Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
Các thuật ngữ Phật học
Lê Anh Huy hỏi, Thích Giác Hoàng trả lời

 

1) Trong từ điển Phật học của quý ví có dịch chữ “Sở tri chướng” như vầy: Hindrance of the one’s own knowledge, the barrier of the known, arising from regarding the seming as real.

Tôi nghĩ Sở tri chướng nên dịch như vầy: The hindrance to the truth or enlightenment due to your own knowledge.

2) Xin quý vị cho biết Duy thức học tiếng Anh gọi là gì?

3) Xin cho biết Bồ-tát hạnh tiếng Anh gọi là gì?

Xin cảm ơn quý vị rất nhiều.

Nguyện xin Thiên Chúa bao phủ tình yêu thương của Ngài lên quý vị.

Huy.

*******

 

Chào Anh Huy,

1) Sở tri chướng, tiếng Sanskrit là Jn~eyaavarn.a (chữ n có dấu ngã, a dài như dấu huyền và n có chấm nặng). Chữ này là danh từ kép được kết hợp bởi hai thành tố: i) Jn~eya, vốn có nghĩa là “có thể nhận thức được” (cognizable) hoặc là “vùng hay cơ sở nhận thức (the region or basis of knowledge); ii) aavaran.a có nghĩa là  vật chướng ngại, thuật ngữ chỉ cho sự tham ái hoặc si mê làm ngăn trở sự giác ngộ (a screen, barricade, partition, a term for the passions or any delusion which hinders enlightenment). Do đó, “Jn~eyaavarn.a” có nghĩa là “sự chướng ngại của hiểu biết”. Nghĩa là do sự chấp chặt kiến thức, sở kiến, sở văn của mình, không biết cách xả ly pháp đó, khư khư ôm giữ lấy pháp đó, gọi là sở tri chướng.

Trong Phật Quang Từ Ðiển (đĩa CD), sở tri chướng được định nghĩa như sau:

“Phạn văn: Jn~eyaavarn.a, chỉ chấp trước ư sở chứng chi pháp nhi chướng tế kỳ chân như căn bản trí. Hựu tác trí chướng, trí ngại. Vi nhị chướng chi nhất, phiền não chướng chi đối xưng. Vị chúng sanh do ư căn bản vô minh hoặc, toại mê muội ư sở tri chi cảnh giới, phú tế pháp tánh nhi thành trung đạo chủng trí chi ám chướng ngại, cố xưng trí ngại.”

Nghĩa là:

       Sở tri chướng, tiếng Phạn là Jn~eyaavarn.a, chỉ sự dính mắc nơi pháp chứng được, làm che mờ chân như, căn bản trí. Còn được gọi là “trí chướng” hoặc là “trí ngại”. Sở tri chướng là một trong hai chướng, chướng còn lại gọi là “phiền não chướng”. Chúng sanh do căn bản vô minh, bị mê muội nơi cảnh giới của sự hiểu biết, làm che lấp pháp tánh, chướng ngại ở nơi trung đạo chủng trí, cho nên gọi là ‘trí ngại”.

Cuốn Từ Ngữ Phật Học Việt Anh của Đồng Loại - Trần Nguyên Trung thì định nghĩa như Anh Huy trình bày: Hindrance of the one's own knowledge; the barrier of the known, nghĩa là “sở tri chướng là chướng ngại của tri thức; là chướng ngại vật của sự hiểu biết, phát sinh do lầm nhận cái bên ngoài cho là thật. Xét câu trên dịch như vậy cũng một phần nào  tương đối sát với nghĩa của từ, nhưng câu dịch sang English của Anh Huy “The hindrance to the truth or enlightenment due to your own knowledge” nghĩa là sự chướng ngại đối với chân lý hoặc sự chướng ngại cho sự giác ngộ do kiến thức của mình. Dịch như vậy cũng khá rõ, nhưng theo người viết thì “the hindrance to the enlightenment due to one’s own knowledge” thì chuẩn hơn. Theo Phật giáo, chữ “truth” (chân lý)  không có nghĩa tương đương với trạng thái tâm chứng hay trạng thái giác ngộ của các hàng Thánh giả.

2) Duy Thức học tiếng Anh gọi là gì?

Phần lớn các sách đều dịch là “Conciousness-only theory” , có nghĩa là học thuyết Duy Thức. Vì Duy Thức học không có nghĩa là một môn học như toán học, vật lý học, hay Phật học mà nó chỉ là một học thuyết, quen gọi ngắn là “duy thức học”.

3) Bồ-tát hạnh nghĩa là hạnh của một vị Bồ-tát, tiếng Anh viết là: “The way or discipline of a Bodisattva” như định nghĩa của Ðồng Loại - Trần Nguyên Trung trong Từ Ngữ Phật Học Anh Việt, hoặcA guide to the Bodhisattva"s way of life” như bản dịch tiếng Anh của Stephen Batchelor về tác phẩm Bodhicaryàvatàra của ‘Sàntideva.  Bản dịch Việt ngữ Bồ-tát hạnh của Thầy Trí Siêu cũng đã được đưa vào mạng.

Cầu mong giáo pháp của đức Phật  lan tỏa khắp nhân gian để hóa giải những căn bệnh trầm kha của tất cả chúng sanh.

Cầu chúc Anh Huy luôn khỏe và cuộc sống nội tâm luôn được thăng hoa.

http://www.buddhismtoday.com/viet/hopthu/thuatnguPhathoc.htm

 


Vào mạng: 1-5-2002

Danh sách các câu hỏi Phật học

Đầu trang