- Tịnh Tư Ngữ
Pháp Sư Chứng Nghiêm
Thích Giải Hiền dịch
Sàigòn 2001 ; PL. 2545
PHẦN
HAI
(tiếp
theo)
B. TÙY CẢNH KHAI THỊ
1.
NÓI VỀ
TÍN NGƯỠNG
. Thế nào là sức
mạnh vững chắc nhất trong cuộc sống ?
Tiền nhiều tới đâu
cũng chẳng thể mang theo. Tài năng có bao nhiêu cũng chẳng thể bảo đảm
cả đời yên ổn. Trong cuộc sống bây giờ, chuyện gì cũng hư huyễn, trôi
nổi chẳng định. Vậy thì cái gì là sức mạnh vững chắc nhất trong cuộc
sống ? Nhất định mình phải tìm nơi chỗ mà cuộc sống này chung cuộc
quan hoài nhất. Chỉ tại nơi đó. Khi một người có được sự quan hoài
rốt ráo của đời mình rồi, thì bất kỳ ở hoàn cảnh nào, gặp gian khổ
gì, y vẫn có thể theo tông chỉ và phương hướng đã định, an nhiên tiến
bước, như con thuyền lướt sóng theo hướng la bàn vậy .
. Một vị ký giả
than thở rằng : Vì sao tôi cứ bận rộn công việc hoài, vì sự nghiệp
mà lòng hốt hoảng bất an; tuy nỗ lực không mệt, nhưng lại thường cảm
thấy trống rỗng ?
Trước tiên bạn phải
tìm lại chính mình, nếu không thì giống như cánh bèo không gốc trôi
mãi. Dù lúc nào, nơi nào bạn cũng dụng tậm dụng sức, nhưng kết cuộc
sẽ trống rỗng.
. Hỏi : làm sao tìm
lại chính mình ?
Nói cho cùng thì phải
về lại với tôn giáo. Lấy tinh thần tôn giáo làm trung tâm, thì tự
nhiên sẽ có định lực, sẽ không bị chuyện nhân ngã thị phi ở thế
gian làm che mắt.
. Có một cư sĩ hết
sức buồn bã vì đứa con theo đạo Cơ Đốc.
Bạn nên vui mừng
cho con mình. Con có tín ngưỡng thì tốt hơn là nó chẳng có tín ngưỡng.
. Một ủy viên nọ
nhất tâm theo Phật giáo nhưng vợ con là tín đồ kiên thành đạo Cơ Đốc
(đạo Tin Lành ), hỏi rằng : Các tôn giáo khác nhau như vậy, làm sao xử sự
với nhau ?
Tôn giáo phải như
biển cả, bất kể là nước từ sông ngòi, khe lạch, cũng đều trở về
biển. Mình cũng nên như biển cả : nhất định cần có tấm lòng rộng
rãi bao dung, thương yêu và ngưỡng mộ kẻ khác (tôn giáo khác). Chỉ cần
mình hành động đúng đăai nói rằng họ đúng
mình chẳng cần tranh chấp. Chớ bao giờ nói rằng : tôi đúng anh sai .
.Có vị học giả
nói : Tôi thường cảm thấy xã hội bất công. Trách nhiệm của tôi rất
nặng, áp lực rất lớn.
Khi nhân sinh quan bất
đồng thì tâm thái cũng khác biệt. Đối với kẻ vô thần (không có tín
ngưỡng tôn giáo), tuy y hiểu biết rõ ràng thị phi thiện ác trên đời,
nhưng một khi lòng y ôm ấp mối bất bình, càng ôm chí muốn sửa đời
bao nhiêu thì áp lực càng lớn bấy nhiêu. Đối với kẻ có tín ngưỡng
thì tuy cũng muốn cứu đời, độ sinh, nhưng họ khéo biết làm tròn bổn
phận. Tuy họ có trách nhiệm nặng nề, nhưng tâm thái ắt hẳn rộng rãi
nhu hòa.
. Bất luận là người
làm chính trị hay tôn giáo, ai cũng cho rằng lý tưởng của họ là tốt cả.
Rằng họ có thể đem lại hạnh phúc cho chúng sinh. Giữa chính trị và
tôn giáo có khác nhau chăng ?
Kẻ chân chính vì
tôn giáo thì vượt ra ngoài lợi lộc. Người làm chính trị thì ắt phải
lập công, kiếm lợi. Đương nhiên giữa hai hạng người ấy có khác biệt
chớ. Mà khác biệt rất lớn.
. Có người thành
khẩn phát biểu : Lòng tôi có rất nhiều câu hỏi về Phật giáo.
Người nhà Phật
thì gánh vác gia nghiệp của Như Lai, dẫn dắt người ta vào đường trí
tín chứ không phải mê tín. Tôi thường nghe nói có người cầu tiêu tai,
nên đi lạy Phật để cầu Phật bảo vệ. Kỳ thật học Phật, lạy Phật
là dùng giáo nghĩa bát ngát bao la của Phật để khai mở trí tín, lương
tri và lương năng của mình. Nếu nhìn một cách thấu triệt, cởi mở và
buông xả thì sẽ có tâm lực để dấn bước tới trước. Nói tóm lại,
tín ngưỡng là khai mở lòng tự tin nơi tâm mình; rồi mới dẫn dắt, tiếp
độ lương tánh của kẻ khác được.
. Một thi nhân trẻ
tuổi tới thăm tịnh xá lần đầu tiên hỏi rằng : trong thực tiễn sinh
hoạt hoặc trên mặt đạo đức, kẻ tin Phật và kẻ chẳng tin Phật có
khác biệt chăng ?
Kẻ tin hay không tin
Phật, trên căn bản thì chẳng khác nhau mấy. Ai cũng là người, ai cũng sẵn
đủ bản tính và thiện tâm. Dù chẳng tin Phật, người ấy chỉ cần phát
huy bản tính và thiện tâm thì y cũng làm được việc lành như ai. Nhưng
trong những người tin Phật thì có sự khác biệt giữa kẻ học Phật và
chẳng học Phật . Người học Phật thì chắc chắn y theo tâm Phật, hạnh
Phật, lấy việc cứu đời cứu người làm trách nhiệm của mình, thường
xả thân vì đạo, hy sinh tiểu ngã, hoàn thành đại ngã. Kẻ không học Phật
thì chẳng thể trút bỏ sự tính toán hơn thua lợi hại cho bản thân. Hoặc
vô ý hoặc cố ý, họ cứ thường nhắc đến (chuyện công đức của mình
và) tâm nguyện cầu mong được bảo vệ khi làm phước (như cúng tiền
xây chùa vì muốn hết bệnh, phát tài). Kẻ học Phật thì làm việc nhưng
chẳng mong cầu gì cả. Giống như đức Phật, Ngài thành Phật là vì
chúng sinh mà thành, chẳng phải vì chính mình mà Ngài thành Phật.
. Có một cô vì chồng
bị đất lở chôn vùi được hơn một năm rồi, không chịu đựng nổi
áp lực đè nặng trong tâm nên cô ta tới xin xuất gia để thoát phiền
não.
Trong nhà cô, con
cái hãy còn nhỏ, cần được vỗ về dạy dỗ. Bây giờ nếu cô phủi tay
chẳng lo cho chúng thì thành ra thất trách, lại gia tăng nghiệp chướng cho
mình. Cô nên ở nhà làm tròn thiên chức người mẹ đã.
2.
NÓI VỀ VIỆC
HỌC PHẬT
. Người thời nay
thường chẳng phân biệt thần, Phật khác nhau ra sao. Cho Phật là một vị
thần.
Phật không phải
là thần. Chúng sinh khắp nơi đều có Phật tánh. Phật thì siêu phàm, nhập
thánh, là bậc tôn quý nhất vì đã tự giác ngộ và giác ngộ kẻ khác.
Ngài là vị đạo sư chân thật nhất.
. Tại sao cần xem
Phật như bậc thánh (thánh hóa), nhưng không nên xem Phật là vị thần (thần
hóa) ?
Thần và quỷ đều
cùng một thứ, vì chúng vẫn còn tâm sân nộ. Do vậy chúng vẫn còn tùy
nghiệp lưu chuyển trong tam giới. Phật, Bồ tát thương chúng sanh như mẹ
thương con, chẳng oán cầu, bởi vậy Phật là thánh nhân, không phải là
thần. Thần thì cách xa với người nhưng thánh nhân thì lúc nào cũng ở
chung quanh ta.
. Tín đồ Phật giáo
có ba hạng người : Người học Phật, người lạy Phật, người tin Phật.
Rốt ráo thì hạng nào mới chân thành là tín đồ ?
Người học Phật mới
đúng. Chúng ta phải học theo lòng tin của Phật, nghị lực của Phật, dũng
khí của Phật; học tinh thần vĩ đại hy sinh tiểu ngã của Phật.
. Tôi rất muốn học
Phật pháp nhưng chẳng biết mấy chữ nghĩa. Muốn học tụng kinh thì khó
quá !
Phật nào muốn
chúng ta đem giáo pháp của Ngài làm thành thứ văn tự kinh điển để dùng
miệng niệm ê a đâu. Ngài muốn ta đem giáo pháp sử dụng như còn đường
để mình đi. Phật giảng kinh, thật ra chính là giảng đạo (con đường),
chỉ dẫn chúng ta làm sao đi. Do vậy, chúng ta cần siêng năng tinh tấn thực
hành thì mới đúng là học Phật pháp.
. Vì sao chúng tôi cảm
thấy Phật pháp thâm áo (xa vời ) quá ?
Nếu truy ngược lại
trở về thời đại của Phật, thì lúc ấy Phật pháp chẳng phải bí áo
gì đâu; nó thật sự bình dị gần gũi với mọi người. Lời dạy của
Ngài dễ hiểu, chẳng huyền hoặc, bí áo; toàn là đạo lý dạy làm người
trong sinh hoạt bình nhật mà thôi. Nhưng rồi trải qua thời gian lâu năm, lại
thêm hậu thế nhiều người sùng kính Phật pháp nên khó tránh được việc
trước thuật tinh thâm chú thích (như trước đã tác luận giải, sớ giải,
thành lập hệ phái và triết học ). Nếu mình hiểu được rằng Phật giáo
là một thứ giáo dục về tâm linh trong đời sống thường ngày, thì sau
khi đã vào cửa Phật rồi, tự nhiên mình sẽ hiểu thấu chân lý nhân
sinh mà Phật dạy.
. Người học Phật
pháp thường hay đi tới chùa này chùa nọ, có tốt chăng ?
Có những người
tuy tu học Phật pháp nhưng cõi lòng như biển thường dậy sóng, tự sinh
phiền não. Có người lúc mới tiếp xúc với Phật pháp thì đã gấp gấp
lạy Phật, niệm Phật, chẳng kịp nghiên cứu tìm hiểu xem ý nghĩa chân
chính của Phật pháp là gì. Tu học Phật pháp thì ta phải nên ứng dụng
những điều Phật dạy vào cuộc sống hàng ngày. Tính ngay thẳng là đạo
tràng, tâm sâu sắc cũng là đạo tràng.
. Kinh là gì ?Vì sao
cần tụng kinh ?
Kinh nghĩa là đạo,
đạo nghĩa là đường. Tụng kinh giống như xem bản đồ, xem xong rồi nhớ
tên đường, nhớ phương hướng; y theo kế hoạch để đi tới mục tiêu.
Chúng ta tụng kinh thì mới biết được phương hướng để tu hành vậy.
. Rốt ráo phải
nghe đạo như thế nào thì mới nhiếp thọ được Phật pháp ?
Lòng không chuyên nhất
thì tuy nghe nhưng chẳng nhập tâm. Không chú tâm, dù nghe nhiều pháp cũng
chẳng tới đâu. Phần lớn thính chúng : Nghe tai này ra tai kia. Đó là hữu
lậu. Nếu bạn lắng tai nghe, sau đó chuyên tâm nhiếp thọ, thì mới gọi
là vô lậu. Dùng căn (tai) vô lậu nghe pháp thì mới nhiếp thọ được Phật
pháp.
3.
NÓI VỀ
CÔNG ĐỨC
. Hiến máu có phải
là hiếu thảo với cha mẹ chăng ?
Thân thể của
mình, mỗi giọt máu đều là của cha mẹ cả. Hiến máu, đem máu mình cho
kẻ khác dùng, tức là báo đáp ân đức của cha mẹ. Bạn nghĩ xem, đem máu
huyết (của cha mẹ cho ta) hiện đang tuần hoàng trong thân thể mình, đem
truyền vào thân kẻ khác để cứu mạng sống của họ. Chẳng phải đó
là thần thánh lắm sao ? Chẳng phải đó là công đức của cha mẹ mình
sao ?
. Tụng kinh thật sự
có công đức sao ?
Có người cho rằng
cứ tụng kinh thì Phật sẽ bảo vệ, tiêu trừ tai nạn. Đó là quan niệm
sai lầm. Phải biết chúng sinh ám muội, thường mê lạc, đi vào ngõ rẽ.
Nên Phật giảng kinh thuyết pháp là chỉ cho ta biết phương hướng của đời
mình.
. Ý nghĩa của niệm
Phật là gì ?
Kẻ niệm danh hiệu
Đức A Di Đà Phật thì có rất nhiều hạng khác biệt. Có kẻ thượng
căn thượng trí, cũng có kẻ trí thức kém cõi. Kẻ thượng căn thượng
trí chỉ niệm một câu A Di Đà Phật thì có thể hấp thụ vô lượng vô
biên đạo lý, và thể ngộ Phật tâm. Kẻ trí thức kém cỏi thì trong một
chốc chẳng thể nào hiểu hết đạo lý trong kinh, nên phải siêng năng niệm
danh hiệu ĐứcDi Đà để cầu tiêu trừ nghiệp chướng, lắng lòng định
tâm.
. Tôi thường nghe
người ta nói phải niệm mấy vạn lần Phật hiệu thì mới được vãng
sinh, có vậy chăng ?
Kẻ nói đó chỉ biết
đếm số; tâm của y chỉ chú ý tới con số, không phải chú ý vào hồng
danh Đức Phật.
. Tôi nghe nói rằng
: tụng ba ngàn cuốn kinh Kim Cang thì có thể phá (chấp trước vào) danh tướng
, phải chăng ?
Nếu có thể phá chấp
trước vào danh tướng thì chỉ cần bốn câu kệ, bạn cũng có thể phá
được vậy. Nếu bạn chẳng thể phá chấp, dù tụng một vạn cuốn kinh
Kim Cang cũng vô dụng.
4.
NÓI VỀ
NHÂN QUẢ
. Một vị ủy
viên, vừa mgồi xuống đã hỏi : Xin Sư xem nhân quả (đây là một cách hỏi
hàm ý như hỏi xem bói, xem số).
Tôi chẳng biết xem
nhân quả (xem số mạng). Nhưng chúng ta cần chú ý nhân quả (mọi chuyện
mình làm).
. Quan hệ giữa
nhân và quả hoàn cảnh ra sao ?
Nhân quả là định
luật mà nghiệp lực theo đó hiển bày. Nghiệp lực thì dắt dẫn hoàn cảnh.
Có thể sửa đổi nghiệp lực chăng ? Chẳng những ta cần có nghị lực,
lại cần có thiện duyên thì mới sửa đổi được.
. Lúc nào thì vận
hạn mới thôngsuốt ?
Ngày tháng trôi qua
thì vận hạn sẽ thông suốt ,1 ngày ngày sống vui vẻ thì tâm sẽ tự tại.
. Vì sao con người
chẳng thể tự chủ ? Tôi cảm thấy mình giống như kẻ ngốc cứ tùy theo
hoàn cảnh sắp đặt, bị vận mạng an bài ?
Chỉ có kẻ phàm
phu thì mới bị vận mạng hay đúng ra là nghiệp lực an bài. Thánh nhân
thì tự họ an bài vận mạng. Làm sao an bài vận mạng ? Tức phải dùng sức
mạnh của đức tin, chí nguyện và trí tuệ. Bạn phải kiên quyết phá trừ
ác niệm, phiền não, thì trí tuệ mới phát sinh và nghiệp lực sẽ theo đó
thay đổi. Mọi chuyện sẽ là giải thoát tự tại.
5.NÓI VỀ MÊ TÍN
.Có nhiều người thường hỏi :xem
bói (coi số mạng) có ích chăng ?
Mệnh lý thì có, nhưng bạn chớ mê
tín. Vận mạng vận khí, hay số mạng mà họ nói tức là nghiệp lực mà
nhà Phật nói. Nếu bạn chỉ tin có nghiệp lực thì tự nhiên là phải có
số mạng. Song, nhà Phật có dạy :mọi sự đều do tâm tạo. Phàm phu thì
bị vận mạng thao túng. Thánh nhân thì tự mình chi phối vận mạng.
. Mẹ tôi thường đi xem bói, hỏi
về số mạng. Phải làm sao ?
Có chánh tín, chánh niệm thì bản
thân ta có thể sửa đổi số mạng. Nhiều nhà nghèo mà hội Từ Tế giúp
là những người làm nghề bói toán đó.
. Thường có người vì sự nghiệp
không thuận, thân thể không khỏe nên hòai nghi rằng bàn thờ ở nhà bày
không đúng hướng hay có chỗ xúc phạm.
Nhà Phật dạy về định nghiệp và
nhân quả. Chỉ cần tâm an ổn thì chỗ nào cũng được yên. Tâm an thì
lý mới đúng. Trong đạo Phật, phương vị nào cũng tốt cả.
. Có người nghe theo lời thầy bói,
hết sức tin tưởng làm theo, sợ phạm (vào ngày xấu, kỵ húy).
Nhà Phật không có gì gọi là mạo
phạm. Phật giáo dạy mình tinh thần siêu thoát (vượt ra ngoài tranh chấp,
mê tín), thì người mình chính khí lập tức xung mãn (có chính khí thì
không còn sợ hãi gì nữa). Mỗi ngày mỗi tháng đều là lúc kiết tường
cả (không có ngày nào cấm kỵ).
. Pháp thuật thần thông mà dân
chúng tin vào có dính líu gì tới Phật giáo chăng ? Nhiều kẻ tín ngưỡng
sâu thì nói đó là mê , phải chăng ?
Pháp thuật là quỷ đạo, không phải
Phật giáo, cũng chẳng phải Đạo giáo. Đến như chữ mê thì phải xét
tín ngưỡng của mỗi người. Đa số những người trong xã hội, với tâm
niệm sợ hãi và hoảng hốt, chẳng thể tin tưởng hoàn toàn vào sự nghiệp
họ làm, nên phải tin vào bói toán, xủ quẻ, v. v… Chẳng phải họ thâm
nhập vào giáo lý đâu. Phật giáo chủ trương cải cách cuộc sống, đề
xướng phương thức hợp lý; không phải chỉ là tôn giáo lễ lạy cúng kiến.
. Thật có linh hồn chăng ?
Kẻ mê thì gọi là linh hồn, kẻ
giác ngộ thì gọi là giác thức.
6. NÓI VỀ TU HÀNH
. Làm sao tu hành ?
Là trong khoảng thời gian một niệm
sinh khởi phải chú ý các niệm đến từ ngoại cảnh.
. Có người tu trì rất giỏi nhưng
khi đụng phải một chút việc nhỏ xíu thì sinh bực dọc phiền não.
Tâm phàm phu rất dễ dậy sóng. Tuy
tám gió chẳng làm động, nhưng gió nhè nhẹ thì lại động ngay. (Tám gió
tức là ví dụ cho tám thứ hoàn cảnh dễ làm động tâm người, đó là :
lợi lộc, suy hao, hủy báng, danh dự, khen ngợi, chê bai, khổ sở, khoái lạc).
. Tu hành và tu dưỡng khác nhau ra
sao ?
Tu hành là tu tâm dưỡng tánh. Mỗi
người tuy ai cũng có thói quen bất đồng, nhưng lại có Phật tánh giống
nhau. Tu hành chính là giữ cho bản tánh tốt lành này. Do đó tu hành cũng là
tu dưỡng.
. Có anh thanh niên ở Phật học viện
hỏi về cách tu hành.
Mỗi ngày là một trang giấy của
đời tôi. Những người tôi gặp, mỗi câu nói tôi nghe đều như những hàng
chữ trên giấy. Tôi ở trong đời sống mà tìm được Phật pháp, không phải
ở trong Phật pháp mà tìm được đời sống.
. Có hai vị Tỳ kheo ni tới tịnh
xá hỏi rằng : Trên con đường tu đạo, phải chăng sư đã từng gặp khó
khăn ?
Sư hỏi ngược lại hai cô kia : thế
nào là gian nan ? Xưa nay tôi không có thì giờ nghĩ tới vấn đề gian nan.
. Có vị thích tham thiền.
Tham thiền không nhất định phải
ngồi cứng một chỗ. Đi đứng nằm ngồi, gánh củi xách nước, đâu đâu
cũng là thiền. Mình phải hành thiền, không phải thứ thiền ngồi cứng một
chỗ.
. Lại hỏi : Thế nào là thiền ?
Ăn thì chuyên tâm ăn. Làm việc
thì chuyên tâm làm việc. Tâm không để ý chuyện gì khác thì đó là thiền
định.
. Thế nào là trì giới ?
Khi mình phạm tội lỗi (mà giấu
giếm ) thì sẽ sản sinh mặc cảm phạm tội, từ đó dẫn tới đủ thứ
thống khổ, khủng hoảng lo sợ, bất an. Trì giới là muốn đề phòng chuyện
chưa xảy ra. Nếu mình hằng ngày ăn ở cho đứng đắn, tạo thành nề nếp
quy củ thì tự nhiên tránh phạm lỗi lầm.
. Tâm tôi tốt là được rồi cần
gì phải tu hành chứ ?
Tâm bạn tốt có ai biết ? Tâm mà
tốt thiệt thì phải trải qua một phen huấn luyện. Luyện tới lúc tâm bạn
phi thường tự động (không bị vọng tưởng, phiền não nhiễu loạn), chẳng
chút xíu suy nghĩ tính toán, lập tức dang tay ra giúp đỡ kẻ khác. Vì vậy
cần thiết phải tu.
7. NÓI VỀ THẦN THÔNG
.Có người muốn học ngồi thiền.
Ngồi thế nào đó mà cả ngày bên lỗtai nghe có người nói chuyện. Chỉ
có anh ta nghe, người khác chẳng ai nghe. Anh ta cho rằng đã đạt tới thiên
nhĩ thông.
Kẻ có thiên nhĩ thông thì xa rời
mọi phiền não tạp niệm, và mọi thứ âm thanh tạp nhạp, không thanh tịnh.
Chẳng những y không nghe lời thị phi, mà còn biến lời thị phi thành Phật
pháp, xem nó là một hình thức giáo dục. Những gì y nghe đến đều là
pháp âm thanh tịnh. Đó mới đúng thật là thiên nhĩ thông.
. Có nhiều người cho rằng tu hành
có thể khiến họ có thiên nhãn thông, thấy được tiên, Phật, quỷ, thần.
Kỳ thật đó là quan điểm sai lầm.
Chỉ cần bạn nhìn suốt mọi chuyện,
mọi việc trên đời một cách nhẹ nhàng, không chấp trước, tính toán,
không chanh chấp thì đó mới chân chính là thiên nhãn thông.
. Nhiều người cho rằng họ có đầy
đủ thần túc thông.Một ngày có thể đi tám vạn bốn ngàn dặm. Thật ra
đó là việc không thể có.
Chân chính thần túc thông tức là
con đường lộ trên thế gian, đường nào tôi đi cũng thông cả. Chỉ cần
chúng ta giữ vững tâm thái quang minh chính đại, thành khẩn chính trực tiếp
đãi mọi người, thì trong thiên hạ chẳng có việc gì khó làm. Một khi
thiên hạ chẳng việc gì khó làm, thì đương nhiên, đường nào đi cũng
thông suốt cả.
. Kẻ có tha tâm thông phải chăng có
thể biết được điều kẻ khác đang suy nghĩ ?
Chỉ cần chúng ta có tâm ý cởi mở
chân thành , hiểu biết người khác, việc gì cũng nghĩ đến người khác,
thì người khác đâu cần gì che mắt chúng ta. Nếu như vậy thì sao mình
chẳng hiểu thấu tâm ý người ta chứ.
. Túc mạng thông nghĩa là biết việc
quá khứ, hiểu việc hiện tại, dự tri chuyện tương lai.
Mình muốn biết chuyện quá khứ vị
lai, nhưng thật ra ngay bây giờ mình đã rõ ràng những chuyện ấy rồi. Rằng
: Muốn biết nhân tạo ra trong quá khứ, thì xem những gì đời này họ thọ
nhận. Muốn biết quả báo trong tương lai, hãy xem những việc làm đời
nay. "Dục tri tiền thế nhân. Kim sanh thọ giả thị. Dục tri lai thế
quả. Kim sanh tác giả thị". Chẳng phải bài trên nói rõ ràng cho ta thấy
quá khứ và vị lai chăng ?
. Vô lậu thông là gì ?
Ho.c Phật pháp, mình chớ nên ham muốn
cầu thần thông. Quan trọng nhất là phải trừ hết phiền não. Sau khi tiếp
xúc Phật pháp rồi, ta nên hết lòng thực hành, phát huy tinh thần Bồ tát
đạo. Đó mới chính là vô lậu thông thì tự nhiên sẽ được tâm thông.
Khi tâm thông thì vạn sự đều thông. Nếu như vậy thì việc gì phải cắm
đầu cắm cổ đi cầu thần thông.
Mục lục | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8