1
CHƯƠNG MỘT
MỘT PHÁP
Minh Mẫn
II. PHẨM
ĐOẠN TRIỀN CÁI
Những pháp đoạn trừ và nuôi
dưỡng năm triền cái.
1-10. TỊNH
TƯỚNG v.v...
1.- Ta không thấy một phép
nào khác, này các Tỷ-kheo, dẫn đến dục tham chưa sanh được sanh khởi,
hay dục tham đã sanh được tăng trưởng quảng đại, này các Tỷ-kheo, như
tịnh tướng. Tịnh tướng, này các Tỷ-kheo, nếu không như lý tác ý, đưa đến
dục tham chưa sanh được sanh khởi, và dục tham đã sanh được tăng trưởng
quảng đại.
2. Ta không thấy một pháp
nào khác, này các Tỷ-kheo, đưa đến sân chưa sanh được sanh khởi, và sân
đã sanh được tăng trưởng quảng đại, này các Tỷ-kheo, như đối ngại tướng.
Đối ngại tướng, này các Tỷ-kheo, nếu theo như lý tác ý, đưa đến sân,
chưa sanh được sanh khởi, và sân đã sanh được tăng trưởng quảng đại.
3. Ta không thấy một pháp
nào khác, này các Tỷ-kheo, đưa đến hôn trầm thụy miên đã sanh được tăng
trưởng quảng đại, này các Tỷ-kheo, như không hân hoan, biếng nhác, chán
nản, ăn quá no, tâm thụ động. Với người có tâm thụ động, này các Tỷ-kheo,
hôn trầm thụy miên chưa sanh được sanh khởi, và hôn trầm thụy miên đã
sanh được tăng trưởng quảng đại.
4. Ta không thấy một pháp
nào khác, này các Tỷ-kheo, đưa đến trạo hối chưa sanh được sanh khởi,
hay trạo hối đã sanh được tăng trưởng quảng đại, này các Tỷ-kheo, như
tâm không được chỉ tịnh. Với người tâm không chỉ tịnh, này các Tỷ-kheo,
trạo hối chưa sanh được sanh khởi, và trạo hối đã sanh được tăng trưởng
quảng đại.
5. Ta không thấy một pháp
nào khác, này các Tỷ-kheo, đưa đến nghi hoặc chưa sanh được sanh khởi và
nghi hoặc đã sanh được tăng trưởng quảng đại, này các Tỷ-kheo, như không
như lý tác ý. Do không như lý tác ý, này các Tỷ-kheo, nghi hoặc chưa
sanh được sanh khởi, và nghi hoặc đã sanh được tăng trưởng quảng đại.
6. Ta không thấy một pháp
nào khác, này các Tỷ-kheo, đưa đến dục tham chưa sanh không sanh khởi,
và dục tham đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như tướng bất tịnh.
Tướng bất tịnh, này các Tỷ-kheo, nếu như lý tác ý, thời dục tham chưa
sanh không sanh khởi, và dục tham đã sanh được đoạn tận.
7. Ta không thấy một pháp
nào khác, này các Tỷ-kheo, đưa đến sân chưa sanh không sanh khởi, và sân
đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như từ tâm giải thoát... Từ tâm
giải thoát, này các Tỷ-kheo, nếu như lý tác ý, thời sân chưa sanh không
sanh khởi, và sân đã sanh được đoạn tận.
8. Ta không thấy một pháp
nào khác, này các Tỷ-kheo, đưa đến hôn trầm thụy miên chưa sanh không
sanh khởi, và sân đã sanh được đoạn tận.
9. Ta không thấy một pháp
nào khác, này các Tỷ-kheo, đua đến trạo hối chưa sanh không sanh khởi,
hay trạo hối đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như tâm tịnh chỉ.
Người có tâm tịnh chỉ, này các Tỷ-kheo, trạo hối chưa sanh không sanh
khởi, và trạo hối đã sanh được đoạn tận.
10. Ta không thấy một pháp
nào khác, này các Tỷ-kheo, đưa đến nghi hoặc chưa sanh không sanh khởi,
và nghi hoặc đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như lý tác ý. Nếu
như lý tác ý, này các Tỷ-kheo, nghi hoặc chưa sanh không sanh khởi, và
nghi hoặc đã sanh được đoạn tận.
*************************
Trộm bàn:
1.- Ta không thấy một phép nào khác, này các Tỷ-kheo, dẫn đến dục tham
chưa sanh được sanh khởi, hay dục tham đã sanh được tăng trưởng quảng
đại, này các Tỷ-kheo, như tịnh tướng. Tịnh tướng, này các Tỷ-kheo, nếu
không như lý tác ý, đưa đến dục tham chưa sanh được sanh khởi, và dục
tham đã sanh được tăng trưởng quảng đại….
- Tịnh tướng là bản thể
vắng lặng, thanh khiết. Một hành giả không chuyên cần khởi tâm thanh
tịnh, bản chất thanh tịnh đó để tham dục không có điều kiện sanh khởi và
phát triển, chắc chắn chúng dễ dàng phát triển, khởi sanh rộng rãi!
tướng bất tịnh cũng là điều kiện để hành giả nhàm chán những loại tham
dục uế trược. Tịnh tướng hay bất tịnh tướng là hai mặt của một vấn đề,
có khả năng đoạn trừ tham dục.
- Sân cũng thế, tự nó không
có điều kiện sanh khởi và phát triển, nếu đối diện với những tình trạng
đưa đến tâm sân, hành giả tác ý thanh tịnh liễu triệt thì sân sẽ không
có điều kiện khởi sanh hoặc phát triển!
- Hôn trầm thụy miên là một
trạng thái tâm thức và thể chất. Tác động bởi ngoại cảnh thì ít mà do
chính bản thân là chủ thể quyết định. Nguyên nhân đưa đến hôn trầm là do
tâm lý thiếu phấn chấn, thụ động, lười biếng, trầm mịch, thậm chí ăn quá
độ cũng dễ đưa đến hôn trầm thụy miên. Chính vì thế, Phật chế Tỳ kheo ăn
ngọ để tránh cung ứng cho cơ thể quá dồi dào và khỏi mất thời gian tu
tập vì chuyện ăn uống.
- Trạo cử là hai chi mạt
thuộc cỏi sắc giới và vô sắc giới làm chướng ngại. Hối là ố tác từ nghi
sanh kết hợp với trạo cử gọi là trạo hối. Trạo hối chỉ được triệt tiêu
khi tu Tứ Thánh Đế và tâm an định.Hành giả tu tập tâm không chỉ tịnh thì
đó là điều kiện cho trạo hối dễ phát sanh.
- Nghi là một trong năm hạ
phần kiết sử. Nghi có 11 loại nằm trong ba cỏi, chỉ được đoạn trừ khi
thấu hiểu được Tứ Thánh đế, mà Đức Thế tôn gọi là Như lý tác ý. Hiểu
được lý duyên sinh thì thấu được pháp xuất thế, dứt được nghi.
Hãy lưu ý hai đoạn văn mà
chúng ta lướt qua dễ nhầm lẫn như sự trùng lặp:
1.- Ta không thấy một phép
nào khác, này các Tỷ-kheo, dẫn đến dục
tham chưa sanh được sanh khởi, hay dục tham đã sanh được tăng trưởng
quảng đại, này các Tỷ-kheo, như tịnh tướng. Tịnh tướng, này các
Tỷ-kheo, nếu không như lý tác ý, đưa đến dục tham chưa sanh được sanh
khởi, và dục tham đã sanh được tăng trưởng quảng đại
Và:
6. Ta không thấy một pháp nào khác, này các Tỷ-kheo,
đưa đến dục tham chưa sanh không sanh
khởi, và dục tham đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo, như tướng bất
tịnh. Tướng bất tịnh, này các Tỷ-kheo, nếu như lý tác ý, thời dục
tham chưa sanh không sanh khởi, và dục tham đã sanh được đoạn tận.
Như lý tác ý về bản thể
thanh tịnh thì dục tham chưa sanh không thể phát sanh, dục tham đã sanh
không thể phát triển. Và nếu dục tham đã sanh thì quán bất tịnh tướng,
dục tham đã sanh sẽ đoạn diệt và nếu dục tham chưa sanh thì sẽ không có
cơ hội sanh trưởng.
2. Ta không thấy một pháp
nào khác, này các Tỷ-kheo, đưa đến sân
chưa sanh được sanh khởi, và sân đã sanh được tăng trưởng quảng đại, này
các Tỷ-kheo, như đối ngại tướng. Đối ngại tướng, này các Tỷ-kheo,
nếu theo như lý tác ý, đưa đến sân, chưa sanh được sanh khởi, và sân đã
sanh được tăng trưởng quảng đại.
Và:
7. Ta không thấy một pháp
nào khác, này các Tỷ-kheo, đưa đến sân
chưa sanh không sanh khởi, và sân đã sanh được đoạn tận, này các Tỷ-kheo,
như từ tâm giải thoát... Từ tâm giải thoát, này các Tỷ-kheo, nếu
như lý tác ý, thời sân chưa sanh không sanh khởi, và sân đã sanh được
đoạn tận. Đối trước
ngoại cảnh phát khởi tâm sân và phát triển tâm sân, nhưng hành giả hành
dụng từ tâm giải thoát mọi phiền trược sân hận không thể phát sanh, tâm
sân đã có sẽ được đoạn tận.
Các chi phần kiết sử còn
lại cũng thế. mỗi kiết sử đều có phương án đối trị. Tham dục lấy bất
tịnh chuyển hoá.Sân hận lấy tâm từ giải độc. Hôn trầm lấy quán quang
tỉnh thức. Trạo hối lấy chỉ tịnh làm thuốc hay. Nghi hoặc dùng Tứ đế
hành quán. Chưa sanh sẽ không sanh, đã sanh sẽ không phát triển và dần
dà bị đoạn diệt. Đó là cách đoạn ngũ triền cái của mọi hành giả.
Với pháp thế gian, giáo dục
là phương cách ngăn ngừa khi tội ác chưa phát sanh, luật pháp là phương
cách cảnh giác răn đe và xử trị tội ác sẽ và đã phát sanh; đó chỉ là
giải quyết hiện tượng, phẩm Đoạn Triền Cái trên đây là cách giải quyết
tận căn theo từng chi phần kiết sử, Lời Phật dạy không chỉ là hoá giải
tâm lý, còn là nguồn căn đoạn trừ bệnh lý của con người.
17/11/09