Một Nguồn Thơ Bất
Tuyệt
Gs Bửu Ý
Mặc Giang không
phải là một người du lịch,chẳng phải là một kẻ hiếu kỳ, càng không phải
là một nhà chép sử, nhưng trái tim của ông vươn tới cùng khắp mọi vùng
miền, tìm thấy qua đó những điểm chung nhất, chẳng hạn khắp nơi đều
thấm đẫm mồ hôi, nước mắt, xương máu của từng thế hệ cha ông đã đổ ra để
dành giật, vun đắp và con người đã vật lộn triền miên với nghèo đói,
thiên tai, vùi mình trong những tháng ngày bom đạn tưởng chừng khó lòng
thấy lóe sáng ở cuối đường hầm.
Có lẽ đất nước từng
trải qua lắm giai đoạn chia cắt, vùng miền manh múm, thân sơ tứ tán,
ranh giới nứt nẻ ra ngay giữa lòng gia đình, nghe ra nhiều nỗi đứt đoạn
trong không gian và thời gian, đến nỗi giọng nói của người anh em cũng
nghe ra lạ tai, cho nên tất cả mọi người mong gặp lại nhau trong những
mơ ước chung, dù nhỏ bé, học tập lại những bài học vỡ lòng làm con, làm
anh em, cha mẹ, công dân, mới có thể yêu thương mảnh đất dòng sông nuôi
nấng mình, yêu thương mái nhà xiêu lệch đầu đời để từ đó học tập yêu
thương người khác.Và muốn được vậy, con người phải biết đóng ngoặc lại
bao nhiêu mảng tối trong bức tranh lập thể toàn cảnh, ý phải phóng xa
hơn lực, tâm phải dạt dào hơn ý.
Với Mặc Giang,
người đọc cảm nhận rằng thơ không phải làm bằng chữ nghĩa, thơ làm bằng
cảm xúc. Và cảm xúc luôn ở vào tư thế sẵn sàng.
Mặc Giang là con
người ly hương lâu năm nhưng thường trực theo dõi nhịp đập trái tim đất
mẹ, buồn vui lẫn lộn với thời cuộc mà không ngừng nói lên những cảm xúc
theo cách riêng của mình. Nhưng nhà thơ đã phát nguyện không bỏ lỡ cơ
hội trở về sống với thực tế để từng lúc so dây tình cảm:
“Tôi là một con
thuyền đi muôn thuở
Cỡi phong trần
góp nhặt bụi phù sinh”.
Thơ Mặc Giang có
nhiều nét riêng biệt.
Thứ nhất là thơ của
ông lai láng, tưởng chừng khó cạn nguồn.
Tiếp đến là nguồn
thơ lai láng ấy trải dài, trải rộng ra đến bốn phương trời đất nước, như
thể nhà thơ muốn ôm trọn tất cả vào lòng.
Đứng trước một biển
thơ như vậy, người đọc nào cá nhân chủ nghĩa nhất cũng phải mềm lòng và
vui lòng thu rút cái cá nhân của mình lại để chan hoà vào cảnh chung.
Một nét khác nữa mà
người đọc dễ dàng ghi nhận ở thơ Mặc Giang là cái nét bộc phát ở một số
câu thơ, khiến cho ta có cảm tưởng như câu chữ bắn vọt ra từ búp sen
thơ, và bài thơ trở nên một cuộc phối ngẫu giữa vần điệu và cảm xúc cùng
chữ nghĩa. Cho nên những vần thơ này không tròn trĩnh, không trau chuốt
đẽo gọt, và nhờ vậy gần với người, gần với đời.
Bất cứ một cái gì
một khi đã thành thơ đều trở nên bớt thật, nhưng đó không phải là một sự
xô lệch thực tế, điều ấy có một ý nghĩa chuyển hoá làm cho sự vật trở
nên gần lại với con người trong một mối tương thân làm hoà hoãn những
sắc cạnh giữa đời và đồng thời giúp con người dễ dung nạp thực tế hơn.
Con người ta, dù
dọc ngang hải hồ, danh vang hiển hách, cũng trở thành nhỏ bé vô cùng
trước non sông đất tổ và những lẽ thường hằng của trời đất.
Nhà thơ của chúng
ta mơ ước đem hết tâm tư của mình ra đo đạc mọi chiều của đất nước quê
hương “để nâng niu từng cái nhỏ mảy may”.
Thơ Mặc Giang chất
chứa cái chiều tâm tư thống thiết ấy.
http://www.buddhismtoday.com/viet/dien/nguonthobattuyet.htm