Trang tiếng Anh

      Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt

   

...... ... .  . .  .  .
Góp ý về bài: "Phiếm luận về tình yêu"
của Vô Tâm-Thiện Anh Lạc
Minh Chí

Theo thiển ý của tôi, nếu quan niệm cho rằng "tình yêu trai gái" khác với những loại tình yêu khác (mẫu tử, bạn bè, thầy trò, công dân đối với đất nước, con ngưòi đối với nhân loại, phật tử đối với chúng sanh, v.v…) thì có lẽ sẽ làm cho người bàng quang hiểu sai rằng Đạo Phật là một Đạo vô cùng yếm thế và chán đời.

Là người Phật tử, tôi cảm thấy áy náy mỗi khi nghe ai giảng: một người con thương yêu cha mẹ là một người con tốt, có hiếu; một người bạn thương yêu một người bạn khác trong sự đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau là một người bạn quýmột người học trò thương thầy cô là một người trò ngoan, một người Phật tử thương chúng sanh như thương cha mẹ là một nguời có tâm từ bi; nhưng khi hai người trai gái thương yêu nhau thì lại là hai người mê muội, chỉ có mang đến khổ đau chán chường cho nhau chứ chẳng giúp ích gì nhau. Tôi cho rằng đó là vì ta đã lầm lẩn giữa "tình yêu" chân thật và "sự đam mê."

Như đức Đạt Lai Lat Ma có nói: một sự liên hệ (relationship) tốt là khi nào tình cảm thương yêu chân thật (love) mạnh hơn nhu cầu đòi hỏi lẩn nhau (needs). Tôi cho rằng, điều ấy áp dụng rất thích hợp cho mọi loại tình yêu, kể cả tình yêu trai gái, cha mẹ, bạn bè, xóm giềng, nhân loại, v.v.

Cái "đòi hỏi" (needs) đôi khi đưa ta đếsự "đam mê" vì nếu ta không biếquan tâm, đềhòng và chú ý đến nó thì khi đòi hỏi quá mạnh mà tình yêu thì quá yếu, thêm vào đó bản ngã tự ái quá cao, ta dễ vô tình (vì mê muội) nghĩ rằta đang "yêu" người khác, nhưng sự thật là ta cần người khác, chứ chưa hẳn là yêu.

Đối với những bạn trẻ đang trong tuổi yêu nhau, nếu ta là người Phật tử, học được các điề hay trong triếlý của đạo Phật, thấy được cả hai điều: tiêu cực (tức là sự mê muội) cũng như điềtích cực (tình thương yêu chân thật), mà nay ta chỉ nói đến điềtiêu cực ("yêu là chết trong lòng vạn kiếp", vv…) mà không nhấn mạnh đế khía cạnh tích cực (yêu em/anh sông sâu anh/em cũng lội, núi cao anh/em cũng trèo, v.v..) thì trách gì, các bạn trẻ sẽ không nghĩ rằng Đạo Phật là để cho các ông già bà cả, những con người yếm thế, tiêu cực!

Đạo Phật dạy cho ta cái cách nhìn về cưộc đời rất là cân bằng và trung dung: khổ đau hay hạnh phúc, xấu hay đẹp, một phần (lớn) cũng là từ do nơi nhận thức của chính mình. Xét cho cùng, nếu như Đạo Phật có dạy: mọi sự vậtự nó không mang theo một "tự tính" nào cả, mà chỉ là do bao nhiêu nhân duyên hợp lại, thì khi ta xét về tình yêu, "sướng" hay "khổ", ta chỉ có thể kết luận ràng nhữngcảm gíac ấy có thể là từ do nơi nhận thức của chính con người ta mà ra, và cũng do từ nơi các nhân duyên đang họp lại. Khi nhận thức của ta còn nhiều sự "vương vấn" thì tất cả mọi "tình yêu" đều có thể mang theo tính chất vương vấn. Khi trí tuệủa con người càng lúc càng phát triển thêm lên (nhờ vào sự học hỏi ở Đạo Phặt chẳng hạn), và sự vấvương bắt đầu được thay đổi dần bằng những "tình cảm" (đúng ra là trí tuệthương yêu một cách trong lành và nhẹ nhõm, thì mọi "tình thương" của ta cũng thăng hoa theo mà trở thành trong lành và nhẹ nhõm. Có thể cái nhìn và lối nhìn mới là quan trọng, còn đối tượng, nhiều khi chỉ là tương đối, theo một hoàn cảnh hay một thời gian và một không gian nào đó.

http://www.buddhismtoday.com/viet/khac/012b-tinhyeu.htm

 


Cập nhật: 1-2-2001

Trở về mục "Các bài pháp luận khác"

Đầu trang