Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .

Tâm Như Bất Thối nhìn dòng đời

Tịnh Nghiêm


 

                      Thông reo trăng nước sáng

                      Không ảnh cũng không hình

                      Sắc thân là như vậy,

                      Hư không tìm tiếng vàng

                                             (TS Minh Trí)

Cuộc đời là một dòng chấy bất diệt, có đến có đi, tất cả đều như cơn mộng triền miên lung lay trước gió. Ảo ảnh của bóng mê như  đang tìm về cội nguồn của chính nó và thức giấc một cuộc mộng đảo điên. Chúng ta sống nhưng thật chất chưa một lần được sống đúng nghĩa, vì chúng ta dang bị “không hoa” chi phối, cho nên giữa muôn trùng biền biệt, như như không này, nhà thơ Mặc Giang đã nói lên quy luật dĩ nhiên như nhiên, mà thế nhân ngu muội khó mà chấp nhận. Nhà thơ viết rằng :  

           Giữa muôn trùng biền biệt

          Thật ra chẳng hai bờ

          Lật bức ảnh mịt mờ

Chắp tay hoa mầu nhiệm

                    Nhìn cái huyễn, không huyễn

Ðã dứt sạch huyễn rồi

       Thỏng thay mà buông lơi

Trụ Tâm Như bất thối

 

Trước mắt ta là một cuộc sống trải dài vô tận, là vô thỉ vô chung. Đâu đây âm vang của sanh diệt đang nhỏ giọt xuống nhân gian, qua cơ thể trong từng sát na sanh diệt. Hồn bướm mơ tiên vẫn đuổi bắt linh hồn con người, chiếm cứ trái tim vừa nóng hổi vừa bé bỏng, để khi nhìn lại ta thấy đau. “Ðau” là do không thấy vạn sự vạn hữu giữa cuộc đời như hoa đốm giữa hư không. Chùm hoa đốm xưa nay vẫn không đổi, nó phỉnh phờ lừa gạt chế giễu nhân gian, mà dường như hiếm ai thấy được điếu đó. Cho nên kinh Viên Giác đã đề cập vấn đề này như hồ chuông cảnh tỉnh hoa đốm là không thật có; không những cảnh tỉnh, thông cáo cho chúng sanh để rút ngắn đoạn đường tỏ ngộ, mà còn một hình ảnh tuyệt vời giúp trừ nạn chấp “ngoan không” của ccon người.

Bằng tính chất này của “Không hoa”, Mặc Giang đã diễn giảng về điều này thật khéo léo. Có lẽ dụng ý ban đầu của tác giả không phải lấy kinh Viên Giác làm gốc nương tựa để bài thơ ra đời, nhưng cuối cùng lại vừa thoang thoảng vừa đạm đà hương vị Viên Giác, chính tư tưởng Viên Giác làm cho bài thơ có mùi của hương vị sắc không : Giữa muôn trùng biền biệt

          Thật ra chẳng hai bờ

          Lật bức ảnh mịt mờ

Chắp tay hoa mầu nhiệm

                    Nhìn cái huyễn, không huyễn

Ðã dứt sạch huyễn rồi

        Thỏng thay mà buông lơi

Trụ Tâm Như bất thối

      

 

Giữa muôn trùng nhân thế, ta thường cho rằng, có có không không, có sanh có tử, nào ngờ đâu chúng là “tánh không”, là “chẳng hai bờ”, vì tánh không vốn tròn đầy nên không có không không. Có hay không chẳng qua là một khái niệm, một tư duy hữu ngã, ẩn chứa trong đó một đại tiền đề “chân không”. “Không hai bờ” là chỉ tánh không, không mắc kẹt vào nhị biên, không sanh không diệt….mà hiện tượng giới của chúng khiến chúng sanh thấy một cách mịt mờ. Chữ “mịt mờ” ở đây không phải mang mang không biết đi về đâu, càng không phải như Tố Hữu nói: “bâng khuâng đứng giữa đôi dòng nước, Chọn một dòng hay để nước trôi”, mà mịt mờ ở đây là chỉ cho sự mộng mị mê mờ, là tướng của tánh không, của các pháp. Nếu ai có thể “lật bức ảnh mịt mờ”, thấy được tánh không ấy, thì chẳng cần niệm Phật niệm Pháp, mà chỉ cần chắp tay, tức thì sự mầu nhiệm hiện ra.

Nhận chân được giả hữu ấy của vạn pháp thì ta thành đạo. Như Viên Giác nói “vì mắt bị nhặm nên thấy hoa đốm, khi mắt hết nhặm thì không còn thấy hoa đốm”. Cũng vậy, khi thấy thật tánh vạn pháp, thì không còn thấy chúng là thật có, mà chỉ “hiện toàn chân thôi”.

Qua khổ thơ thứ hai là một bước ngoặc mới về tư tưởng giả huyễn. Nếu trong đoạn thơ thứ nhất, Mặc Giang đứng về tục để để giải nghĩa đơn sơ về cuộc sống bình thường, thì sang đoạn thơ này, tác giả nhìn sâu vào bản thể đối tượng, để cho ra đời một âm hưởng thơ mới, mang đậm tính Viên Giác hơn:

                    Nhìn cái huyễn, không huyễn

Ðã dứt sạch huyễn rồi

       Thỏng thay mà buông lơi

Trụ tâm như bất thối

Nhìn huyễn lại không huyễn, khẳng định huyẽn rồi phủ định tính không huyễn; như khẳng định sắc, tồi lại “tức thị không”. Huyễn mà lại không huyễn, vì các pháp vốn tròn đầy, vì từ tánh viên giác lư xuất ra tất cả, nên có hay không, không phải là hai đối tượng trái nghịch nhau, mà thật chất đó là hai mặt của một vấn đề. Do vậy, dứt sạch huyễn có nghĩa là thấy được chân tướng của huyễn. Bấy giờ không còn mắc kẹt, mà được tự tại vô ngại “thỏng tay mà buông lơi”, không còn dính mắc một bụi trần, như nước lặng thì trăng hiện rõ ràng. Tự tại “thỏng tay mà buông lơi”, tức là chứng nhập Viên Giác diệu tâm. “Trụ Tâm Như bất thối”, là an trú trong chơn thường, không bị bát phong xuy động, an nhiên tự tại như hoa sen trong lò lửa, sắc thường tươi nhuận.

Tâm Như bất thối của nhà thơ Mặc Giang mang âm hưởng triết lý sắc không của Viên Giác, là triết lý nói rằng, sở dĩ thấy thật có hoa đốm la do dụi mắt, khi hết dụi mắt thì hoa đốm tự tiêu, tức không còn lầm chấp hư không thật sinh ra hoa đốm. Bấy giờ sẽ thấy toàn cảnh là chân thân bất diệt, là hình ảnh của Bồ tát bất diệt: “Ngọc hay đó chẳng cần ai tạc, lụa hay tre nào khiến bút ai ghi, chỗ người ngồi một thiên thu tuyệt tác trong vô hình sáng chói nét từ bi”

Trong vô hình, cái dĩ nhiên như nhiên, cái “toàn chân” của vạn vật là như vậy, không cần thêm, không cần bớt; thêm bớt hay không là do tâm ta biến động, còn vạn vật vốn dĩ như thế. Nhìn nhận được thực chất của “hoa đốm”, cũng chính là Bồ-đề hiện toàn chân.

Nếu chúng ta cứ mãi chạy theo bàn ảnh và săn lùng cuộc sống theo cái cảm quan của chúng ta thì sẽ không còn gì cả ngoài hai bàn tay trắng, chân tê cứng, ngòi lại tháy mình oàn toàn không. Cho nên phải “vạn duyên buông xuống” để mà “thỏng tay mà buông lơi”. Vậy, thì bây chừ chúng ta phải nên nhìn vào tánh chấtq của không hoa, để cho Tâm Như bất thối mãi mãi soi dõi bước chân trên mỗi dặm đường chúng ta ngang qua.   

              

 

http://www.buddhismtoday.com/viet/dien/tamnhubatthoi.htm

 


Vào mạng: 02-02-2009

Trở về mục "Diễn đàn"

Đầu trang