Huế là bài thơ đô thị, đất
thơ mộng mơ Thiên Thai, và nhất là nơi sản sinh ra nhiều nhà thơ nổi
tiếng từ cung đình khoa mục, đại thần, danh tướng cho đến dân gian, với
thể loại thơ bình dân hội nhập với thơ thiền, thơ của giới trí tuệ
thượng thừa và thiện tri thức.
Do nhiều ngọn gió đưa duyên, thơ Mặc giang đã bay đến xứ bài thơ, đậu
lại và lan tỏa thấm nhập vào lòng người đến nỗi người Huế cảm nhận Mặc
Giang là người sông Hương phát huy và tải chiết hồn Tràng An của đất Hoa
Lư trên một ngàn năm:
Thơm tho là thể hoa nhài
Cốt cách lịch sự là người
Tràng An
Lịch sự ở đây đồng tình,
đồng điệu với tinh tế nhân nghĩa, thông tuệ và đức hạnh, sống chết vì
người, ‘mòn gót lỏng trán, lợi thiên hạ thì làm’. Ðó là đạo lý sống mà
Mặc Tử thường cổ vũ, xem như là kinh Nhật tụng. Nay không rõ Mặc Giang
kế thế tinh chất tinh hoa ấy từ truyền kiếp nào, mà khiến hồn thơ của
mình tìm ra chỗ đậu và thấm sâu vào lòng dân gian miền núi Ngự sông
Hương như nhà thơ Tô Ðông Pha đã tự tình: “hải sơn vô sự tái cầm công”
mà người áo trăng đã chuyển lời “cung đàn tĩnh lặng núi cùng sông”. Hai
thế hệ nhà thơ cách nhau trên 1000 năm, mà lại có sự đồng cảm và tương
phùng:
Thơ
tôi đem gởi ở trên non
Non
bảo rằng non hết chỗ còn
Cách mấy
ngọn đồi bên núi cả
Rừng già
núp bóng cội cây non
(Mặc
Giang, thơ tôi )
Huế là đất kén thơ, cả
thơ đạo lẫn thơ đời chỉ vì Cố Ðô là đất truyền thống của thơ, nhưng với
hồn thơ “nguồn sống muôn đời luôn tỏa sang, tâm như muôn thuở rạng sắt
son” của Mặc Giang, thì Huế đón nhận hồn thơ ấy như món quà tinh thần.
Ngày nay nông thôn đã khởi
sắc, chùa làng đang dần hồi được tôn tạo, vì đình chùa miếu vũ là linh
hồn của làng quê. Mặc Giang đã nói thay cho người làng nặng tình lưu
luyến, kể cả người ở lại và kẻ ra đi. Có nhiều duyên lành, tôi được các
bằng hữu tạo điều kiện và phương tiện đi đến vùng sâu vùng xa dự hội
chùa, lúc ấy tôi chợt nhớ lại hai câu thơ thấm đậm hồn quê của thi sĩ
Mặc Giang:
Tôi về
thăm lại chùa quê
Thăm trăng, thăm gió, thăm
quê, thăm làng
Lời thơ kết hợp giữa ca dao
với tứ thơ của Nguyễn Bính ấy đã được các giảng sư trẻ gợi lại trong lần
đi tham dự lễ khánh thành các nhà thờ họ ở làng Dừa bên phá Tam Giang,
trong đó có nhà thờ họ Phan của Ðại đức Thích Pháp Trí.
Trong nhiều lần thuyết giảng
trước cử tọa là các vị đạo hữu đủ mọi lứa tuổi, mà đông nhất là tuổi
trẻ, đại đức Pháp Trí đã khéo chọn những câu thơ bình dị thanh thoát ấy
trong lúc giảng pháp, khiến buổi nối chuyện trở nên truyền cảm hơn. Cái
gì trung thực là dễ thấm sâu vào lòng người.
Chùa tôi ngõ trước ngõ sau
Mỗi lần hội lớn kéo nhau ra
vào
Lời kinh tiếng mõ thanh
tao
Tiếng chuông ngân vọng
rạt rào hồn quê
…Chùa
tôi có kiểng có bông
Có hòn non bộ nằm trong
sân chùa
Ðể cho
ai đó nếu có xa chùa xa quê thì luôn luôn hoài cảm:
Chùa tôi tôi nhớ tôi
thương
Quê tôi tôi nhớ vấn
vương đêm dài
Thật ý vị vừa là ý nhị,
đó là tình quê, tình gia tộc, tình đạo đầy vơi mà sâu lắng soi tận đến
đáy biển của vùng phá Tam Giang. Bà con xa quê về dư hội làng hết lòng
tán thán và phần đông thuộc lòng mấy câu thơ chất phác hiền dịu mà thấm
sâu trên của nhà thơ Mặc Giang.
Lý thú hơn là vào dịp khánh
thành ấy, có sự tham dự của đại diện họ Phan Việt Nam từ Nghệ An vào dự
lễ hội ở xứ quê có nhiều ngôi chùa thân thiện hòa vang “Lời kinh tiếng
mõ thanh tao, tiếng chuông ngân vọng rạt rào hồn quê”.
Không biết sưu tập từ bao
giờ, mà nhà thơ Võ Công Danh ở đường Huỳnh Thúc Kháng, Huế, hội viên Chữ
Thập Đỏ tỉnh thừa Thiên Huế đã tính chọn một bài thơ của nhà thơ Mặc
Giang gởi cho ban biên tập tuyển tập thơ nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng
Long.
Tôi nghe tiếng tìm thăm và
may mắn được gặp và trò chuyện về ảnh hưởng của thơ Mặc Giang một cách
ăn ý và tâm đắc.
Còn anh Phan Dũng chuyên
ngành kinh doanh băng đĩa nhạc thơ trong các lễ nghi truyền thống quan
hôn lễ tế, ở gần chân cầu Ðông Ba, đã khéo lồng thơ của nhà thơ Mặc
Giang trong số lễ khánh thành đình chùa miếu vũ và lễ tang của các tỉnh
miền Trung. Anh Dũng được xem như một nghệ nhân tài hoa, giàu tính sáng
tạo trong nghệ thuật quay phim và dựng hình minh họa. Anh từng được mời
quay phim lễ hội trong các lần Cố Ðô Huế tổ chức lễ hội Festival tại các
tỉnh thành miền Trung.
Từ hơn bốn năm nay, thành
phố Huế đã hình thành như thông lệ, là năm lẻ tổ chức lễ hội các ngành
nghề truyền thống như thêu may, khảm xà cừ, mộc mỹ nghệ. Nghệ nhân ngành
thêu Lê Văn Kinh, 80 tuổi chủ hiệu thêu Ðức Thành, số 82 đường Phan Ðăng
Lưu dự kiến chọn thêu một số thơ của Mặc Giang với chủ đề ca ngợi cảnh
sắc các danh lam thắng tích Cố Ðô, như đã thêu thơ Vạn Hạnh thiền sư,
Mãn Giác thiền sư. Công việc đang tiến hành chọn mẫu tranh và mẫu
chữ…Bức dư đồ nước Việt được nhà thơ Mặc Giang diễn bằng thơ lục bát với
nhiều địa danh nổi tiếng khắp ba miền, là một trong những dự kiến định
hướng sẽ hình thành nay mai. Ông Huỳnh Vân sống xa quê, ở tại San Jose,
Cali USA đã mạnh dạn gợi ý đề tài tranh thêu. Hai nghệ nhân không hẹn đã
gặp nhau trong ý hướng.
Nghĩ rằng, khi nhà thơ Mặc
Giang sáng tác hương đạo pháp và hồn non nước, không ngờ
thơ mình lại có sức tác dụng và phản hồi nhanh như vậy. Sự cống hiến này
thật sư làm rung cảm sâu xa nhiều nhân sĩ trí thức và đọc giả yêu thơ,
yêu những dòng thơ thấm đậm tình quê hương, tình người, chuyển tải hướng
sống cao thượng của nhà thơ Mặc Giang.
Xin chọn lựa một số tình
tiết, nỗi niềm của đọc giả đọc thơ Mặc Giang ở xứ thơ mộng Thuận Hóa -
Huế ngày ngay. Sự đón nhận chất thơ hồn thơ Mặc Giang của các đọc giả
cũng chính là âm thầm dõi theo tinh thần mà Mặc Giang đã nói:
Hồn lịch sử, muôn đời ta chung sống
Hồn quê hương, muôn thuở ta đắp xây
Tình anh em, mãi mãi ta tiếp tay
Tình dân tộc, ngàn đời
không lay chuyển.
(Ta bước đi trên quê hương
ta)
Huế ngày 28 tháng 5- 2009
Cẩn chí
Lê Quang Thái
http://www.buddhismtoday.com/viet/dien/thamdam.htm