Mỗi
thế hệ thi ca đều xuất hiện những tâm hồn đặc biệt của các nhà thơ qua
từng thế hệ. Phần nhiều, tâm hồn xuất phát từ cảm tính của thi nhân qua
mọi sinh hoạt của xã hội.
Tập
thơ Hoa Song Đường của nhà thơ Mặc Giang vượt ra ngoài cái vòng
tâm tư hiện hữu xưa nay, nó mang tính chất triết lí nhân sinh, chứa chất
mọi quy luật sinh tồn mà con người và vũ trụ cố gắng tranh đấu để bảo
tồn lẽ sống cùng với vạn hữu.
Đọc
tập thơ Hoa Song Đường của nhà thơ Mặc Giang, chúng ta không bắt
gặp những ước muốn, tham vọng cá nhân thường thấy trong thơ, mà nó lắng
đọng trong đạo làm người, trong nghĩa vụ thiêng liêng của lẽ sống.
Tập
thơ chứa đựng hàng trăm bài thơ nói về công đức sinh thành và bổn phận
đáp đền của con cái. Mục đích rất bình thường nhưng lại chứa đựng một
nhân sinh quan sâu lắng tạo thành một triết lí của muôn loài đã hoà mình
vào vạn hữu.
Có
lẽ Mặc Giang muốn mượn thơ để diễn đạt một ý nghĩa sâu xa trong luật
sanh tồn của vũ trụ bằng ý thức thương yêu của các bậc sinh thành và
nhiệm vụ đền ơn đáp nghĩa của kẻ được sanh ra, nhưng tâm tư của thơ Mặc
Giang lại kích động sâu xa vào sự thương yêu, nghĩa sinh thành và sự báo
đáp của kẻ mang ơn.
Từ
đó, thơ Mặc Giang đã đi xa hơn trong lãnh vực triết lí nhân sinh. Một
dân tộc trưởng thành không thể vượt ra ngoài vòng qui luật ấy. Một đất
nước hình thành cũng không thể vượt ra ngoài qui luật ấy mà làm nên.
Bởi
vậy, tập thơ Hoa Song Đường của Mặc Giang đương nhiên trở thành một tập
thơ mang sắc thái triết học trong thời đại thi ca hôm nay.
-
- Sài Thành,
- Ngày
01-04-2009
- Mộng Bình
Sơn
http://www.buddhismtoday.com/viet/dien/loigioithieuhoasongduong.htm