From: chieulondon
Sent: Sunday, December 13, 2009 8:02 AM
Subject: Re: Đôi Lời Chia Sẻ Về Vấn Đề Hôn Nhân Khác Tôn Giáo (Minh
Ngọc)
Ông, Bà Minh Ngọc kính mến!
(sau này xin phép được gọi là Ông)
Thưa ông, tôi tên là Lưu Tèo, một Kitô hữu. Tôi vừa đọc được bài viết
của ông bàn về vấn đề hôn nhân khác tôn giáo mà trang nhà Sachhiem.net
vừa đăng. Nay tôi có một vài ý kiến như sau (đoạn nội dung được phủ
màu là nguyên văn bài của ông, màu xanh là
đoạn tôi không đề cập đến, màu đỏ
là đoạn tôi đề cập đến, còn phần viết của tôi, tôi không phủ màu):
(Sachhiem.net
xin phép chỉ giữ lại màu đỏ, và biên tập theo mẩu đối thoại, để dễ theo
dõi, và lược bỏ bớt đoạn không được đề cập. Xin bấm
bài dẫn nếu muốn xem nguyên bài)
Minh Ngọc:... Đó là quan niệm của Phật giáo đối với ngoại đạo mà
nói theo ngôn ngữ hiện nay là: “Hòa nhập chứ không hòa tan”.
Đạo Phật cũng không bao giờ lợi dụng hôn nhân
dị giáo để lôi kéo, giành giật tín đồ.
Lưu Tèo: Tôi hơi thắc mắc tý chút về cái này, từ xưa tới
nay, chưa bao giờ tôi thấy có tôn giáo nào như thế.
Minh Ngọc:… Tín đồ Thiên Chúa giáo chỉ
tin vào Thiên Chúa Ba Ngôi của họ mà thôi, ai tin vào Chúa sẽ lên Thiên
đàng với Chúa bất kể là tốt xấu ra sao
Lưu Tèo: Đọc đến đoạn này tôi biết chắc là Ông chưa có bao
giờ đọc giáo lý Công giáo, nếu muốn nói về một vấn đề thuộc về tín lý
của một tôn giáo khác, Ông nên tìm hiểu về giáo lý của tôn giáo đó
Minh Ngọc: và luôn lợi dụng hôn nhân dị
giáo để lôi kéo tín đồ, mở rộng nước Chúa.
Lưu Tèo: Công giáo không bao giờ lợi dụng hôn nhân dị
giáo để làm cái việc đó.
Minh Ngọc: Ca dao Việt Nam có câu: “Tôi
quỳ lạy Chúa Ba Ngôi, Tôi lấy được vợ, tôi thôi đi nhà thờ”.
Lưu Tèo: Theo tôi được biết thì trong kho tàng ca dao Việt
Nam không có câu này.
Minh Ngọc: Công giáo là đạo của đức tin,
Lưu Tèo: đạo của Thiên Chúa mới đúng
Minh Ngọc: tin mà không cần hiểu
Lưu Tèo: thực ra chúng tôi hiểu lắm, nhưng vì giáo lý quá
cao siêu, nên có những điểm mà chúng tôi không hiểu được, gọi là Mầu
nhiệm
Minh Ngọc: và quên mình trong vâng phục,
bất kể tốt xấu ra sao, có ảnh hưởng gì đến Tổ quốc, dân tộc, cha mẹ
không.
Lưu Tèo: Câu này lại ngớ ngẩn rồi, lại là sự suy đoán
ngông cuồng
Minh Ngọc: ...Vậy có bất công hay không, có bình đẳng hay không,
có tôn trọng nhau hay không khi một người phải cải đạo theo một người.
Cùng là con người sống trong một dân tộc, sao một người vẫn giữ nguyên
đạo gốc, một người phải cải đạo. Cứ hôn nhân dị
giáo với Công giáo, Tin lành thì phần thiệt cứ y như rằng lại nghiêng về
phía Phật giáo chúng ta.
Lưu Tèo: Chúng tôi cũng thiệt lắm chứ, chỉ có điều Ông
không biết mà thôi.
Minh Ngọc: ... 1/ Nếu có thể được, hai
bạn hãy thuyết phục gia đình hai bên chấp nhận cuộc hôn nhân theo kiểu
“đạo ai, nấy giữ”.
Lưu Tèo: Cái này chắc không được đâu. Xin đọc qua cuốn
Những lẽ cần trong hệ thống giáo lý Công giáo, theo như tôi được
biết, để tim được quyển sách này, Ông phải đến các nơi bán sách Giáo lý
thuộc Giáo phận Vinh, sẽ dễ tìm hơn.
Minh Ngọc: Đây là phương án khả thi nhất
theo mình.
Lưu Tèo: Đây là phương án dở nhất và khờ khạo nhất theo
tôi
Minh Ngọc: ....2/ Nếu thực sự giữa hai người có tình yêu chân
chính không vụ lợi thì cả hai phải thuyết phục gia đình mình, phải nêu
lên chính kiến của mình chứ không thể đứng yên được. Cả hai phải cùng
bảo vệ tình yêu của mình. Có lẽ nào người Công
giáo quá nhu nhược không bảo vệ nổi tình yêu của mình, khiến người kia
phải bỏ đạo?
Lưu Tèo: Chúng tôi không nhu nhược, nhưng để đảm bảo cho
cuộc hôn nhân thành sự, chúng tôi bắt buộc người kia phải theo đạo Công
giáo.
....
Lưu Tèo: Thưa ông Minh Ngọc, đấy là những điều tôi xin
phép được chen ngang trong bài víêt của Ông. Nay tôi muốn Ông biết thêm
sơ qua một ít giáo lý Công giáo, bởi vì tôi biết Ông không có thời gian
để tìm sách nghiên cứu.
1. Giáo Hội không cấm hôn nhân với người ngoài Công giáo, nhưng Giáo
Hội khuyên không nên. Như vậy thưa ông, chúng tôi không hề lợi dụng
hôn nhân dị giáo để tranh giành tín đồ với tôn giáo khác.
2. Hôn nhân ngoài Công giáo có những khó khăn nào? Hôn nhân với người
không Công giáo sẽ dễ làm cho gia đình không hạnh phúc, vì tư tưởng của
hai vợ chồng không giống nhau, khó mà hoà hợp. Gia đình sẽ dễ thường
xuyên bất bình, con cái không được học giáo lý một cách đầy đủ.
Chúng tôi cũng thiệt chứ.
3. Những người muốn kết hôn với người ngoài công giáo thì buộc người
ngoài Công giáo đó phải rửa tội trở thành Kitô hữu, phải đảm bảo cho con
cái mình về mặt đức tin và được học hành giáo lý một cách đầy đủ, phải
nói rõ cho bên không Công giáo biết những điều đó. Thưa ông, như vậy
đó là luật buộc. Vì vậy, không thể làm theo suy nghĩ của Ông để thuyết
phục gia đình hai bên được, con cái phải được đảm bảo về đức tin và học
giáo lý, do đó không thể có chuyện để cho con cái tự do được. Chuyện về
gia đình người bạn của Ông trên đây, tôi nghĩ, họ đã không đúng khi cấm
ông chồng không được dự lễ cúng giỗ, hay không cho vợ ăn chay vào ngày
rằm.
4. Nhưng vì tình yêu, nên nhiều đôi lứa đã hợp thức hoá những luật
trên, tức là bên không Công giáo đã rửa tội trở thành Kitô hữu. Nhưng
thật là hiếm hoi nếu tìm được một người như thế mà sau này thành tâm
theo đạo Công giáo. Nói vui là họ lách luật.
Thưa ông, cho nên chúng tôi, những người Công giáo không bao giờ lợi
dụng hôn nhân dị giáo để giành tín đồ đâu. Nhưng khi đã trở thành vợ
chồng, chúng tôi, những người vợ, những người chồng, có trách nhiệm để
rao giảng Tin mừng với người chồng, người vợ của chúng tôi. Hầu cho họ
được nhận bíêt mà quay về với Thiên Chúa.
Đôi lời giải bày cho Ông, mong Ông có thể hiểu được phần nào về giáo lý
Công giáo của chúng tôi, lần sau xin Ông tìm hiểu kỹ trước khi víêt, kẻo
dễ gây hiểu lầm. Mọi thắc mắc về những ý kiến trên đây, xin Ông vui lòng
phản hồi vào địa chỉ
chieulondon.nhovietnam@london.com
Kính,
Lưu Tèo.
Xin xem thư hồi đáp của Minh Ngọc®
Các bài liên hệ đến đề tài "Hôn Nhân Khác Tôn Giáo":
-
Đôi Lời Chia Sẻ Về Vấn Đề Hôn Nhân Khác Tôn
Giáo (Minh Ngọc)
-
Thư của Ki-tô hữu Lưu Tèo
-
Thư hồi đáp ông Lưu Tèo của Minh Ngọc
-
Bài giảng: Hôn Nhân Khác Tôn Giáo (Thích
Nhật Từ)
.