
Nhưng khi may mắn được đọc tập thơ Quê Hương Nguồn Cội (và còn khoảng
650 bài khác nữa) của nhà thơ Mặc Giang, một tập thơ chan chứa tình quê
hương dân tộc, với tâm hồn bao la, sâu rộng bằng trái tim và dòng máu
của người Việt Nam, tập thơ đã làm cho tôi hòa đồng trong tác phẩm không
còn phân biệt được tâm tư và cảm giác của mình và chỉ còn là một con tim,
một dòng máu chung của dân tộc trộn lẫn vào sự cấu tạo chung trải qua
mấy ngàn năm lịch sử của núi sông.
Hỡi
các thế hệ con cháu Lạc Hồng ! Đã bao người ví quê hương như một chiếc
nôi nuôi dưỡng những dòng máu của Tổ Tiên sinh ra để lớn lên dù sống nơi
đâu, dù làm gì nơi đâu cũng không thể quên nổi chiếc nôi ấy.
Đọc
thơ Mặc Giang, tôi tự cảm giác như cùng nhà thơ đang nằm chung trong
chiếc nôi muôn thuở đó, mà reo lên tình tự quê hương, rung lên tình ca
dân tộc, và bước đi theo dòng lịch sử của tổ quốc.
Gần
quê nhà hay xa quê nhà, sống nơi chôn nhau cắt rốn hay xa mái tranh
nghèo mới cảm hoài nhớ nhung trăn trở ?
Không phải thế !
Tình
quê hương đến với dân tộc Việt Nam là một tình cảm thiêng liêng chất
chứa trong con tim chúng ta ngàn đời, từ thế hệ này đến thế hệ khác, vì
chúng ta cùng chung một dòng máu.
Điều
tôi muốn nói ở đây là tâm tư và nghệ thuật của Mặc Giang đã gợi mở trong
một tác phẩm thi ca, một tác phẩm xứng đáng để phổ biến và lưu giữ trong
văn học Việt Nam.
Tôi
chân thành giới thiệu với bạn đọc hãy cùng vào đây, bằng tình cảm và con
tim qua những vần thơ của Mặc Giang để mà rung động, say sưa hòa nhập
với thời gian trên quê hương đất Tổ từ thuở ngàn xưa, đến hôm nay và mãi
mãi mai sau.
Ngày 01 tháng 3 năm 2007
http://www.buddhismtoday.com/viet/dien/loigioithieu.htm