Tâm thức và khoa học là hai phạm trù nghe có vẻ dường
như phủ định nhau, nhưng sự phát triển của khoa học không làm mất đi sức
ảnh hưởng của tâm thức đến con người, mà hơn thế nữa sự tận cùng của
khoa học có lẻ lại chính là tâm thức.
|
|
|
|
|
Thư từ liên lạc |
Điện thoại bàn sản
xuất năm 1968 |
Điện thoại di động
thông thường |
Điện thoại cảm ứng |
Điện thoại
Zumbafone điều khiển bằng giọng nói |
(Sự phát triển của phương tiện liên lạc)
Tâm thức, đôi khi được gọi
tắt là tâm, là từ chỉ chung cho các khía cạnh của
trí tuệ
(intellect) và
ý thức
(consciousness), thể hiện trong các kết hợp của
tư duy,
tri
giác,
trí nhớ,
cảm xúc,
ý muốn,
và
trí
tưởng tượng; tâm thức là
dòng ý thức (Bách khoa toàn thư mở). Những điều mà căn cứ
vào tâm thức để lý giải thì người ta gọi là duy tâm
Khoa học (trong tiếng
Latin
scientia, có nghĩa
là "kiến
thức" hoặc
"hiểu biết") là các nỗ lực thực hiện
phát
minh,
và tăng lượng tri thức hiểu biết của con người về cách thức hoạt
động của
thế
giới vật chất xung quanh. (Bách
khoa toàn thư mở). Những giải thích dựa vào thành quả khoa học người
ta cho là duy vật.
Quan niệm duy vật luôn cho vật chất là cái có
trước, ý thức là cái có sau và vật chất quyết định ý thức. Còn
quan niệm của Phật giáo thì cho rằng tâm thức sẽ tạo ra thế giới
vạn vật, tức là: ‚tam giới duy tâm, vạn pháp duy thức’ hay
‚nhất thiết duy tâm sở tạo’, tất cả đều nói lên một ý rằng
cả thế giới chúng ta đang sống đều do tâm thức của con người biến hiện
ra. (Duy thức luận)
Chúng ta không đi sâu vào việc chứng minh quan niệm đó
là đúng hay sai, mà bằng những quan sát quá trình phát triển của khoa
học, trên cơ sở đó mở rộng sự suy luận thông qua mô phỏng, và tìm ra
những giả định về về những điều có khả năng xảy ra trong tương lai.
Trước đây, khi khoa học chưa phát triển, loài người vẫn
luôn tìm cách để chế tạo ra những dụng cụ hay phương tiện tốt nhất để
phục vụ cho họ. Tìm tòi, khám phá, phát minh vốn dĩ là bản chất của con
người. Rồi chính từ thế giới vật chất đó, con người trãi nghiệm nó và
không ngừng tìm đến một giá trị cao hơn. Điển hình là thí dụ về
cách thức liên lạc của con người. Ngày xưa để thông tin liên lạc
nhau, người ta nghĩ tới việc dùng ngựa, hay chim để đưa thư nhằm rút
ngắn khoảng cách về mặt thời gian.
Khi khoa học ngày càng phát triển. Thế giới đã chứng
kiến và không khỏi ngạc nhiên trước những sản phẩm của các công trình
phát minh, sáng chế của khoa học như điện thoại bàn, xe cơ giới, các toà
cao ốc… và khoa học đã chính thức trở thành một phương tiện hữu hiệu
phục vụ cho những đòi hỏi cao độ của con người. Và rõ ràng điện thoại
bàn đã giúp con người rất nhiều trong liên lạc giao tiếp, giảm lãng phí
về thời gian và công sức.
Sự mong muốn của con người ngày càng phức tạp hơn khi
mức sống được đòi hỏi cao hơn. Sự tiện lợi, nhanh chóng và dễ dàng là
những tiêu chí mà con người mong muốn đạt tới. Theo đó thì chiếc điện
thoại bàn có thể sẽ không phù hợp khi người ta muốn sử dụng nó một cách
linh hoạt ở ngoài. Đáp lại với những yêu cầu đó, điện thoại di động đã
ra đời và là một giải pháp hữu hiệu trong truyền thông liên lạc. Và cứ
thế những dòng điện thoại có công năng phức tạp hơn lại ra đời theo yêu
cầu khắc khe của con người như điện thoại cảm ứng, điện thoại điều khiển
bằng giọng nói...
Thế nhưng, nhu cầu con người có dừng lại chăng? Hay con
người vẫn chấp nhận và bằng lòng với cái hiện tại? Quả thật như thế thì
không xứng danh là con người. Chắc chắn con người sẽ không bao giờ dừng
lại với những tham vọng và ước muốn tầm thường, con người phải chứng
minh được tính phi thường tìm ẩn trong thế giới của họ. Để rồi cái mới
sẽ được sản sinh ra theo sự kế thừa của tri thức khoa học tiếp diễn. Đến
giai đoạn, con người sẽ không cần sử dụng đến những vật dụng nào đó vốn
dĩ làm vướng bận họ, mà làm sao và bằng cách nào họ có thể liên lạc với
nhau một cách nhanh chóng, dễ dàng mà không cần phải cầm chiếc điện
thoại.
Làm sao và làm sao? Có lẻ người ta sẽ nghĩ tới giải pháp
cấy những con chíp vào trong con người để khi nào cần liên lạc con người
chỉ cần nghĩ tới thì sẽ kích hoạt hệ thống hoạt động. Cho là giải pháp
đó thành công, nhưng liệu con người có bằng lòng với việc cấy một vật
thể lạ vào cơ thể của họ không hay bằng cách nào không phải là con chíp
mà vẫn có thể liên lạc với nhau. Quả thật là một bài toán khó.
Có thể sẽ có một giải pháp vẹn toàn khác khi khoa học
phát hiện ra rằng cơ thể con người cũng là một linh kiện đặc biệt trong
thế giới vật chất này (nhờ vào sự phát triển của y học). Vậy nếu con
người có thể kích hoạt được nó hoạt động như một chiếc điện thoại thì
chắc có thể con người sẽ liên lạc được với nhau. Bằng cách nào? Bằng
những tầng sóng não thông qua sự tập trung tinh thần của một người sẽ
phát ra một tầng sóng trong không gian, và người bên kia sẽ bắt được tín
hiệu và tiến hành trao đổi từ sự hợp nhất của tầng sóng tư duy của não.
Trong tôn giáo người ta gọi đó là tâm linh tương thông.
Tôn giáo đã ra đời từ khi con người có mặt trên quả đất này, thế giới
duy tâm công nhận sự liên lạc của con người thông qua sự tương thông
hoặc sử dụng thức thứ sáu. Liệu đó có phải là những trường hợp vốn mang
tính khoa học mà những nhà khoa học chưa đủ công năng nghiên cứu tới.
Như thế có thể kết luận rằng: tâm thức con người có thể điều khiển
và tạo ra thế giới vật chất theo phương thức mới.
Kết luận này có đúng hay không thì phải chờ vào sự phát
triển của khoa học trong tương lai. Nếu đúng như thế thì những vấn đề
huyền bí mà khoa học đang bế tắt sẽ có lời giải đáp thích đáng, như là
kim tự tháp Ai Cập xây dựng như thế nào? Làm sao duy chuyển những tảng
đá nặng 2 tấn từ một nơi rất xa đến để xây dựng cổ mộ? Những thầy phù
thuỷ trong truyền thuyết phải chăng là những nhà khoa học lỗi lạc? và
còn nhiều điều bí ẩn khác nữa.
Cuối cùng, có thể sự sai lầm của khoa học ở chổ cho
rằng xã hội loài người thời xưa là kém văn minh và phát triển, và rất có
thể sẽ mắc phải sai lầm tiếp tục khi chúng ta phủ định thế giới của tâm
thức. Vậy những bí ẩn của ngày xưa để lại sẽ mãi là bí ẩn được xếp vào
khoa học huyền bí. Và khoa học huyền bí mà con người gán ghép cho nó
chẳng qua là sự nguỵ biện cho sự bế tắt của nền khoa học hiện tại. Nhưng
cho dù kết luận thế nào đi chăng nữa, thì bài toán vẫn nằm ở sự giải đáp
của thế hệ mai sau. Hi vọng rằng họ sẽ không bất ngờ khi kết quả chứng
minh rằng thế giới tâm thức là sự tận cùng của những khám phá khoa học,
vì khoa học gia nổi tiếng nhất trong Thế Kỷ 20, Albert Einstein, từng
nói: “Nếu có một tôn giáo nào có thể đương đầu được với những nhu cầu
hiện đại của khoa học thì đó là Phật Giáo.“
Tài
liệu tham khảo
-
Bách khoa toàn thư mở.
http://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A2m_th%E1%BB%A9c
-
Thích Thiện Hoa Duy Thức Học (Trọn bộ) Hương Ðạo xuất bản,
Sàigòn, 1962, 1971
-
Trần Chung Ngọc, VÀI NÉT VỀ : PHẬT GIÁO & KHOA HỌC, ngày 14 tháng
9, 2008, www.sachhiem.net/TCNkh/TCNkh16.php
http://www.bu