Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
Phật Giáo Đài Loan Quá Khứ Và Hiện Tại Tóm Lược
Tịnh Tâm Trưởng Lão
Chúc Tiếp dịch

              

Ngày 10 tháng 8 năm Dân Quốc thứ 341945Nhật Bản đầu hàng vô điều kiện. Cũng cùng năm đó, vào ngày 25 tháng 10 tại Đài Bắc tiến hành lễ Đầu Hàng Kết Thúc Chiến Tranh 50 năm 156 ngày do Nhật chiếm đóng. Lúc bấy giờ Ngài Tịnh Tâm Pháp Sư chịu trách nhiệm dự thảo bản kế hoạch hoạt động cho Phật Giáo Đài Loan sau thời kỳ Nhật Bản chiếm đóng. Phân làm 7 hạng mục, gồm có: Hành Chánh Giáo Hội, Hoạt Động Quốc Tế, Hoằng Truyền Giới Pháp, Giáo Dục Phật Giáo, Văn Hóa Phật Giáo, Hoằng Pháp Lợi Sanh, Từ Thiện Xã Hội…Với mục đích hoài niệm quá khứ, phát triển tương lai.

1.    Hành Chánh Giáo Hội.

Men theo hội phật giáo trung quốc:

Năm Dân Quốc Nguyên Niên1911tại Thượng Hải Trung Quốc thành lậpTrung Hoa Phật Giáo Tổng Hộicử Ngài Ký Thiền Đại Sư làm Tổng Hội Trưởng.

Năm Dân Quốc thứ 171928đổi tên thànhTrung Quốc Phật Giáo Học Hộivà cử Ngài Thái Hư Đại Sư làm lý sự trưởng. Ngài làm được 1 năm

Dân Quốc thứ 181929đề cử ngài viên anh đại sư làm lý sự trưởng.

Năm Dân Quốc thứ 361947tại Chùa Tỳ Lô ở Thành Phố Nam Kinh Trung Quốc tổ chức Đại Hội khóa đầu tiên, chính thức thành lậpTrung Quốc Phật Giáo Hộicử Ngài Chương Gia Đại Sư làm Lý Sự Trưởng.

Năm Dân Quốc thứ 381949chính sự trong nước bất ổn, chính phủ tùy tùng di dân đến Đài Loan, tại Chùa Thập Phổ ở Đài Bắc đặt trụ sở của tổ chứcTrung Quốc Phật Giáo Hội

tháng 2 năm Dân Quốc thứ 391950từ lúc phục Giáo Hội lại cho đến nay, đã trãi qua 16 khóa.

. Nhiệm vụ củaTrung Quốc Phật Giáo Hội

Nhiệm vụ củaTrung Quốc Phật Giáo Hộilà ủng hộ quyền lợi cho Phật Giáo mà thành lập nên. Vì giới Phật Giáo mà phục vụ.

. Triển vọng đối vớiTrung Quốc Phật Giáo Hộitrong tương lai.

Hội Phật Giáo Trung Quốc và Hội Phật Giáo Địa Phương sở tại là mục đích hướng đến tương lai để giải quyết những vấn đề của Tự Viện. Nhân rộng tổ chức, tăng cường sức mạnh, phát thảo cho Tự Viện có một hướng đi tốt trong tương lai. Cung cấp cho các Đạo Tràng những giáo lý thiết thực để làm chỉ nam cho Phật Giáo trong tương lai.

 

II. Hoạt động quốc tế.

Năm Dân Quốc thứ 521963lần đầu tiên tổ chứcĐoàn Phỏng Vấn Phật Giáo Trung Quốcdo Ngài Bạch Thánh Trưởng Lảo dẫn đầu, đến tham vấn tại các nước như: Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia, Singapo, Philippin, Nhật Bản, Hồng Kông. Hành trình phỏng vấn cho mỗi quốc gia là 80 ngày. Từ đây đã mở ra một trang sử mới cho việc quan hệ Phật Giáo Quốc Tế.

Năm Dân Quốc thứ 541965 tại Đài Bắc Đài Loan tổ chức Đại Hội Phật Giáo Người Hoa Trên Toàn Thế Giới. và từ đây thành lập nênThế Giới Phật Giáo Hoa Tăng HộiDo Ngài Bạch Thánh Trưởng Lão làm Hội Trưởng.

Năm Dân Quốc thứ 671978thành lậpHiệp Hội Giao Lưu Văn Hóa Phật Giáo Trung Nhậtvà cùng với giới Phật Giáo Nhật Bản tiến hành giao lưu văn hóa Phật Giáo.

Năm Dân Quốc thứ 701981tại Đài Loan phục hồi lại tổ chứcHội Tăng Già Phật Giáo Thế Giới

Ngày 18 – 22 tháng 9 năm Dân Quốc thứ 902001 tại Đài Bắc tổ chứcHội Nghị Hợp Tác Tôn Giáo Thể Giới

Ngoài ra, còn có các Đoàn Thể và Tự Viện Cá Nhân có tổ chức một số hoạt động giao lưu văn hóa Quốc Tế như:

Ngày 16 – 19 tháng 7 năm Dân Quốc thứ 932004tại Thủ Đô Băng Cốc Thái Lan tổ chứcHội Nghị Quốc Tế Vể Phật Giáo Nam Truyền Bắc Truyền

Ngày 13 – 15 tháng 11 năm Dân Quốc thứ 952006tại Chùa Quang Đức Huyện Cao Hung Đài Loan tổ chức cuộc Hội Thảo Quốc Tế vềÝ Nghĩa Về Hiện Đại Hóa Của Giới Luật

Ngày 28 – 29 tháng 6 năm Dân Quốc thứ 972008tại Chùa Quang Đức Huyện Cao Hùng Đài Loan tổ chức Hội Thảo Quốc VềNhững Hành Giả Khởi Xướng Và Phát Triển Phật Giáo Nhân Gian Tại Đài Loan

III. Hoằng Truyền Giới Pháp.

Sau thời Quang Phục, năm Dân Quốc thứ 42 1953tại Chùa Đại Tiên thuộc Huyện Đài Nam, lần đầu tiên tổ chức Truyền Thọ Tam Đàn Đại Giới. Do Hội Phật Giáo Trung Quốc làm chủ đạo, sửa đổi những điểm lạc hậu, những điều luật không còn thích hợp trong hiện đại.

Mùa Thu năm Dân Quốc thứ 431954tại Núi Sư Đầu, lần thứ 2 tổ chức Truyền Thọ Tam Đàn Đại Giới. Công việc truyền giới dần dần đi vào chính quy.

Trước thời kỳ Bộ Nội Vụ chưa được thông thoáng, những Tự Viện xin mở Đàn Giới thì chỉ cần trình lên Giáo Hội, sau đó Giáo Hội viết đơn xin phép đến Bộ Nội Vụ là xong, không có bị khống chế.

  Sau thời kỳ Bộ Nội Vụ đã được thông thoáng, thì Giáo Hội lại mất đi cái quyền lực làm chủ đạo trong công tác Truyền Giới, điều này khiến cho việc Truyền Giới có một chút hạn chế.

Công tác Truyền Thọ Tam Đàn Đại Giới là bồi dưỡng cho Tăng Ni những phẩm chất ưu tú và những giá trị tốt đẹp. Là một công tác tiếp nối và gìn giữ mạng mạch cho Phật Pháp. Những người làm việc này cần phải xem đây là một trọng trách nặng nề, mà để cố gắng hoàn thành sứ mệnh.

IV. Giáo Dục Phật Giáo.

Sau thời Quang Phục, Ngài Từ Hàng Pháp Sư ở Chùa Viên Quang Thành Phố Trung Lịch sáng lập ra Lớp Thực Tập Diễn Giảng Phật Học. Từ đây mở ra con đường Giáo Dục cho Phật Giáo Đài Loan. Về sau tiếp tục thành lập Phật Học Viện tại Chùa Trúc Lâm Linh ẩn, Phước Nghiêm Phật Học Viện, chùa Thập Phổ trụ sở của Hội Phật Giáo Trung Quốc ở Đài Bắc cũng thành lập nên Phật Học Viện Tam Tạng. HIện tại Phật Giáo Đài Loan có hơn trên dưới 25 Phật Học Viện.

Phật Học Viện vốn là cơ cấu Giáo Dục, Bồi Dưỡng Nhân Tài cho Phật Giáo, có một vài Phật Học Viện không hiểu rõ nhiệm vụ chủ yếu này, nên dẫn đến những kết quả không được như ý.

Tất cả những Phật Học Viện nên liên kết, hổ tương trao đổi kinh nghiệm cho nhau. Lấy những thành quả có được mà bồi dưỡng cho mục đích Giáo Dục.

Cơ cấu giáo dục cao cấp Nghiên Cứu Sơ của Phật Giáo, cần chú ý những điều trọng yếu này, để đào tạo ra những nhân tài ưu tú.

V. Văn Hóa Phật Giáo

Sự nghiệp Văn Hóa Phật Giáo có một phạm vi rất rộng, ở đây nói về những khắc bản Nguyện San và Bán Nguyện San.

Sớm nhất trong việc in ấn khắc bản của Phật Giáo Đài Loan, đương thời có Ngài Bạch Thánh Trưởng Lão sáng lập và cho xuất bản tờTrung Quốc Phật GiáoChùa Thiện Đạo xuất bản tờHải Triều ÂmHội Phật Giáo Thành Phố Đài Bắc xuất bản tờĐài Loan Phật GiáoCư Sĩ Châu Văn có xuất bản tờBồ Đề Thọ. Sau này Ngài Đông Sơ Trưởng Lão có xuất bản tờNhân SanhPhật Quang Sơn xuất bản tờGiác Thế. Hiện tại, phần nhiều những khắc bản in ấn Phật Giáo, không còn tiếp tục xuất bản. Chỉ còn tờTrung Quốc Phật Giáotiếp tục hoạt động rất phát triển và phát hành định kỳ, là tờ báo đại diện cho tiếng nói trong giới Phật Giáo Đài Loan. Hai tờ báo hình thành rất sớm làĐài Loan Phật Giáo Bồ Đề Thọcũng đã sớm ngừng hoạt động. HIện tại chỉ còn tờTrung Quốc Phật GiáoHải Triều Âmlà vẫn còn đang hoạt động, mỗi tháng xuất bản một lần, với số lượng khá lớn.

VI. Hoằng Pháp Bố Giáo

. Phát Triển Hoằng Pháp Bố Giáo

Giảng Kinh tại các Đạo Tràng của Tự Viện cho đến các Trung Tâm Văn Hóa, đem Phật Pháp đến những nơi đông đảo quần chúng bố giáo.

. Hoằng Pháp Qua Kênh Truyền Thanhcòn gọi là không trung bố giáo

Ngài Nam Đình Trưởng Lão ở Đài Bắc thiết lập Kênh Truyền Thanh Dân Bản để Giảng Kinh. Ngài Thánh ấn Trưởng Lão ở Đài Trung thiết lập Kênh Truyền Thanh Chánh Thanh với tiếng nói Từ Minh. Ngài Tịnh Tâm Trưởng Lảo tại Đài Bắc, Đài Trung, Đài Nam thiết lập Kênh Truyền Thanh Tịnh Giác, năm nay đã được 44 năm.

.Truyền Hình Bố Giáo

Năm Dân Quốc thứ 681979Phật Quang Sơn thiết lập ra Kênh Truyền Hình Hoa Thị, Hoằng Pháp trên tiết mụcTín Tâm Môn

Hội bố giáo qua kênh truyền hình trực thuộc Trung Quốc Phật Giáo Hội, năm Dân Quốc thứ 691980lấy Kênh Truyền Hình Hoa Thị phát chương trìnhQuang Minh Thế Giớiđể Hoằng Pháp. Và 3 năm đổ lại đây đã không còn hoạt động nữa. Tính ra cũng hoạt động trên 24 năm.

Hiện tại, ở Đài Loan có khoảng 5 đến 6 kênh truyền hình Phật Giáo với nội dung và tiết mục cũng rất phong phú.

. Internet Bố Giáo

Hiện tại Phật Giáo đang tích cực thiết lập ra nhiều trang Wes để làm phương tiện bố giáo, nhưng trong nội dung cần phải hướng đến hiện đại hóa, mới có thể thu hút được giới trí thức thanh niên phật tử

VII. Từ Thiện Xã Hội.

Phật Giáo với lòng từ bi, luôn đem tình thương của minh chia sẽ đến quần chúng nhân dân, là sứ mạng thiêng liêng của Phật Giáo đồ và cũng có rất nhiều điều từ sự quan tâm đến Xã Hội mà Phật Giáo mới có thể khẳng định chổ đứng của mình trong lòng Xã Hội.

Từ công việc này, ngoài ra cần phải quan tâm đến tâm từ bi, từ bi phải cần đến trí tuệ. Ví dụ như: không phải bố thí cho họ đầy đủ những thứ họ cần, thì có thể hoàn thành được những yêu cầu của họ. Như vậy, là không được. Mình phải dùng tri thức để nhận biết sự việc cho rõ ràng đã,

Quan tâm và hiểu biết đến xã hội là một công việc rất quan trọng cũng nên hiểu rõ về nó, thì mới có thể đạt được những kết quả tốt trong công việc.

Kết Luận.

Chúng ta đang sống trông thời đại Khoa Học. Một ngày đi qua là đã thấy khác xa ngày hôm trước rồi, môi trường xã hội chỉ một thoáng thôi là đã biến hóa vào thời đại khác rồi. Có rất nhiều nhân sĩ Phật Giáo, không còn giữ những tư duy cổ hủ nữa, họ có cái nhìn về phật giáo rất hiện đại. Đạo Tràng, Tự Viện với số lượng ngày một gia tăng. Nên phải như thế nào mới đáp ứng được những nhu cầu mà Xã Hội Thời Đại đang cần.

Thời đại hoàng kim của Phật Giáo đã qua rồi. Chúng ta bây giờ hãy đối diện với một Tôn Giáo thực tại, làm thế nào để có thể thu hút những phần tử Nhân Sĩ Trí Thức và tầng lớp Thanh Niên Tin Phật và Học Phật? Đây là một vấn đề hết sức nghiêm trọng và vô cùng cấp thiết. Vì muốn kiểm thảo về quá khứ và cống hiến những kế sách cho tương lai, có nên chăng Hội Phật Giáo Trung Quốc mỗi năm nên tổ chức mộtHội Nghị Phát Triển Phật Giáo Ngoài tứ chúng trong Phật Giáo ra, cần phải phổ biến rộng rãi, mời các vị Chuyên Gia, Học Giả, Giới Doanh Nghiệp…đến tham dự. Thiết nghĩ , làm được việc này mới có thể khai sáng được tiền đồ cho Phật Giáo.

 

  http://www.buddhismtoday.com/viet/pgtg/pgDaiLoanquakhuvahientai.htm

 


Vào mạng: 01-07-2008

Trở về mục "Phật giáo năm Châu"

Đầu trang