- “Thần
khải” là gì?
Kính bạch Thầy,
Thầy vui
lòng cho con hỏi, trong bài Ðạo Phật là một Triết học hay là một Tôn giáo
của Thạc Ðức có từ “thần khải”, con không hiểu từ này nghĩa gì?
Mong Thầy giúp cho.
Con xin cảm ơn.
Quảng Tiến
– Phan Duy Bình.
*******
Xin chào Phật
tử Quảng Tiến,
Trước nhất,
Thầy xin thay mặt quý Thầy Cô tán thán tinh thần cầu học của Phật tử.
Cầu chúc Phật tử luôn có tinh thần cầu học như vậy.
Từ thần
khải được Thầy Thạc Ðức sử dụng nhiều lần trong bài trên để nhấn
mạnh rằng Phật giáo không phải là một tôn giáo thuần tín ngưỡng như
nhiều người hiểu. “Thần” là thần linh. Khải là ban xuống. “Thần
khải” trong tiếng Anh có vài từ tương đương như “revelation”, “apocalypse”
hoặc “divine word”, nghĩa là những chân lý được Thượng Đế ban xuống
(divine truth) thông qua một tín đồ hoặc vị lãnh đạo tín đồ. Từ “huyền
khải” và “mặc khải” cũng được dùng như các từ đồng nghĩa với
“thần khải.”
Khái niệm
“thần khải” này xuất hiện rất
nhiều trong các tôn giáo hữu thần như: Bà-la-môn giáo (nay là Ấn giáo),
Do Thái giáo, Thiên Chúa giáo, Hồi giáo. Họ tin rằng có một Thượng Đế
toàn năng, chúa tể của muôn loài, tạo nên vũ trụ vạn hữu. Các tôn
giáo này đều cho rằng có một đấng Tạo Hóa hay Hóa Công sáng tạo ra mọi
thứ trên đời. Các kinh mà ngày nay được gọi là “Thánh kinh” như bốn
bộ Vệ-đà (Veda) của Bà-la-môn giáo, Cựu Ước (Old Testament of
the Bible) của Do Thái giáo, Tân Ước (New Testament of the Bible) của
Thiên Chúa giáo, Kô-ran (Qur’an) của Hồi giáo đều cho rằng Thượng
Ðế đã ban truyền những thông điệp này xuống trần gian thông qua các vị
giáo chủ.
Ngược lại,
Phật giáo không tin như vậy. Tất cả những gì được ghi lại trong Kinh
đều do đức Phật hoặc chư đại đệ tử của đức Phật, hoặc sau này
các vị đại Bồ-tát trước thuật, chứ không có một đấng Thượng Ðế,
hay một vị thần linh nào nhập vào ai rồi tuyên thuyết. Ðây là điểm khác
biệt căn bản của đạo Phật với các đạo khác.
Chúc Phật
tử Quảng Tiến luôn luôn mở rộng kiến văn và tu hành tinh tấn.
http://www.buddhismtoday.com/viet/hopthu/thankhai2.htm