Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .

Nhìn qua Tâm Như Bất Thối

Liên Diệu (Phạm Thị Thiêm)


 

     “Ta là ai mà yêu quá đời này” (Trịnh Công Sơn)

Nếu nhìn câu ca trên bằng một khía cạnh khác, khía cạnh của sự thanh tịnh thì cũng xứng lắm chứ! Trong kinh Duy Ma Cật, ngài Xá-Lợi Phất than thở cảnh giới ta bà sao mà xấu xí, gò nổng chông gai; thế mà Loa Kế Phạm thiên lại có cái nhìn khác, thấy cảnh giới ta bà là trang nghiêm thanh tịnh. Hai cái thấy này cho ta điều gì, có thể dùng vần thơ bất hủ sau đây của thi sĩ Mặc Giang để giải đáp:

    Giữa muôn trùng biền biệt     Thật ra chẳng hai bờ

    Lật bức ảnh mịt mờ           Chắp tay hoa mầu nhiệm

    Nhìn cái huyễn, không huyễn  Ðã dứt sạch huyễn rồi

    Thỏng tay mà buông lơi      Trụ tâm như bất thối

 

Cuộc đời như thế ấy, gò nổng chông gai cũng đấy, mà thiên đường cũng đó; cảnh chẳng nói lên được điều gìcả, cái nhìn mỗi người mới nói được tất cả. Đừng lầm tưởng có một thế giới bên ngoài đây hoa tơhm cỏ lạ, đừng lầm tưởng nơi chân trời có một thiên đường, không có đâu hỡi những ai công kiếm tìm. Thiên đường là đây, Tịnh độ là đây, ngay giữa cõi đời này: “Tây thiên thử độ, thử độ Tây Thiên”. Cho nên, có thể kết luận rằng : 

“ Giữa muôn trùng biền biệt

Thật ra chẳng hai bờ”

Tất cả đều ở tâm của hành giả. Nếu giác ngộ thì trước mắt bao la một cảnh giới trang nghiêm; nhưng khi chưa giác ngộ thì thấy có nên này bên kia, thấy có tốt xấu, khen chê. Ðâu có biết rằng, tất cả đều là huyễn, là do vọng mà sanh. Bản thân của “muôn trùng biền biệt” là chẳng biền biệt, là một không hai. Tất cả đều do huyễn tâm sinh ra, tâm huyễn diệt thì chẳng hai bờ, như kinh Duy ma, kinh Bảo Tích dạy: “trực tâm là đạo tràng, tùy kỳ tâm tịnh tức Phật độ tịnh. ” Còn kinh Viên Giác dạy rằng: “vínhư hoa đốm từ hư không mà có, huyễn hoa tuy diệt nhưng tánh hư không bất hoại; tâm huyễn chúng sanh lại nương huyễn diệt, mọi huyễn diệt hết, giác tâm thìbất động”, cũng chính là cách nói khác của kinh văn:   

                  “Hết thảy mọi chúng sanh ,

Huyễn vô minh vô thỉ

                  Đều từ Viên Giác tâm 

Của Như Lai ma ra

                  Cũng như hoa hư không 

Nương không mà có tướng….

                 

Do đó hiểu được, thì ra, giác ngộ không tách rời thế gian này, thì ra “Phật pháp tại thế gian, bất ly thế gian giác”. Đơn giản thôi, chỉ cần thôi ngã chấp, chỉ cần dứt ái, thì “ta là ta ” và sẽ “yêu quá đời này”. B ởi chính khi ấy ta đã: 

        Lật bức ảnh mịt mờ  

Chắp tay hoa mầu nhiệm

Kinh Kim cang dạy : “nhất thế pháp giai thị Phật pháp”. Sở dĩ con mắt chúng ta cứ hoa lên như hoa đốm giữa hư không, là vì ta không ý thức được ta đang sống trong huyễn mộng, trong ái thủ ngã chấp như chiếc bóng đeo bám. Chưa nhận ra nó thì chúng ta mãi mãi nhìn thế giới này không bằng mắt thật, mà nhìn qua môt cái gương, nên chỉ thấy ảnh của nó mà thôi. Chiếc gương mà ta tạo ấy lại méo mó, nên khi nhìn vào gương, chao ôi! nhiều ảnh tượng dị hình. Cho nên cần phải nhìn đùng ch ân tướng của nó, đó là khi mà chúng ta “Lật bức ảnh mịt mờ ” . “Lật” đây là “lật” cái gì, là “lật” ngã ái, “lật” chấp thủ, cạy nó ra, rồi nhìn cho rõ chúng; nhìn rõ rồi thì lớp áo huyễn ảnh tan nhanh thôi, thì sẽ “chắp tay hoa mầu nhiệm”

Như chiếc áo hai màu qua một lớp vải, huyễn và thật là một không hai. Tất cả đều từ Như Lai tạng mà ra. Ðiều này nhắn nhủ chúng ta rằng, “tất cả chúng sanh đều là Phật”, chỉ khác là “Như lai tại triền” hay “Như lai xuất triền”. Triền không do ai trói chúng ta, mà do chúng ta chạy theo vọng trần, nên bị trói. Nếu ta không lầm lẫn phần nhiễm và phần tịnh, phần phiền não và phần an vui, thì Phật thoát triền ngay. Ngườ viết nhớ hình như Mặc Giang cũng đã viết, “thiện với ác tuy hai, nhưng cỏ hai là một, lìa hai bờ tốt xấu, một với một không hai, đâu Bồ-đề, đâu bờ giác, đâu phiền não, đâu bến mê, một khi đã quay về, tất cả đều quy nhất

Sự chứng ngộ không phải ở nơi nào khác mà ngay nơi tâm này, lìa huyễn tâm huyễn cảnh thì đó là giác ngộ; khi tâm bừng ngộ rồi thì huyễn và không huyễn là một:       Nhìn cái huyễn không huyễn 

Ðã dứt sạch huyễn rồi

 Thỏng tay mà buông lơi

 

   Sao mà giống đại sư Duy Tín quá! “khi chưa học đạo thấy núi là núi, sau khi học đạo thấy núi sông không là núi sông  Sau khi học đạo thấy núi sông là núi sông”

Quá ung dung tự tại, bây giờ thỏng tay vào chợ, “thỏng tay mà buông lơi, trụ Tâm Như bất thối”

Tâm Như bất thối của nhà thơ Mặc Giang đã cho ta biết bao điều cảm xúc. Học Viên Giác tâm sáng, nhưng nhờ Tâm Như bất thối , lại sáng hơn. Bài thơ như viên thuốc hay, giúp ta hiễu rõ và ứng dụng tốt hơn kinh Viên Giác, kinh Kim Cang. Thật hoan hỉ phấn chấn khi ngâm lại bài thơ này, bởi nó mang lại cho ta cảm giác như đang đi vào mạch nguồn tuệ tri, tuệ tri sự thật đôi bờ sanh diệt, rõ được đặc tính “không hoa” và con đường đi xuyên qua nó. Ðó là con đường viên dung giữa khách thể và chủ thể, giữa đối tượng và tự thân, hay cũng chính là trạng thái “hồn nhiên người với hoa vô biệt…..”

 Chân thành cám ơn nhà thơ Mặc Giang, người đã hiến dâng cho đời dòng thơ hay, sâu sắc, đủ sức chuyển hóa nhân tâm, làm mới cuộc đời. Xin cám ơn !

 

 

 

http://www.buddhismtoday.com/viet/dien/nhinquatamnhubatthoi.htm

 


Vào mạng: 02-02-2009

Trở về mục "Diễn đàn"

Đầu trang