- Giới thiệu về kinh Hoa Nghiêm
- HT Thích Trí Quảng
- I. Lịch sử kinh Hoa Nghiêm
- 1- Khái niệm về lịch sử kinh Hoa Nghiêm
Về mặt học thuật, chúng ta học lịch sử phần lớn căn
cứ vào dữ liệu mà người trước đã ghi lại để đánh giá. Nhưng đứng
ở lãnh vực tôn giáo để quan sát, chúng ta lại có nhận thức về lịch
sử khác hơn là những điều được các nhà học thuật ghi nhận.
Từ hiểu biết theo học thuật thông thường, tiến lên một
bước nữa để hiểu lịch sử Đại thừa Phật giáo theo tinh thần của
người tu có niềm tin, có trí tuệ. Và bước sang lịch sử kinh Hoa Nghiêm,
chúng ta phải phát Bồ đề tâm. Có thể nói, chúng ta học Đại thừa bằng
Bồ đề tâm của chính mình, không học bằng vọng thức, nghĩa là tiếp
nhận tinh ba của giáo nghĩa bằng tâm hồn thanh tịnh, không phải chỉ dừng
lại ở phân tích, học hiểu theo văn tự, ngữ ngôn.
Kinh Hoa Nghiêm có ba bộ: Bộ thứ nhất gọi là Đại
Hoa Nghiêm do Pháp thân Tỳ Lô Giá Na chuyển. Bộ thứ hai là Trung Hoa
Nghiêm do Báo thân Lô Xá Na chuyển và bộ thứ ba do -ng thân Thích Ca
Mâu Ni Phật thuyết.
Như vậy, kinh Hoa Nghiêm có cái nhìn về Đức Phật
khác hơn các hệ tư tưởng khác và đương nhiên cũng khác với lịch sử
thông thường mà chúng ta học.
Cả ba bộ kinh này đều ở cung rồng Ta Kiệt La. Nhưng hai
bộ đại kinh và trung kinh quá đồ sộ, không thể mang về, nên ngài Long
Thọ Bồ tát chỉ thỉnh được bộ Tiểu Hoa Nghiêm gồm có 100.000
bài kệ. Và mang về nhân gian, Ngài lọc lại, chỉ còn một nửa là 45.000
bài kệ.
Bộ Tiểu Hoa Nghiêm mà ngài Long Thọ đem về, rồi
truyền sang Trung Hoa, được dịch ra tiếng Trung Hoa, còn lại ngày nay hai bộ.
Bộ Hoa Nghiêm 60 quyển do ngài Giác Hiền dịch đời Tấn và bộ 80
quyển dịch ở đời Đường, dưới sự bảo trợ của Tắc Thiên hoàng đế,
quen gọi là Võ hậu.
Bộ kinh Hoa Nghiêm mà chúng ta tu học chủ yếu nương
theo bộ kinh đời Đường. Kinh Hoa Nghiêm do Báo thân viên mãn Lô Xá
Na và kinh do Pháp thân Tỳ Lô Giá Na Phật chuyển thì chúng ta không thấy
được Báo thân và Pháp thân Phật, nên không thể nghe, không thể đọc và
không hiểu được.
Điều này gợi cho chúng ta ý thức rằng khi học Phật
pháp, nhất là học Đại thừa, đòi hỏi quá trình thiết thân thể nghiệm
pháp trong cuộc sống.
Hiểu kinh Hoa Nghiêm là từ văn tự đi vào tư duy, vào
thiền định, phát sinh được trí tuệ và dùng trí tuệ quán sát mọi sự,
mọi vật. Nói cách khác, kinh Hoa Nghiêm dẫn chúng ta vào pháp giới
hay nhìn thế giới chân thật. Và biết được việc ở dạng chân thật,
thì ta không còn lỗi lầm trên sinh hoạt hiện tượng của cuộc đời.
Kinh Hoa Nghiêm muốn dạy ta cốt lõi ấy.
Theo phán giáo của ngài Trí Giả, Đức Phật nói kinh Hoa
Nghiêm 21 ngày. Chỉ có 21 ngày ngắn ngủi, làm sao Phật nói được vô
lượng bài kệ gọi là vi trần? Trong khi các bộ kinh khác, Đức Phật nói
trong thời gian dài hơn mà lại không nhiều.
Phật nói Hoa Nghiêm 21 ngày trong thiền định. 21 ngày
của cuộc sống vật chất theo đời thường tất nhiên quá ngắn ngủi. Nhưng
21 ngày tư duy thiền định thiết nghĩ thật lớn lao không thể tính được.
Ai không hành đạo, không công phu tu tập không thể nào biết được điều
này.
Một niệm tâm trong thiền định, Bồ tát cứu độ được
vô số chúng sanh. Ngài Thiên Thai chứng được 3.000 pháp biến dịch trong một
niệm tâm. Và 3.000 pháp này tác động lẫn nhau, tạo thành trùng trùng
duyên khởi theo Hoa Nghiêm.
21 ngày Phật tư duy dưới cội bồ đề lại càng lớn
không thể tưởng, vì hoạt động dưới dạng Pháp thân, trở thành đại
tự nhiên. Tư duy bằng vọng niệm chẳng là bao. Nhưng tư duy dưới cội bồ
đề nghĩa là ở dạng bản thể của sự vật, ở chơn như tâm thì Phật,
chúng sanh và tâm, tuy ba nhưng thông làm một.
Từ bồ đề đạo tràng, Phật thuyết kinh Hoa Nghiêm
21 ngày, nhưng thuyết được tất cả. Thuyết tất cả, nghĩa là thuyết những
gì xảy ra từ khi Ngài phát tâm Bồ đề và giáo hóa chúng sanh cho đến ngày
thành Phật. Và hiện giờ, Ngài đang tiếp tục giáo hóa. Tất cả mọi người
trên khắp năm châu bốn biển vẫn đang tiếp tục học pháp với Tỳ Lô
Giá Na Phật, là ý nghĩa quan trọng nhất của lịch sử kinh Hoa Nghiêm theo
tinh thần Đại thừa.
Thật vậy, Đức Phật vẫn còn giáo hóa và hộ niệm cho
chúng ta, nên chúng ta mới tu học được. Nếu không có lực gia trì đó,
Phật pháp không thể tồn tại đến ngày nay.
Thái độ của người học Phật giáo Đại thừa nói chung
và lịch sử kinh Hoa Nghiêm nói riêng, là phải thấy cái bao la vô
cùng tận, còn cái chúng ta hiểu được giống như con muỗi uống nước biển.
Tôi thấm thía ý này trong kinh Pháp Hoa dạy rằng khi nào tu tròn hạnh
Bồ tát, thành Phật mới hiểu được Phật. Vì vậy, cho rằng học hết
giáo lý là xong, quả là sai lầm lớn.
Trên tinh thần bao la vô tận của Phật pháp, chúng ta phải
nhận ra thọ mạng Phật pháp tồn tại thường hằng miên viễn ở dạng
Pháp thân vĩnh hằng bất tử. Đức Phật chỉ phương tiện hiện Niết bàn,
nhưng kỳ thực Ngài vẫn hiện hữu ở khắp mọi nơi, ở bên cạnh chúng
ta trong từng niệm tâm vậy.
2- Lịch sử truyền thừa và phát
triển kinh Hoa Nghiêm
Kinh Hoa Nghiêm phát xuất từ Êẽn Độ, nhưng được
phát triển mạnh ở Trung Quốc, Nhật Bản. Thật vậy, theo sự nghiên cứu,
kinh Hoa Nghiêm chỉ còn tìm thấy rải rác trong vài tác phẩm ở Êẽn
Độ. Đó là bộ Đại Trí Độ luận của ngài Long Thọ có dẫn dụng
kinh Hoa Nghiêm và những tác phẩm chú sớ như Thập Trụ Tỳ Bà Sa
luận, hoặc Thập địa kinh luận giải thích về hai phẩm: Thập
trụ, Thập địa của kinh. Như vậy, chỉ có một phần nhỏ của kinh được
truyền thừa. Còn toàn bộ kinh Hoa Nghiêm không có.
Tuy nhiên về sau, kinh Hoa Nghiêm được truyền sang
Trung Quốc có 3 bộ, nhưng đều phát xuất từ nước Vu Điền của Trung Á
(ngày nay thuộc khu tự trị của Trung Quốc).
Kinh Hoa Nghiêm mang về Trường An, đến đời Tấn thì
ngài Phật Đà Bạt Đà La (Giác Hiền) là người đầu tiên dịch sang tiếng
Trung Quốc bộ lục thập Hoa Nghiêm, gồm có 60 quyển, thường gọi là
bộ cựu dịch.
Cách 200 năm sau, đến đời Đường, ngài Thập Sa Nan Đà dịch,
chia thành 80 quyển, gọi là bát thập Hoa Nghiêm hay bộ tân dịch.
Và cũng ở đời Đường, ngài Bát Nhã dịch riêng phẩm Nhập
pháp giới, gọi là tứ thập Hoa Nghiêm, gồm 40 quyển.
Kinh Hoa Nghiêm phát triển mạnh ở Trung Quốc, tiến
đến thành lập tông Hoa Nghiêm. Sơ tổ của tông này là ngài Đỗ Thuận
(557-640), nhưng đến ngài Trí Nghiêm (602-668) là Nhị tổ mới chính thức
thành lập tông Hoa Nghiêm.
Và Tổ thứ ba của tông này rất nổi tiếng, đó là ngài
Pháp Tạng (Hiền Thủ, 643-712). Phải nói là đến thời của ngài Pháp Tạng
mới luận giải kinh Hoa Nghiêm và giảng kinh này cho Tắc Thiên hoàng
hậu.
Ngài Đỗ Thuận và Trí Nghiêm cùng giảng giải kinh theo bộ
lục thập Hoa Nghiêm. Nhưng ngài Đỗ Thuận chịu ảnh hưởng của hệ
Bát Nhã, vì lúc ấy pháp tánh học thịnh hành. Còn ngài Trí Nghiêm chịu
ảnh hưởng của Duy thức, tức pháp tướng học do ngài Huyền Trang xương
minh và theo đó mà phát triển Hoa Nghiêm.
Ngài Pháp Tạng lý giải theo bộ bát thập Hoa Nghiêm.
Ngài giảng giải đầy đủ hơn, vì đã tổng hợp được hai hệ tư tưởng
Bát Nhã và Duy Thức của Sơ tổ và Nhị tổ, kết hợp thành bộ Hoa
Nghiêm sớ. Đây là cốt lõi của tông Hoa Nghiêm, làm cho Phật pháp thịnh
hành ở thời này.
Hai vị Đỗ Thuận và Trí Nghiêm đều là người Hán.
Riêng ngài Pháp Tạng sanh ở Trung Quốc mà gốc người Trung Á. Vì vậy,
Ngài thừa hưởng được tư tưởng triết học Êẽn Độ và văn minh Trung
Quốc; đồng thời tổng hợp được tinh ba của hai luồng tư tưởng vĩ đại
này, tạo thành nét đặc thù nổi bật của tông Hoa Nghiêm, khiến cho giới
trí thức đời Đường bấy giờ phải thán phục.
Có thể nói tông Hoa Nghiêm phát triển mạnh ở Trung Quốc
vì tư tưởng kinh Hoa Nghiêm thích hợp với người Trung Quốc. Trước
khi kinh này được truyền sang, tư tưởng Lão Trang thịnh hành ở Trung Quốc,
có cái nhìn về vũ trụ gần giống với tinh thần Hoa Nghiêm, nên người
trí thức đương thời dễ tiếp thu được tư tưởng Hoa Nghiêm.
Tuy nhiên, cần khẳng định rằng, kinh Hoa Nghiêm phát
triển được là nhờ các vị cao đức thông suốt được áo nghĩa Hoa Nghiêm
và biết kết hợp với tinh thần Lão Trang để triển khai thành tư tưởng
chỉ đạo của tông Hoa Nghiêm.
Tư tưởng Lão Trang quan niệm mọi sinh hoạt của vũ trụ vận
hành theo lý "Tự nhiên", tự nhiên là "Vô", và tính chất
của "Vô" là bản thể của vũ trụ. Và theo Trang tử: "Đạo
không chỗ nào không có, ở chỗ con kiến, con dế, ở chỗ cỏ Đế, cỏ Bại,
ở chỗ gạch ngói, ở chỗ phân tiểu...".
Người trí thức chịu ảnh hưởng Lão Trang có thể thấy
vấn đề nói trên của họ sáng hơn khi tiếp thu tư tưởng Hoa Nghiêm do
các vị cao tăng lý giải; theo đó, mọi sự, mọi vật đều bình đẳng,
trong tốt có xấu, trong xấu có tốt. Tất cả sinh hoạt tương quan tương
duyên chằng chịt trong pháp giới.
Người chứng đạo thấy rõ sự tác động của mối
tương quan sâu xa ấy, mà thuật ngữ gọi là lý sự vô ngại pháp giới,
thì sẽ hóa giải được tất cả. Còn chướng ngại, vướng mắc, không
dung thông thì trở thành đối nghịch, đối đầu, từ đó phiền não
trùng trùng duyên khởi.
Thực chất của sự hành trì theo yếu nghĩa Hoa Nghiêm là
thiện ác đều do chính ta tạo nên, kinh gọi là muôn pháp duy tâm tạp. Liễu
ngộ Hoa Nghiêm thì tất cả viên dung vô ngại vì mọi loài trong pháp giới
cho đến con ong, cái kiến, cỏ cây, hoa lá đều là pháp âm của Tỳ Lô
Giá Na Phật.
Kinh Hoa Nghiêm chuyên chở một tư tưởng quá lớn
lao, người bình thường không tiếp thu nổi, không hiểu thì làm sao ứng dụng
được. Vì thế, dù là tư tưởng siêu tuyệt như vậy, vẫn bị mai một.
Phải có những bậc danh đức ngộ đạo hiện hữu, như ngài
Đỗ Thuận, Trí Nghiêm, Pháp Tạng nắm trọn được tinh yếu của Hoa Nghiêm
và lý giải cũng như thể hiện trong cuộc sống, mới có thể phát triển
tư tưởng này sáng chói lên. Nhưng về sau, không có người thừa kế đủ
khả năng tiếp nối đạo nghiệp, nên ngọn đèn Hoa Nghiêm cũng phải tàn
lụn.
Tiếp theo, kinh Hoa Nghiêm được một nhà sư Trung Hoa
mang sang Nhật Bản, nhưng không thuyết giảng. Đến đời Thánh Vũ thiên
hoàng, ngài Thẩm Tường là nhà sư Triều Tiên sang Nhật Bản, kinh này mới
được Ngài giảng giải và tông Hoa Nghiêm ra đời ở Nhật.
Đặc biệt là nhờ công đức thuyết pháp của ngài Thẩm
Tường khiến cho Thánh Vũ thiên hoàng phát tâm xây dựng ở Nara tượng Tỳ
Lô Giá Na bằng đồng lớn nhất thế giới. Có điều kỳ lạ cần nhắc lại,
theo truyền thuyết, người ta chỉ đúc được pho tượng này tới cổ, vì
phần đầu của tượng quá lớn, đường kính của mặt tượng Tỳ Lô
Giá Na rộng đến 5 thước, nên rót đồng vô chảy xuống đến cổ là bị
rã.
Sau đó, nhà sư Phật Triết từ Giao Châu, Việt Nam, đóng
bè tre sang Nhật Bản. Ngài Hạnh Cơ Bồ tát ra đón ngài Phật Triết ở bờ
biển về để chỉ dạy phương cách đúc tượng.
Pho tượng được hoàn thành một cách hoàn hảo, nên Thánh
Vũ thiên hoàng thỉnh ngài Phật Triết về chủ lễ điểm nhãn tượng. Và
Ngài soạn ra nghi thức cúng dường khai quang, còn truyền tụng đến ngày
nay.
Như đã nói, tư tưởng Hoa Nghiêm quá trác tuyệt, khó tiếp
thu. Vì vậy, công đức hoằng truyền kinh Hoa Nghiêm mà ngài Thẩm Tường
đã tu tạo, không có người tiếp nối đạo mạch. Những gì tiêu biểu
còn lưu lại dấu vết như tông Hoa Nghiêm, chùa Đông Đại và tượng Tỳ
Lô Giá Na, thì ngày nay chỉ còn hiện hữu như một kỷ niệm mà thôi.
Tóm lại, kinh Hoa Nghiêm phát xuất từ Êẽn Độ,
nhưng vì quá cao siêu nên hiếm người tiếp thu được và tất nhiên việc
phát triển càng khó hơn nữa. Phải đợi đến khi truyền sang Trung Quốc
hay Nhật Bản và gặp được những vị vua chúa có phước báo và quyền
thế phát tâm mới đủ điều kiện hỗ trợ cho công việc phiên dịch,
truyền bá kinh, cũng như xây dựng chùa chiền, đúc tượng được thành
công.
Riêng ở Việt Nam, Phật giáo đương nhiên cũng có phần
ảnh hưởng tinh thần Hoa Nghiêm. Một số vị cao tăng cũng thọ trì kinh
này, ứng dụng được phần nào tinh ba của kinh trong cuộc sống. Tuy
nhiên, nói chung, bộ kinh này không phát triển mạnh được ở Việt Nam.
II. Nội dung kinh Hoa Nghiêm
Theo phán giáo của Thiên Thai Trí Giả đại sư, sau khi Đức
Phật thành đạo, Ngài thuyết kinh Hoa Nghiêm trong 21 ngày và sau đó
Ngài đến Lộc Uyển độ 5 anh em Kiều Trần Như, bắt đầu lập giáo khai
tông. Trên đường hoằng truyền chánh pháp, Đức Phật giảng kinh Phương
Đẳng, Bát Nhã, Pháp Hoa, Niết Bàn.
Cách phán giáo của Trí Giả đại sư được Phật giáo Đại
thừa tán đồng. Phật giáo Nguyên thủy cũng ghi nhận giống ở điểm sau
khi thành đạo, Đức Phật ngồi tư duy ở Bồ đề đạo tràng trong 21
ngày. Theo kiến giải của Phật giáo Đại thừa, trong 21 ngày tư duy ấy,
Ngài thuyết kinh Hoa Nghiêm trong thiền định.
Thiết lập pháp hội Hoa Nghiêm với hội chúng, hội trường
có điểm khác lạ. Theo kinh Hoa Nghiêm lục thập quyển thì có 8 hội,
nhưng kinh Hoa Nghiêm bát thập quyển ghi nhận có 9 hội. Đến phần kết
của hội Hoa Nghiêm vẫn có mặt Xá Lợi Phật, Mục Kiền Liên, A Nan, nhưng
các Ngài không nghe được. Ý này được kinh diễn tả rằng chúng Thanh văn
như người mù, người điếc dự hội.
Vì khó hiểu như vậy, một số người cho rằng kinh Hoa
Nghiêm có tính cách giả tưởng. Ngày nay, chúng ta có thể hiểu ý này
qua thực tế như vấn đề trình bày trong cuộc hội thảo dành cho các nhà
bác học thì người có trình độ đại học trở xuống có tham dự cũng
không thể nào hiểu được.
Pháp Phật nói cho Bồ tát, hàng nhị thừa không thể biết,
huống chi là phàm phu. Cần hiểu rằng không riêng gì Xá Lợi Phất, Mục
Kiền Liên... mà kể cả chúng ta cũng hiện diện trong hội Hoa Nghiêm, nhưng
không thấy, không nghe vì bị ngũ ấm ngăn che, vướng mắc sắc ấm. Đức
Phật nói kinh Hoa Nghiêm trong thiền định, dùng tâm chuyển vật.
Chúng ta chưa thấy tâm, làm sao thấy được sự chuyển vật.
Tinh thần Đại thừa đặt nền tảng trên sinh hoạt của
tâm là chính. Nếu tâm thực sự tốt sẽ kết thành quả tốt, dù cho hành
động bề ngoài không tốt. Sức mạnh phi thường của tâm chi phối, khiến
việc thành tựu, không cần phải cử thân động niệm, kinh gọi là vô
tác diệu lực. Đó là ý chính mà kinh Hoa Nghiêm muốn đề cập đến.
Khi Đức Phật đắc quả Vô thượng giác ở Bồ đề đạo
tràng, không còn lệ thuộc ngũ ấm thân, Ngài phát hiện ra con người thật
bên trong là chơn tâm hay Tỳ Lô Giá Na Pháp thân và thấy Bồ tát vi trần.
Phật pháp thân ấy nói với các vị Bồ tát trong thiền định, không phải
là người bằng xương bằng thịt nói và cũng không nói cho người nhân
gian. Vì vậy, người nhân gian làm thế nào biết được và tạng kinh Hoa
Nghiêm phải đợi đến Long Thọ Bồ tát kiết tập.
Đến pháp hội thứ hai, đi vào thế giới Quang Minh điện
của Phật, nghĩa là ánh quang Phật thuyết pháp. Ánh quang này chiếu đến
Trời Phạm Thiên, nên vị Đại Phạm Thiên vương xuống Bồ đề đạo tràng
thỉnh Phật thuyết pháp.
Ở pháp hội một, thuyết trong thiền định dành cho người
trụ định mới nghe được. Đến pháp hội thứ hai, Phật thuyết bằng
ánh quang, đòi hỏi người có trí tuệ, nghe bằng Bồ đề tâm, huệ giải
thoát mới thâm nhập được. Lúc ấy, người tu ngộ đạo nhìn sông núi,
cá chim đều là Phật thuyết pháp.
Sau đó, Phật thuyết ở Trời Đao Lợi, đến Dạ Ma thiên,
Đâu Suất thiên, Tha Hóa Tự Tại. Đến đây, Ngài giảng thập hồi hướng,
thập địa nhằm chỉ cho biết đối tượng của pháp cao sâu này phải là
Bồ tát, là người có đầy đủ phương tiện giáo hóa chúng sanh.
Bồ tát pháp trong kinh Hoa Nghiêm rất cao sâu. Hàng thấp
nhất là Bồ tát sơ địa cũng phải có khả năng làm vua một cõi, tức tiểu
vương mới có thể hành đạo tự tại. Bồ tát nhị địa phải là Chuyển
luân Thánh vương cai quản bốn phương thiên hạ, ai nghe đến danh cũng phải
kính nể. Bồ tát đệ tam địa phải làm vua Trời Đao Lợi, cai quản 33 tầng
trời. Cứ như vậy lần lên cõi Trời Dục cao nhất là Tha Hóa Tự Tại.
Đức Phật giảng cho các vị trời, đồng nghĩa với nhắc
nhở những người có phước báo, quyền uy ở trần gian nên phát tâm làm
Phật sự, dễ tu tạo công đức lớn lao. Nếu không, hưởng hết phước rồi
đọa, lúc đó không còn điều kiện tạo công đức, như vua Tần Bà Sa La
bị A Xà Thế nhốt vô ngục rồi mới phát tâm.
Từ cõi Trời Tha Hóa Tự Tại, Đức Phật trở lại Phổ
Quang đường thuyết thập nhẫn, thập định. Cuối cùng, Ngài trở lại thực
tế cuộc sống ở rừng Thệ Đa nói phẩm Nhập pháp giới.
III. Quan niệm về đạo Phật theo
kinh Hoa Nghiêm
Kinh Pháp Hoa và Hoa Nghiêm là hai bộ kinh nòng cốt
của Phật giáo Đại thừa. Kinh Pháp Hoa đặt nặng về pháp, trong
khi kinh Hoa Nghiêm triển khai về Phật là vị có đầy đủ tư cách
để tuyên thuyết diệu pháp.
Quan niệm về Đức Phật theo kinh Hoa Nghiêm tất
nhiên cũng khởi đầu từ Phật nguyên thủy là Đức Thích Ca. Ngài cũng
mang thân tứ đại giống như chúng ta và trải qua quá trình tu hành, đắc
quả Vô thượng Bồ đề.
Quan điểm cho rằng Phật là người giống như ta và tiến
tu thành bậc Chánh giác, được xét lại trong thời Phật giáo Phát triển.
Vì câu hỏi được đặt ra là tại sao người đều giống nhau, nhưng chỉ
duy nhất có Phật thành tựu quả vị toàn giác, còn những vị tu hành
khác thì có người thành Tổ, có người làm trụ trì hoặc người chẳng
đạt được quả vị nào.
Từ đó, Phật giáo Phát triển bắt đầu mở tầm nhìn về
chiều sâu, nhìn bên trong cái thực của con người, tức chân linh, để định
giá trị khác nhau của mỗi người. Theo tinh thần ấy, kinh Bổn Sanh, Bổn
Sự được hình thành, nói về vô số tiền kiếp của Phật đã xả thân
hành Bồ tát đạo. Thân xác giống như chiếc áo mặc cho chân linh. Đó là
quan niệm mới của Phật giáo Phát triển bắt đầu quán sát người ở
hai mặt: mặt bề ngoài là sanh thân hay thân mạng hữu hình và thân mạng
vô hình bên trong là Báo thân.
Theo Đại thừa, Báo thân là phước đức, trí tuệ của Phật.
Ngài giáo hóa thành tựu dễ dàng vì lời nói, hành động, việc làm đều
phát xuất từ trí tuệ siêu tuyệt và đạo đức hoàn toàn thánh thiện.
Như vậy, Đại thừa nhìn Phật qua tri thức và đức hạnh
của Ngài và triển khai Báo thân. Suy nghĩ về Báo thân, nương Báo thân Phật
tu hành nhằm mục tiêu phát triển Báo thân của chính mình. Nói cách khác,
trên bước đường tu, chúng ta xem Phật, Tổ, Bồ tát làm gì, ta cũng làm
vậy để nuôi lớn Báo thân của riêng mình.
Đức Phật dạy rằng ai cũng có thể thành Phật nếu tu tập
cho đầy đủ tâm đại bi, viên mãn hạnh Bồ tát. Vô lượng kiếp qua khứ,
Phật, Hiền Thánh đều trải thân hành Bồ tát đạo, làm lợi ích chúng hữu
tình, mới đạt đến Vô thượng Đẳng giác. Ngày nay, muốn thành tựu quả
vị như Phật, chúng ta cũng phải phát tâm Bồ đề, dấn thân tu Bồ tát
đạo. Đó là tư tưởng nòng cốt của Phật giáo Đại thừa.
Tiến đến đỉnh cao của hệ tư tưởng này là kinh Hoa
Nghiêm. Kinh Hoa Nghiêm giới thiệu Đức Phật và cách tu thế nào để
thành Phật, tức Bồ tát pháp.
Tinh thần Hoa Nghiêm cho chúng ta ý niệm về Đức Phật hoàn
toàn mới, khác hẳn các bộ kinh Đại thừa khác. Đức Phật không bị giới
hạn trong một loại hình cố định nào.
Thật vậy, Hoa Nghiêm mở ra cho chúng ta tầm nhìn phóng
khoáng, theo đó không có gì không phải là Phật, đó mới là Đức Phật
chân thật. Phật này là Phật huệ, nên trí tuệ Phật hiện vô thân đồng
nữ thì đồng nữ đó là Phật, hiện trong thân trưởng lão thì trưởng lão
là Phật.
Tư tưởng đặc biệt của Hoa Nghiêm về sự hiện hữu vĩnh
hằng của một Đức Phật toàn diện đòi hỏi chúng ta phải đạt đến
trình độ nhất định nào đó mới có thể hiểu, sống và hành đạo như
vậy.
Đứng trên lập trường bao quát, thấy Phật là tất cả,
là pháp giới, được kinh Hoa Nghiêm tiêu biểu qua hình ảnh Phật
với 10 loại thân: Ngũ ấm thân, Quốc độ thân, Chúng sanh thân, Thanh văn
thân, Duyên giác thân, Bồ tát thân, Như Lai thân, Trí thân, Pháp thân, Hư
không thân. Hay có thể nói 10 loại hình này là diễn tiến sự sống từ
thấp nhất tiến đến quả vị Phật và từ Phật giới chi phối ngược
xuống toàn bộ các loài hữu tình, vô tình.
Theo Hoa Nghiêm, trước tiên lấy ngũ ấm làm căn bản, vì tất
cả muôn vật đều phát xuất từ ngũ ấm: sắc, thọ, tưởng, hành, thức.
Đức Phật cũng hiện hữu từ ngũ ấm, nhưng Ngài tiến đến quả vị toàn
giác vì Ngài không bị ngũ ấm chi phối. Trong khi chúng sanh cũng mang thân
ngũ ấm, nhưng do bị ràng buộc triệt để, nên luôn gánh chịu khổ đau
sanh tử.
Đức Phật khẳng định rằng ngũ ấm cấu tạo nên con người
và con người bị lệ thuộc nó. Chính vì còn kẹt vào thân vật chất, tức
sắc uẩn, nên chúng ta còn bị 4 thứ: đói, khát, nóng, lạnh hành hạ. Hương
vị giải thoát đầu tiên của người đắc được sơ quả là xa lìa được
đói khát, nóng lạnh. Vì vậy, chúng ta thấy các Thiền sư trong lúc nhập
định không cần ăn uống, ngủ nghỉ mà không cảm giác đói khát, mệt mỏi,
vì họ đang sống với chân linh, vượt ngoài sự chi phối của thân xác.
Thân của Đức Phật khởi đầu cũng phát xuất từ thân
ngũ ấm như chúng ta và Ngài cũng sử dụng nó. Nhưng chính yếu là Phật
điều khiển được thân hoàn toàn theo mục tiêu mà Ngài đặt ra.
Đối với Phật, Ngài mang thân ngũ ấm trang nghiêm bằng 32
tướng tốt, 80 vẻ đẹp, thành Vô thượng Đẳng giác để giáo hóa chúng
sanh. Khi việc đáng làm đã làm, người đáng độ đã độ, Ngài rời bỏ
thân một cách nhẹ nhàng. Đức Phật khác hơn chúng sanh là như vậy.
Chúng sanh thì bị thân ngũ uẩn dày xéo, hành hạ, sống khổ
với thân, chết cũng không yên với nó. Đức Phật thì tự tại hoàn toàn
vì biến đổi được ngũ uẩn thành Pháp thân mà kinh diễn tả là:
"Nhược năng chuyển vật tức đồng Như Lai".
Đức Phật sử dụng, biến ngũ uẩn thành ngũ phần Pháp
thân, nên ngũ uẩn được kinh Hoa Nghiêm coi là một trong 10 thân Phật
Tỳ Lô Giá Na.
Từ ngũ uẩn làm gốc, nảy sinh ra sự sống, hiện thân
thứ hai là quốc độ thân, chỉ cho sơn hà đại địa. Nói chung, sự sống
đơn bào tiến lên đa bào, phát triển lần đến các sinh vật hữu tình
và vô tình.
Theo tinh thần Hoa Nghiêm, nhìn sông núi hùng vĩ, ngắm dòng
suối chảy, nụ hoa mơn mởn, cá bơi chim liệng hay thấy tượng Phật trang
nghiêm, cảnh chùa thanh tịnh, khiến ta phát tâm, đó là vô tình thuyết
pháp.
Nói cách khác, thân Tỳ Lô Giá Na đã tác động vào cảnh
quan, tạo thành lực hấp dẫn đưa ta đến với Phật đạo. Trong kinh thường
diễn tả quá trình hành Bồ tát đạo, Phật hiện thân trong tất cả các
loài, không riêng gì loài người, Ngài đã từng làm nai, chim, sư tử... Vì
vậy, trong vũ trụ, cỏ cây hoa lá cho đến động vật đều có Tỳ Lô
Giá Na ảnh hưởng đến và trong các hữu tình chúng sanh thuộc tứ sanh lục
đạo cũng chịu lực chi phối của Tỳ Lô Giá Na để tồn tại.
Như vậy, loại thân hình thứ hai của thân Phật Tỳ Lô
Giá na là trải thân ra làm đất đai, làm cây cỏ, làm núi sông để che chở,
nuôi sống, dung nhiếp muôn loài.
Không loài nào mà tâm đại bi Phật không tác động đến,
thể hiện sự hiện hữu loại thân thứ ba của Phật gọi là chúng sanh
thân.
Dưới mắt người hành đạo theo tinh thần Hoa Nghiêm, con
ong, cái kiến cho đến cọng cỏ, bụi gai, không cái gì mà không dễ thương,
không phải là Phật. Ngược lại, mọi sự vật trên cuộc đời đều chướng
tai gai mắt với phàm phu, ràng buộc làm họ khổ đau.
Trên tinh thần tất cả đều đẹp, người thật dạ tu hành
ở bên phiến đá, cạnh dòng suối trong núi rừng, nhưng có cảm nghĩ nơi
đó hiện diện ba đời mười phương Phật, nên họ dễ dàng tiến tu giải
thoát. Nhưng khởi vọng tâm đòi hỏi phải ở chỗ này mới tu được, ở
chỗ kia buồn khổ, thì không thể nào sống trong thiền môn.
Bước theo lộ trình Hoa Nghiêm, chúng ta cũng tập sống theo
tinh thần rộng lớn như vậy, tập làm những việc bao dung, giúp đỡ người
phát triển. Đó là con đường đưa chúng ta đến quả vị toàn giác trong
tương lai.
Từ trong chúng sanh thân, nhận ra cuộc đời không bền chắc,
nên khởi tâm đi tìm hằng hữu. Từ bỏ đời sống thế nhân, đi theo lộ
trình Phật đạo, mang thân tu sĩ trắc nghiệm 37 phẩm trợ đạo giữa lòng
cuộc đời, được coi như là Pháp thân của Đức Phật hay Thanh văn thân
là một phần trong tổng thân của Phật Thích Ca.
Kế đến là hàng Duyên giác thuộc tầng lớp trí thức,
tinh thần rất bén nhạy. Họ quán nhân duyên để thấy được mối quan hệ
giữa mọi người với nhau trong xã hội. Và theo lời Phật dạy, người nào
thấy nhân duyên thì thấy được pháp chân thật, đó là điều tiên quyết
để tiến đến quả vị toàn giác.
Vì vậy, hàng Duyên giác hay Bích chi Phật ẩn tu, thâm
nhập thiền định, nhận chân được mối quan hệ của chúng sanh trong tứ
sanh lục đạo và hành xử theo đúng với lý nhân duyên ấy, thì họ vẫn
được coi là một hiện thân của Phật trên cuộc đời.
Thanh văn tu hành tập thể và Duyên giác hay Độc giác ẩn
tu quán sát các pháp. Tổng hợp hai cách tu này, chúng ta có mẫu người thứ
ba vừa có đạo đức, vừa có tri thức, đi vào đời độ sanh gọi là Bồ
tát.
Bồ tát hay bậc giác hữu tình, tức người đem ánh sáng
giác ngộ đến các loài hữu tình. Họ phát tâm Bồ đề, khởi niệm
thương chúng sanh và đến giúp đỡ, cũng là do Phật lực chi phối đến.
Trên tinh thần hành đạo cứu đời vì tiếp nhận được
lực Tỳ Lô Giá Na, nên Bồ tát thân cũng là thân của Phật.
Khi người tu tròn đủ hạnh Bồ tát và tâm đại bi thì đạt
quả vị Phật, tức Như Lai thân. Với thân Như Lai, không còn phải dấn
thân vào đời để cứu độ như Bồ tát, không phải ẩn tu như hàng
Duyên giác, cũng không cần sống trong tập thể để trao đổi sách tấn
nhau tu hành như Thanh văn.
Vì Như Lai thân không từ đâu tới và cũng không đi về đâu.
Chính thân đó tác động đến các loài chúng sanh và giáo hóa được tất
cả mà không cần cử thân động niệm.
Từ ngũ ấm thân, trải qua quá trình tu hành tiến lên quốc
độ thân, chúng sanh thân, Thanh văn, Duyên giác, Bồ tát thân và Như Lai
thân là thân thứ 7.
Bấy giờ, ở quả vị Như Lai, không cần làm như trước nữa,
nhưng các loài hữu tình chúng sanh tự phát tâm tu và tự giải thoát. Đó
là đặc biệt của sự giáo hóa bằng Như Lai thân, không cần cứu độ mà
mọi loài được nương nhờ, tự tôn kính, quy ngưỡng Phật.
Trên bước đường tu, sử dụng thân của từng giai đoạn
tu khác nhau, thành đạt đến vị trí Như Lai. Lúc ấy, như như bất động
mà vẫn hóa độ được chúng sanh, nên hoạt động chính của Như Lai không
phải bằng thân xác vật chất, bằng ngôn ngữ bình thường, nhưng bằng
trí tuệ, nên gọi là trí thân (thân thứ 8).
Dùng trí thân, tức dùng trí tuệ Như Lai tác động chúng
sanh, khiến họ phát tâm Bồ đề. Chúng sanh chịu sự chi phối của trí
thân gồm cả hữu tình và vô tình chúng sanh, tức nhứt thiết pháp. Tất
cả pháp không có pháp nào mà trí tuệ Như Lai không chiếu tới.
Trí Như Lai chiếu tới đâu thì biến các pháp ấy thành
Pháp thân của Đức Phật. Đó là điểm then chốt của kinh Hoa Nghiêm quan
niệm về Đức Phật. Trí tuệ Phật chiếu vào một tu sĩ hay cư sĩ, tác
động họ phát tâm, chiếu vào tất cả sự vật thì làm vật đó biến
chuyển thành pháp của Phật.
Ví dụ trí tuệ Như Lai tác động vào chúng ta, khiến
chúng ta phát nguyện đi theo Phật đạo và cũng tác động qua các pháp, biến
gạch ngói, đất đá thành chùa chiền. Tu sĩ, tín đồ, chùa, cảnh vật,
pháp khí hiện hữu để Phật pháp tồn tại, phát triển, thì tất cả đều
là Pháp thân của Đức Phật (thân thứ 9).
Quang cảnh thiền môn tuy không phát ra âm thanh, nhưng tác động
cho người hình dung ra Phật, liên tưởng đến cách sống của Ngài và họ
phát tâm tu theo, tức Pháp thân của Phật đã thuyết pháp.
Như vậy, Pháp thân Phật theo tinh thần Hoa Nghiêm được
triển khai rộng hơn ý niệm Pháp thân của Phật giáo Nguyên thủy chỉ hạn
hẹp trong giáo pháp Phật còn lưu lại.
Kinh Hoa Nghiêm quan niệm tất cả pháp, kể cả sơn hà
đại địa đều nhận lực chi phối của huệ Như Lai, đều là Pháp thân
Phật. Từ căn bản ấy, tất cả mọi sự vật trên cuộc đời đều biến
thành Phật pháp nếu có huệ Như Lai rọi vào. Một miếng gỗ, cục đá
hay đồng chì đều biến thành Phật khi người tạo ra nó, hoặc chiêm ngưỡng,
kính lễ nhận được huệ Như Lai, có ý niệm về Phật.
Trái lại, không có huệ Như Lai đầu tư vào, thì đất đá
vẫn là đất đá. Triển khai mạnh về ý nghĩa này, kinh Hoa Nghiêm chủ
trương bằng mọi cách phát huy được Như Lai huệ để chiếu sáng vào
lòng cuộc đời, vào vũ trụ, biến tất cả thành Phật pháp.
Tiến theo lộ trình Hoa Nghiêm, đạt đến đỉnh cao nhất
là Hư không thân hay Tỳ Lô Giá Na thân. Tỳ Lô Giá Na dịch là phổ
quang minh chiếu, chỉ cho trí tuệ rọi vô pháp, biến pháp thành Pháp thân.
Lúc ấy, trí và lý bất nhị, kết hợp thành một. Thiết nghĩ, đây là loại
hình của thế giới tu chứng, khó diễn tả bằng ngôn ngữ bình thường.
Mười thân Phật nói trên là một tổng thân của Tỳ Lô
Giá Na Phật, kết hợp giữa chân lý và trí tuệ, chi phối ngược xuống 9
loại hình, từ hàng Thánh giả đến người thường trên cuộc đời và cả
loài hữu tình, vô tình.
Trong vô hình, lực Tỳ Lô Giá Na chi phối xuống hữu tình
chúng sanh và vô tình khí thế giới, khiến cho tất cả phát tâm Bồ đề,
tiến tu đạo nghiệp, kết hợp thành pháp giới.
Đó là thế giới huyền môn của đạo Phật dành cho những
người tiến bước theo Bồ tát đạo, đạt đến bằng sự tu chứng thật
sự, nằm ngoài lạm bàn của phàm phu điên đảo vọng tưởng.