Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
PHẬT GIÁO VÀ VĂN HỌC TRUNG QUỐC
Sài Tùng Lâm trường đại học thành phố Đài Bắc Đài Loan
Như Nguyện dịch

A.Theo sự lưu chuyển và phiên dịch của kinh điển Phật giáo,tăng sĩ cùng với văn nhân danh sĩ kết bạn ngày càng nhiều, phổ cập phương thức giảng kinh tự viện, Phật giáo đối với các phương diện văn học cổ đại Trung Quốc có sức ảnh hưởng rất lớn.

Từ thời Nguỵ Tấn đến nay ở thi ca, tiểu thuyết, hý kịch đều hiện ra diện mạo không giống với đời Tần Hán và trước đó.Nguyên nhân chủ yếu là vì văn thể của kinh điển Phật giáo, thái độ sống và quan điểm giá trị của lý luận Phật giáo tác động vào phương pháp tuyên truyền Phật giáo và chủ trương sanh mạng và vì văn học Trung Quốc mang lại phương pháp ý tứ mới, mệnh đề văn thể mới làm cho hình thức và nội dung thay đổi. Ở hình thức: thể luật thơ bao gồm giảng xướng văn học, thông tục tiểu thuyết huý khúc (tuồng)…sản sanh tập tục văn học có tác dụng trực tiếp. Ở nội dung tăng thêm hai loại thành phần mới, biến hoá mới.

1.      Văn học Trung Quốc như “Kinh Thư” vốn xem trọng nhân sự, tản văn Trang Tử giàu ảo tưởng, nhìn xa trông rộng, thuận với tự nhiên; Hán phú chủ yếu miêu tả sông núi mây gió; mà chủ trương của Phật giáo là nhân sinh và quan sát vô thường khổ không của nó,biết được cái chuyển biến huyển hoá của vũ trụ,từ đó xây dụng cảnh tình mới cho văn nhân. Tác phẩm văn học từ thời Đường đến nay phê phán nhân sinh vũ trụ, đối với nhiều sự việc tự nhiên làm phê bình siêu việt, tuyên truyền biểu dương điều tốt căm ghét điều xấu nêu lên ý nghĩa và mục đích chính của nhân quả Phật giáo.

2.      Văn học vốn có của Trung Quốc tương đối ít sức ảo tưởng, ít tính siêu việt thời gian không gian, ít ảo tương siêu hiện thực mà chú trọng về sự tả thực. Tức làm cho một số truyện thần tiên cũng có ý đơn giản; mà Phật giáo thì giàu sức tưởng tượng trên trời dưới đất không môt chút gò bó, không bị hạn chế của không gian thời gian, tam thiên đại thiên thế giới vô cùng vô tận, có sắc thái lãng mạn rất lớn, thúc đẩy chủ nghĩa văn học lãng mạn phát triễn.

3.      Do cuối đời Hán đến Đông Tấn các vị An Thế Cao, Trúc Pháp Hộ… áp dụng phương pháp trực dịch để phiên dịch kinh điển Phật giáo “Cao tăng truyện” “An Thế Cao truyện”.Từ Đông Tấn đến nay, các nhà phiên dịch Phật giáo đã từ từ sáng tạo một loại thể tài mới của tiếng Hoa và tiếng Phạm dung hợp (phiên dịch văn học).

Cưu Ma La Thập dịch “Dy Ma Cật sở thuyết kinh” “Diệu Pháp Liên Hoa kinh” “Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa kinh” “Đại Trí Độ Luận”,… thì dịch văn chương rất hoa mỹ, ngôn ngữ ý nghĩa rất thông suốt rõ ràng.Trong đó “Duy Ma Cật sở thuyết kinh” nếu từ góc độ văn học mà thưởng thức thì đây là một bộ tiểu thuyết tuyệt diệu. “Diệu Pháp Liên Hoa kinh” tuyên dương tất cả chúng sanh đều có khã năng đạt đến trí tuệ của Phật, mục đích chính là người người đều có thể thành Phật, và còn có rất nhiều ngụ ngôn mỹ lệ khác. “Đại Phật Đảnh Như Lai mật ngôn tu chứng liểu nghĩa chư Bồ tát vạn hạnh Thủ Lăng Nghiêm kinh” là hình tượng sinh động tuyên truyền thứ tự tu hành từ thấp đến cao, đạt đến giáo nghĩa của quốc độ chư Phật.Ba bộ kinh này được văn nhân   các thời đại yêu thích, được xem là tác phẩm thuần văn học, đối với văn họcTrung Quốc có ảnh hửơng rất lớn.

4.      Phật Đà Bạt Đà La dịch “Đại Phương Qủang Phật Hoa Nghiêm kinh”, văn chương rất đặc biệt, hùng vĩ và kỳ lạ. Đàm Vô Sấm dịch “Phật Sở Hành Tán kinh” thuật lại việc làm của cuộc đời Đức Phật thành một bộ truyện ký hình thức văn vần. Hai bộ kinh này làm tiêu biểu đậm đà thú vị nhất cho văn học, trong lịch sử văn học có ảnh hưởng mạnh. Từ thời Hán Nguỵ đến nay, văn xuôi và văn vần làm chủ yếu.Lúc này các nhà phiên dịch kinh Phật lấy văn thể bạch thoại giản dị thông thường dịch kinh, không cần trao chuốt nhưng phải hiểu, ảnh hửơng sâu sắc cho sự phát triễn văn học sau này.

5.      Trung quốc trước đời Đường không có các tác phẩm tiểu thuyết và kịch tuồng; mà Phật kinh xem trọng kết cấu và bố cục của hình thức như: “Phật sở hành  tán kinh”, “Phật bổn hạnh kinh”, “Phổ diệu kinh” thành câu chuyện dài; “Tu lại kinh” là tác phẩm thể tiểu thuyết, “Duy Ma Cật sở thuyết kinh” “Tứ ích Phạm thiên sở vấn kinh” là thể loại bán tiểu thuyết;  mà những chuyện này đều từ kinh điển Phật giáo dịch ra, từ đó có tác dụng thúc đẩy và khuyến khích gợi ý phát triễn và sản sanh ra các thể loại hát nói,kể chuyện ,tiểu thuyết,hý khúc về sau.

     Phật giáo Ấn Độ dùng những câu chuyện ngụ ngôn của tiểu đại lục Nam Á thời cổ lại làm “dụ thể”, y theo khuôn giáo nghĩa của mình gọi là “dụ y” lại tuyên truyền giáo nghĩa của mình. Lấy “thí dụ”nỗi tiếng như” kinh bách dụ” (“Bách cú thí dụ kinh”, thực tế chỉ có 98 dụ). Vì tính chất của tác phẩm ngụ ngôn giản dị súc tích sinh động thú vị hay đẹp, để súc tiến văn học ngụ ngôn Trung Quốc.

B.Phật giáo đối với thơ ca Trung Quốc có ảnh hưởng rất lớn, ngoài ra Phật giáo truyền nhập Thanh minh luận 聲明論Ấn Độ dẫn đến phát minh bốn thanh của âm vận học Nam triều và các quy luật thơ ca.Tứ đó thúc đẩy khai sáng các thể tài mới và cách thức luật thơ ca từ đời Đường về sau.

Mặt khác tư tưởng Phật giáo, đặc biệt là tư tưởng thiền tông và lí luận Không của Bát Nhã, len lỏi thấm nhuần và thúc đẩy mãnh liệt cho nội dung thơ ca, phong phú cảnh tình của thi ca làm cho thơ ca càng thêm đa sắc thái, hình thành một loại thi cảnh điềm nhiên tịch tịnh, nhàn nhã tự tại.

Thời Đông Tấn học giả Chi Đạo Lâm chuyên về Bát Nhã là nhà thơ kiệt xuất nhất lúc đó tác phẩm của Ông rất nhiều hịên vẫn được bảo tồn .Kết hợp tư tưởng Lão Trang và sông núi tự nhiên với tài học văn nghệ xuất sắc tài năng mới lạ làm cho nhiều văn nhân tán thưởng, khen ngợi.

Nhà thơ lớn Tạ Linh Vận, khéo léo khắc hoạ cảnh vật tự nhiên, có cảm giác thoả mái dể chịu, mở ra trường phái thi ca sơn thuỷ.

Đời Đường thiền tông hưng thạnh thơ Đường cũng mở mang thành tinh hoa văn học một thời, thiền và thơ đều là nhu yếu thể nghiệm nội tâm, đều xem trọng ý tứ và hình tượng ví dụ, và tìm ý ngoài lời.Thiền tông là một tương tự tính của tông giáo thực tiễn và sáng tác thơ ca thực tiễn hình thành chiếc cầu nối thông thương hai loại này (văn học và tông giáo).

Đời Đường thi nhân thường nói về thiền,tham thiền, làm thơ biểu đạt ý vị thiền và lý thiền,thiền sư cũng cùng với thi nhân xướng hoạ,ngâm vịnh biểu đạt cảnh giới lý tưởng của nhân sinh, từ đó biểu hiện len lỏi một chiều của thiền đối với thi ca vì thơ Đường mở ra con đường mới. Thiền có hai ảnh hưởng chủ yếu đối với thơ:một là lấy thiền nhập vào thơ, lấy thiền ý thiền vị dẫn nhập vào trong thơ; hai là lấy thiền dụ thơ, lấy quan điểm thiền tông mà luận bàn thơ.

Các đại thi nhân như:Vương Duy, Mạnh Hạo Nhiên, Bạch Cư Dị,Hàn Sơn Tử, Liểu Tông Nguyên…

Sau đời Tống thiền tông tiếp tục thịnh hành, có nhiều vị Tăng cũng là nhà thơ, học thông nội ngoại ngâm vịnh rất tuyệt, văn nhân cùng với danh tăng thường qua lại như Tô Đông Pha, Vương An Thạch, Hoàng Đình Kiên, Dương Vạn Lý… làm nhiều bài thơ pha trọn tư tưởng Phật giáo, thậm chí còn lấy cả Ngữ lục thiền tông.

C.Phật giáo có ảnh hưởng đến hát nói và tiểu thuyết, đối với thi ca có ảnh hưởng nỗi bật.Từ Nam bắc triều về sau Phật giáo vì thu hút tín đồ,mở rộng ảnh hưởng,bắt đầu phổ biến ba phương pháp hoằng pháp là “chuyển đọc” “phạm bối” “xướng đạo”. “Chuyển đọc”: xướng kinh, vịnh kinh tức phúng tụng Phật kinh làm cho người nghe hiểu. “Phạm bối”: các bài ca tán của Phật giáo, lấy thanh âm cảm động lòng người. “xướng đạo”:tuyên truyền khai đạo ,giảng kinh thuyết pháp.Những phương pháp này làm cho Phật giáo đi vào nhân gian,một mặt mở ra phong khí ca nhạc Phật giáo, đồng thời có viết biến văn,tiếp đến là kịch nói…xuất hiện. “biến văn” đối với văn học thông thường có sự ảnh hưởng rất lớn.Những câu chuyện của cuộc đời Đức Phật vẽ thành những bức tranh đặc sắc gọi là “biến hiện”về sau phát triễn thành câu chuyện Phật kinh gọi là “biến văn”.

Đời Đường lưu hành một nghệ thuật hát nói goi là “chuyển biến”, “chuyển” là điệu hát nói “biến”thể văn thay đổi, lúc biểu diễn vừa biểu hiện rõ tranh vẽ vừa hát nội dung câu chuyện.Bức tranh đó goi là “biến tứơng”, bản gốc của câu chuyện hát đó gọi là “biến văn”. Biến văn từ nội dung Phật giáo dần dần giảm nhẹ ý nghĩa tôn giáo mà mở rộng nhân vật lịch sử,câu chuyện dân gian.Quan trọng có Duy Ma Cật  cư sĩ và Văn Thù Sư Lợi bàn luận phật pháp như “Duy Ma Cật kinh biến văn”, “Đại Mục Kiền Liên Minh Gian Cứu Mẹ”của câu chuyện Mục Kiền Liên cứu mẹ, “Hàng ma biến văn” của Xá Lợi Phất và lục sư đấu pháp, “ Mạnh Khương Nữ biến văn” của Mạnh Khương Nữ đến Vạn Lý Trường Thành tìm chồng khóc đến nỗi tường thành sụp đỗ.

Biến văn tuy được nhân dân yêu thích nhưng bị xem là không phù hợp để phát triễn…Tống Chân Tông Triệu Hằng Minh cấm biến văn lưu hành nên phong trào giảng xướng biến văn ở tự viện do đây mà dập tắt nhưng lại làm sống dậy với hình thức khác.

Kế thừa trực tiếp biến văn nhưng lấy hát nói làm chủ gọi là “bảo quyển”; gián tiếp ảnh hưởng có: hát nói, các cung điệu, kể chuyện lịch sử, tiểu thuyết bạch thoại… “bảo quyển” hình thành vào đời Tống thịnh hành vào đời Minh Thanh; lấy văn vần tám chữ,mười chữ làm chủ ở giữa lấy văn xuôi,hiện nay còn lại những câu chuyện Phật giáo như “Hương sơn bảo quyển” “Ngư lam bảo quyển”. Câu chuyện dân gian lưu hành ở Minh Thanh như “Lương Sơn Bá bảo quyển” “Thổ địa bảo quyển” “Dược danh bảo quyển”…hơn hai trăm loại.

Bảo quyển về sau phát triễn thành Khúc Nghệ kịch nói hình thành vào thời Nguyên ,thịnh hành vào thời Minh,biểu diễn từ một đến ba người có hát có nói.Nhạc khí  là tỳ bà ba giây,nguyệt cầm làm chính vừa đàn vừa hát, như kịch nói Tô Châu kịch  nói Dương Châu đều là những điệu hát nói tiếng địa phương lưu hành ở phương nam.Các cung điệu ,nguồn gốc ở Bắc Kinh lưu hành vào thời Tống Kim Nguyên, lấy hát làm chính nói làm phụ nhưng phần hát phức tạp,lại không lấy phạm âm làm chủ mà lấy các điệu hát đang lưu hành lúc đó,đối với đời Nguyên hình thức tuồng Trung Quốc có ảnh hưởng rất lớn..

D. Trước đời Tần tiểu thuyết không được các tầng lớp thượng lưu xem trọng, đến Lục triều bắt đầu xuất hiện những người viết tạp chí tiểu thuyết, người đời Đường giảng lịch sử bằng những câu chuyện thần kỳ, người đời Tống có tiểu thuyết bạch thoại, từ đời Nguyên Minh về sau có tiểu thuyết chương hồi, tiểu thuyết bắt đầu đưa lên vũ đài văn học nhưng đối lập với thi ca..

  Đời Đường các danh tăng sáng tác biến văn,lấy phương thức nói chuyện đời thường để hát nói Phật kinh cũng có hát nói chuyện đời thường, “thuyết thoại” ảnh hưởng đến người đời Đường “thuyết thoại” là điệu hát nghệ thuật, “thoại” là câu chuyện, “thuyết thoại” là giảng thuyết câu chuyện sau đó phát triễn thành người thuyết thoại trên phương diện kể chuyện bình sách ở đời Tống, những bản gốc của câu chuyện đó gọi là “thoại bản”, phần kể chuyện lịch sử (thường dùng lối văn gần gủi , bình dị) và tiểu thuyết (dùng lối văn bạch thoại,truyện ngắn). Người đời Tống nói bản gốc ‘bình luận về tác phẩm và Đường Tăng Tam Tạng thỉnh kinh” cộng 17 chương mang hình thức đầu tiên tiểu thuyết chương hồi.Từ tiểu thuyết bản gốc phát triễn thành tiểu thuyết chương hồi, chương hồi rõ ràng, từng đoạn hoàn chỉnh, câu chuyện liên tiếp làm thành hình thức tiểu thuyết chủ yếu đời Minh Thanh như: “Tam Quốc Diễn Nghĩa”, Thuỷ Hữ truyện”, “Tây Du Ký”, “Đối Thần diễn nghĩa”, “Kim Bình Mai từ thoại”, “Hồng Lô Mộng” v.v…

E. Từ “Nguyên Tạp Kịch” hiện ra hình thức hợp với ca nhạc, vũ đạo, động tác và lời nói của nhân vật trong kịch bản. Nguyên Tạp Kịch không những lấy tài liệu truyền kỳ, tiểu thuyết mà còn trực tiếp lấy tài liệu của câu chuyện Phật giáo như: Trịnh Đình Ngọc (Bố Đại Hoà Thượng), Ngô Xương Linh (Đường Tam Tạng Tây Thiên thỉnh kinh, (Quán Âm Bồ Tát tu hành hương sơn ký) của đời Minh, (Mục Liên Cứu Mẹ khuyến thiện hý văn)… đều chịu ảnh hưởng của Phật giáo.

(Bài này của giáo sư Sài Tùng Lâm trường đại học thành phố Đài Bắc Đài Loan-Như Nguyện dịch)

 

 

  http://www.buddhismtoday.com/viet/pgtg/pgvavanhocTQ.htm

 


Vào mạng: 21-07-2008

Trở về mục "Phật giáo năm Châu"

Đầu trang