Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .
Phương Pháp Khoa Học Đối với Phật Giáo
Francis Story
Chuyển ngữ: Tịnh Quang-Tịnh Anh

     Nhà khoa học trứ danh Bertrand Rusell đã tóm tắt  lập trường về quan điểm Triết học hiện đại như sau:”Giả sử vật lý học mà ông ta đại khái trình bày đúng, chúng ta có thể biết nó là đúng hay không? Và nếu câu trả lời là đúng trong sự khẳng định, điều này có bao hàm sự hiểu biết về các chân lý khác bên cạnh những lý thuyết về vật lý không? Chúng ta có thể nhận thấy rằng, nếu thế giới như vật lý học tuyên bố nó không phải là một tổ chức biệt lập để chúng ta có thể hiểu được nó là cái này hoặc cái kia. Nếu môt tổ chức có thể tự hiểu nó là như vậy, nó phải biết một vài điều khác hơn vật lý học, nhiều nguyên tắc đặc biệt nào đó có thể suy diễn.( “Physis and Experience”, Cambride University Press)

     Lập trường này đòi hỏi một chút giải thích mở đầu. Vào những ngày khi khoa học được tin tưởng nắm giữ chiếc chìa khóa với tất cả sự bí mật của vũ trụ. Sự lý giải hão huyền về đời sống tiếp tục thống trị không thể chố cãi. Khoa học, nó đã là quan điểm, chỉ có di chuyển cái chìa khóa-nghĩa là mở hạt nguyên tử ra để khám phá-và tất cả căn nguyên hiện tượng vật chất sẽ được phơi bày. Tất cả tiến trình đời sống và tư duy được tin tưởng rằng có một nguồn gốc và căn bản cụ thể, và không có cơ sở dành cho những khái niệm về Tôn giáo siêu nhiên. Mọi thứ là sự tiến hành máy móc đối với nguyên do và hệ quả, không có gì vượt quá.

     Tính hiển nhiên oh của vật lý học đến mức nó đi ào ào, và đã chứng minh qua những sự phát minh về Thiên văn học, Tâm lý học và thuyết Tiến hóa Darwinian, điều mà nhà khoa học cho rằng họ hiểu thế giới tự nhiên với những tiến trình nguyên tử rõ ràng. Nếu lập trường liên quan trực tiếp và ảnh hưởng đối với tất cả những phần thuộc về nguyên tử trong vũ trụ ở bất kỳ phút giây nào đó đã đưa ra là đuợc biết đến, mỗi một biến cố tương lai trong không gian và thời gian đã có thể dự đoán một cách chính xác. Nó là câu hỏi duy nhất về việc tiếp thu dữ liệu.

     Trong khi chìa khóa thời gian đã chuyển hướng, việc lập trình về nguyên tử đã đựợc giải thích, nhưng nó đã tìm đến sự phân giải với chính nó tạo thành tiềm năng. Một chu trình biến hóa từ một hình thái của sự phóng xạ trở thành cái khác, một chu kỳ liên tục của sinh và diệt của những hạt điện tử. Và sự khám phá về việc thay đổi cơ khí lượng tử khác đã bước vào kế hoạch lập trường quan hệ nhân quả đã được chấp nhận.

     Điều này được hiểu rằng, mặc dầu nguyên tắc về Tính có thể dự đoán vẫn đúng với những số lớn đối với những tiền tố nguyên tử, nhưng nó không làm căn cứ cho yếu tố về thuyết định mệnh vốn không tuyệt đối, nó có thể ứng dụng duy nhất cho việc thống kê hoặc số học, nơi mà nhóm nguyên tử lớn đang đang còn phối hợp nhau. Khái niệm mới này đã mở ra con đường với những gì được gọi là nguyên lý không vững chắc.

     Từ quan điểm Triết học, đó là sự trình bày một cách chính xác, không liên quan đến các nhà khoa học thuần túy-những người chỉ bận tâm đến các sự nghiên cứu hiện tượng không liên can chính nó. Nguyên tắc không vững chắc này làm cơ sở cho quan điểm tự nguyện, điều này thiếu vắng tư tưởng cần thiết về một vũ trụ được xác định hoàn toàn bởi nguyên lý quan hệ về nhân được xác định là không biến đổi.

     Với sự thay đổi hơn từ khái niệm Tĩnh đến Động của vật chất, khoa học đã không thay đổi học thuyết Duy vật của họ, bởi vì khoa học bằng tự nhiên của nó phải nắm bắt nội dung hoặc tính chất của sự vật với những điều mà nó đang hoạt động, nhưng một sự thay đổi triệt để đã xảy ra trong những khía cạnh tư tưởng nhận thức của chính nó, con người, và công việc tư duy của ông ta là một phần của vũ trụ, và sự khảo sát của ông ta về hiện tượng của nó giống như một người nhìn vào thao tác bộ óc của chính mình. Ông ta đang nhìn vào đó với cái mà ông ta đồng nhất chính mình. Ông ta không thể đi ra ngoài và quan sát nó một cách khách quan. Bức tranh của vũ trụ đã hiện diện xuyên qua những giác quan của ông ta thì hoàn toàn khác biệt từ bức tranh đã đựơc cho bởi vật lý học. Nơi mà tri giác của ông ta bảo với ông ta sự kiên định từ vật chất, vật lý học bảo với ông ta không có gì ngoài sự sắp xếp của những trạng thái thay đổi không ngừng của sự sinh diệt nhanh chóng, và hơn nữa , những hình thái rắn chắc đó thật sự không có gì, nhưng những biến cố trong không-thời gian thì liên tục, và cái gọi là chủ thể vật chất chính là không gian chủ yếu của chính nó. Không có một thể đồng nhất như thế khi chúng ta hiểu sự giới hạn. Nó đơn thuần là sự quy ước diễn dịch dựa trên dữ liệu lừa dối được cung cấp bởi những giác quan của chúng ta, chỉ có thể có nghĩa tiếp xúc với những biến cố ngoài tự thân và dữ liệu của vật lý học, tương tự như thế, nó phải ảnh hưởng đến chúng ta xuyên qua những giác quan. Do đó vấn đề xuất hiện, chúng ta có thể biết nó luôn luôn là hình ảnh nào đó được đại diện bởi vật lý là một điều đúng? Hình ảnh này, nó phải bị hồi tưởng là một hình ảnh thuộc về lý thuyết thuần túy, nó là một đề tài lớn của những công thức toán học, từ tư tưởng phải tạo nên bất cứ sự tưởng tượng nào tương đương mà nó có thể. Vũ trụ của vật lý là một khái niệm hoàn toàn của trí óc, chúng ta không thể tạo ra bất kỳ hình ảnh nào về không gian và thời gian nhiều chiều của Einstein, cho nên chúng ta phải dựa vào bằng chứng của toán học, điều này để lộ một khía cạnh mới hoàn toàn nằm ngoài phạm vi kinh nghiệm thông thường của chúng ta. Tuy nhiên nhà vật lý học đã đi đến sự ngờ vực ngay cả công việc đối với quan điểm của chính ông ta, từ đó nó là một phần chính nó của sự bịa đặt hoàn toàn không thật, và thế là ông ta phải thúc đẩy với việc tự đặt câu hỏi để thay đổi “nếu vật lý học là đúng, thì nó có thể cho chúng ta biết nó là đúng?” Toàn bộ sự liên hệ từ chủ thể này đến chủ thể khác là như vậy đã quy về câu hỏi. Khi sự chú tâm đã ghi vào ấn tượng thì chúng ta gọi là “quán chiếu một chủ thể”, chúng ta có thể là cái gì đó mà sự vật đã được thấy thực sự tồn tại bên ngoài chúng ta, hoặc có bất kỳ biến cố nào đó xảy ra trong không-thời gian chứa đựng sự tương đồng không đáng kể với những gì mà chúng ta suy tư hoặc thấy được? Khoa học có thể không cho chúng ta sự đảm bảo đối với điểm này.

     Quan điểm khoa học về hiện tượng vũ trụ đã tác động đến bệ đài này. Và dường như không thể đi qua nó, để thấy hình ảnh trong sự hoàn hảo của chính nó, một tư tưởng được đòi hỏi tự thân nó không liên lụy trong tiến trình hiện tượng, một tư tưởng siêu việt là bên ngoài lãnh vực của quan hệ nhân quả và sự liên hệ từ chủ thể này đến chủ thể khác. Nó phải biết vài điều khác hơn vật lý học.

      Đến nay, khoa học đã hỗ trợ cho chúng ta với phương pháp của chính nó, để hiểu những nguyên lý Phật giáo về Vô thường (anicca), Khổ (Dulkha) và Vô ngã (Anatta), với sự giải thích mà nó đem đến cho thế giới là sự dung hòa hoàn hảo qua triết học Phật giáo “tiến trình hằng chuyển của vũ trụ” đẩy lùi cái Không cố hữu về vật chất là nguyên tắc cơ bản của Phât giáo. Sự vận hành đã được quan sát một cách thực tế trong đỉnh của oh thiền định. Những thành phần nguyên tử đã được thấy và hiểu, và cái khổ của sinh và diệt đã tạo thành sự hiểu biết của chính nó với tư tưởng, chấm dứt sự đồng hóa mà hắn ta vận hành với những gì mà chúng ta gọi là “tôi”, ảo tưởng Sakkaya-ditthi (hành uẩn). Sự hiểu biết siêu phàm của Phật giáo bắt đầu nơi mà khoa học từ bỏ, nhưng bởi Phật giáo đã y cứ vào tri giác trực tiếp đối với chân lý cuối cùng, nó chỉ thuộc về tự nhiên mà những khám phá của khoa học phải củng cố như họ đang làm hôm nay.

     Toàn bộ tiến trình ảo thuật sinh và diệt của hiện tượng có thể được bao hàm trong từ ngữ “Maya”. Từ này thường được dịch như “ảo tưởng” nhưng mà không chính xác hoàn toàn, lãnh vực của Maya là sự quan hệ chặc chẽ, nghĩa là nó hiện hữu trong tầng số của chính nó, nhưng nó không xác thực trong bất kỳ ý thức tuyệt đối nào. Với sự vận hành nhận thức trên tầng số tương tự, hoặc giống như tầng số rung động. Một thể rắn là sự đồng nhất chính xác khi nó xuất hiện xuyên qua Panca-dwara của những giác quan. Nhưng với sự tác dụng nhận thức trên một cấp số khác nhau, sự đồng nhất sẽ được thấy trong một chiều khác biệt; nó sẽ xuất hiện như vật lý nói với chúng ta nó là, một sự tập hợp của phân tử trong sự chuyển động liên tục, cái thể khối vẫn được thấy như mãnh lực không gian, với những phân tử rộng đã chia ra, giống như những ngôi sao trên bầu trời, và chỉ có những cánh đồng trong khoảng không với ảnh hưởng điện từ của lực hút và lực đẩy. Ngay như phương pháp liên hệ tương tự với những hệ thống hành tinh của vũ trụ là được thiết lập chung nhau. Từ một tầng số khác nó sẽ được đơn giản như thao tác của một nguyên tắc. Và từ mặt phẳng khác của ý thức nó sẽ tìm thấy sự không tồn tại, ở đây có thể là sự trống không, hoặc Pháp không. Mặt phẳng đó sẽ nằm bên ngoài của vòng quan hệ nhân quả, một trạng thái không thể suy lường với tuệ giác vốn có, điều này phụ thuộc trên những biến cố trong không gian-thời gian với sự hiểu biết của chính nó, và chúng ta có thể coi như nó tương đương với trạng thái cơ bản của Nibbania (Niết bàn). Trạng thái này không sinh mà cũng không diệt. Sự liên tục của không gian và thời gian của khái niệm về hiện tượng đã được vượt qua với sự vô tận, trạng thái vô điều kiện sẽ có thể đạt tới.

     Những tầng số cao của ý thức trong cái thể khối thì được thấy trong những khác biệt, mỗi chiều hướng với những khía cạnh phi vật chất hơn cái đứng trước nó, có thể được xem như bốn Brahma-viharas (trụ xứ thanh tịnh), nơi mà ý thức đã được tự do từ ảo tưởng vật chất thô phù và những cảm thức thay cho định luật thống trị tiếp sức để biết nó. Cuối cùng, “vật chất” đó chỉ là sự biểu lộ của những qui tắc trên, xuất hiện trong những khía cạnh khác biệt trên những mặt phẳng khác nhau của sự nhận thức. Với Kamavàcara- citta (tâm), hoặc hình thái Rupa (sắc)xuất hiên đồng nhất, và trên tầng số đó nó là những gì mà nó xuất hiện; nhưng ý thức nhìn nó trong ánh sáng của Pháp, định luật nhân quả trở nên rõ ràng, và trong vị trí của Rupa thì ba đặc tính thích hợp đã được nhận ra là Vô thường, Khổ và Vô ngã. Có ba dấu hiệu mà người ta đã đi đến sự kết thúc cuối cùng của chính mình trên mặt phẳng trí tuệ, họ đi tới điểm thấp nhất trong việc nhận thức về hiện tượng vật chất, nhưng điểm bí mật cuối cùng của nó vẫn xuyên qua chính họ. có nhiều kiếp sống trước kia, cái mà tư tưởng không có khả năng khảo sát, bởi vì vòng nhân quả trong chiều hướng chuyển động đã hoàn thành. Trạng thái kế tiếp của sự phát triển phải nằm trong một khía cạnh khác biệt. Xảy ra trọn vẹn để mang đến một sự tái định hướng của tất cả quan niệm chúng ta đối với con người và không gian của nó trong mô hình vũ trụ, và nó tiêu biểu với một lợi thế cao cho cả quan điểm Duy tâm và Duy vật đã thịnh hành trước đây. Giống như mọi thứ khác, nhân tố xoay quanh trong một vòng tròn, giáp điểm với sự hạn chế của suy tư thuộc về nhận thức, và điểm nhọn xung quanh mà nó xoay là sự khác nhau của tiến trình phân biệt đang được nghiên cứu từ “bản ngã”, đang khảo sát nó. Đây là sự chướng ngại căn bản Sakkaya-ditthi, bởi vì sự thực thì không có “tự ngã” tách rời tiến trình. Với quan điểm hiện đại thì không có cái như là “tôi”, thế giới là sự đối thoại ngữ pháp một cách đơn thuần, mỗi một thế giới mà bây giờ chúng ta biết thuộc về quá trình của tư tưởng, có thể được trình bày không qua ngôn ngữ. Chúng ta hiểu điều này cũng đã dựa vào những thẩm xét của Bertrand Rusell và những nhà nghiên cứu khác.

     Những khám phá của Vật lý học có bản đối chiếu trong tâm lý học. Trong sự phân tích đối với sự vận hành thuộc về tâm linh là sự phối hợp cao của hành vi che dấu và được mang ra ánh sáng, và xác định những quan hệ nguyên nhân đã tùy thuộc giữa cấp độ ý thức và không ý thức của tư tưởng. Những điều không ý thức thì được lưu trữ trong kinh nghiệm tích lũy của cá nhân, cung ứng những khuynh hướng để thúc đẩy những hành động ý thức. Cho nên nó có thể đồng nhất với Bhavanga (tiềm thức), hoặc Đời Sống Liên Tục, điều này thay thế vị trí của bất kỳ thực thể liên hệ nào giữa phương diện ý thức và sự nối tiếp. Giáo sư William James là nhà tâm lý học đầu tiên tạo ra công thức học thuyết Point-moments (điểm khoảnh khắc) của ý thức. Ông ta chứng minh rằng những Points-moments này là sự sinh ra và biến mất trở lại trong sự tiếp nối nhanh chóng, do vậy nó phát sinh ấn tượng về một thực thể tiếp nối, trong khi chúng nó thật sự chỉ là những phần Vi phân của chuỗi kế tiếp, mỗi sự tồn tại với một phân số của một kẻ hở của tích tắc giây, và rồi diệt mất để nhường chỗ cho sự kế tiếp của nó. Thực tế, chúng nó giống như hàng ngàn bức tranh Tĩnh học trên một cuộn phim, khi nó chạy qua máy chiếu, tạo thành những ảo giác về hình ảnh di động một chiều. Xa hơn, chúng ta chỉ biết được về sự rời rạc trong khoảnh khắc diệt của nó, bởi vì chúng nó thỉnh thoảng được gọi là những chỗ chết, và những ý thức tổng hợp thì còn tùy thuộc ở trên ký ức.

     Điểm khoảnh khắc này, phát triển trong sự phục tùng với định luật nhân quả, mỗi cái có nguồn gốc nguyên nhân với cái đi trước nó, nhưng không có sự liên hệ khác giữa chúng nó. Trong những chiều hướng tâm lý mà chúng ta chợt bắt gặp là tiến trình nhân quả và trong trạng thái liên tục của sự thay đổi không ngừng trong tư tưởng. Lần nữa, như trong vật lý học, chúng ta chỉ tìm sự quan hệ về nguyên nhân và sự phân tích A tỳ Đạt Ma có tác dụng tốt trong mọi chiều hướng của đời sống.

     Freud đã tiến thêm với lập trường đối với mỗi một hành vi rõ ràng của sự tỉnh thức bị xúi dục bởi một nguyên nhân đứng trước, và không có quan điểm nào có thể xuất hiện một cách tự động. Điều mà ông ta chứng minh về “ Tâm Lý Học Đời Sống Hằng Ngày” của ông ta. Khi nguyên nhân đã không thể tìm được trong ý thức, ông ta tìm nó trong vô thức. Những sự nghiên cứu của ông ta đã hướng dẫn ông ta đến học thuyết gọi là accidents (sự tình cờ) vốn là kết quả mong mỏi của tiềm thức, trong thực tế chúng nó đã được quản lý bởi tiềm thức vì những lý do của chính chúng. Học thuyết này đã được tranh luận bởi những nhà nghiên cứu về sau, tuy nhiên Freud đã tập hợp một khối lượng kinh khủng cho việc chứng minh trong khi nghiên cứu về nó.

     Dựa theo quan điểm Phật Giáo, điều này xuất hiện ít nhất một chân lý cục bộ. Bởi vì ở tầng vô thức của tâm chứa đựng những khuynh hướng và sự thiên lệch về cá nhân, đây là những ảnh hưởng của Nghiệp đã tích lũy, nó là sự hoạt động của phần ý thức đó để xác định những kinh nghiệm và những biến cố của đời sống chúng ta. Nó không phải là ý chí vô thức tác động những biến cố, bởi vì nó có sự tự nhiên duy nhất của tiềm thức(bhavanga), một sự luân chuyển đã trực tiếp bởi những tư tưởng tập khí của quá khứ, và thiếu đi đặc tính của ý chí-một đặc trưng của giác ngộ; tuy nhiên những biến cố, chẳng hạn như accidents được xác định một cách chắc chắn bằng vô thức trong sự tháo gỡ những chức năng máy móc của nó về việc phóng chiếu những tình thế trên để thiết lập những kinh nghiệm cá nhân trong tình trạng giống với Kamma (Nghiệp) “Mano Pubbangama dhamma; manosettha, manomaya,” “Muôn pháp khởi động từ tâm, tâm là vị lãnh tụ, mọi thứ đều do tâm tạo”. Sự sai lầm đơn thuần của Freud là ông ta mắc phải một sự nhận thức cục bộ về phương pháp nhân quả trong tiềm thức đối với hoạt động của ý chí. Đó là tại sao học thuyết của ông ta chẳng bao giờ được chứng minh một cách hoàn hảo, mặc dù có tỷ lệ kết quả cao trong những cuộc thí nghiệm của ông ta. Nó là sự điển hình khác về khoa học cho việc đến gần Phật giáo, nhưng thiếu đi chiếc chìa khóa-sẽ không mở được cánh cửa cuối cùng.

     Những nhà Duy vật khẳng định rằng tâm và hoàn cảnh bên ngoài có một căn bản chủ yếu; với nhà Duy tâm, ngược lại, xác nhận rằng vật chất tồn tại chỉ bởi tác dụng của tâm. Nhà duy vật viện dẫn bằng chứng rằng Tâm chỉ là một sản phẩm của trí óc-môt vật thể thuần vật chất. Những vật thể vật lý tồn tại trong không gian đã bị va chạm xuyên qua hệ thống dây thần kinh hướng về mắt, tai, mũi, lưỡi và bề mặt của da. Kết quả cảm giác này tùy thuộc vào sự tồn tại của não bộ, một trung tâm thần kinh phức tạp của vật chất với chức năng đặc biệt của chính nó của sự tập hợp và tương ứng với dữ liệu mà nó đã nhận. Nếu não bộ bị nguy hiểm nó hoạt động một cách không hoàn hảo. Nếu nó bị tàn phá, nó không còn chức năng nào cả. Tâm, do vậy được xem là một động lực tùy thuộc hoàn toàn vào nhân tố vật chất.

     Tính hợp lý của quan điểm này không thể chối từ được, nhưng nó không biện minh được đối với tất cả trường hợp.Nếu sự tiến hành một cách chính xác đối với máy móc đã quyết định những căn nguyên vật lý-có thể quay lại với nguyên lý vật chất và tuân theo định luật nhân quả cứng ngắc, không có cơ hội đối với việc thực nghiệm tự ý. Sự tiến triển rồi trở thành một quá trình máy móc có quyết định, nó không có tự do chọn lựa giữa những chọn lựa có thể. Nhưng ngay cả chu trình sinh vật học vẫn đòi hỏi như một sự chọn lựa từ sản lượng của các loài đặc trưng được cho là do sự chọn lựa của tự nhiên. Những loài đó, như là voi răng mấu, khủng long brontosaurus, thằn lằn ngón cánh và tất cả những loài tuyệt chủng khác-đã tạo thành động vật  được chọn của sự phát triển, phù hợp với chúng trong một môi trường thích hợp, và biến mất khi môi trường đó đã thay đổi. Chúng nó đã quá đặc biệt và không thể thích nghi với bản thân của chúng nữa. Không có sự tự động nào về quá trình của các loài, hay nó đã được điều khiển bằng một hệ thống thử nghiệm sai lầm, và ít nhất cũng chỉ ra rằng càng thất bại càng có kết quả. Có một vài người cho rằng, con người tự thân phải bị kẹt vào giữa những sai lầm, từ đó ông ta chứng minh một  khuynh hướng tự hủy, bởi vì sự thật việc tiến triển tâm linh của ông ta đã không theo kịp ưu thế tăng dần của vật lý.

     Quan điểm về sự phát triển đúng đắn trong sự tiến hóa đã được loại bỏ bởi khoa học, và nếu học thuyết hiện đại tăng thêm sự phù hợp với những gì chúng ta biết về sự tiến hóa như nó ứng dụng đối với cá thể. Sự tiến hóa đó đòi hỏi tự do về việc chọn lựa giữa sự xen kẻ của những hành động đúng và sai. Có sự phát triển hoặc thoái bộ, xuyên qua sự hướng dẫn của Nghiệp (Kamma) tốt hay xấu, và toàn bộ khái niệm về Nghiệp dựa trên ý chí. Nó không phải là học thuyết định mệnh khi nó thỉnh thoảng bị giải thích sai. Hành động trước quyết định những kinh nghiệm và những hoàn cảnh mà con người phải đối diện trong đời sống, nhưng nó có những khuynh hướng đặc biệt đối với cá nhân, nó là sản phẩm của những hành động tích lũy của ý chí, cái mà quyết định cách mà chúng ta gặt hái những hoàn cảnh đó khi chúng ta xuất hiện, không có sự “ tình cờ” như trong định lý tự nhiên, nhưng “ nguồn gốc không căn cứ” mà chúng ta đã khám phá trong vật lý học thừa nhận đối với sự nghiên cứu về những nguyên nhân chưa được biết tới, như trong hoạt động không thể đoán trước của những nguyên tử biệt lập. Trong trường hợp của một cá nhân, ví dụ, nó có thể dự đoán tương đối chính xác cách mà cá nhân sẽ hành động trong một tình thế được cho khi những xu hướng đặc biệt của ông ta đã được biết, nhưng không thể bảo đảm tuyệt đối chắc chắn. Một người lương thiện có thể, dưới áp lực của hoàn cảnh, hoặc vì khuynh hướng ngấm ngầm của Nghiệp, hành động một cách không lương thiện, hoặc một người dũng cảm trở thành nhát gan và ngược lại. Điều này giải thích sự tương phản và thường xuyên xảy ra đối với bẩm sinh của con người. Chúng ta có thể chẳng bao giờ có sự tuyệt đối nào đó về những cá nhân mà chúng ta suy nghĩ và biết như thế, sẽ luôn luôn hành động một cách chính xác “trong cái đặc tính”. Cá nhân là một mô hình thay đổi, biến đổi từng khoảnh khắc, và duy nhất bị hướng dẫn bởi căn nguyên rộng lớn nào đó-tiêu biểu Sankkhara(hành uẩn). Những xu hướng tích lũy hoặc thói quen tập nghiệp tạo thành. Liên quan với những cơ cấu tập nghiệp này, nó được trình bày duy nhất trong hệ thống Phật giáo, nó đưa ra vị trí quan trọng phù hợp với chính chúng trong lược đồ của tiến trình cá nhân. Qua tập nghiệp đó mà chúng ta được khuyên phải loại trừ những khuynh hướng xấu và đẩy mạnh những điều tốt. Sự hình thành tâm lý của chúng ta như thế xuyên qua hành động tích chứa của động lực tích cực như được biểu thị bằng bốn sự nỗ lực chân chánh (sammappadhama), đây là một trong 37 phẩm trợ đạo. Bây giờ, tập nghiệp và sự kết nối tư tưởng quan hệ chặt chẽ, như trong tâm lý học hiện đại đã chứng minh, trong kinh nghiệm của chính hắn trên sự phản chiếu hoàn cảnh. Plavlov đã xác minh sự quan hệ giữa những tư tưởng liên kết và những phản ứng vật lý. Những con chó mà ông ta dùng cho sự nghiên cứu của ông ta được huấn luyện để liên kết với âm thanh của một cái chuông, hoặc một vài tiếng ồn khác, với tư tưởng về thức ăn, khi chúng nó nghe tiếng đặc biệt đó, chúng đã biểu hiện những phản ứng giống nhau như thể chúng nó đang nhìn hoặc đang ngửi thức ăn. Miệng của chúng chảy nước, và chúng tỏ vẻ vui mừng, điều này chứng tỏ rằng âm thanh và tư tưỏng về thức ăn đã trở nên liên kết chặt chẽ trong chúng. Tư tưởng của một con chó thì rất đơn giản khi so sánh với con người, điều này dễ dàng hơn trong việc tìm thấy sự tiếp nối của những biến cố và hệ quả vật lý của nó. Nó hoạt động hầu hết hoàn toàn trên hệ thống này của sự phản chiếu được quy định. Khả năng lý luận là sơ bộ, và khi chúng ta đi xuống trong hình thức của hệ thống sinh vật chúng ta thấy rằng chúng nó trở nên nhiều thuộc tính bản năng hoặc như cái máy. Ví dụ, con kiến nhỏ hơn phần tử của cái máy, bị điều khiển bằng một tư tưởng nằm ngoài chính nó. Những cuộc thí nghiệm gần đây với những loài kiến trắng đã cho thấy rằng, đầu đàn là con kiến chúa, và đàn kiến phải được xem xét như một vật đơn giản, với não bộ và tế bào thần kinh tập trung của nó đặt vào vị trí của con chúa. Nếu con chúa bị tiêu diệt, những con kiến trở thành hỗn độn, chạy cuồng loạn khắp nơi, và hệ thống trật tự của bầy kiến hoàn toàn tan rã. Do vậy, cá thể của loài kiến không phải là một sinh vật hoàn toàn với chính nó, nó duy nhất là một phần của tổng thể. Chúng nó như chân tay của thân thể chính, bị tháo gỡ ra từ nó, nhưng chức năng trong tất cả khía cạnh giống như những bộ phận của động vật đơn thuần. Điều này cho thấy rằng, chúng nó được trực tiếp bằng một loại hệ thống radar phát ra từ con kiến chúa. Khi con kiến chúa bị giết hoặc bị thương giống như não bộ của loài kiến đó bị hãm hại; chức năng di chuyển không còn sự phối hợp, giống như người mất trí. Nhưng não bộ của sinh vật-con kiến chúa thì hoàn toàn giới hạn ở cơ giới (kỹ thuật), nó thực hiện những chức năng đòi hỏi của nó đối với sự sống còn của đàn kiến. Xuyên qua khuynh hướng cố hữu chuyển giao từ một thế hệ của những con kiến chúa với vật cùng loại. Trong phạm vi giới hạn của nhu cầu chính nó là một sinh vật hoàn hảo, nhưng nó không có khả năng phát triển xa hơn. Tại sao như thế? Chúng ta chỉ có thể tổng kết rằng, có sự ảnh hưởng mục tiêu phát triển giới hạn của nó, nó không cần phải luyện tập bất kỳ sự chọn lựa nào nữa giữa những gì có khả năng thay đổi đồng loại; nó đã giao lại năng lực tự nguyện và đã trở thành một sự sắp đặt tự động. Nó biểu thị một trong những tầng số của ý thức bị thống trị hoàn toàn bởi Nghiệp-những kết quả của nguyên nhân trước đã phát ra ngoài ở bất cứ cơ hội nào cho việc dùng nó đối với sự lợi thế, và có thể được xem xét như sự điển hình của ý thức đặc thù đối với tất cả bốn mặt phẳng của Apaya trong những tầng số khác nhau. Câu hỏi là đã được phối hợp với lãnh vực Puggala-bhedo trong Abhidhamma (A tỳ Đạt Ma).

     Có một sự tương đương với loại ý thức tự động được tìm thấy trong một vài con người và con kiến, có thể được xem như sự cảnh cáo đối với những ai hy sinh nền độc lập của họ với quan điểm trở thành nô lệ cho quyền thế và truyền thống. Họ hy sinh chính họ như một con kiến ý thức, và nếu họ biểu lộ như những con kiến, đó là sự lựa chọn của chính họ. Sự trình bày quan điểm với chủ nghĩa độc đoán là sự dễ dàng và phương thức tiện lợi thoát khỏi mối nguy và sự đau đớn đối với việc tạo nên một sự chọn lựa độc lập. Nhưng con người là môi giới tự do, và sinh làm người là một trách nhiệm to lớn. Việc nhận thức những trách nhiệm đó là chúng ta không nên ném chúng đi một cách nhẹ nhàng, bằng việc chứng minh một cách chính xác nơi mà chúng ta đang đứng trong sự liên hệ với vũ trụ xung quanh và bên trong chúng ta. Phật giáo cho chúng ta sự hiểu biết trong sáng nhập vào tiềm lực thiêng liêng của bản tính vốn có. Nó là sự xác nhận quả quyết về sự tự do của con người trong việc lựa chọn vận mệnh của chính mình.

     Các Triết gia Tây phương hiện đại đã bị hoang mang bởi sự nhầm lẫn trở thành những điều suy đoán đã chỉ huy họ. Họ thấy một vũ trụ tác động hỗn loạn không có điểm cố định, sự thay đổi ảo cảnh trong tổng thể là bóng tối nhưng không có vật chất, và họ đã quan sát bằng ảo tính với những gì họ thấy. Tư thế vận dụng trí óc của họ vẫn tương đối hiển nhiên như nỗi “thất vọng của anh hùng.” Sự khảo sát không phải căn cứ cho niềm tin trong những giá trị đạo đức, họ đi đến câu hỏi, chúng nó có bất kỳ nghĩa tuyệt đối nào hay không, hay sau tất cả chỉ là sản phẩm tưởng tượng chọn lọc của con người. Đời sống đối với họ đã trở thành “một câu chuyện ngắn được kể bởi một thằng ngốc; đầy ắp âm thanh và sự giận dữ, chẳng có sự biểu hiện gì cả.” Những tư tưởng trừu tượng, chẳng hạn như sự công bằng, lòng nhân từ, trí tuệ và chân lý dường như đối với họ là những đặc tính liên hệ, thôi thúc bởi tình huống và sự khác biệt từ thời đại này đến thời đại khác. Thế là những tiêu chuẩn đạo đức theo sau để bỏ đi những nhu cầu có tính thích hợp.

     Phật giáo chỉ có thể cung cấp sự thiếu vắng cơ bản của trí tuệ cao hơn-điều gì đó khác hơn vật lý học-nó làm nhân tố cho tất cả những căn bản khác đặt vào vị trí và hình thể hoàn hảo với  bức tranh dễ hiểu. Quán chiếu thế giới như Đức Phật dạy, nhìn nó, chúng ta có thể cân nhắc những giá trị của nó xuyên qua những trình độ cao nhất được biết với chúng ta. Và trong tiến trình quán xét và thẩm định, Phật giáo khuyến khích chúng ta thâm cứu tất cả những nhân tố của kinh nghiệm, không bao vây chúng ta với những giáo điều độc đoán, hoặc cố chấp vào những tư tưởng định kiến. Chính Đức Phật là Bậc Thầy Tôn giáo đầu tiên trong thế giới này ứng dụng phương pháp khoa học chặt chẽ với sự phân tích về sự hiện hữu của con người và hiện tượng vũ trụ là những điều mà chúng ta đã vướng vào. Những pháp thoại của Ngài dành cho chúng ta ngày càng trở nên rõ ràng như thể không phải 2500 năm cách đây. Những lời nói đó, không chỉ xuyên qua sự duy trì giáo lý qua các quốc gia, nhưng còn băng qua những sự khám phá của khoa học hiện đại. Những giáo lý như chúng ta biết, có thể chứa đựng một vài điều thêm thắt của những người giải thích sau này, nhưng những chân lý cốt lõi mà Đức Phật dạy là khả năng của mỗi người để giúp chúng ta nhận ra manh mối đời sống-điều mà các tư tưởng gia hiện đại tránh nó. Khi chúng ta có thêm sự khám phá với những học thuyết Phật giáo, chúng ta thấy được rằng hệ thống xây dựng một mô hình hết sức hoàn hảo, đến nay, những tư tưởng có lý trí thì có khả năng đánh giá nó. Phần còn lại mà chúng ta phải tìm cho chính chúng ta ở trên những bề mặt cao hơn của Phật giáo Thiền.

     Hiện tại có thể nó có vẻ như người ta chỉ tìm kiếm những bí mật của vũ trụ để tiêu diệt chính họ với sức mạnh mà họ đã đạt được; và chỉ có một sự nguy hiểm nhất định nào đó. Nhưng tôi tin rằng một sự thay đổi trong quan điểm đang bắt đầu và cuốn hút, và chính khoa học đang bị sự tàn phá căn bản với nhiều tư duy sai lầm đó đang kéo chúng ta gần hơn với hiện thực của chân lý đã được công bố bởi Đấng Giác ngộ. Đó là những gì mà tôi định nghĩa “phương pháp khoa học đối với Phật giáo” không ngoài việc thấy rõ về nó.Nhà Khoa học và Triết học hiện đại đang được đẩy tới một cách không thể cưỡng lại trong phương pháp Phật giáo. Tính lưỡng lự và nghi ngờ của họ khiến tăng trưởng thêm những nỗi đau tinh thần, nhưng thời gian sẽ đến, và chúng ta hãy cầu nguyện rằng nó sẽ đến nhanh khi họ thấy rằng, mặc dù họ đã loại ra mọi thứ trên niềm tin luân lý và tôn giáo bình thường mà họ đã thấy được, có một Tôn giáo cao hơn-dựa trên sự nghiên cứu có hệ thống và trung thực đối với chân lý, sẽ khôi phục niềm tin của họ bị đánh mất trong nguyên lý công bằng của vũ trụ, chân lý và tình thương. Bây giờ họ tin tưởng rằng con người đã đạt được sự kết thúc quan niệm trói buộc chính mình, do vậy họ lãnh hội được sự khai sáng những triển vọng vào tương lai, điều duy nhất mà họ hoài nghi mập mờ, và sẽ nhận ra rằng, vượt qua tất cả, MỤC ĐÍCH cuối cùng của cuộc cách mạng hoàn toàn từ sự giam cầm của vô minh và Ảo Tưởng.

                                                                                                                                               


http://www.buddhismtoday.com/viet/kh/phuongphapkhoahoc.htm

 


Cập nhật: 19-02-2009

Trở về mục "Phật giáo và Khoa học "

Đầu trang