Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

 

...... ... .  . .  .  .

HỆ THỐNG ĐẠI HỌC TƯ ĐÀI LOAN

Tham luận hội thảo tại Đại học Đà Lạt ngày 25-26/5/2009

“Về quan hệ Việt Nam Đài Loan trong xu thế quốc tế mới”

Thích Giải Hiền (Trần Trọng Tài)

NCS tiến sĩ Chính sách Hành chính Giáo dục

Đại học Chi Nan, Taiwan


 

___Abstract___

 

Historically, Taiwanese private universities’ foundation and development have been giving great contribution to the need of human resource in economic development in Taiwan for several decades.

The traditional relationship started in economic field between Vietnam and Taiwan should be upheld to culture and education in order to improve the understanding between the two countries.

The purpose of introducing Taiwanese private university system aims to help Vietnamese to clearly understand about Taiwanese education, from that to learn some necessary experience for the development of Vietnamese education in the future.

 

I. Lời mở đầu

 

Lịch sử xây dựng hệ thống giáo dục theo phương Tây tại Trung Quốc cho đến nay đã được 100 năm. Những thập niên cuối của thế kỷ trước, nền giáo dục đại học vẫn dựa vào xã hội là chủ yếu. Như Giáo hội Tin lành Mỹ thành lập trường đại học Đông Ngô và hơn 10 trường đại học khác nữa, Giáo hội Thiên chúa giáo lập trường đại học Chấn Đán, tư nhân Trung Quốc lập đại học Trung Hoa, đại học Trung Quốc, đại học Triều Dương, đại học Nam Khai và đại học Hạ Môn. Riêng chính phủ trung ương chỉ lập trường đại học quốc lập Bắc Kinh, chính quyền tỉnh lập trường đại học Bắc Dương và đại học Sơn Đông. Sau năm 1920 chính phủ bắt đầu thành lập trường đại học Giao thông, đại học công nghiệp Cáp Nhĩ Tân, đại học Đông Nam, từ đó đại học công mới bắt đầu được mở rộng. Đến sau năm 1929 chính phủ ban hành pháp lệnh “Qui trình trường tư thục” các Đại học dân lập tư thục bị hạn chế lại rất nhiều.

Trong thời kỳ Đài Loan là thuộc địa của Nhật chỉ có một trường đại học duy nhất là “Đại học Đế quốc Đài Bắc” (nay là Đại học Quốc lập[1] Đài Loan). Sau năm 1949 khi chính phủ Quốc dân Đảng dời ra Đài Loan đã thành lập bốn trường Công lập là Đại học Quốc lập Đài Loan, Học viện tỉnh lập[2] Sư phạm Đài Loan, Học viện tỉnh lập Công nghiệp Đài Nam, Học viện tỉnh lập Nông nghiệp Đài Trung.

Năm 1954 Đài Loan mới cho phép trường Đại học tư thục đầu tiên được thành lập là Học viện pháp lý Đại học Đông Ngô. Sau đó học viện y khoa Cao Hùng, Học viện Công nghệ kỷ thuật Trung Nguyên, Đại học Đông Hải, Học viện nhân văn quản lý Đạm Giang. Cho đến nay trong hệ thống 121 trường Đại học, học viện độc lập có 73 trường tư thục và hơn 65% sinh viên theo học tại các trường Đại học tư. Điều này phần nào khẳng định vị trí quan trọng của Đại học tư thục tại Đài Loan.

 

II. Quy định pháp luật của hệ thống trường tư tại Đài Loan

Hệ thống trường tư được thành lập khắp các cấp học trong hệ thống giáo dục Đài Loan. Theo thống kê năm 2004 số trường trong tất cả các cấp học tại Đài Loan là 3998, trong đó trường tư thục là 352 chiếm 8,8%. Trường tiểu học 1,1%, trường cấp 2 là 1,5%, trường cấp 3 là 44,6%, trường nghề là 42,2%, học viện là 75,5% và đại học là 54,7%. Về số lượng học sinh thì trường cấp 3 là 35,5%, trường nghề là 59,9%, trường Cao đẳng chuyên khoa, học viện là 90,2% và đại học là 73,3%. Từ các số liệu này cho thấy ở các cấp học Cao hệ thống trường tư thục phát triển mạnh hơn cấp dưới.

Ngoài các trường quân đội và cảnh sát ra, các trường tư đều do tư nhân đứng đơn thành lập. Theo qui định của điều 35 bộ luật trường tư đề án thành lập trường phải tuân thủ mọi qui định của qui định quản lý pháp luật về “tài đoàn pháp nhân”.

Trong tổ chức trường tư khác trường công là hội đồng quản trị. Năm 1924 bộ giáo dục ban bố “Điều khoản đại học Quốc lập” qui định rõ các trường Đại học Quốc lập thành lập hai hội đồng là “hội đồng quản trị” và “hội đồng bình nghị”. Hội đồng quản trị do hiệu trưởng, người của bộ giáo dục phái và mời một số thành viên khác tham gia làm thành viên. Hội đồng quản trị thẩm định dự toán tài chính, kế hoạch phát triển, quyết sách và những vấn đề quan trọng của nhà trường.  “Hội đồng bình nghị” do hiệu trưởng, giáo sư giới thiệu thành viên tham gia quyết định về tổ chức, công tác giảng dạy và một số vấn đề khác của nhà trường. Đến năm 1929 “Pháp lệnh tổ chức Đại học” đã thay đổi qui đình trường Đại học Quốc lập thành lập “hội đồng giáo vụ” thay thế “Hội đồng quản trị” và “Hội đồng bình nghị”.

Năm 1974 chính phủ Đài Loan công bố “luật trường tư” qui định Đại học tư thục phải thành lập hội đồng quản trị từ đây sự tổ chức và vận hành của đại học công và đại học tư thục dần khác biệt. Đến năm 1994 bộ luật Đại học mới được ban hành đã thể hiện sự khác biệt rõ hơn trong vấn đề bầu chọn hiệu trưởng Đại học. Tại trường công do hội đồng giáo vụ đảm nhận việc thỉnh mời thành lập hội đồng tuyển cử, còn Đại học tư do Hội đồng quản trị đảm trách.

 

 

 

Biểu đồ tăng trưởng số lượng các trường Đại học học viện tại Đài Loan

 

Loại hình

Đại học

Học viện

 

Sơ bộ

Chuyên khoa

 

Tổng kết

Niên khóa

Công lập

Tư thục

Tổng số

Công lập

Tư thục

Tổng số

Công lập

Tư thục

Tổng số

1994

15

8

23

17

18

35

58

13

59

72

130

1995

16

8

24

18

18

36

60

16

58

74

134

1996

16

8

24

21

22

43

67

14

56

70

137

1997

20

18

38

21

19

40

78

10

51

61

139

1998

21

18

39

22

23

45

84

6

47

53

137

1999

21

23

44

25

36

61

105

4

32

36

141

2000

25

28

53

24

50

74

127

4

19

23

150

2001

27

30

57

23

55

78

135

3

16

19

154

2002

27

34

61

23

55

78

139

3

15

18

157

2003

32

38

70

19

54

73

143

3

12

15

158

2004

34

40

74

17

53

70

144

3

11

14

158

Chú ý: Số trường mới là 16 trong đó từ 1996 đến 2001 số trường mới là 14 trường

Nguồn tư liệu: Hội thảo năm 2003 về Quản lý kinh doanh trường đại học, Học viện, cao  đảng chuyên khoa

 

III. Nguồn thu nhập của Đại học tư Đài Loan

Tài chính của Đại học tư tại Đài Loan chủ yếu đến từ các nguồn sau

1/ Học phí

Điều 45 luật trường tư qui định “Các trường Cao đẳng chuyên khoa trở lên việc thu các khoản phí của học sinh, sử dụng và mức thu bao nhiêu đều do bộ giáo dục qui định” với nguyên tắc “phí thu từ sinh viên sử dụng cho sinh viên”. Khoản phí thu từ sinh viên bao gồm: tạp phí, tiền ở ký túc xá, tiền sử dụng phòng nghiên cứu, phòng thí nghiệm, tiền tín chỉ…

Nguồn thu chính của Đại học tư vẫn là học phí. Học phí thu vào sẽ ảnh hưởng đến sự vận hành và phát triển của nhà trường nhưng trường tư muốn tăng học phí để tăng nguồn thu nhập thường được bộ giáo dục khuyến cáo là không nên vì phải chú ý đến các nhân tố sau: đặc trưng và công năng của trường, chất lượng giáo dục, phù hợp với giá thành đào tạo, tình hình tài chính của chính phủ, gánh nặng kinh tế của phụ huynh học sinh và nguyên tắc công bình trong cơ hội học tập của người công dân trong xã hội. So sánh với các nước phát triển và khu vực học phí tại Đài Loan thuộc hàng các nước thu học phí thấp trên thế giới. Trong tình hình kinh tế mấy năm gần đây các trường tư đều có xu hướng giảm thấp học phí hơn nữa mà không phải là tăng cao để phù hợp với năng lực chi trả của phụ huynh học sinh.

 

 2/ Đóng góp quyên tặng

Nguồn tài chính quyên góp của trường đại học tư hiện nay không cao. Chủ yếu là đóng góp của học sinh cũ dành cho nhà trường. Chính sách miễn thuế của nhà nước nhiều đến việc đóng góp cho nhà trường nếu đóng góp cho cơ quan nhà nước, trường quân đội, cảnh sát và trường công được miễn 100% thuế thu nhập cá nhân, còn đóng góp cho trường tư chỉ được miễn 25%. Gần đây bộ giáo dục thành lập quĩ xây dựng trường tư nếu thông qua quĩ này để đóng góp cho đại học tư thì sẽ được miễn 50% thuế thu nhập cá nhân.

 

Biểu đồ miễn thuế

20% thuế thu nhập

Đoàn thể giáo dục, văn hóa, công ích, từ thiện

Trường Tư thục cũng thuộc hạng mục này

Tính theo thực chất đóng góp

Quyên tặng cho chính phủ, quốc phòng, lao động quân đội

Trường quân đội, cảnh sát, trường công cũng thuộc hạng mục này

50% thuế thu nhập

Quyên góp cho trường tư

Phải thông qua quĩ xây dựng trường tư, trực tiếp đóng góp chỉ được miễn 25%

Nguồn tư liệu: Điều 17 luật miễn thuế thu nhập

 

Nếu chính sách miễn thuế được điều chỉnh cho công bằng giữa đóng cho trường công và trường tư thì sẽ thúc đẩy việc đóng góp cho trường tư tăng trưởng nhanh hơn.

 

3/ Hợp tác nghiên cứu

Các nguồn thu nhập từ việc mở khóa huấn luyện, nghiên cứu, thiết kế mà nhà trường hợp tác với cơ quan xí nghiệp và xã hội đều thuộc nguồn thu này. Đây là nguồn thu nhập chủ yếu thứ 3 của trường tư sau kinh phí và nguồn tài trợ của chính phủ. Nhà trường cần khuyến khích giáo viên tham gia vào việc nghiên cứu hợp tác để phát triển lãnh vực kết hợp giữa nhà trường và cơ quan xí nghiệp trong quá trình giảng dạy, nghiên cứu và phát triển.

 

4/ Mở các chương trình học và khóa đào tạo

Trường đại học tư mở các khóa đào tạo, các lớp học và chương trình đào tạo thu học phí để tăng thêm nguồn thu nhập.

Các trường đại học tư mở rộng chương trình đào tạo không chính qui lấy chứng chỉ để tăng cao nguồn thu nhập về tài chính trong lĩnh vực này trường tư trở thành đối tượng cạnh tranh của trường công.

Theo tôn chỉ “học tập suốt đời” của Bộ giáo dục, các trường đại học tích cực đầu tư vào việc mở rộng giáo dục, thực hiện vai trò phục vụ của trường đại học. Các trường đại học không ở trung tâm thành phố thì nên lập văn phòng tại thành phố, hoặc kết hợp với các đoàn thể xã hội để cùng chung sử dụng cơ sở vật chất mở rộng chương trình đào tạo, phát triển giáo dục trong cộng đồng xã hội để thúc đẩy mục tiêu học tập suốt đời trong xã hội, tạo cơ hội học tập nâng cao kiến thức.

 

5/ Nguồn tài chính đầu tư

Gồm nguồn tiền lãi trong ngân hàng, tiền đầu tư vào các lĩnh vực khác thu lợi. Nguồn tài chính của các trường đại học tư, ngoài sử dụng trong giảng dạy và vận hành quản lý, nếu được sự đồng ý của hội đồng quản trị có thể dùng một phần để đầu tư vào các lĩnh vực kinh tế khác tạo nguồn thu nhập tài chính. Nhưng hội đồng quản trị thường rất bảo thủ trong việc đầu tư vì những yếu tố bất trắc khó lường trước trong hoạt động đầu tư, đa phần thường là gởi ngân hàng thu lợi tức. Mấy năm gần đây lợi tức tiền gởi ngân hàng Đài Loan gần như 0% càng làm cho nguồn tài chính thu về ngày một khó khăn hơn.

 

6/ Nguồn tài trợ từ Chính phủ

Số lượng sinh viên theo học các trường đại học tư ở Đài Loan nhiều hơn đại học công nên hệ thống đại học tư đã góp phần rất quan trọng trong quá trình phổ cập đại học tại Đài Loan. Luật trường tư qui định Chính phủ phải dành nguồn tài chính tài trợ, và tiền thưởng dành cho các trường đại học tư có thành tích tốt trong đào tạo, nghiên cứu. Nguồn tài trợ dành cho các trường đại học tư vì thế bao gồm tiền tài trợ và tiền thưởng. Bộ giáo dục thông qua các lần đánh giá chất lượng để phân bổ nguồn tài trợ và tiền thưởng. Các đánh giá bao gồm chuyên môn và phát triển giảng dạy, tất cả là 13 tiêu chí gồm đội ngũ giảng viên, giảng dạy, nghiên cứu, nguồn tài nguyên, đặc trưng giáo dục, quốc tế hóa…

IV. Các mối quan hệ tương tác của đại học tư

Trong quá trình vận hành giáo dục đào tạo, nghiên cứu phát triển hệ thống đại học tư chịu nhiều tác động trong các mối quan hệ tổng hòa. Các mối quan hệ này là nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của các trường.

1/ Quan hệ với Chính phủ

Trong Bộ luật đại học qui định mối quan hệ giữa Chính phủ và trường tư qui định về mặt pháp luật làm cơ sở. Quyền của Chính phủ đối với trường tư là cấp phép thành lập.

Trong mối quan hệ này các trường tư phải chịu sự quản lý bởi qui định của hai bộ luật là Luật đại học và Luật thuế đối với đoàn thể xã hội “Tài đoàn pháp nhân”.

Về chính sách, Chính phủ đã điều chỉnh đặt ra nhiều ưu đãi để cá nhân, đoàn thể xã hội, tôn giáo và xí nghiệp tham gia vào quá trình xã hội hóa giáo dục. Trước năm 1940 chỉ có 13 trường, đến năm 2004 đã tăng lên con số 163 trường, trong vòng 23 năm đã tăng lên con số 150 trường.

 

Biểu đồ thời gian tăng trưởng số lượng trường đại học được thành lập

Năm thành lập

1940

1945

1946

1947

1950

1951

1953

1954

1955

Số thành lập

13

2

4

1

1

1

3

4

4

Số tích lũy

13

15

19

20

21

22

25

29

33

 

Năm thành lập

1956

1957

1958

1960

1961

1963

1964

1965

1967

Số thành lập

2

1

5

2

4

3

5

12

9

Số tích lũy

35

36

41

43

47

50

55

67

87

 

Năm thành lập

1968

1969

1970

1971

1972

1974

1975

1977

1979

Số thành lập

5

7

3

4

2

1

1

1

3

Số tích lũy

92

99

102

106

108

109

110

111

114

 

Năm thành lập

1985

1986

1987

1988

1989

1990

1991

1992

1994

Số thành lập

1

3

2

3

4

4

2

1

4

Số tích lũy

115

118

120

123

127

131

133

134

138

 

Năm thành lập

1995

1996

1997

1999

2000

2001

2004

Số thành lập

4

2

3

5

8

2

1

Số tích lũy

142

144

147

152

160

162

163

Nguồn tư liệu: tổng hợp từ http://www.edu.tw

 

Chính phủ khuyến khích tư nhân lập trường là vừa liên kết vừa hợp tác để mở rộng và phổ cập giáo dục đại học nhằm bù đắp nhu cầu nguồn nhân lực xã hội mà đại học công không thể đáp ứng hết.

 

Biểu đồ phân bố trường đại học tại Đài Loan

 


 

Vùng

Trường

Đài Bắc

Đào Viên

Tân Trúc

Miêu Lật

Đài Trung

Chương Hóa

Nam Đầu

Vân Lâm

Gia Nghĩa

Đài Nam

Cao Hùng

Bình Đông

Nghi Lan

Hoa Liên

Đài Đông

Kim Môn

Mã Tổ

Bành Hồ

Tổng hợp

18

13

9

9

11

4

0

Y khoa

6

3

4

4

5

1

0

Công thương

17

6

8

10

10

4

2

Nghệ thuật

3

0

0

1

0

0

0

Thể dục

1

1

1

0

0

0

0

Sư phạm

3

1

2

1

2

1

0

Quốc phòng trị an

1

2

0

0

1

0

0

 

49

25

24

25

29

10

2

Nguồn tư liệu: tổng hợp từ http://www.edu.tw

 

 

2/ Quan hệ với công ty xí nghiệp

Các công ty xí nghiệp thành lập trường đại học để đào tạo nguồn nhân lực, nghiên cứu và phát triển công ty, hoặc với hình thức đóng góp tài chính để trở thành thành viên hội đồng quản trị. Nhưng để khống chế sự can thiệp quá sâu của công ty xí nghiệp thông qua hội đồng quản trị, Bộ giáo dục đã qui định rõ tư cách và những hạn chế về thành viên hội đồng quản trị trong Bộ luật trường tư.

Các công ty xí nghiệp sẽ đưa phương cách quản lý tiên tiến vào nhà trường tạo nên sự đổi mới trong quản lý hành chính. Nhà trường bằng hình thức BOT để kết hợp công ty xí nghiệp xây dựng quản lý kinh doanh ký túc xá giúp nhà trường giải quyết được nhưng khó khăn theo chính sách hai bên cùng có lợi.

Sự kết hợp giữa nhà trường và xí nghiệp sẽ giải quyết được khó khăn về tài chính, đưa được những đề án nghiên cứu trong nhà trường trước đây chỉ thuần lý luận sẽ đi vào thực tiễn theo nhu cầu xã hội, lại giải quyết được học và hành cho sinh viên, chuyển giao thành quả nghiên cứu để cho công ty xí nghiệp đưa vào sản xuất tăng thu nhập tài chính cho nhà trường.

 

Bảng tổng kết cá nhân đoàn thể lập trường đại học tư Đài Loan

Đoàn thể tôn giáo

Cá nhân hay gia tộc

Công ty xí nghiệp

Tin lành

Thiên chúa giáo

Phật giáo

Tập đoàn lớn

Xí nghiệp vừa và nhỏ

Đại học Trung Nguyên, đại học Đông Hải, đại học Đông Ngô, đại học Trường Vinh, đại học Chân Lý

 

 

Đại học Phụ Nhân, đại học Tịnh Nghi

Đại học Hoa Phạm, đại học Từ Tế, đại học Huyền Trang, đại học Nam Hoa, đại học Phật Quang

Đại học Danh Truyền, đại học Thế Tân, đại học Thực Tiễn, đại học Y khoa Đài Bắc, đại học Đạm Giang, đại học Văn Hóa, đại học Y dược Trung Quốc, đại học Y dược Trung Sơn, đại học Y Cao Hùng, đại học Phùng Giáp, học viện quản lý Hưng Quốc, học viện quản lý và sức khỏe Đài Trung, học viện quản lý kỹ thuật Đảo Giang, học viện quản lý Chí Viễn

Đại học Trường Canh, đại học Nguyên Trí, đại học TaTung, đại học Đại Diệp, đại học Nghĩa Thủ

Đại học Trung Hoa, đại học Nam Khai, học viện quản lý Minh Đạo, học viện quản lý Lập Đức, học viện quản lý sức khỏe Kinh Quốc

            Nguồn tư liệu: tự tổng hợp

 

3/ Quan hệ với các trường tư

Mối quan hệ giữa các trường tư là mối quan hệ hợp tác và cạnh tranh. Trong xu thế mới các trường cần hợp tác để phát triển trong tất cả các lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu, công nhận tín chỉ, liên minh thư viện, sử dụng cở sở vật chất thiết bị, phong thí nghiệm, nguồn thông tin tư liệu, mở rộng liên minh trong quan hệ quốc tế cùng phát triển.

V. Kết luận

Trong phạm vi bài tham luận chỉ có thể giới thiệu một cái nhìn tổng quát về hệ thống đại học tư Đài Loan.

Quá trình xã hội hóa giáo dục tại Đài Loan để phát triển nguồn nhân lực, nâng cao giáo dục xã hội với kinh nghiệm phát triển của nó phần nào sẽ là bài học tích cực cho Việt Nam  trong giai đoạn phát triển giáo dục của đất nước hiện nay.

Những kinh nghiệm quản lý và đánh giá chất lượng giáo dục đại học tại Đài Loan cũng sẽ là kinh nghiệm quí báu cho công cuộc chỉnh đốn nâng cao chất lượng giáo dục tại Việt Nam.

Thay đổi điều chỉnh những chính sách và kiện toàn hệ thống pháp luật làm cơ sở để chấn chỉnh và phát triển hệ thống giáo dục của đất nước bằng cách ban bố các bộ luật đại học, luật trường tư... là rất cần thiết đối với sự nghiệp giáo dục tại Việt Nam.

Những sai sót và thực tế khó khăn của hệ thống giáo dục đại học của Đài Loan nói chung và trường tư nói riêng là bài học bổ ích giúp cho giáo dục Việt Nam không bước vào vết xe đổ để khỏi phải trả giá trong tương lai.

Quan hệ hợp tác toàn diện giữa các nước sẽ là mối quan hệ tương tác các bên cùng có lợi trong mọi lĩnh vực nhất là kinh tế, văn hóa và giáo dục.

 

 

 

 

 

 

 

 

Tài liệu tham khảo:

 

1. 大學法修正草案總說明(2005) 。取自

http://www.nta.org.tw/hotlawfile/174-main01.pdf

2. 大學法修正草案條文對照表(2005) 。取自

http://www.nta.org.tw/hotlawfile/174-main01.pdf

3. 內政部(2006)。內政統計年報—育齡婦女生育率。台北:內政部。

4. 王憲筠(2003)。國內外經營環境改變下我國私立大學院校競爭策略之探

討。元智大學管理研究所碩士論文,桃園。

5. 台灣評鑑協會(2005) 94 學年度大學評鑑報告。取自

http://www.twaea.org.tw/report.html

6. 行政院主計處(2007) 96 年速報統計表。取自

http://www.dgbas.gov.tw/mp.asp?mp=1

7. 行政院經建會(2005)94~104 年科技人力中長期供需趨勢推估。取自

122

http://www.cepd.gov.tw/upload/MANP/Plan/941213talent%20S%20&%20D

@590859.56430441@.pdf

8. 行政院教育改革推動委員會(2003)2001 年教育改革之檢討與改進會議

修正說明書。台北:行政院教改推動委員會。

9. 李宜芳(2000)。教育部補助與公、私大學辦學績效之評估。國立台北大

學財政學系碩士論文,台北。

10. 吳壽山(2001)。私校經營與財務發展策略。廿一世紀私立大學經營發展

策略與提升競爭力研討會會議文集,頁85-119

11. 私立學校法修正草案條文對照表。(2005) 。取自

http://www.ey.gov.tw/public/Attachment/610269551971.pdf

12. 邱觀彥(2006)。私立大學競爭優勢評估指標之研究。銘傳大學資訊管理

學系碩士在職專班碩士論文,台北。

13. 《教育 與 社會研》第十期 (2006/1) pp.65-92.

14. 高時良(1994);《中 國 教 會 學校 史》。湖南:湖南教育出版社。

15. 黃士嘉(2002)<私立學校之問題、成因及其改善之道>。《教育資料與研究》47: 95-99.

16. 朱苟一、戴華(1996),《教育鬆綁》。台北: 遠 流 出版公司.

17. 林本炫(2004)<台灣高等教育的另一側面:基督書院>。《思與言》42(3): 93-128

 

 

 

 


 

[1] Quốc lập do chính phủ trung ương cấp phép thành lập

[2] Tỉnh lập do chính quyền tỉnh cấp phép thành lập

http://www.buddhismtoday.com/viet/gd/hethongdaihocDaiLoan.htm

 


Cập nhật: 21-5-2000

Trở về mục "Giáo dục Phật giáo"

Đầu trang