Alexandre de Rhodes
?!
Minh Mẫn
Một
thời gian xôn xao về những nhân vật từng “cỏng rắn cắn gà nhà” hoặc “ “
áo chùng thâm che đậy mưu đồ xâm lược” đất nước ta, giờ đây, một lần nữa
gợn sóng trên ngôn luận xã hội.
Tạp
chí Văn nghệ số 69 bộ mới ngày 02/7/09; tạp chí Văn Hoá Phật Giáo, số
86, Tuổi trẻ online ngày 29/6/09 cũng như một số báo giấy, báo điện tử
trong và ngoài nước rộ lên những phản hồi về vụ ông Phạm văn Hạng đã
hoàn thành tượng Đắc Lộ nặng 43 tấn, bằng đá hoa cương trắng, để tại Thủ
Dầu Một, nguyện hiến tặng Hà nội nhân kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long. Lịch
sử, chính quyền Hà Nội phúc đáp bằng văn thư, hứa sẽ cho đoàn vào thẩm
định giá trị tác phẩm điêu khắc.
Nếu
chỉ thuần hiến tặng thì chả có gì để nói, ý của tác giả nhấn mạnh là kỷ
niệm 1.000 năm Thăng Long. Nhưng, ai là con dân đất Việt đều biết, nhà
nước kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long là kỷ niệm tưởng nhớ công lao Đức
Thánh Vương Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư về Đại La, sau đổi tên là Thăng
Long để đế nghiệp và dân tộc được trường lưu. Không những đó là một
quyết định chiến lược, địa lợi mà còn là nơi phát triển văn hoá, kinh tế,
chính trị trên vùng đất cao ráo, thông thoáng, không bị núi sông ngăn
trở như Hoa Lư. Hoa Lư có địa thế giá trị của một quân thành nhờ
núi non che chắn vào thời chiến, thì khi Lý Thái Tổ thống nhất đất nước,
an cư lạc nghiệp cho bá dân, Đại La được chọn làm kinh thành là
điều đắc địa.
Không những chiếu chỉ dời đô:
Đầu năm 1010, vua Lý Thái Tổ hạ chiếu dời đô, có đoạn: “Thành Đại La, đô
cũ của Cao Vương, ở giữa khu vực trời đất, có thế rồng cuộn hổ chầu, ở
giữa nam, bắc, tây, đông, tiện hình thế núi sông sau trước, đất rộng và
bằng phẳng, chỗ cao mà sáng sủa, dân cư không khổ vì ngập lụt, muôn vật
thịnh đạt, phồn vinh, xem khắp nước Việt, chỗ ấy là hơn cả. Thực là chỗ
hội họp của bốn phương, nơi thượng đô của kinh sư muôn đời”. Mùa thu năm
đó, vua cho dời đô từ Hoa Lư về và đổi gọi là Thăng Long.
(Theo Đại Việt sử kí toàn thư,
tập I, Sđd, tr. 241)
Tuy
là vua một nước của thể chế quân chủ phong kiến, nhưng vua biết lắng
nghe ý kiến của quần thần và nhân dân khi nêu lên lý lẽ bất khả bác
trong ý định dời đô:
Trong Chiếu dời đô do nhà vua tự viết để hỏi ý
kiến quần thần, đã nói rõ việc dời đô là việc lớn không thể "theo ý
riêng tự tiện chuyển dời", mà phải "tính kế cho con cháu muôn vạn đời,
trên kính mệnh trời, dưới theo chí dân". Nhà vua chọn thành Ðại La với
đủ các tiêu chí thủ đô của một quốc gia thống nhất và thịnh đạt “ở giữa
khu vực trời đất, có thế rồng cuộn hổ ngồi, chính giữa Nam, Bắc, Ðông,
Tây, tiện hình thế sông núi trước sau", là "thắng địa" "muôn vật rất
phồn thịnh mà phong phú", "là chỗ hội tụ của bốn phương, là nơi thượng
đô của kinh sư muôn đời”.
Sau
khi ổn định đế đô, Đức Thánh Vương cũng đã chấn chỉnh tổ chức hệ thống
hành chánh như: Đứng đầu nhà nước là nhà vua, nắm quyền chính trị, luật
pháp quân sự, nghi lễ, đối ngoại, xây dựng giáo dục, kiến trúc…Dưới vua
là các Tể tướng, đại Thần. Các cơ quan pháp lý, hành chánh gồm: sảnh,
viện, đài…Hạ tầng cơ sở về nông nghiệp, điền địa, thuỷ lợi có các quan
bố phòng trách nhiệm.
Về
địa giới, vua tổ chức Lộ, phủ, huyện, châu, hương, xã. Toàn quốc có 24
Lộ.Mỗi địa phận đều có quan trông nom như quan Lộ, quan Phủ, quan huyện,
quan xã. Khu vực Vương thành chia làm hai – khu của vua quan và phố
phường của nhân dân do quan Lưu thủ quản lý. Các sứ quân dấy loạn đều bị
dẹp sạch để thống nhất nước nhà, đem lại an cư thịnh vượng cho bá tánh.
Về
quân sự, vua chia làm hai lực lượng: Cấm binh, bảo vệ an ninh khu nội
thành của vua quan, Lộ binh trấn giữ bờ cỏi. luân phiên canh gác xóm
làng và canh tác nông nghiệp. Lúc an bình là thế, nhưng khi loạn lạc,
vua, quan, vương hầu, quý tộc và nhân dân đều có quyền tuyển mộ quân
binh để hợp lực cùng vua chống giặc, giữ an quê nhà.
Về
luật pháp, tuy chưa hình thành một bộ luật chi tiết, nhưng nhà vua cố
gắng thành công xây dựng các cơ sở Xã hội, chính trị, tư tưởng, giáo
dục. Chính sách nhân đạo do thấm nhuần tinh thần Phật giáo, đã giúp nhà
vua dành được cảm tình của nhân dân, vì vậy, Ngài được xem là vị vua
nhân hậu, đồng thời mở đầu cho các trều đại nhà Lý kế tục theo tinh thần
thân dân kết hợp với tôn kính Phật Pháp, làm nền tảng vững bền cho triều
đại kéo dài suốt 215 năm, về sau, đã hình thành bộ luật Hình thư rõ ràng
để cai trị đất nước được công minh hơn.( đó là bộ luật đầu tiên cấu
thành văn bản của dân tộc ta, bước đầu của ngành lập pháp, cai trị bằng
pháp luật ). Nhà nước triều đại Lý đã kết hợp Pháp trị với đức trị, đem
lại sự gắn bó giữa nhân dân và nhà nước phong kiến quân chủ lúc bấy giờ,
mà được coi là quân chủ theo tinh thần dân tộc. tránh được tình trạng
quân chủ quan liêu chuyên chế theo mô thức nho học, từng đem đến nhiều
áp bức cho dân lành. Vua cũng biết tiếp nhận ý nguyện của dân, bằng cách
tạo nhiều phiên trạm ngoài thành để lắng nghe tiếng chuông kêu oan của
dân chúng.
Về
chính trị, vua đã gả các công chúa, thứ phi, gia tỳ cho các tù trưởng
những bộ tộc miền núi. để trấn thủ ngoại biên. Tinh thần nhân ái, thương
dân, dang tay kết nạp mọi thành phần, chủng tộc đã giúp triều Lý ổn định
giang san. Thánh vương Lý Thái tổ là tiên đế, mở đầu cho các đời vua kế
tục một sách lược củng cố xã tắc vững bền bằng cách thu phục nhân tâm,
do lòng từ bi của đạo Phật, xây dựng trên nền tảng thôn ấp làng xã.
Về
xã hội và nông nghiệp, các triều đại nhà Lý đã chẩn bần bố thí, giảm
thuế, khuyến nông. Lấy nông nghiệp làm căn bản “dĩ nông vi bản” nhà vua
còn giữ thông lệ cày ruộng tịch điền làm gương cho dân; khai hoang lập
ruộng. Phát triển thủ công, tạo lập thị tứ, giao thương biên giới, lưu
thông tiền tệ. chương trình dẫn thuỷ nhập điền… đã củng cố một xã hội
phát triển phồn thịnh.
Về
văn hoá, giáo dục, triều Lý cũng đã quan tâm phát triển giáo dục, mở
mang văn hoá. 1070 lập Văn miếu, 1075 mở khoa thi, 1076 thành lập Quốc
Tử giám; khuyến khích con dân lai kinh ứng thí. Một thời đại mà xã hội
phát triển mọi mặt, kiến thức, đạo đức, kinh tế, chính trị…chính vì thế
mà lòng dân đoàn kết trên dưới một lòng đã đẩy lui nhiều cuộc xâm lăng
từ phương Bắc. Chưa có thời đại nào mà quốc gia Đại Việt được tôn trọng
ngang hàng như một quốc gia độc lập có chủ quyền như các triều Lý. Là
một Phật tử thuần thành, vua cho tu tạo chùa miếu, dùng đó làm cơ sở
giáo dục quần chúng về văn hoá lẫn đạo đức.
Sau
khi các triều đại nhà Lý phạt Tống bình Chiêm, các vua luôn giữ tình
giao hảo bình đẳng với các lân bang, nhờ các quốc sư cố vấn giỏi, tạo
uy thế cho Đại Việt trước mộng bá quyền phương Bắc; Tóm lại, mở đầu
triều đại nhà Lý, Thánh vương Lý Thái Tổ đã biểu thị một phong cách lãnh
đạo của đấng minh vương, giúp quốc gia phát triển vững mạnh về mọi
mặt,sau khi thoát khỏi một ngàn năm nô lệ giặc Tàu. Kéo dài sự thanh
bình an lạc cho nhân dân qua nhiều thập kỷ.
Với
công đức khai sơn lập nghiệp như thế, nhân dân ta luôn tri
ân tiền nhân là điều tất nhiên. Qua thời gian Pháp xâm thực đất nước,
dưới hai chế độ Cộng Hoà, công đức to lớn của tiền nhân vẫn chưa được
ghi nhận đúng mức ngoài những con đường nhỏ hẹp mang tên, nằm lẫn khuất
đâu đó trong các Thành phố sầm uất. Thế nhưng, nhà nước đương vì, tuy
mang tiếng vô Thần, nhưng biết dành một nơi tôn quý nhất tại thủ đô để
tri ân tiền nhân vào dịp 1.000 năm dời đô về Thăng Long. Đó là việc làm
đúng và đáng trân trọng.
Alexandre de Rhodes mà lịch sử xôn xao công và tội, nếu gọi là chữ quốc
ngữ dưới dạng La Tinh do công của Đắc Lộ, điều này các nhà nghiên cứu
như Bùi Kha đã phủ nhận một cách xác đáng; Ngoài cái công ảo hoá
đó, Đắc Lộ làm được gì cho dân tộc như một Pasteur, một Yersin…? Nếu bảo
Đắc Lộ là nhà văn hoá Tôn giáo thì ngôn ngữ khiếm nhã trong phép
giảng tám ngày đòi chém thằng Thích Ca thì loại văn hoá gì? Một
giáo sĩ đi truyền đạo luôn triệt tiêu văn hoá và tôn giáo của một dân
tộc , thì đó là loại văn hoá tôn giáo gì?
Không những tại Việt Nam đã có một thời bài xích các cố đạo mà trước đó
họ cũng đã nâng đỡ các các cố đạo, ngay cả Trung Hoa, Nhật Bản, Ấn
Độ…cũng đã chống báng vì sự ngạo mạn của các giáo sĩ xem thường phong
tục, tập quán, tín ngưỡng của bản địa, muốn áp đặt văn hoá Thần học để
khống chế tinh thần quần chúng, biến con người thành một sinh vật chỉ
biết vâng lời các chủ chăn mà không cần đến lý trí phán đoán đúng sai.
Hơn
5 lần Alexandre de Rhodes bị chúa đàng trong - đàng ngoài trục xuất,
và cũng nhiều lần trốn trở lại Việt Nam hoạt động bất hợp pháp, chứng tỏ
một nhân cách thiếu nghiêm túc và bất khả tín. Những tàng thư minh chứng
cầu viện ngoại binh và giáo sĩ đến chiếm đoạt đất nước ta mà Đắc Lộ đã
khẩn cầu Pháp hoàng Louis IV. Đắc Lộ cũng báo cáo chi tiết về tình hình
kinh tế, thương mãi, tôn giáo, chính trị, địa dư…của Việt Nam cho Pháp
và các Giám mục của Giáo Hội Pháp. Hành động đó nếu không gọi là tình
báo thì gọi là gì? Ý đồ chiếm đoạt một đất nước bằng quân sự và tình báo
chả lẽ là có công với dân tộc Việt???
Hình
ảnh một đấng minh Vương dầy công dựng nước như Lý Thái Tổ, một kẻ phạm
tội với dân tộc Âu Lạc như Alexandre de Rhodes, chả lẽ tôn kính ngang
nhau?
Ông
Phạm Văn Hạng nghĩ gì khi đề nghị tặng tượng Đắc Lộ vào dịp kỷ niệm nhớ
ơn tiền nhân của đất nước? Phải chăng đây là một sự biếm nhẽ khinh
thường tổ tiên, hay là một thử thách trình độ nhận thức của các nhà lãnh
đạo Hà Nội về lịch sử dân tộc?
Hình
ảnh một Đắc Lộ được đưa lên báo giấy và báo điện tử, có đúng là thật ảnh
của Đắc Lộ hay do tay nghề kém của tác giả mà biến tác phẩm điêu khắc
thành một gương mặt quỷ??? Trên đầu Đắc Lộ tác giả vẽ mấy vần chữ ABC ý
muốn nói Đắc Lộ là tổ khai sinh ra chữ quốc ngữ La Tinh hay ý muốn nói
cái đầu đó chỉ là trình độ ABC??? Nếu cho đó là tổ khai sinh ra chữ quốc
ngữ La Tinh, quả thật trình độ sử học của tác giả có vấn đề, cần học
hỏi.
Và
nếu tác giả chọn năm 2010, kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long để hiến tặng
nhà nước Việt Nam bức tượng Đắc Lộ, đó là một sự sỉ nhục dân tộc Việt và
xem thường nhà nước Việt Nam, ngành khoa học lịch sử Việt Nam.
Kỷ
niệm 1.000 năm Thăng Long, mọi người con dân đất Việt thể hiện sự tôn
kính và ủng hộ bằng cánh hoa, nén nhang cũng là tấm lòng đối với tổ tiên
tiền bối. Nếu tượng Đắc Lộ đúc bằng vàng khối mà dâng tặng vào dịp nầy
cũng được xem là sự quái gở thế kỷ, chẳng khác nào kỷ niệm sinh nhật Hồ
Chí Minh lại đem tặng quả bom hay con khỉ, đó là một phạm thượng không
thể chấp nhận.
Sự
phản hồi của nhiều người đã nói lên niềm phẩn uất trước thái độ khiếm
nhã của Phạm văn Hạng, hãy chờ xem sự quyết định của UBND TP Hà Nội và
ngành khoa học lịch sử Việt Nam.
01/8/09
Vua Lý Thái Tổ Đắc
Lộ
http://www.buddhismtoday.com/viet/khac/Alexandre.htm