Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
Một số kinh Đại thừa  
Thích Thiện Trí dịch

 

LỜI TỰA

 

Phân biệt – Vibhãjya – là tác dụng của ý thức. Chúng sanh do tâm và tâm sở phân biệt hư  vọng, chấp ngã, chấp pháp, nên mới có nghiệp nhơn khổ quả, ba cõi luân hồi, đó gọi là hoặc phân biệt. Nếu đoạn trừ được hoặc phân biệt ấy  thì gọi là huệ vô phân biệt. Muốn chứng Phật trí, cần phải có huệ vô phân biệt. Nhưng đạt được huệ vô phân biệt thì cần phải dùng trí phân biệt mà quyết trạch thế nào là giả, thế nào là chơn, thế nào là nghiệp nhơn, thế nào là khổ quả, thế nào là pháp ác cần đoạn, và thế nào là pháp thiện cần tu, cũng như cái gì cần thủ, cái gì cần xả… Vì vậy Phật tuỳ căn tánh phân biệt của chúng sanh mà nói các kinh PHÂN BIỆT. Sự hiện hữu của con người, của thế giới, chúng sanh mở đầu do vô minh dẫn tới mười hai nhân duyên tạo thành vòng móc xích dây chuyền mãi mãi. Nếu rõ được chiều lưu chuyển của nó mà xoay ngược trở lại theo chiều hoàn diệt thì cắt đứt và chấm dứt  được sanh tử khổ đau. Đó là mục đích chính mà PHẬT THUYẾT PHÂN BIỆT DUYÊN SANH.Về phương diện tự lợi cũng như lợi tha của Bồ Tát hạnh thì lấy bố thí làm đầu. Nhưng cần phải biết bố thí như thế nào cho đúng pháp, mới là chơn bố và được nhiều phước quả. Đó là ý nghĩa của kinh PHÂN BIỆT BỐ THÍ. Trọng tâm của Phật pháp vẫn là nghĩa luân hồi, nhơn quả, biệt biệt thọ báo, như bóng theo hình, như vang ứng tiếng, mà điển hình là ông già Kỳ Thọ trong kinh BẦN CÙNG LÃO CÔNG. Muốn thành tựu phước đức không gì hơn là tâm thanh tịnh và không khinh thường Phật pháp. Cuộc đời có muôn mặt, lý thuyết có trăm chiều, biển Phật pháp bao la, lối vào có muôn vạn nẻo, tuy cũng dễ đi vào, nhưng cũng dễ hiểu lầm đi lạc, đánh mất chánh kiến, nên Phật dạy phải lấy PHÁP ẤN để làm kim chỉ nam. Công đức cao cả tối thượng được tăng trưởng ở tâm hạnh đại hồi hướng. Như Phật đã dạy cho Bồ-Tát Minh-Thiên. Nên người tu hành phải luôn luôn HỒI HƯỚNG về trí tuệ và bình đẳng cho tất cả chúng sanh đồng được Chánh đẳng Chánh giác.Tóm lại, những kinh mà dịch giả đã dịch từ đại tạng ra sau đây, tuy ngắn gọn, nhưng đầy đủ, rõ ràng và tiêu biểu cho nghĩa nhơn quả, nhơn duyên sanh, là nền tảng của đạo Phật. Hy vọng nó sẽ giúp ích rất nhiều và rất cần thiết cho sự tự giác và giác tha, nhất là giữa buổi cách Phật quá xa, vàng thau lẫn lộn. Phật ma hỗn đồng này. Chúng ta cần phải có trí phân biệt quyết đoán để giúp cho sự tu hành xa lìa tội lỗi và khỏi đi vào con đường tà kiến. Tôi xin tuỳ hỉ công đức ghi lại vài dòng để làm lời tựa.

Huế , đầu xuân Quý Sửu

Giáo thọ Thích Thiện Siêu

 

PHÂN BIỆT DUYÊN SANH KINH.

(Bản chữ Hán Tam-Tạng Pháp-Thiên)

 

Như thật tôi nghe một thuở nọ, sau ngày Phật thành đạo, Ngài ngồi một mình dưới gốc cây Bồ-đề, gần bờ ao Ô-lô vĩ loa, bên sông Ni-liên, tâm tự nghĩ rằng: “ Pháp khổ, thế gian không ai có thể tránh. Thế nhưng chẳng mấy ai biết lo sợ. Đó là pháp quyết định có thật. Nếu người nào quan sát đúng như vậy là điều phước lợi lớn. Pháp vui, thế gian cũng lại như vậy. Không ai có thể tránh khỏi. Thế nhưng chẳng mấy ai biết nhàm chán. Đó là pháp quyết định có thật. Nếu người nào quan sát đúng như vậy là điều phước lợi lớn.”

Phật còn nghĩ rằng: “Mọi giới ở thế gian như Trời, Người, Ma, Phạm, Sa-môn, Bà-la-môn v.v… đối với pháp này không thể biết rõ một cách hoàn toàn được. Nếu như có người nào hay suy nghĩ và cảnh giác về sự khổ vui, thấu rõ được sự khổ vui như vậy chẳng phải là pháp cứu cánh, thường suy nghĩ và tu hành đúng theo pháp ấy, người đó sẽ được đầy đủ các pháp lành Giới, Định, Huệ, Giải thoát và Giải thoát tri kiến, v.v…

Tất cả chư Phật quá khứ, vị lai đều biết rõ được mỗi mỗi sự khổ vui của thế gian, và đã tu hành đúng theo pháp ấy. Nhờ sức tự tu hành mới thành bậc Chánh-giác.

Tại sao thế? Vì pháp này là pháp chưa từng có, không ai có thể hiểu biết một cách thấu đáo hoàn toàn. Các đức Như lai Ứng cúng Chánh-đẳng Chánh giác đều biết pháp ấy một cách hoàn toàn và đã tu hành đúng như pháp ấy mới thành bậc Chánh-giác. Các đức Như-lai Ứng-cúng Chánh-đẳng Chánh-giác vị lai cũng sẽ biết rõ các pháp khổ vui của thế gian như vậy, và tu hành theo đúng như pháp ấy mới viên thành đạo quả.”

Lúc bấy giờ Đại-Phạm-Thiên-Vương là vị Trời làm chủ cõi Ta-bà, do oai lực của Phật, mới biết được điều mà Phật đã nghĩ đến. Trong khoảnh khắc như người lực sĩ co duỗi cánh tay, liền rời cõi Trời Phạm Thiên và đi thẳng đến chỗ Phật. Đại-Phạm-Thiên đến nơi, lễ kính xong, đứng trước Phật thưa rằng: Điều mà Phật vừa suy nghĩ đúng lắm! Sự khổ vui ở thế gian không ai có thể tránh khỏi. Điều Phật nghĩ đó là điều nghĩa lợi lớn. Quá khứ, vị lai cũng lại như vậy. Trong các giới Trời, Người, Ma, Phạm,v.v… duy có Phật mới có đủ trí lực có thể phân biệt và biết một cách rõ ràng các pháp duyên sanh, hoặc tăng, hoặc giảm, hoặc thiện, hoặc ác hoàn toàn đúng như sự thật.

Phật dạy: “Đúng thế, đúng thế! Này Phạm-Thiên-Vương, chúng sanh thế gian không trí tuệ nên không hiểu biết. Không thể biết rõ được tất cả các pháp bởi si ám che lấp – đó là vô minh. Duyên Vô-minh sanh ra Hành. Hành có ba: thân, miệng và ý. Lại duyên nơi Hành sanh ra Thức. Thức có sáu: nhãn-thức, nhĩ-thức, tỹ-thức, thiệt-thức thân-thức và ý-thức. Duyên Thức sanh ra Danh-Sắc và Trừ-Sắc, Danh có bốn: Thọ, Tưởng, Hành và Thức. Sắc là bốn đại và tất cả sắc pháp do bốn đại sanh. Hai thứ Danh uẩn và Sắc uẩn, gọi tắt là Danh Sắc. Duyên Danh Sắc sanh ra sáu xứ. Sáu xứ thuộc nội thân có sáu: Nhãn-xứ, Nhĩ-xứ, Tỹ-xứ, Thiệt-xứ, Thân-xứ và Ý-xứ. Duyên sáu xứ sanh ra Xúc. Xúc có sáu: Nhãn-xúc, Nhĩ-xúc, Tỹ-xúc, Thiệt-xúc, Thân-xúc, Ý-xúc. Duyên xúc sanh ra Thọ. Thọ có ba: Thọ-vui, Thọ-khổ và Thọ-không-khổ không vui. Duyên thọ sanh ra Aùi. Aùi có ba: Dục-ái, Sắc-ái và Vô-sắc-ái. Duyên ái sanh ra Thủ. Thủ có bốn: Dục-thủ, Kiến-thủ, Giới-cấm-thủ, Ngã-ngữ-thủ. Duyên Thủ sanh ra Hữu, Hữu có ba: Dục-hữu, Sắc-hữu và Vô-sắc-hữu. Duyên Hữu mới có Sanh. Sanh là cõi chúng-sanh tuỳ uẩn sanh khởi, có xứ xứ sai biệt. Các pháp: sanh, dị, diệt thường biến đổi. Từ Sanh làm căn bản nên mới có Uẩn, có Xứ, có Giới và tất cả các pháp như mạng căn v.v… Duyên nơi sanh mới có sự Già, sự Chết. Già là tâm thức hôn muội, tóc bạc da nhăn, khí lực suy kém, hơi thở khò khè, thân thể ốm yếu, cho chí các giác quan đều bại hoại. Chết là sự thay đổi cảnh giới và thú loại sai khác của chúng sanh. Như bỏ thế giới này để sanh về một thế giới khác. Hay bỏ thân của thú loại này để sanh làm thú loại khác, trở lại với tướng vô thường, thời hạn của tuổi thọ được kết thúc, hơi ấm đã rời khỏi thân mạng căn đã hoại diệt, các uẩn cũng xa lìa, bốn đại ly tán.

Những điều nói trên tức là phân biệt duyên sanh. Nếu các chúng sanh nào biết một cách rõ ràng đúng đắn. Người ấy sẽ được đầy đủ năm phần pháp-thân (1).”

Lúc bấy giờ Phạm-Thiên-Vương nghe Phật nói pháp duyên sanh rồi thì lễ Phật mà lui trở về với Trời Phạm-Thiên.

 

Chú thích:

 

(1)   Năm phần-pháp thân: Pháp-thân là 1 trong 3 thân Phật: Pháp-thân. Báo-thân, Hoá-thân. Do 5 pháp công đức mà thành thân Phật, siêu hẳn thân năm uẩn của phàm phu, gọi là năm phần Pháp thân:

1- Giới-pháp-thân - siêu Sắc ấm. Ba nghiệp thân khẩu ý của Như lai xa lìa tất cả tội lỗi.

2- Định-pháp-thân - siêu Thọ ấm. Ba nghiệp thân khẩu ý Như  lai xa lìa tất cả tội lỗi.

3- Huệ-pháp-thân - siêu Tưởng ấm. Như Lai chơn trí viên minh, thông suốt pháp tánh ( căn bản trí)

4- Giải thoát-pháp-thân - siêu Hành ấm. Như Lai thân tâm giải thoát mọi sự ràng buộc( tức Giải-thoát đức của Niết-bàn).

5- Giải-thoát-tri-kiến pháp-thân - siêu Thức ấm. Như Lai tự chứng kiến biết đã thực giải- thoát( tức hậu-đắc trí). Ba phần trước là nhơn hai phần sau quả.

 

PHÂN BIỆT BỐ THÍ KINH

(Bản chữ Hán của THI HỘ)

 

Như thật tôi nghe một thuở nọ, Phật cùng các vị Đại Tỳ kheo vân tập tại vườn Ni-Câu-Đà thành Ca-Tỳ-La-Vệ, là quê hương dòng họ Thích. Bấy giờ có một Tỳ-kheo-ni tên là Ma-Ha-Ba-Xà-Ba-Đề (1) đem một cái y nĩ (2) đến chỗ Phật, đến nơi  đảnh lễ dưới chân Ngài và lui lại đứng một bên bạch Phật rằng:

“ Bạch-Thế-Tôn, cái y nĩ mới này là tự tay con làm thành, xin dâng lên Thế-Tôn. Mong Thế-Tôn nhận cho để con được ân triêm phước lạc”.

Phật bảo Ma-Ha Ba-Xà-Ba-Đề: “ Bà nên đem cái y nĩ mới đó cúng cả Đại chúng chư Tăng thì sẽ được phước lợi không khác gì như cúng dường Phật”.

Tỳ-kheo-ni Ma-Ha Ba-xà-Ba-Đề thưa lại với Phật rằng: “ Bản ý của con, là chỉ để dâng cúng đức Thế-Tôn phát tâm tạo cái y này. Mong Thế-Tôn từ-bi doãn nạp, để cho con được ân triêm phước lạc”.

Tỳ-kheo-ni Ma-ha Ba-Xà-Ba-Đề ân cần thưa phật ba lần như thế. Phật cũng ba lần đáp trả lại: “ Chỉ nên bình đẳng cúng cho Đại chúng thì được lợi ích tốt đẹp, cũng như cúng cho Phật không khác gì cả”.

Khi ấy Tôn-giả A-Nan đứng hầu bên Phật, chứng kiến sự kiện như thế, mới đến trước bạch Phật rằng:   

“ Bạch Thế-Tôn. Tỳ-kheo-ni Ma-ha Ba-Xà Ba-Đề này là người thân của Phật, là người có ân đức rất lớn đối với Phật. Điều đó Phật đã rõ. Nay đây bà đã có lòng đem dâng cái y này cho Phật, là điều hợp tình, hợp cảnh và đúng lúc. Xin Phật giũ lòng từ bi, hoan hỉ chấp nhận, để cho bà được ân triêm phước đức.

Phật bảo A-Nan “ Đúng vậy, đúng vậy! Bà là người thân của ta, có ân đức lớn đối với ta, ta tự biết điều đó. Nay bà đã tự tay tạo lấy pháp-y đem đến cúng cho ta, thật là việc rất khó làm. Tại sao thế?

A-Nan này! Ôâng nên biết rằng: Duy cái việc khởi lòng tin thanh tịnh, quy y Phật Pháp Tăng, đã là việc rất khó thực hiện. Càng khó thực hiện hơn nữa là cái việc có thể giữ gìn những giới pháp của một Phật tử cận sự như: không sát hại, không trộm cắp, không dâm dục, không nói dối, không uống rượu,v.v… Huống chi, đã biết cung kính Phật, lại còn biết bố thí, đã bố thí, lại biết tin tưởng Phật một cách thanh tịnh, không hề nghi ngờ, cũng như  Chánh-pháp và Tăng-già, cho chí nghĩa lý của bốn thánh đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo.

Này A-Nan, vậy mà nay Tỳ-kheo-ni Ba-Xà Ba-Đề này đã có thể phát khởi lòng tin thanh tịnh, qui y Phật Pháp Tăng, thọ trì những giới pháp của một vị Phật tử cận sự như không sát hại, không trộm cắp, không dâm dục, không nói dối, không uống rượu,v.v… lại còn tin tưởng Phật Pháp Tăng, cho chí nghĩa lý của bốn thánh đế Khổ Tập Diệt Đạo và đã phát tâm xuất gia làm Tỳ-kheo-ni. Tất cả những việc khó làm mà bà làm được, ta cũng đều chứng biết.

Này A-Nan, nói đến công đức về bố thí thì đại khái có mười bốn thứ:

1- Bố thí cho người bịnh.

2- Bố thí cho người phá giới.

3- Bố thí cho người giữ giới.

4- Bố thí cúng dường cho người xa lìa ô nhiễm.

5- Bố thí cúng dường bậc Tu-Đà-Hoàn-hướng.

6- Bố thí cúng dường bậc Tu-Đà-Hoàn-quả.

7- Bố thí cúng dường bậc Tư-Đà-Hàm-hướng.  

8- Bố thí cúng dường bậc Tư-Đà-Hàm-quả.

9- Bố thí cúng dường bậc A-Na-Hàm-hướng.

10- Bố thí cúng dường bậc A-Na-Hàm-quả.

11- Bố thí cúng dường bậc A-La-Hán-hướng.

12- Bố thí cúng dường bậc A-la-Hán-quả.

13- Bố thí cúng dường các bậc Duyên-Giác.

14- Bố thí cúng dường các đức Như-Lai Ứng-Cúng Chánh-Đẳng Chánh-Giác.

A-Nan, ông nên biết rằng: Bố thí cho người bịnh khổ đặng phước gấp đôi người thường. Bố thí cho người phá giới đặng phước gấp trăm lần. Bố thí cho người giữ giới đặng phước gấp ngàn lần. Bố thí cho người xa lìa sự nhiễm ô đặng phước gấp trăm ngàn lần. Bố thí cho vị Tu-Đà-hoàn-hướng đặng phước vô lượng, huống chi là vị Tu-Đà-Hoàn-quả. Bố thí cho vị Tư-Đà-Hàm-quả. Bố thí cho vị A-Na-Hàm-hướng đặng phước vô lượng, huống chi là vị A-Na-Hàm-quả. Bố thí cho vị A-La-Hán-hướng đặng phước vô lượng huống chi là vị A-La-Hán-quả. Bố thí cho các bậc Duyên-Giác đặng phước vô lượng, huống chi là các đức Như-Lai Ứng-Cúng Chánh-Đẳng Chánh-Giác. Như vậy gọi là so sánh mười bốn thứ công đức bố thí.

Hơn nữa, A-Nan nên biết rằng: Bố thí cho đại chúng có bảy hạng:

1- Bố thí cho đại chúng Tỳ kheo của Phật hiện tiền.

2- Bố thí cho đại chúng Tỳ-kheo sau khi Phật cho nhập diệt.

3- Bố thí cho đại chúng Tỳ-kheo-ni sau khi Phật nhập diệt.

4- Bố thí cho cả hai chúng Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni sau khi Phật nhập diệt.

5- Bố thí cho các chúng Tỳ-kheo-ni đi chu du hoá đạo khắp các phương sau khi Phật nhập diệt.

6- Bố thí cho các chúng Tỳ-kheo-ni đi chu du hoá đạo khắp các phương sau khi Phật nhập diệt.

7- Bố thí cho cả hai chúng Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni đi chu du hoá đạo khắp các phương sau khi Phật nhập diệt.

 Như vậy gọi là bảy hạng đại chúng mà các người cần phải bố thí. Hơn thế nữa, A-Nan nên biết rằng: có bốn cách bố thí thanh tịnh:

1- Năng thí thanh tịnh, tức không có kẻ thọ.

2- Sở thí thanh tịnh, tức không có kẻ thọ.

3- Năng thọ thanh tịnh, tức không có kẻ thí.

4- Sở thọ thanh tịnh, tức không có kẻ thí.

A Nan, sao gọi là năng thí thanh tịnh, tức không có kẻ thọ? -Nghĩa là do kẻ thí không chấp tướng. Tức thân nghiệp thanh tịnh, khẩu nghiệp thanh tịnh, ý nghiệp thanh tịnh, chánh mạng thanh tịnh, sự thấy biết thanh tịnh. Đầy đủ như vậy tức không có tướng thí. Vì không có tướng thí cho nên không có kẻ thọ. Nếu kẻ thí có thấy tướng tức là ba nghiệp thân, khẩu, ý không thanh tịnh, sự thấy biết cũng không thanh tịnh. Nếu lìa được cái thấy tướng ấy, tức là kẻ thí và kẻ thọ cả hai đều thanh tịnh.

Lại nữa, sao gọi là sở thí thanh tịnh tức không có kẻ thọ?

Nếu kẻ thọ thân nghiệp không thanh tịnh, khẩu nghiệp không thanh tịnh, ý nghiệp không thanh tịnh, sự thấy biết không thanh tịnh, tức có tướng sở thí. Nếu kẻ thọ ba nghiệp thanh tịnh, sự thấy biết thanh tịnh, đầy đủ như vậy, tức không có tướng sở thí. Lìa tướng, là sở thí thanh tịnh.

Lại nữa, sao gọi là năng thọ thanh tịnh tức không có kẻ thí?

Nếu kẻ thọ ba nghiệp thân, khẩu, ý không thanh tịnh, mạng không thanh tịnh, sự thấy biết không thanh tịnh tức có tướng năng thọ, nếu lìa tướng năng thọ ấy, tức là không có kẻ thí.

Lại nữa, sao gọi là sở thanh tịnh tức không có kẻ thí?

Nghĩa là do kẻ thí ba nghiệp thanh tịnh, mạng thanh tịnh, sự thấy biết thanh tịnh tức không có sở thí, lìa sở thí, nên không có sở thọ. Vì vậy sở thọ thanh tịnh.

Lúc bấy giờ Tỳ-kheo-ni Ma-ha Ba-Xà Ba-Đề nghe Phật tuyên thuyết đủ mọi phương pháp bố thí như thế. Bà liền đem cái đó bố thí cho cả đại chúng. Khi đó cả chúng Tỳ-kheo liền vì bà mà vui lòng nhận lấy.

Phật bảo A-Nan: Đời sau nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào có tín tâm, đối với đại chúng khởi lòng thanh tịnh, mà làm việc bố thí thì sẽ được phước đức vô lượng. Huống chi là hôm nay, bố thí cho đại chúng hiện tiền.

Bấy giờ Tôn-giả A-Nan và Tỳ-kheo-ni Ma-Ha Ba-Xà Ba-Đề nghe Phật nói xong vui lòng hớn hở, tin tưởng vâng theo lời Phật dạy mà thực hành.

 

Chú Thích:

 

(1)   Ma-ha Ba-Xà Ba-Đề dịch âm từ chữ Phạn ( Mahãprajãpatĩ) nghĩa là Đại-Aùi-Đạo, Di mẫu của Phật. Sau bảy ngày sanh Thái tử Tất Đạt Đa thì Hoàng-Hậu Ma-Da qua đời, Ma-Ha Ba-Xà Ba-Đề nuôi dưỡng thái tử cho đến khi khôn lớn. Nên nói bà là người thân và có ân đức lớn đối với Phật. Sau nhờ Ngài A-Nan xin Phật cho bà được xuất gia làm Tỳ-kheo-ni. Về Ni giới bà là người xuất gia đầu tiên, thường gọi là Kiều-Đàm-Di ( GOTAMI).

(2)   Có chỗ nói là “ Kim-lũ ca-sa”, tức y ca-sa bằng kim tuyến.

 

PHÂN BIỆT KINH

(Bản chữ Hán của Tam Tạng Pháp-sư Trúc-Pháp-Hộ, Đại Tạng quyển 14 Kinh Tập bộ 1).

 

 Như thật tôi nghe một thuở nọ Phật ở vườn cây của Trưởng giả Cấp-Cô-Độc và Thái-tử Kỳ-Đà tại nước Xá-Vệ(*). Trong một buổi sớm mai, ánh bình minh trải vàng trên muôn ngàn hoa lá, Đức Phật với lớp y vàng đoan nghiêm tĩnh toạ. Ngài bảo A-Nan:

Này ông A-Nan: Ông hãy nói với các Tỳ-kheo yên lặng lắng nghe. Ta sẽ nói cho các ông biết về sự thọ khổ của cõi nhơn sanh.

A Nan liền rời chỗ ngồi đứng dậy sửa chiếc y rồi lạy Phật mà thưa rằng:

Bạch Thế-Tôn, chúng con rất mong được nghe Thế-Tôn dạy cho điều đó.

Phật dạy: Người đời có sáu điều ác tự lừa gạt và tự gây tổn hại: Mắt bị hình sắc lừa gạt, tai bị âm thanh lừa gạt , mũi bị mùi thơm lừa gạt, ý bị tư tưởng tà vạy lừa gạt. Đó là sáu thứ thường xuyên làm cho người đời phải sa vào các đường ác, chịu khổ triền miên, khó mong giải thoát. Những người có trí mới nhận thức được.

Lại nữa, có ba điều người đời ưa làm nên họ phải chịu quả báo trong ba đường khổ: Một là thân ưa sát hại, trộm cắp và dâm dục. Hai là miệng ưa nói lời xuyên tạc, chửi mắng độc ác, dối trá lừa gạt và nói thêu dệt. Ba là ý ưa nghĩ chuyện tham lam, giận hờn, si mê. Vì ba điều đó mà đoạ vào ba đường khổ: Địa-ngục, Ngạ-quỷ, Súc-sanh. Chỉ người có trí mới nhận thức được.

Lại nữa, có sáu điều người đời thường mê đắm, nên bị sa vào mười tám cảnh khổ: Mắt mê đắm theo hình sắc, tai mê đắm theo âm thanh, mũi mê đắm theo mùi thơm, thân mê đắm theo những thứ gây cảm xúc mát mịn êm dịu, ý mê đắm theo tư tưởng cuồng loạn sai lầm. Đó là những điều thường xuyên gây tổn hại, thế mà họ vẫn thường xuyên chấp nhận, cho nên bị rơi vào mười tám cảnh Địa-ngục, chịu sự thống khổ mãi mãi, không lúc nào mong thoát khỏi!

 A-Nan thưa Phật: Nếu như những người nào có thờ Phật và thọ giới thì có  thể thoát được cảnh khổ ấy chăng?

Phật đáp: Nếu như những người có thờ Phật và thọ giới thì được phước đức vô lượng, không thể nào hình dung được. Nhưng ngược lại cũng có những người thờ Phật mà sa vào chỗ cực cùng tội lỗi.

A-Nan bạch Phật: Thờ Phật và thọ giới sẽ được phước đức vô lượng. Vậy thì tại sao có kẻ mắc phải tội lỗi nặng? Con mong được Phật dạy cho điều đó.

Phật đáp: A-Nan! Người mà thờ Phật, phụng trì kinh giới, tinh tấn tu niệm, không hề trật phạm thì được phước đức vô lượng, không thể tỷ dụ được. Nhưng cũng có người thờ Phật, thọ giới mà không giữ gìn thanh tịnh, không lo tinh tấn tư duy thiền định, mà chỉ mượn danh thờ Phật, rồi chuyên làm những sự tà vạy tham cầu không nhàm, không có tâm niệm biết đủ, không có ý nghĩ chế ngự, dâm dật sắc dục, ưa thích ca múa, tham đắm rượu thịt, buông lung phóng đãng, thì làm sao tránh khỏi tội lỗi khó lường của họ? Vì lẽ đó, họ đọa mãi ba đường , chịu nhiều thống khổ, khó được giải thoát:

Phật dạy: có ba hạng người thờ Phật:

Một là đệ tử của Ma thờ Phật.

Hai là hàng Nhơn Thiên thờ Phật.

Ba là đệ tử của Phật thờ Phật.

Sao gọi là đệ tử của Ma thờ Phật?

Phật đáp: Tuy rằng thọ giới theo Phật, nhưng tâm niệm của họ ưa làm những việc tà vạy: Bói xâm, giải trừ, cúng tế cầu đảo, đồng bóng mê hoặc, tin có Quỷ Thần gần gũi trong nhà, không tin theo những điều chơn chánh, không biết quả báo tội phước. Chỉ mượn danh nghĩa thờ Phật mà thường theo những kẻ tà ác, chết đọa địa ngục không kịp trở tay, phải chịu khổ lâu lắm mới có ngày thoát ra, mà làm bà con với bọn ma, siểm nịnh yêu quái, thật rất khó cứu độ. Hạng người này do dư phước đời trước, nên tạm thời được gặp Chánh đạo mà tâm ý vẫn mù mờ, không hiểu được túc phước. Rồi lại phải đi theo nẻo tà kiến mà bị sa đoạ không biết bao giờ cùng! Ấy là đệ tử của Ma thờ Phật. Sao gọi là hàng Nhơn Thiên thờ Phật?

Người thọ trì đủ năm giới cấm, tu mười pháp lành(1), dầu đến chết cũng không dám huỷ phạm, biết tin tội phước, làm phải gặp phải, sau khi mạng chung liền sanh lên cõi trời. Ấy gọi là hàng Nhơn Thiên thờ Phật.

Sao gọi là đệ tử của Phật thờ Phật?

Là những người biết phụng trì chánh giới, học rộng kinh luật, trao dồi trí tuệ, biết rõ ba cõi là trường thống khổ, tâm không ưa đắm, muốn cầu giải thoát, tu hành theo những pháp môn như: Tứ-đẳng(2), Lục-độ(3). Thương xót chúng sanh, muốn tế độ khắp tất cả, không tham tiếc thân mạng, biết chết đời này sanh lại đời khác, cầu làm việc phước mãi mãi, không bao giờ làm theo những điều mê tín, Ấy là đệ tử của Phật thờ Phật.

Phật dạy: Sau khi Ta nhập Niết-bàn độ một ngàn năm sẽ có ma giáo nổi lên, thời thế yêu ác, quốc gia không được toàn quyền tự chủ, nhân dân không được an cư lạc nghiệp, tai nạn chiến tranh sát hại tàn bạo, ngoại xâm nội loạn dồn dập, quốc gia không có phép tắc kỷ cương, xã hội đảo lộn. Lúc đó là thời tượng pháp.

A-Nan thưa Phật: Sao gọi là tượng pháp?

Phật đáp: trong thời đó có nhiều Tỳ-kheo không phụng trì đúng theo Chánh-pháp. Trái lại họ còn sống với vợ con, không tâm hổ thẹn, chỉ lo nghề nghiệp sanh sống, không có học thức, không lo tu thiền, ưa thích ăn mặc theo kiểu thế tục, trên dưới lộn xộn, giả dối lẫn nhau, bác bỏ những điều căn bản chính yếu trong sự nghiệp giáo hoá hộ đời, đắm theo sắc dục, không sợ tội lỗi. Khi có người hiểu biết Chánh-pháp vì muốn dùng lời trung thực chỉ bày giáo pháp chơn chánh thì họ lại sanh tâm xấu ác, oán ghét, muốn tìm mọi cách chỉ trích phá hoại, phỉ báng, cho rằng người ấy là kẻ thiếu sự hiểu biết. Vì vậy cho nên Chánh-pháp giảm dần.

A-Nan thưa Phật: Khi đó có người nào phụng trì Chánh-pháp hay chăng?

Phật đáp: Vẫn có nhiều người thờ Phật, và nhiều người xuất gia. Nhưng không mấy ai giữ đúng giới luật. Không sống với tinh thần lục hoà. Những người tinh thông nghĩa lý thì lại rất ít. Phần nhiều là những người kém hiểu biết!

A-Nan thưa rằng: Vậy thì ngay trong khi đó, nước nào ác nhất, đến nỗi ít thấy được những người tin tưởng tu hành đúng theo lời Phật?

Phật đáp: Ở cõi Chơn-Đơn sẽ có hàng ngàn Tỳ-kheo ngay trong Tăng đoàn mà làm bạn với ma. Trong số ấy chỉ có một vài vị là người thông minh hiểu biết và chính là đệ tử của Phật. Đến nỗi ít có người được sanh lên cõi Trời Lục-Dục. Những kẻ sa vào cõi ma thì lại rất nhiều!

Phật dạy: Sau khi ta nhập Niết-bàn, cũng có nhiều kẻ học ở bên ngoài đền cầu đạo ta. Nếu người nào muốn tiếp độ họ thì cần phải dè dặt. Sau ba tháng, nếu biết ý chí của họ có thể tu lập theo hạnh thanh-tịnh, thân tâm rỗng lặng, ít lòng ham muốn, không làm những điều gì sai quấy, ô nhiễm, thì mới có  thể chính thức chấp nhận. Trước hết là truyền cho họ giới thập thiện. Sau ba năm, nếu xét thấy họ tu tập đúng được với chánh đạo, không phạm những tội ác nào, nhiên hậu mới được tiếp tục cho thọ hai trăm năm mươi giới pháp. Nếu biết tinh tấn tu lập, hoàn toàn đến mục đích giải thoát, nhất định người ấy sau sẽ gặp Phật Di-Lặc và được độ thoát.

A-Nan thưa Phật: Như lời Phật dạy con xin hoàn toàn vâng thọ và nói lại cho người sau biết rõ. Để sự nghiệp hoằng pháp của Phật sau này khỏi bị sai lầm tuyệt diệt.

Phật dạy: Này A-Nan! Việc ông vâng thọ, trước sau như một, quán thống tất cả. Ông đã hết lòng tin tưởng và lo hộ trì Phật pháp. Ta cũng đã chứng minh cho ông điều đó.

A-Nan thưa Phật: Sau này những người tin tưởng, muốn tu hành đúng theo chánh pháp, hết lòng mong muốn cầu xa lìa thế tục, xuất-gia học đạo, nếu không được bậc minh sư trao truyền giới pháp, mà có người viết chép giới, luật trao cho thì họ có thể được độ và làm Phật sự được hay không?

Phật dạy: A-Nan, hoàn toàn phải là người biết giới cấm và biết đạo lý mới có thể trao truyền giới pháp. Nhưng không thể trao truyền qua văn tự mà cho là đúng pháp được. Tại sao như  vậy? Bởi vì Phật là bậc Đại trí cả trên trời dưới trời, là Bậc Đại độ cả trên trời dưới trời, là bậc Đại minh cả trên trời dưới trời, Không nên vọng truyền làm mất tôn chỉ, mà cần phải hiểu rõ giới pháp, luật cấm, lão luyện mọi sự, mới có thể truyền giới cho người sau. Nếu không thông hiểu những việc cốt yếu trong kinh pháp và oai nghi giới cấm, mà truyền giới pháp cho người ta là trái lời Phật dạy, thiếu sự thành kính và mất lòng tin đối với mọi người. Chẳng những đã không ích lợi gì cho cả người truyền lẫn người thọ, mà lại còn mắc phải tội lỗi không nhỏ. Vậy nên các ông cần phải suy xét cho rõ.

A-Nan thưa Phật: Đời sau, như có những người chí tâm chí ý, vì chán nỗi thống khổ của cảnh thế gian, muốn cầu được độ thoát, nếu gặp đời không có Phật thì phải làm sao để tế độ họ?

Phật dạy: A-Nan, hãy dẫn họ đến chỗ vị minh sư am hiển giới pháp, chỉ vẽ cho họ tập theo những việc cốt yếu về các oai nghi giới cấm. Nếu như xét thấy người có thể độ thì sẽ độ cho họ. Bằng như tự mình không hiểu rõ giới pháp mà truyền cho người, thì cả hai đều mê lầm, sai đạo, lộn xộn vô cùng, còn nương vào đâu mà được độ thoát!

Phật dạy: Sau này có những Tỳ-kheo, bản thân không được thanh tịnh, nuôi dưỡng vợ con, thân thì hành động phi pháp, phá giới, ô nhiễm, mà ý lại tham phước mà mong an lạc, thì khó nỗi thoát khỏi quả báo tội ác! Những hạng người như thế thật đáng thương xót!

A-Nan thưa Phật: Sau này những người đã có nhơn duyên xuất gia tu học, như vậy là đều đã được nhờ oai thần của Phật, thì lẽ ra cũng đều được giải thoát, tại sao có kẻ không tin lời minh giáo của Phật, mà lại trái phạm giới luật, để rồi phải chịu không biết bao nhiêu thống khổ trong vô số kiếp? Phật dạy: Do bởi đời trước, khi bị đoạ trong cảnh thống khổ, vì quá đau đớn, người ấy đã nhất thời ăn năn tự trách, nên được chút phước sanh làm thân người ở thời mạt pháp, lại được gặp kinh Phật và có thể cạo bỏ râu tóc mà làm vị Tỳ-kheo. Nhưng ý thức cũ chưa dứt trừ được, tâm do dự, mù mờ không rõ, lại không gặp được bậc minh sư trí đức, nên thường có những hành động ô trược, phần đông không thể hoàn toàn ly tục. Như vậy mai sau còn phải đoạ vào các cảnh khổ cực, lần lượt thọ tội trải vô số kiếp!

Phật dạy: Này các Tỳ-kheo. Các ông nay đã là người xuất gia, bỏ cả lối sống gia đình vợ con, bỏ những sự nghiệp kinh doanh ở đời để làm bậc Sa-môn, thì các ông cần phải siêng năng tu tập, giữ gìn giới hạnh, như pháp của các bậc A-La_hán. Thà rằng các ông lấy nước đồng sôi tự uống vô, làm cháy tiêu ruột gan, chứ không nên làm người vô đạo đức mà nhận của tín thí. Người vô đạo đức mà nhận của tín thí sẽ phải chịu tội thống khổ nhiều kiếp. Do chút phước mọn, được làm thân người, rồi phải trở lại tuần tự đền trả, Có kẻ phải làm con cái để đền trả, có kẻ phải làm cha mẹ để đền trả v.v…

A-Nan thưa Phật: Sao gọi là đền trả?

Phật đáp: Có người làm thân tôi tớ bị chủ nhà đánh đập, mắng chửi tàn tệ, đối xử vô đạo, thế mà tôi tớ vẫn đành cam chịu, không hề oán hận, lại còn siêng năng làm mọi công việc không biết mỏi mệt, giữ gìn của cải cho người chủ nhà không để hư mất. Chính là đời nay làm thân tôi tớ để đền trả nghiệp đời trước đã nhận của tín thí mà không lo tạo những việc công đức. Thì ra sau khi kẻ ấy chịu đủ tội khổ xong rồi, còn trở lại làm người để mà đền trả. Trong số đó cũng có người biết được phần nào nghiệp báo đời trước, nên đành cam chịu!

Sao gọi là làm con cái để đền trả?

Nghĩa là sự việc con cái không dám than phiền dù làm được bao nhiêu của tiền đều bị cha mẹ tiêu dùng không biết hạn lượng. Ấy là làm con cái để đền trả nghiệp báo đời trước.

Sao gọi là làm cha mẹ để đền trả?

Nghĩa là sự việc cha mẹ vẫn cam tâm đành chịu dù làm ra bao nhiêu của tiền đều bị con cái xài phá hoang phí, làm hư gia bại sản.

Sở dĩ ai cũng chịu đựng như vậy, là vì họ cảm nhận được phần nào nhân duyên nghiệp báo đời trước mà đành cam chịu, không trách ai cả. Thế nhưng những kẻ phải trả nợ cho nhau ấy, nhân duyên đưa đẩy gặp nhau trong một thời gian, sau khi trả xong lại phải chia ly, chứ không thể nào sống chung mãi. Người trí biết rõ lẽ đó cho nên không gây ra nghiệp duyên để phải đền trả.

Chỉ có đạo đức mới được tồn tại. Như ta thuở quá khứ cũng từng phải làm cha mẹ, con cái, tôi tớ nhiều đời không thể tính kể. Tất cả đều do nhơn duyên một thời phải chịu, mà không làm sao chạy khỏi. Và cha mẹ của ta có được hiện thời là do nhơn duyên đạo đức nhiều đời, chứ không do nhơn duyên nghiệp báo. Nhiều đời cha mẹ ta đã để cho ta tự do học đạo. Chính nhờ công ơn đó ta đã tinh tấn tu hành trải qua nhiều kiếp nay mới được thành Phật. Vậy nên người muốn học đạo không thể không tinh tấn lo sao cho tròn chữ hiếu. Chớ để một khi bị đoạ mất thân người, muôn kiếp khó bề trở lại!

Sau này, gặp thời mạt pháp, các người cần nên tu hành hiếu thuận, được gặp kinh pháp, không thể không lo siêng năng tu lập. Gặp Phật ra đời, không thể không hết lòng quy kính. Gặp bậc minh sư, không thể không lo hết lòng phụng thờ, chuyên cần học hỏi, thân cận thọ lãnh những giáo huấn.

Tại sao như thế? Vì nguyên được làm thân người đã là việc rất khó. Sáu giác quan cũng khó được đầy đủ. Khó được thông minh tài khí. Khó được gặp Phật, khó được nghe chánh pháp. Cho nên các ông cần phải hết lòng siêng năng tu tập. Sau khi ta nhập niết bàn, sẽ có thời kỳ thế gian xảy ra tai ác, ngũ nghịch. Khi đó ở cõi Chơn đơn có nhiều ma quái thạnh hành, chánh đạo bế  tắc; tuy kinh pháp của Phật vẫn lưu truyền, nhưng ít ai học hỏi thấu đáo. Và dẫu có ai học hỏi thì cũng ít có người thực hành. Giửa đời tuy cũng có hình bóng của các vị Tỳ-kheo, nhưng ít ai tự giữ gìn giới hạnh thanh tịnh. Phần nhiều là những kẻ phá giới, nhiễm trước, tập theo thói tục, chỉ có tham vọng đây đó cho thoã chí du nhàn không khác gì người đời. Ưa mặc đồ tốt đẹp, ưa học theo sách vở nghị luận của thế gian, tập những thứ âm nhạc ca xướng , ưa kết tụ bè đảng, ưa cầu danh vọng như người thế tục. Họ nhận người vào đạo, độ làm đệ tử nhưng không biết cách dạy giữ gìn giới hạnh ngăn ngừa ma nghiệp, không theo chánh đạo mà giáo hoá độ đời, không chịu tìm bậc minh sư trí đức, không biết giữ gìn cẩn thận các giác quan, mà vẫn tự xưng ta là đại đức. Họ si mê không biết rằng tuy nay được làm thân người cũng chỉ tạm thời mà thôi, nhưng cứ tưởng là lâu dài. Và mặc dù đời là tạm thời và tương đối nhưng tội lỗi đã gây ra thì sau phải chịu khổ sở vô cùng, điên đảo lăn lộn ở trong chúng ma. Thật là thống khổ biết dường nào! Này các Tỳ-kheo! Các ông nay đã được làm thân người, được đầy đủ sáu giác quan, lại được gặp Phật, gặp kinh luật, giới pháp thì các ông cần phải siêng năng tu tập. Nếu không, một khi đánh mất căn bản nhân cách, muôn kiếp khó bề hồi phục. Phật ra đời cũng khó được gặp, kinh Pháp dạy cũng khó được nghe. Nên các ông phải biết tự suy nghĩ.

Phật nói kinh này xong thì các vị Tỳ-kheo đều ngồi im lặng tư duy quán tưởng và liền được chứng quả A-La-hán.

 

Dịch tại Phật Học Viện Quảng Hương Già Lam Gia Định

Phật đản 2515

Chú thích

(1)   Mười pháp lành:

1- Không sát sanh.

2- Không trộm cắp.

3- Không tà hạnh

4- Không nói dối.

5- Không nói thêu dệt.

6- Không nói xuyên tạc.

7- Không nói độc ác.

8- Không tham lam.

9- Không sân hận.

10- Không si mê tà kiến.

Ngược lại mười điều trên là mười điều ác.

 

(2)   Tứ đẳng: Cũng được gọi là Tứ Vô Lượng Tâm: TỪ, BI, HỶ, XẢ, là bốn đức tánh bao la và bình đẳng của chư Phật đối với tất cả chúng sanh. Theo kinh Lăng-già quyển ba nói thì tứ đẳng là: Tự đẳng, Ngữ đẳng, Pháp đẳng và Thân đẳng. Tự đẳng như Phật tự xưng là Phật, thì chữ Phật ấy cũng là tiếng tôn xưng cho tất cả chư Phật. Tự tánh của chữ Phật không có gì sai khác, nên gọi tự đẳng. Ngữ đẳng là những âm thanh ngôn ngữ thuyết pháp của tất cả các đức Phật đều như nhau. Thân đẳng là ba thân: Pháp thân, Báo thân và Ứng hoá thân tướng hão trang nghiêm mà đức Phật nào cũng có đầy đủ như nhau. Pháp đẳng là Ba mươi bảy pháp giác ngộ giải thoát và thuyết pháp độ sanh mà đức Phật nào cũng có như nhau. Theo hai thuyết trên ta thấy như có sự sai khác, nhưng kỳ thật thì tuỳ theo nhơn quả mà nói Vì nhơn TỪ BI HỶ XẢ bình đẳng vô lượng mà đạt đến quả TỰ NGỮ PHÁP THÂN cũng bình đẳng vô lượng.

(3)      Lục độ: Là sáu pháp môn chính yếu của Bồ tát hạnh tự độ và độ tha, là sáu món diệu dược chữa trị sáu căn bịnh trầm trọng làm cho chúng sanh đắm trong sanh tử. Bồ tát dùng sáu pháp này để đưa chúng sanh qua biển sanh tử, lên bờ giải thoát, nên gọi là độ:

1.Bố thí độ, tiếng Phạn gọi là Đàn ba-la mật( Dànapàramita), là hạnh bố thí rốt ráo, để độ tâm xan tham bỏn xẻn của mình, và để cứu giúp cho kẻ khác đang bị cảnh nghèo cùng thiếu thốn do nhơn bỏn xẻn đời trước gây ra.

2. Trì giới độ, tiếng Phạn gọi là Thi-la ba-la mật ( Silapàramita) đối trị sự huỷ phạm giới cấm.

3. Nhẫn nhục độ tiếng Phạn gọi là Sằn đề ba la mật ( Ksatipàramita) đối trị sân hận.

4. Tinh tấn độ tiếng Phạn gọi là Tỳ-lê-da ba la-mật ( Viryapàramita) đối trị trễ nải.

 5. Thiền định độ, tiếng Phạn gọi là Thiền na ba la-mật ( Dhyàpàramita) đối trị tán loại.

6. Trí tuệ độ, tiếng Phạn gọi là Bát nhã ba-la-mật (Prajnãpàramita) đối trị si mê.

 

MẠN PHÁP KINH

( Bản chữ Hán của Sa-môn Pháp-Cự, Đại Tạng quyển 34, Kinh Tập bộ 4 số 739)

 

Phật bảo A-Nan rằng: Ở đời có người thờ Phật, từ đó về sau được giàu sang. Có người thờ Phật, từ đó về sau gặp nhiều sự suy tổn bất lợi.

A-Nan thưa Phật: Tại sao cũng đồng thờ Phật, mà có người được giàu sang, lợi ích, còn người lại suy tổn bất lợi. Do đâu có sự bất đồng như thế?

Phật đáp: Có người thờ Phật, tìm bậc tu minh sư hiểu rõ giới pháp, chơn chánh tu hành, để cầu trao truyền giới pháp, vì muốn dứt trừ tâm tưởng xấu ác, theo đúng với kinh pháp, tinh tấn tu hành không trái lời thầy chỉ dạy, giữ gìn giới cấm, dù cho một mảy may như tơ tóc cũng không bao giờ huỷ phạm. Người ấy thường được chư Thiên, Thiện Thần ủng hộ, làm điều gì cũng được toại ý, tài lợi mỗi ngày được phát đạt gấp bội, được mọi người cung kính, chắn chắn sẽ được thành Phật, huống nữa là việc giàu sang lợi lạc. Hạng người như vậy thờ Phật gọi là Phật tử chơn chánh.

Lại có người thờ Phật, nhưng không gặp được bậc minh sư, cũng không có kinh tượng, hơn nữa, thiếu hiểu biết, thiếu tâm lễ kính, lại bắt chước truyền thọ giới pháp một cách ngượng gạo, không có lòng chí tín. Kẻ kia sau khi thọ giới lại không biết giữ gìn tu trì, còn cố ý phạm những điều giới cấm đã thọ, tâm ý mê muội, do dự không đọc tụng kinh luận, tinh tấn  tu tập và làm những việc phước thiện, tâm niệm thay đổi, thoạt tin rồi thoạt không tin. Hơn nữa, họ cũng không nghĩ đến những ngày ăn chay, hương đèn lễ bái, lại còn cố ý giận hờn, kêu la mắng chửi. Ngoài miệng nói khác, trong lòng nghĩ khác. Ôm lòng ganh ghét, sử người giết hại sanh mạng. Thấy kinh tượng không tâm lễ kính. Nếu có kinh sách thì họ gác trên tường vách, hoặc để trong tủ rương lộn xộn với quần áo cũ rách nhơ nhớp, hoặc đưa cho trẻ nít tay chân chớp nhúa cầm nắm, hoặc gác bỏ những nơi khói bụi lem lọ, hay nơi nhà dột ướt hư, không hề trông coi đến. Họ cũng không đốt hương đèn hướng về nơi có kinh pháp mà lễ bái, khinh thường như kinh sách của ngoại đạo. Vì vậy nên các vị Thiện Thần xa lìa. Aùc quỷ được cơ hội thuận tiện, theo đuổi mãi không thôi. Nhơn đó nên thường xảy ra bệnh hoạn suy tồn. Khi đã mắc phải tật bệnh, đâm ra lo sợ, rồi tự nghĩ rằng lâu nay mình đã thờ Phật mà không được Phật gia hộ, lại còn mắc phải tật bệnh, tai hoạ. Họ không đủ sức tự tin, nên bị khủng hoảng. Đã vậy, còn cầu đảo các loại tà thần, kêu van, chạy chữa bói khoa, trấn yếm giải trừ đủ cách, làm toàn những việc vô ích. Do đó lại tăng thêm những điều tội lỗi. Yêu mị ác quỉ chen đến đầy nhà, làm cho người ấy suy tổn tiêu hao mà cũng phải chết thảm thiết. Và lắm lúc quan tài chưa đưa ra khỏi cửa thì trong nhà tài sản đã tan hoang, người nhà đều bị bịnh tật, truyền nhiễm lẫn nhau nằm liệt cả. Khi mạng chung họ mang theo đầy tội lỗi, đọa xuống địa ngục bị khảo trị đánh đập, thôi thì đủ các hình phạt, chịu khổ cực trải vô lượng năm. Tất cả chỉ vì họ không chuyên nhất theo chí hướng tu hành của mình, ý chí do dự, không tin cứ vững, không tin đúng theo Phật pháp, làm nhiều điều sai quấy nên phải chịu vậy. Ở thế gian, những người không hiểu Phật pháp thấy thế vội cho rằng vì thờ Phật mà gây ra những điều tai ương, suy tổn như vậy, chớ không biết rằng do người ấy tu hành chẳng chánh. Trái phạm kinh giới Phật dạy, tâm họ chỉ chuyên theo những điều xấu ác dưới đủ mọi hình thái. Những hậu quả trên, đều do từ hành động của họ đưa đến phải chịu, chứ không do ai đem do ai đem trao cho cả.

A-Nan nghe xong lạy Phật sát đất và hoan hỉ tuân hành.

BẦN CÙNG LÃO CÔNG KINH

( Bản chữ Hán của Sa môn Thích Huệ Giản )

 

Như thật tôi nghe một thuở nọ Phật cùng 1.250 vị Tỷ Kheo vân tập ở vườn cây của Trưởng giả Cấp-Cô-Độc và Thái tử Kỳ-Đà (*) tại nước Xá Vệ. Bấy giờ có 10.000 vị Bồ Tát và Trời, Rồng, Quỷ, Thần, vô số Thính chúng đều cung kính tựu hội vòng quanh Phật, nghe Phật thuyết pháp, tất cả đều vui vẻ. Trong khi đó, có một Ông già bần cùng mà thọ đến hai trăm tuổi, lông mày dài đẹp, hai lổ tai rộng lớn, răng trắng và đều đặn, hai tay dài quá gối, xem qua dung mạo tựa như người có phước tướng nhưng  chịu phải  cảnh nghèo khổ, quần áo không đủ để che thân, rách nát loã lồ, lại thường bị cảnh đói khát, kéo lê từng bước, vừa đi vừa thở một cách mỏi mệt. Đã trải qua mười năm, ông nghe có Phật tại thế, trong lòng rất vui mừng, ngày đêm luôn luôn phát nguyện được gặp Phật. Ông chống gậy lần hồi tìm đến, cầu mong được yết kiến Ngài. Chẳng may vừa đến ngõ Tịnh Xá, ông lại gặp phải các vị Phạm Thiên, Đế Thích chận lại không cho vào. Uất ức, ông già mới kêu than :

“ Tôi sanh ra đời bất hạnh! chịu cảnh nghèo khổ khốn cùng, đói khát, lạnh lẽo. Cầu chết mà không chết được, sống mà không biết nhờ cậy ai! Tôi nghe Thế Tôn là một bậc nhân từ, thương yêu che chở khắp tất cả. Muôn loài đều được đượm nhuần ân đức của Ngài, bởi thế lòng tôi rất đỗi vui mừng. Đã mười năm qua, ngày đêm phát nguyện, cầu mong được gặp Phật. Nay mới được biết quả thật có Phật. Vì vậy, không sờn lòng, kéo lê chiếc thân già yếu từ xa xôi đến, tôi xin một đều duy nhất là được yết kiến Phật, cầu Ngài ban ân từ, cứu cho tôi được thoát khỏi cảnh thống khổ. Nhưng Quý Vị lại ngăn cấm không cho tôi vào.Thế là quý vị đã làm trái với bản ý của Phật. Đâu nên làm như vậy!”

Ở trong đã biết việc gì đang xảy ra giữa ông già và Phạm Thiên Đế Thích ở ngoài ngõ tịnh xá, Phật mới quay sang hỏi A-Nan :

“Ông đã thấy ông già nào có phước tướng, kỳ lão trường thọ mà bị nhiều tội lỗi hay không ?”

A-Nan quỳ thẳng, vòng tay bạch Phật :

“Làm sao có người kỳ lão trường thọ, có phước tướng, lại có nhiều tội lỗi?- Người có nhiều tội lỗi làm sao lại có phước tướng ? Đời con chưa từng thấy người như thế. Ngưới ấy hiện giờ ở đâu ?”

Phật đáp : Ta thấy có một ông già như thế hiện ở ngoài ngõ, bị Phạm Thiên Đế Thích ngăn chận không cho vào. Ông hãy ra bảo ông ấy vào.

Bấy giờ ông già lòm còm đi vào, vừa trông thấy Phật, ông rưng rưng hai hàng nước mắt, vừa mừng vừa khóc, cúi đầu sụp lạy đức Phật, rồi quỳ thẳng, vòng tay sụt sùi kính bạch : “Con sanh ra đời bất hạnh, chịu cảnh bần cùng khốn khổ, đói khát lạnh lẽo. Cầu chết mà chết không được, sống thì không biết nhờ cậy ai. Con nghe Thế Tôn một bậc nhân từ  yêu thương che chở khắp tất cả. Muôn vật đều được đượm nhuần ân đức của Thế Tôn. Tâm con vui sướng, đêm ngày phát nguyện, mong được một phen chiêm ngưỡng Tôn nhan từ mười năm qua, nay mới được kết quả như nguyện, nhưng vừa rồi con đến ở ngoài ngõ hồi lâu, không vào được. Muốn đi trở lui, nhưng khí lực đã yếu không kham nổi, tấn thối lưỡng nan không biết tính đường nào. Con chỉ sợ rằng bỏ mạng nơi đó, làm ô uế cửa Phật, càng thêm tội lỗi. May thay được đấng Thiên Tôn thương xót tiếp dẫn, nên con mới được vào đây. Được may mắn như thế nầy, dù bây giờ có chết con cũng không còn ân hận gì nữa . Con chỉ mong muốn mau dứt trừ  hết tội lỗi, đời sau không còn phải chịu cảnh thống khổ. Nguyện Phật giũ lòng từ, ban cho con Phật huệ!”

 Phật dạy: “ Phàm làm người thọ sanh ra cõi đời, sanh tử đều do nhơn duyên. Do nhiều nhơn duyên tạo ra gốc rễ tội lỗi. Ta sẽ nói cho ông rõ nguồn gốc của tội lỗi mà ngày nay ông đã gánh chịu: Đời trước ông sanh vào nhà Minh Huệ Vương, là một ông Vua cai trị một đại cường quốc. Khi đó ông là Thái Tử Kiêu Quí. Trên được Phụ Vương Và Mẫu Hậu quí trọng, dưới được thần dân kính phụng. Vì thế nên ông hết sức kiêu căng, tự cao, tự đại, tâm ý buông lung, khinh ngạo mọi người, xem thường tất cả. Giàu có cự phú, tài sản muôn ức, đều là chiếm đoạt của dân . Trăm họ nghèo cùng bởi vì thuế khoá thu hết. Ôâng chỉ biết tom góp, chứ không biết bố thí. Bấy giờ có một vị Sa Môn tên là Tịnh Chí từ xứ xa đi đến. Vì thiếu một cái pháp y, nên tìm đến ông, mong ông bố thí một cái mà thôi, chứ không  mong cầu gì nhiều. Nhưng ông tuyệt nhiên không cho, lại còn đối xử một cách quá tệ ác, đã không cho pháp y, lại cũng không cho ăn. Ông bắt vị Sa Môn vô tội ngồi mãi trước nhà, muốn đi ông vẫn không cho. Qua bảy ngày đêm không thí cho một hớp nước. Thân thể đã ngất xỉu, hơi thở thoi thóp, tánh mạng sắp nguy kịch. Coi đó như một trò vui, cho tập trung nhiều người đến xem, ông lấy làm vui thích lắm ! Lúc ấy có vị cận thần khuyên can ông rằng : “ Thái Tử chớ nên làm như vậy. Đây là một Sa Môn hiền từ, khiêm tốn, bên trong mang cả tinh thần đạo đức. Sự lạnh lẽo bên  ngoài, đối với con người ấy không có gì đáng gọi là lạnh lẽo, và sự đói khát cũng không đáng là đói khát. Sở dĩ đến đây xin là muốn gây phước đức cho kẻ khác thế thôi. Thái-tử đã không bố thí cho thì thôi, đừng nên gây cùng bức cho người ta. Tốt hơn là Thái-tử trả tự do cho vị Sa-môn này đi. Đừng nên gây thêm điều gì tội lỗi!”

Thái tử đáp rằng: “ Đây là người gì mà giả xưng là đạo đức. Ta cho chịu khốn khổ thử chơi, chứ ai để cho chết làm gì? Khanh đừng lo. Thôi Khanh thả cho cho ông đi”. Đoạn thả vị Sa-môn đi ra khỏi thành. Vị Sa-môn đi cách thành khoảng mười dặm, lại gặp phải bọn giặc cướp bị đói lâu ngày muốn bắt vị Sa-môn giết ăn thịt. Vị Sa-môn nói rằng: “ Tôi là Sa-môn nghèo khổ lạnh lẽo, thân thể ốm yếu, chỉ còn da bọc xương, thịt lại hôi tanh, ăn chẳng được nào. Các ông có giết tôi cũng chỉ thêm khổ công chờ không dùng được!”.

Bọn giặc đối đáp rằng: ‘ Bọn tui đã bị đói lâu ngày, chỉ ăn cây đất. Ông tuy ốm nhưng vẫn là thịt. Không thể nào thả ông đi được. Chỉ có cách là ông phải hy sinh”. Hai bên nói tới nói lui, phân vân hồi lâu. Tình cờ có Thái-tử đi đến, thấy sự kiện như thế, tự nhủ rằng: Ta đã không cơm áo vị Sa-môn ấy thì thôi chớ đâu lại nỡ để cho bọn giặc đói giết hại! Ta phải cứu người.

Bọn giặc đói thấy Thái-tử can thiệp, nên cả bọn đều sụp lạy xin tạ tội và thả vị Sa-môn đi.

Vị Sa-môn lúc đó nay là Bồ-Tát Di-Lặc đây, Thái-tử Kiêu-Quí lúc đó, nay là ông đây. Sở dĩ nay ông chịu phải tội bần cùng khốn khổ là do đời trước tham lam bỏn xẻn. Lý do nay ông được trường thọ là bởi cứu mạng sống vị Sa-môn. Tội phước báo ứng như bóng theo hình, như vang ứng tiếng!

Ông già bạch Phật: “ Việc quá khứ đã rõ ràng như vậy. Con xin nguyện được giũ sạch từ đây mà nguyện đem mạng sống thừa này được làm Sa-môn, về sau đời đời thường được hầu bên Phật”.

 Phật dạy: Hay thay! Hay thay!

Liền khi đó, râu tóc ông già rụng hết, pháp y tự nhiên được đắp lên thân. Thân thể, trí lực trở nên mạnh mẽ tráng kiện, tai mắt thông sáng, ông liền được trí tuệ cao thượng, nhập pháp môn chánh định.

Bấy giờ Thế-tôn nói lại kệ rằng:

Ngươi xưa là Thái-tử

Kiêu-Quí tự buông lung,

Không biết điều nhân nghĩa.

Ỷ con đại quốc vương

Tự bảo không tội phước

Tưởng được thế mãi mãi

Không hiểu lẽ sanh tử

Ngày nay chịu hoạ này

Tạo tội lại may phước

Nên được gặp lại Như-lai

Thoát khỏi những tội xưa

Nương thân vào pháp môn

Xa lìa tâm xan tham

Thường được căn trí tuệ

Đời đời hầu bên Phật

Sống lâu muôn vạn kiếp.

 

Ông già đó đã trở thành một vị Tỳ-kheo, nghe kinh và hoan hỉ lạy Phật:

Bấy giờ Thế Tôn bảo A-Nan:

“Nếu có người nào chuyên tụng kinh này, thì người ấy sẽ thấy được ngàn đức Phật ở Hiền kiếp. Người nào thực hành theo kinh này phổ biến rộng rãi, lưu truyền cho hậu thế, thì người ấy sau sanh ra đời sẽ gặp Phật Di-Lặc và được Phật thọ ký. Như-Lai lưỡi rộng dài không bao giờ nói sai!

Tất cả đại chúng nghe Phật nói xong đều lạy Phật, vui vẻ tuân hành.

 

THANH TỊNH TÂM KINH

(Bản chữ  Hán của ngài Thi Hộ)

 

Như thật tôi nghe một thuở nọ Phật cùng các Tỳ kheo vân tập tại vườn cây của Trưởng giả Cấp cô Độc và Thái tử   Kỳ Đà (*) ở nước Xá Vệ. Bấy giờ Phật bảo các Tỳ kheo rằng:

“Các ông lắng nghe, nếu các hàng Thanh văn tu tập chánh hạnh muốn được tâm thanh tịnh thì nên dứt trừ năm pháp và tu tập bảy pháp được đầy đủ. Năm pháp ấy là: Tham dục, giận hờn,hôn trầm, trạo hối và nghi ngờ. Năm thứ này hay ngăn che làm chướng ngại, nên phải dứt trừ.

Và bảy pháp nên tu tập ấy là:

- Trạch pháp giác chi.

- Niệm giác chi.

- Tinh tấn giác chi.

- Hỷ giác chi.

- Khinh an giác chi.

- Định giác chi.

- Xả giác chi.

Bảy pháp đó các ông phải tu tập.

Này các Tỳ kheo, nói đến tâm thanh tịnh tức là từ ngữ khác của tâm giải thoát. Do sự nhiễm ô bởi Tham, tâm không được thanh tịnh. Do sự nhiễm ô bởi vô minh (si), huệ không được thanh tịnh. Nếu các Tỳ kheo đoạn trừ được tham nhiễm, tức được tâm giải thoát ; đoạn trừ  được vô minh , tức được huệ giải thoát.

Lại nữa, các Tỳ kheo, lìa sự  nhiễm ô bởi tham, được tâm giải thoát gọi là tâm tác chứng; đoạn trừ vô minh được giải thoát gọi là vô học, vĩnh viễn xa lìa tham ái, biết rõ được chánh trí chân thật, hiện tiền được chứng quả, dứt hết cảnh khổ.

Này các Tỳ kheo, những điều nói trên các ông cần nên tu học.”

 

 

 

PHÁP ẤN KINH

 

(Đại-tạng Tích-Sa quyển 514, dịch theo bản chữ Hán của Thần Thi-Hộ)

 

Như thật tôi nghe một thuở nọ Phật cùng các vị Tỳ-kheo vân tập tại nước Xá-Vệ. Bấy giờ Phật bảo các vị Tỳ-kheo rằng:

“Các ông nên biết, có Thánh-Pháp-Ấn ta sẽ phân biệt giảng nói cho các ông rõ. Các ông cần phải phát khởi sự hiểu biết thanh tịnh, lắng nghe và ghi nhận cho kỹ suy nghĩ đúng đắn”.

Các vị Tỳ-kheo liền bạch Phật rằng: Hay thay! Bạch Thế-Tôn, chúng con rất mong được nghe, xin Thế-Tôn tuyên thuyết.

Phật dạy: “ Này các Tỳ-kheo! Nói đến tánh không, là không có gì cả, không vọng tưởng không sanh, không diệt xa lìa mọi sự thấy biết. Tại sao thế? -Vì tánh Không không có nơi chốn, không có sắc tướng, không có tư tưởng, vốn không sanh, chẳng phải sự thấy biết có thể thấu được. Xa lìa mọi đắm chấp, nên thâu nhiếp được tất cả pháp, trú ở sự thấy biết bình đẳng, là sự thấy biết chơn thật. Các ông nên biết, tánh Không như vậy, các pháp cũng như vậy. Đó gọi là Pháp-Ấn.

Lại nữa, các Tỳ-kheo, Pháp-Aán này là cửa ngõ của ba pháp giải thoát, là căn bản của chư Phật, là con mắt của chư Phật, là nơi chư Phật đạt đến. Vậy nên các ông nghe cho kỹ, ghi nhận cho đúng, như sự thật mà suy nghĩ quán sát.

Lại nữa, các Tỳ-kheo! Nếu có người nào tu hành, nên đi vào chốn núi rừng, hoặc ở dưới gốc cây và các nơi vắng vẻ yên tĩnh, đúng như sự thật quán sát: Sắc là khổ, là không, là vô thường, nên sanh tâm nhàm chán xa lìa như vậy quán sát về Thọ, Tưởng, Hành, Thức là khổ, là không, là vô thường nên sanh tâm nhàm chán xa lìa. Trú ở sự thấy biết bình đẳng.

Các Tỳ-kheo! Các uẩn vốn không, chỉ do tâm phát sanh. Khi tâm diệt thì các uẩn không còn có tác động gì nữa. Biết đúng như vậy, tức là chánh giải thoát. Khi được chánh giải thoát, xa lìa mọi sự thấy biết, thì gọi là cửa Giải-thoát-không.

Lại nữa, trú trong chánh định quán sát các sắc cảnh, tất cả đều tiêu diệt, xa lìa mọi ý tưởng. Như vậy, thanh, hương, vị, xúc, pháp cũng đều tiêu diệt, xa lìa mọi ý tưởng. Quán sát như vậy gọi là cửa Giải-thoát-vô-tưởng. Vào được cửa Giải-thoát này tức được thấy sự thanh tịnh. Do sự thấy biết thanh tịnh đó, dứt trừ được tất cả tham sân si. Tham sân si đã dứt trừ, trú ở sự thấy biết bình đẳng, trú ở sự thấy biết bình đẳng này rồi, tức xa lìa được cái thấy ta và vật sở hữu của ta. Thấu rõ được mọi sự thấy biết không nơi sanh khởi, cũng không nơi nương tựa.

Lại nữa, khi xa lìa được cái thấy ta rồi, tức không còn thấy, không còn hay, không còn biết. Tại sao thế? -Vì do nhơn duyên cho nên mới sanh các thức, tức nhơn duyên kia cùng với thức được phát sanh đều là vô thường. Vì là vô thường nên thức không thể thật có được. Thức uẩn đã không, không có tạo tác, thì gọi là cửa Giải-thoát vô tác. Vào được cửa Giải-thoát này, tức biết được pháp cứu cánh, không còn   đắm chấp các pháp và chứng được pháp tịch diệt. 

Phật bảo: Các Tỳ-kheo, như vậy gọi là Thánh-pháp-ấn, là cửa ngõ ba pháp giải thoát. Nếu người nào tu học theo đó tức đặng sự thấy biết thanh tịnh. Các Tỳ-kheo nghe pháp này rồi đều vui vẻ lạy Phật và tin tưởng tuân hành.

 

ĐẠI HỒI HƯỚNG KINH

(Bản chữ  Hán thất dịch danh, Đại Tạng quyển 33, Kinh Tập bộ tứ, số 825, trang 827)

 

Như thật tôi nghe một thuở nọ Phật cùng tám ngàn vị Tỳ kheo vân tập ở vườn cây của Trưởng giả Cấp Cô Độc và Thái tử Kỳ Đà (*) tại nước Xá vệ. Lúc bấy giờ cả đại chúng lớp lớp trước sau quây quần quanh Thế Tôn, nghe Thế Tôn thuyết pháp. Trong khi đó có một vị Bồ Tát hiệu Minh Thiên ở giữa pháp hội từ chỗ ngồi đứng dậy, trịch vai áo bên phải, quỳ gối bên phải sát đất, cung kính chắp tay bạch Phật rằng;

Kính bạch Thế Tôn! Con có một điều muốn thưa hỏi, mong Thế Tôn từ bi chỉ dạy.

Phật bảo Bồ Tát Minh Thiên rằng:

Thiện nam tử! Có điều chi ông cứ hỏi, chớ có nghi ngại Như Lai sẽ tuỳ tiện mà giải đáp.

Bồ Tát Minh Thiên liền bạch Phật:

Bồ Tát làm cách nào chỉ tu chút ít pháp lành mà được phước quả lớn và nếu làm nhiều việc công đức thì được phước quả vô lượng ?

Phật đáp: Hay thay! Hay thay! Này Minh Thiên, ông đã từng cúng dường vô lượng chư Phật, gieo trồng rất nhiều công đức, gần gũi các bậc thiện tri thức, và đã vì chúng sanh ưa tu phước đức mà hỏi lên những điều sâu xa như thế. Vậy ông hảy lắng nghe, lắng nghe, và khéo suy nghĩ kỹ.

Bồ Tát Minh Thiên bạch Phật rằng: Kính bạch Thế Tôn con xin thọ giáo.

Phật bảo: Minh Thiên! Đối với chư Phật quá khứ, hiện tại và vị lai, các đại Bồ Tát nên tu hạnh từ về thân, tu hạnh từ về miệng, tu hạnh từ về ý, chuyên tâm niệm các công đức mà chư Phật từng làm.

Lại nữa, này Minh Thiên ! Bồ Tát  cần nên đi đến các chùa, tháp, tôn miếu, những nơi có thờ Phật, để lễ bái cúng dường, đi quanh bên phải, quì gối chắp tay, dâng hoa, đốt hương, treo tràng phan, bảo cái, trổi nhạc cung kính cúng dường. Dùng âm thanh vi diệu ca tụng những câu kinh kệ nghĩa lý thậm thâm. Tán dương công đức chư Phật. Tuỳ hỷ khuyến khích, ca ngợi các thiện.

Minh Thiên ! Thế nào là Bồ Tát đối với chư Phật quá khứ, hiện tại, vị lai tu hạnh từ về thân, tu hạnh từ về miệng, tu hạnh từ về ý và niệm công đức của chư Phật?

Thiện nam tử! Bồ Tát nên nghĩ rằng: Như  Lai là bậc Vô Thượng, là bậc Tối Tôn, là bậc Tối Thắng, là bậc Sư tử Vương dũng mãnh không sợ sệt. Tự cứu độ mình,  cứu độ mọi loài, tự mình an vui, đem an vui cho kẻ khác, tự mình diệt trừ khổ não, diệt trừ khổ não cho kẻ khác, thuyết pháp chơn đế, giáo hoá chúng sanh, giới đức thanh tịnh đầy đũ hoàn toàn, năng lực biện tài không hề sợ sệt. Vĩnh viễn dứt trừ tập khí chướng ngại. Tự tại vô ngại trước mọi hoàn cảnh và mọi sự vật không ai sánh bằng, Chuyên tâm niệm công đức của chư Phật như vậy, rồi quì xuống đất dâng hoa hương, tràng phan bảo cái, trổi nhạc cúng dường. Đó là Bồ Tát tu hạnh từ về thân.

Dùng âm thanh vi diệu ca tụng những câu kinh kệ nghĩa lý thậm thâm. Tán thán vô lượng công đức của Như Lai. Đó là Bồ Tát  tu hạnh từ về miệng. Với căn lành tu niệm nơi thân khẩu nói trên mà hết lòng chí thành cung kính. Đó là Bồ Tát tu hạnh từ về ý.

Minh Thiên ! Ấy là Bồ Tát đối với chư Phật quá khứ , hiện tại, vị lai, chánh niệm tu tập hạnh từ về thân miệng ý.

Phật lại bảo Bồ Tát Minh Thiên rằng:

Lại nữa, Bồ Tát đối với chúng sanh quá khứ , hiện tại, vị lai cũng nên tu hạnh từ về thân, tu hạnh từ về miệng, tu hạnh từ về ý, quan niệm bình đẳng đối với chúng sanh.

Minh Thiên ! thế nào là Bồ Tát đối với chúng sanh trong ba thì gian nên tu hạnh từ về thân, miệng, ý và quan niêm bình đẳng.

Như vầy, Minh Thiên ! Bồ Tát không sát hại chúng sanh, không trộm cắp của kẻ khác, không tà dâm, không nói dối, không nói thêu dệt, không nói hai lưỡi, không nói hung dữ, không tham lam, không giận hờn, không si mê tà kiến.

Thế nào là Bồ Tát không hại chúng sanh ?

Đối với tất cả chúng sanh, từ bi thương xót và sanh lòng hổ thẹn, đau đớn trước hành động giết hại, vất bỏ cả dao gậy, những khí cụ đánh đập, đâm chém, bắn giết.

Không trộm cắp nghĩa là thấy của rơi giữa phố chợ, xóm làng, ngoài đường, bất hoặc ở nơi nào không người, nếu không phải vật của mình thì không bao giờ lượm. Vật gì của ai, không cho thì không lấy.

Không tà dâm (là nói với Bồ Tát tại gia, nếu Bồ Tát xuất gia là đoạn dâm) nghĩa là nam nữ  đã có chồng vợ thì không được ngoại tình, cả với những người còn lệ thuộc gia đình nếu chưa có lễ nghi hợp thức thì không được xâm phạm, cho chí nếu người khác phái cầm đưa vật gì thì cũng không nên móng dục tình.

Không nói dối nghĩa là luôn luôn nói ngay thực , không khi nào chuyện có nói không chuyện không nói có, khi đối với hương lân làng xã hoặc đứng trứơc quan chức, pháp toà đối chứng việc gì, nên chơn thành khai nói đúng với sự thật, dù phải chịu chết cũng đành, chứ không nói dối.

Không nói thêu dệt nghĩa là nói đúng lúc, nói chơn thật, biết rõ nghĩa lý mới nói, vì lợi ích kẻ khác mà nói, lòng nghĩ sao miệng nói vậy, không nói sai khác, không nói thêm bớt.

Không nói hai lưỡi nghĩa là đối giữa người này, người kia, bên này bên nọ nên luôn luôn mong hoà hợp lẫn nhau, không đem chuyện người này xuyên tạc người nọ, không gây sự nghi ngờ xích mích giữa hai bên.

Không nói hung dữ  nghĩa là luôn luôn lấy lời ôn hoà nhỏ nhẹ tỏ bày, dẩn dắt cho người, niềm nỡ chào hỏi, hoàn toàn không bao giờ dùng những lời đắng cay, độc ác chưởi rủa tác hại chúng sanh

Không tham lam nghĩa là đối với tài lợi của kẽ khác không móng ý tham muốn, thấy người đến xin, tâm không lẫn tiếc.

Không giận hờn nghĩa là đối với tất cả chúng sanh, dứt trừ những điều sân hận bực tức, nên khởi tâm niệm từ bi thương sót, tâm niệm đem lại sự lợi ích, tâm niệm đem lại sự an vui cho chúng sanh, khéo léo tuỳ thuận nhiếp hoá tất cả.

Không tà kiến nghĩa là phải biết nhận thức đúng: Cuộc sống cần có sự bố thí, có sự cứu tế, có sự giáo dục hướng dẫn, có đạo cha mẹ, có đời này đời sau, có khổ có vui, có mọi hành động và quả báo của thế gian, có các bậc A la hán tu đạo xuất thế tự thân chứng quả, đã dứt sanh tử, đã thành tựu tịnh hạnh, đã hoàn tất mọi việc làm, tự biết không còn thọ thân đời sau nữa.

Minh Thiên nên biết rằng: không sát hại, không trộm cắp, không tà dâm là tu hạnh từ về thân. Không nói dối, không thêu dệt, không nói hai lưỡi, không nói hung dữ là Bồ Tát tu hạnh từ về miệng. Không tham lam, không giận hờn, không si mê tà kiến là Bồ Tát tu hạnh từ về ý. Thế là Bồ Tát quan niệm bình đẳng đối với tất cả chúng sanh.

Minh Thiên! Bồ Tát tu hạnh từ về thân, tu hạnh từ về miệng , tu hạnh từ về ý đối với chư phật quá khứ, hiện tại và vị lai, cũng như tu hạnh từ về thân, tu hạnh từ về miệng, tu hạnh từ về ýđối với tất cả chúng sanh quá khứ. Hiện tại và vị lai được những phươc báo công đức gì đều đem công đức đó hồi hướng cho tất cả chúng sanh đồng thành Chánh Đẳng Chánh Giác.

Minh Thiên ! khi Bồ Tát thành tựu vô lượng công đức như vậy thì hãy đem công đức ấy hồi hướng vô lượng trí tuệ. Lại cùng tất cả chúng sanh hồi hướng về quả vị Chánh Đẳng Chánh Giác.

Công đức này có ba thứ:

-          Quá khứ không

-          Hiện tại không

-          Vị lai không

Không có người hồi hướng.

Không có pháp hồi hướng.

Khôngcó nơi hồi hướng.

Bồ Tát nên hồi hướng như vậy. Khi hồi hướng như vậy, ba chỗ đều thanh tịnh. Đem công đức thanh tịnh đó cho tất cả chúng sanh đồng hồi hướng về quả vị Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Người hồi hướng như vậy, không có phàm phu và pháp phàm phu, cũng không có tín hành, không có pháp hành, không có bát nhẫn (1), không có Hướng Tu Đà Hoàn, Quả Tu Đà Hoàn, không có Hướng Tư Đà Hàm, Quả Tư Đà Hàm, không có Hướng A Na Hàm, Quả A Na Hàm, không có Hướng A La Hán, Quả A La Hán, không có Hướng Bích Chi phật, Quả Bích Chi phật. Cũng không có Hướng Phật và Quả Phật.

Tại sao thế? – Vì pháp tánh không vướng mắc, không sanh, không trú, không diệt.

Thế  nên Bồ Tát đem ba thứ công đức thanh tịnh của ba cách hồi hướng này cho tất cả chúng sanh, đồng hồi hướng về quả vị Chánh Đẳng Chánh Giác.

Bồ Tát hồi hướng như vậy, lại nguyện rằng: “Nếu tôi sanh ra chỗ nào, đều thường gặp Phật, đạt dược pháp chánh định thậm thâm, thấy được vô lượng Phật, thành tựu sự hiểu biết sâu rộng, trí tuệ thanh tịnh, thề không bỏ chúng sanh “.

Khi Phật nói pháp này, có trăm ngàn vị Thiên Nhơn đều nguyện vãng sanh về cõi Phật A Súc.

Bấy giờ Phật bảo Tôn giả A Nan: “Khi ta vừa nói pháp thậm thâm này, thì có trăm ngàn Thiên Nhơn đều nguyện vãng sanh về cõi nước Phật A Súc. Rồi từ một cõi Phật này đến một cõii Phật khác cúng dường chư Phật, nghe pháp, được pháp tổng trì, ghi nhận tu hành đúng như Chánh pháp. Tất cả những vị ấy đều sẽ thành tựu trí tuệ không thể nghĩ bàn, và sẽ được làm Phật ở cõi Ngũ trược, đều đồng một danh hiệu, gọi là Cam Lồ Âm Vương Như Lai, Ứng Cúng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Khi thọ ký cho các vị Trời ấy, có trăm ngàn chúng sanh đều phát tâm Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác.

Bấy giờ Thích Đề Hoàn Nhơn bạch Phật rằng:

“Bạch Thế Tôn! Theo nghĩa Phật nói thì con biết rằng như vậy là đạt được công đức rộng lớn, là công đức vô lượng là công đức vô biên!”.

Phật bảo: “Kiều Thi Ca! pháp này hoàn toàn thanh tịnh”.

Kiều Thi Ca thưa: “ Bạch Thế Tôn, kinh này tên gì và phải phụng trì như thế nào?”

Phật đáp: “Thích Đề Hoàn Nhơn Kiều Thi Ca ! Kinh này tên là Đại Hồi Hướng, cũng gọi là Thậm Thâm Pháp Tánh Hồi Hướng. Các ông nên đúng như vậy mà phụng trì.

Kiều Thi Ca, nếu có thiện nam tử, thiện nữ nhơn nào tu học theo pháp hồi hướng này thì nên biết rằng người ấy chắc chắn đạt được Vô sanh Pháp nhẫn, có thể độ tất cả chúng sanh chưa được độ, đem lại cho vô lượng chúng sanh sự an lạc!”

Khi nghe Phật thuyết pháp này, các Tỳ kheo, Đế thích, Phạm Thiên, Trời, Người, A Tu La v.v.. đều vui vẻ phụng hành.

 

Chú thích:

(1)   Bát nhẫn: Là trí nhẫn được và chứng nhập lý tứ đế của cõi Dục và hai cõi trên –Sắc và Vô sắc-Nhẫn tứ đế của cõi Dục gọi là tứ pháp nhẫn; Khổ Pháp nhẫn, Tập Pháp nhẫn, Diệt Pháp nhẫn, Đạo Pháp nhẫn. Nhẫn tứ đế của cõi Sắc và Vô sắc goi là: Khổ Loại nhẫn, Tập Loại nhẫn, Diệt Loại nhẫn, Đạo Loại nhẫn – Loại là tợ loại, vì ở hai cõi trên sự nhẫn không hoàn toàn giống như cõi Dục, bỡi lẽ các cõi trên tương đối ít khổ hơn. Nhờ bát nhỗn mà đoạn được kiến hoặc ba cõi. Đoạn được kiến hoặc rồi, quán chiếu một cách rõ ràng thì gọi là bát trí. Bát nhẫn là Vô gián đạo, bát trí là Giải thoát đạo. Nhẫn là nhơn của Trí, Trí là quả của Nhẫn. Hợp cả bát trí và bát nhẫn gọi là mười sáu tâm kiến đạo.

 

Phụ chú:

(*) Cấp Cô Độc tên thật là Tu Đạt Đa, cũng gọi là trưởng giả Tu Đạt. Ông thường giúp đỡ trẻ mồ côi và người già cả không có gia đình con cái. Do đó người đời bấy giờ thường gọi là Cấp Cô Độc,

Kỳ Đà, còn gọi là Thệ Đa,(vì phiên âm tuỳ mỗi nơi nên có hơi khác) có nghĩa là Chiến Thắng, tức Thái tử con vua Ba Tư Nặc. Vì khi sanh Thái tử, nhằm lúc nhà vua giao chiến với ngoại quốc được thắng trận, nên lấy đó đặt tên cho Thái tử.

 

Trưởng giả Tu Đạt lúc đầu chưa biết Phật pháp, nhơn có việc đến thành Vương Xá, gặp Phật ông sanh lòng tín kính, mới đảnh lễ thỉnh Phật về ở nước Xá Vệ để thuyết pháp. Phật nhận lời và phái ngài Xá Lợi Phất đến trước để tìm chỗ thích nghi cho Tăng chúng đến ở. Trưởng giả Tu Đạt và ngài Xá Lợi Phất đi tìm khắp nơi trong thành Xá Vệ, chỉ có vườn cây của Thái tử Kỳ Đà là nơi thích hợp nhất. Trưởng giả đến hỏi Thái tử để mua khu vườn ấy mà lập tịnh xá, Thái tử không có ý định bán vườn, nhưng trước sự khẩn khoản của Trưởng giả, Thái tử vui miệng nói: “Trưởng giả cứ đem vàng trải đủ thì tôi sẽ nhượng khu vườn đó cho”. Sẳn có nhiều vàng, lại nhiệt tâm vì đạo, Trưởng giả không ngần ngại cho người mở kho chở vàng đến, lần lượt trải vàng lên các khoảng đất trống. Đến khi còn lại một phần đất và những chỗ có cây chưa trải được thì Trưởng giả đứng ngẫm nghĩ. Lúc đó Thái tử mới nói với Trưởng giả rằng: “Hay là Trưởng giả nghĩ đắc giá, thôi thì Trưởng giả cứ đem vàng về và vườn tôi để lại cho tôi chứ không sao”. Thái tử ngạc nhiên khi nghe Trưởng giả đáp; ‘Thưa, tôi đang tính các khoảng còn lại phải dùng hết bao nhiêu vàng nữa, và những chỗ có cây thì phải làm sao? Chứ tôi không nghĩ đến việc giá cã.” Thái độ cương quyết và thành thật của Trưởng giả đã làm cho Thái tử cảm động, phát tâm cúng cả cây cối và phần đất còn lại. Đoạn cả hai người đồng chung kiến lập tịnh xá thỉnh Phật và chúng tăng đến ở để thuyết pháp. Nên sau này những hội thuyết pháp tại đó đều có ghi tên hai vị đại thí chủ ấy trong kinh.

http://buddhismtoday.com/viet/kinh/motsokinhDaiThua.htm

 


Vào mạng: 1-8-2002

Trở về thư mục "Kinh điển"

Đầu trang