-
-
Tuyết Mai Phỏng Vấn Đại Đức
Thích Nhật Từ
-
Việt Báo Thứ Bảy, 8/9/2008, 12:02:00
AM
Đại Đức Thích Nhật Từ giữ chức Tổng Thư Ký
của Đại Hội Phật Giáo LHQ Vesak ở VN trong Tháng Năm vừa qua. Ông được
Chùa Hoa Nghiêm mời thuyết giảng ba lần vào dịp Lễ Vu Lan và ở Jewish
Center. Ông đang bị Cộng Đồng HTĐ, MD &VA , Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Quốc
Gia vùng HTĐ và phụ cần cùng nhiều đoàn thể chính trị ở vùng HTĐ và
nhiều nơi trên nước Mỹ phản đối.
Để tìm hiểu ĐĐ Thích Nhật Từ có phải là “Sư
Quốc Doanh” đang thi hành Nghị Quyết 36 của CS ở hải ngoại không, Tuyết
Mai có đến dự buổi thuyết giảng ở Chùaa Hoa Nghiêm vào lúc 7 giờ chiều
ngày 7 Tháng 8, 2008. Sau đó với sự giúp đỡ của Đạo Hữu Nguyện Tu (Bác
sĩ Trần Đoàn) được Thầy dành cho một cuộc phỏng vấn. Kính mời độc giả
theo dõi câu chuyện giữa Tuyết Mai và ĐĐ Thích Nhật Từ.
TUYẾT MAI: Thưa Thầy, trong lúc Thầy thuyết
giảng ở đây, Chủ Tịch Cộng Đồng Washington, D.C., MD&VA Ông Lý Văn
Phước có ra thông cáo khắp báo chí, đài phát thanh và trên mạng toàn
cầu tố cáo Thầy đã là Tổng Thư Ký Vesak, Thầy là Sư Quốc Doanh, ra
ngoại quốc thi hành Nghị Quyết 36. Xin Thầy cho biết có phải Thầy là một
thành viên trong Phật Giáo Việt Nam không? ( Phật Giáo Quốc Doanh) .
ĐẠI ĐỨC THÍCH NHẬT TỪ: Chúng tôi được Ủy ban tổ chức quốc tế (IOC) Đại
lễ Phật đản LHQ 2008 bầu làm tổng thư ký tại Bangkok, trong ngày bế mạc
Đại lễ Vesak 2007 vào ngày 29-5-2007. Năm 2006, tôi là uỷ viên thư ký
thường trực của tổ chức này. Năm 2007, tôi được đề cử làm Phó tổng thư
ký. Vai trò tổng thư ký của tôi năm 2008 không phải do chính phủ VN đặt
để như nhiều người đã hiểu sai, hoặc cố tình hiểu sai. Chính phủ VN
không có tư cách pháp lý và pháp nhân quyết định nhân sự của IOC. Điều
này ghi rất rõ trong Hiến chương của Ủy ban tổ chức quốc tế Đại lễ Phật
đản LHQ 2008. Ai cũng có th ể kiểm chứng trên trang web.
Chúng tôi là thành viên trong Phật Giáo VN,
đó là điều không ai có thể phủ định. Công việc mà chúng tôi làm là hoằng
pháp , giáo dục. Nghiệp vụ chuyên môn của chúng tôi là giảng viên Học
Viện Phật Giáo VN tại TP.HCM. Môn dạy chính của chúng tôi là triết Học
Phật Giáo. Trong nhiều năm qua, ngoài việc giảng dạy chúng tôi còn là
người phụ trách về hoằng pháp, tức là giảng dạy phật pháp cho ngừơi tại
gia.
Chúng tôi còn làm về Văn Hóa bao gồm tổ chức các chương trình văn nghệ
Phật giáo, chào mừng Phật Đản, Vu Lan và Tết hằng năm . Trong vòng năm
năm qua chúng tôi đã sản xuất được bộ Đại Tạng Kinh Việt Nam dưới dạng
MP3, trên 30 album về nhạc Phật giáo, 10 album về cải lương PG, 65 album
về tiếng thơ PG và tủ sách PG trên 75 quyển. Các đóng góp chính của
chúng tôi là hoằng pháp ở các giảng đường, văn hóa Phật Giáo và giáo dục
tăng ni ở cấp cử nhân và cao cấp giảng sư …
TUYẾT MAI: Thưa Thầy, theo Thầy Thích
Không Tánh thì hiện nay ở VN có những tăng ni dấn thân đấu tranh cho Tự
Do Tôn Giáo và duy trì, phát triển đạo pháp và có những tăng ni cầu
an, chỉ muốn được yên thân, thưa Thầy thuộc nhóm nào?
ĐĐ THÍCH NHẬT TỪ: Vấn đề không tham gia
trong các cuộc đấu tranh, đối với những tu sĩ PG, là đi đúng với tinh
thần Phật dạy trong kinh điển. Chúng tôi xin cam đoan với tất cả quý vị
quan tâm về học thuyềt nhà Phật rằng, trong các kinh điển Phật dạy từ
Nam Truyền cho đến Bắc Truyền, không có đoạn kinh nào Đức Phật dạy
người xuầt gia phải đấu tranh cho chính thể này hay chống chính thể nọ.
Quan điểm cá nhân của từng người tu có thể khác nhau, bị ảnh ưởng ở góc
độ này hay góc độ khác. Đó là quyền tự do, nhưng đứng từ học thuật của
Phật Giáo, việc đấu tranh của tu sĩ PG là không được tán đồng.
Ngừơi Phật tử tại gia và những người khác
thì được quyền làm như thế. Con đường của các nhà sư là đi theo và
truyền bá con đường tâm linh của Phật, và do đó gán ghém cho những ai
không đấu tranh là ngưòi cầu an và thờ ơ là sai lầm về phương diện học
thuyết và sai lầm về phương pháp luận về tu. Nếu chầp nhận là một tu sĩ
Phật giáo thì mọi ứng xử lý giải phải dựa trên nền tảng của Phật pháp.
Trong kinh Đức Phật dạy rất rõ một trong
sáu phương pháp để đạt được sự hoàn thiện tâm linh (6 ba la mật) là nhẫn
nhục. Ta cần phân biệt rõ thái độ của một ngừơi xuất gia theo tinh thần
Phật dạy. Dù theo truyền thống nào, Đức Phật dạy, ngừơi xuất gia không
nên trở thành công cụ cho một chính thể nào, do đó không nên chống hoặc
ủng hộ một chính thể. Ngừơi xuất gia chỉ làm công việc thuần túy là tu
tập và chuyển hóa mà thôi.
TUYỀT MAI: Trong Phật Giáo Hòa Hảo có tứ
ân, ân đất nước là quan trọng nhất, người Phật giáo Hoà Hảo không cho
phép họ ngồi yên tu để giải thoát cho cá nhân mình khi mất nước mà họ
phải chiến đấu. Trong hoàn cảnh hiện tại ở VN, Phật giáo VN và nhiều
tôn giáo khác đang bị CS đàn áp, Thầy nghĩ, thầy có trách nhiệm tranh
đấu cho có Tự Do Tôn Giáo và duy trì và phát triển Phật Giáo?
ĐĐ THÍCH NHẬT TỪ: Tứ ân là học thuyết xã
hội của PG, trong đó ơn tổ quốc được đưa lên hang đầu. Người xuất gia
đền ơn tổ quốc bằng nhiều cách, không nhất phải là chiến sĩ. Tu tập
chuyển hóa và truyền bá nó là phương diện giáo dục văn hoá và đạo đức
tích cực mà người xuất gia có thể góp phần xây dựng và phát triển xã
hội.
Theo Đạo Phật, bản chất của thuận nghịch
không phải là vấn đề. Vấn đề là xử lý cái thuận nghịch đó như thế nào.
Người xuất gia chuyên về con đường tâm linh. Tuân theo những lời Phật
dạy, người xuất gia phải bỏ ra ngoài sự thắng bại bởi vì bản chất của nó
đem đến khổ đau. Trong chiến tranh hay trong đấu tranh giai cấp, tất cả
đều là nạn nhân của lòng tham, sân và si. Do đó sẽ là một sai lầm nếu
chúng ta cố tình gán ghép tu sĩ như là một chiến sĩ đấu tranh mà từ bản
chất nó không thể như thế.
Gán ghép và ứng xử người xuất gia với người
tại gia là điều không tương thích. Sở trường của người xuất gia là
chuyển hóa tâm linh. Qua tu tập, họ có thể chuyển hoá những giai cấp
lãnh đạo và giai cấp bị áp bức mà không bị lệ thuộc vào bất cứ giai cấp
nào.
TUYẾT MAI: Theo như thầy nói thì giữa người
xuất gia và người tại gia có khác nhau. Khi Thầy thấy hình Linh Mục Lý
bị bịt miệng trước phiên tòa, người dân VN sống không có nhân quyền,
không có Tự Do Tôn giáo thì Thầy nghĩ như thế nào?
ĐĐ THÍCH NHẬT TỪ: Tôi không muốn nhận xét
về LM Lý và sự khác biệt về quan điểm nhân quyền và tự do, vì nó không
phải là nhiệm vụ của tôi. Cô cứ về VN, như một ngừơi bình thường, đừng
cho ai biết mình từ hải ngoại về, từ đâu đến. Cứ đi chùa. Tham gia vào
các lớp học của Phật Giáo. Có mặt trong những đoàn thể như thế … Xem có
ai cấm cản mình không?
TUYẾT MAI: Như vậy, theo thầy hiện nay ở
VN có Tự Do Tôn Giáo, nghĩa là ngừơi dân được tự do đi chùa, quý Thầy
được tự do giảng cái gì họ thích, chính quyền không tịch thu tài sản
của chùa… ? Với tình trạng ihnện tại thì tương lai Phật Giáo VN sẽ đi
về đâu?
ĐĐ THÍCH NHẬT TỪ: Chúng tôi đi giảng khắp
toàn nước có bị ai cấm cản đâu. Chúng tôi giảng không những chỉ ở trong
nước mà cả ở nước ngoài. Người dân được tự do đi chùa. Có nơi sinh hoạt
5-10 ngàn người như chùa Hoằng Pháp. Bây giờ không còn chuyện chính
quyền tịch thu tài sản của chùa. Tôi xin đề nghị những người nào muốn
tìm hiểu về PGVN thì về nước sẽ rõ. Theo tôi, tương lai PGVN ngày càng
rạng rỡ hơn.
TUYẾT MAI: Như vậy có phải thầy là người
được chính quyền đặc biệt ưu đãi , còn nhiều thầy khác thì bị khó
khăn?
ÔNG NGUYỄN KIM HÙNG: Theo như Thầy nói
thì Thầy được đi dễ dàng, trong nước cũng như ngoài nước. Theo tôi và
tất cả những đồng bào tỵ nạn Cộng Sản ở hải ngoại , thì Thầy được chế
độ CSVN ưu đãi, còn những vị sư trong PGVN Thống Nhất không bao giờ
được đặc ân đó. Vấn đề rõ ràng như vậy.
ĐĐ THÍCH NHẬT TỪ: Đó là một nhận xét sai
lầm. Việc được đi nước ngoài của tôI không thuộc về quyền của Chính Phủ
VN, mà thuộc về quyền của Đại Sứ Quán hay Tổng Lãnh Sự Hoa Kỳ. Cách
đây hai năm thì người tu sĩ Phật Giáo mất sáu tháng, một năm mới có hộ
chiếu, mà thường dân chỉ mất 14 ngày. Từ hai năm trở lại đây, tu sĩ các
tôn giáo xin hộ chiếu chỉ mất mười bốn ngày. Sau khi có hộ chiếu, ta có
thể đi bất cứ nước nào, tùy theo thư mời và Visa. Riêng bản thân tôi
không hề bị trở ngại gì. Chúng tôi đã đi Hoa Kỳ bốn lần, đã có mặt ở Úc
hai lần, và có mặt ở nhiều quồc gia khác, một cho đến hai ba lần. Không
có gì trở ngại.
TUYẾT MAI: Thưa Thầy hầu hềt những chùa
chiền lớn ở VN bây giờ không còn là nơi thờ phượng tôn giáo nữa, trong
chùa không có sư, ni. Người tu hành bị đuổi ra đời sinh sống hết .
Chùa chiền trở thành những trung tâm du lịch, bán vé ngoài cửa, vậy
tương lai của Phật giáo VN sẽ đi về đâu?
ĐĐ THÍCH NHẬT TỪ: Tình trạng chùa không có sư có rất nhiều ở miền Bắc
sau 1945. Hiện tại trong nước có nhiều viện Phật Học, lớp giáo lý , luôn
cả lớp giáo lý online để người ta tự học. Băng đĩa thuyết giảng trong
nước là không dưới hai chục ngàn VDC. Với số lượng đó một người có
tinh thần tự học thì trong nghịch cảnh ta vẫn có thể học được Phật
pháp. Tình trạng chùa không có sư là chuyện thừơng tình trên thế giới.
Ta cần phải nỗ lực để làm cho các nhà sư có mặt ở chỗ đó. Còn ngồi
than trách sẽ không có tác dụng. và không có giá trị nhiều. Vấn đề ở
chỗ, dù có sư hay không có sư nếu chúng ta muốn học thì chúng ta vẫn
có thể là một người minh triết trong cuộc đời.
Tôi chưa đi hết các tỉnh thành VN. Những
tỉnh thành tôi biết trước đây, vào cổng chùa phải mua vé như Tịnh xá
Niết Bàn và Thích Ca Phật Đài, BRVT, từ 5 năm nay không còn tình trạng
lấy vé. Đó là nhờ vào sự kiến nghị của các nhà sư PG, không thể thương
mại hoá chùa chiền. Đến những nơi này, ta sẽ thấy ghi rõ, từ ngày tháng
năm v.v… không lấy vé vào cổng nữa. Tôi tin tương lai của Phật giáo VN
ngày một tươi sáng hơn.
TUYẾT MAI: Hiện tại Chính quyền CS có Nghị
Quyết 36, là “Văn hóa vận, , “Tôn giáo vận” đưa nhiều thầy tu quốc doanh
ra ngoại quốc để xóa bỏ biên giới “Quốc – Cộng”, chia rẻ đồng bào phật
tử hải ngoại, khi Thầy ra hải ngoại, thầy có ý thức rằng, mình đang tiếp
tay với Chính quyền CS, thi hành Nghị Quyết 36 không?
ĐĐ THÍCH NHẬT TỪ: Chúng tôi dám cam đoan
100%, giả thuyết quý vị đưa ra là sai lầm, không có một bằng chứng sự
thật nào cả. Việc chúng tôi và tăng ni trong nước đi ra hải ngoại phải
trải qua nhiều khó khăn. Mới hai năm nay việc xin hộ chiếu mới được dễ
dàng như ngưòi dân bình thường. Khi mới có đựơc một chút tự do thì ở hải
ngoại, những người chống cộng cực đoan lại đập lên đầu những người có
chút tự do đó. Sự cố tình nhận xét thiếu cơ sở và chụp mủ như trên là
một điều vô cùng bất công và giết chết tự do.
TUYẾT MAI: Như vậy mục đích Thầy ra đây
để làm gì, ở hải ngoại cũng có nhiều Thầy hay đâu cần Thầy ra đây giảng
dạy?
ĐĐ THÍCH NHẬT TỪ: Mục đích của chúng tôi đi
là để chia sẻ ở những nơi người ta đồng thuận với quan điểm với chúng
tôi. Theo lời Phật dạy thì không nên đi cùng một hướng, không nên thỏa
mãn với những gì mình đã đạt được. Mỗi năm, ba tháng Hè, khi chương
trình giảng dạy ở các trường Phật học của chúng tôi được rãnh rỗi thì
chúng tôi nếu không đi Hoa Kỳ thì đi Úc Châu. Trong tương lai, chúng
tôi dự kiến sẽ đi những nơi khác có duyên nữa, để chia sẻ với những ai
hữu duyên với phương pháp thực tập của tôi. Trên thực tế, qua thống kê
của chúng tôi, tại HK số lượng các ngôi chùa có thuyết giảng chưa được
mười phần trăm. Hơn nữa, việc giảng thuyết dù ở đâu, dầu hay cách mấy,
dầu là thánh đi nữa, giảng hoài một chỗ cũng sinh ra tâm lý nhàm chán.
Cho nên sự giao lưu giữa các ngôi chùa với nhau về hoằng pháp là rất
cần thiết. Điều này cho người giảng và người nghe c ù ng làm mới.
Quan điểm của chúng tôi là không để mình
biến thành công cụ chống đối hay đồng thuận một chế độ của những nhà làm
chánh trị. Công việc của chúng tôi, những tu sĩ, xác định lý tưởng Phật
pháp, không để bị bất cứ một chủ nghĩa nào, chính thể nào lợi dụng,
biến mình thành một con cờ, một con lật đật, bị giật dây sau lưng cho
các mục đích, cho các chủ nghĩa học thuyết.
NGUYỄN KIM HÙNG: Thầy cố gắng vận động để
chính phủ CS cho tổ chức Vesak 2009 ở Chùa Đại Nam Quốc Tự, ở đó có
tượng của Hồ Chí Minh tại chánh điện, Thầy nghĩ thế nào về vấn đề đó.
ĐĐ THÍCH NHẬT TỪ: Hầu như đại đa số tu sĩ
trong nước không chấp nhận cách thờ Phật chung một đền thờ với vua chúa
và chủ tịch nườc. Tu sĩ Phật Giáo không lạy vua chúa (bất bái quân
vương). Khi vào Đại Nam Quốc Tự , có thờ ba vị: Phật, Vua Hùng Vương và
Hồ Chí Minh, chúng tôi không đãnh lễ bái lạy, vì trước mặt Đức Phật
còn có những hình tượng không phải là Phật giáo. Cái nhìn của mỗi người
có thể khác nhau về vị trí thờ phượng này.
Việc chúng tôi vận động lấy địa điểm đó làm
nơi tổ chức Đại lễ Phật Đản LHQ 2009, nếu được chính phủ VN đồng ý hoàn
toàn mang một ý nghĩa khác. Trong đại lễ 2008 vừa qua, chính phủ trang
trải cho các dịch vụ thuê muớn Trung Tâm Hội Nghị QG đã chiếm gần 2/3
số tiền viện trợ rồi, giá rất cao (cũng đồng giá hợp đồng đối với các
bộ khác), nên lần này chúng tôi vận động tổ chức tự túc, không nhận
viện trợ của chính phủ. Chúng tôi đã đi khảo sát nhiều nơi. Nơi này có
địa điểm thích hợp về không gian, diện tích, phương tiện chỗ ăn nghĩ,
phương tiện đi lại, chi phí giảm thiểu ở mức độ tối đa nên đề nghị làm
địa điểm tổ chức. Ai thích thì tham dự, ai không thích thì không tham dự,
đó là quyền rất tự do của mỗi người.
Nếu quý vị nào có thiện chí muốn đàm đạo
với chúng tôi, xin quý vị vui lòng gặp chúng tôi. Chúng tôi sẵn lòng
tiếp quý vị trong tinh thần tôn trọng, hiểu biết và học hỏi. Chân thành
cảm ơn qúy đã ưu ái dành cho buổi phỏng vấn có ý nghĩa này.
Cuộc phỏng vấn chấm dứt lúc gần mười một
giờ đêm ngày.
http://www.buddhismtoday.com/viet/doi/phongvandaiducThayNhatTu.htm