Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .

Tham luận:

Phát triển giáo dục đại học Việt Nam và Đài Loan: Thực trạng và Tương lai

Ngày 15 – 16 tháng 1 năm 2009


 
Sự phát triển và chuyển biến của Học viện kỹ thuật và Đại học khoa học kỹ thuật với vai trò phát triển nguồn nhân lực tại Đài Loan

Trần Trọng Tài (Thích Giải Hiền)

NCS. Tiến sĩ Chính sách hành chính giáo dục Đại học quốc lập Chi Nan, Taiwan


I. KHÁI LƯỢC

Từ năm 1970 đến thập niên 80 Đài Loan được mệnh danh là cơ xưởng sản xuất hàng kỹ thuật của thế giới. đặc biệt là từ sau năm 1970 sau khi nhà nước quyết định lấy sản phẩm kỹ thuật làm hàng sản xuất chính thì hệ thống giáo dục cũng bắt đầu chuyển hướng. Giáo dục nghề và giáo dục kỹ thuật được xem trọng và là động lực chủ yếu. Các học viện kỹ thuật được thành lập và giáo dục cao đẳng chuyên nghiệp được mở rộng, số lượng học sinh, sinh viên vào học các trường nghề và trường kỹ thuật không ngừng gia tăng như “nấm mọc sau mưa”. Tỷ lệ học sinh trung học phổ thông và học sinh trung học nghề trước đây là 7:3 sau đó tăng thành 5:5 và đến cuối cùng là 3:7. Tỷ lệ này là tỷ lệ hiếm thấy trên thế giới nó đã giúp Đài Loan đào tạo được một nguồn nhân lực số lượng nhiều, chất lượng cao và tiền lương thấp. Mặt khác việc mở rộng giáo dục cao đẳng chuyên nghiệp đã đáp ứng được đầy đủ về nguồn nhân lực với tay nghề cao, dồi dào về kiến thức khoa học kỹ thuật của nền kinh tế sản xuất hàng kỹ thuật.

Phải nói rằng các trường trung học nghề và trường cao đẳng chuyên nghiệp đã đào tạo được đội ngũ công nhân lành nghề (skill worker) và kỹ thuật viên tiên tiến (technician) là nguồn nhân lực chủ yếu cho nền kinh tế sản xuất hàng kỹ thuật của Đài Loan và tạo nên một danh xưng mới của Đài Loan đối với thế giới đó là “kinh nghiệm Đài Loan” và Đài Loan được mệnh danh là nền kinh tế đầy tiềm lực nhất trong “Bốn con rồng Á Châu”.

Sau thập niên 1980 sự phát triển của nền kinh tế khoa học kỹ thuật cao và kinh tế đa quốc gia trở thành mục tiêu phát triển trong giai đoạn mới của Đài Loan đồng thời cũng là nền sản xuất kinh tế mới của thế kỷ 21 vì nó đòi hỏi một nguồn nhân lực mới. Đó là nguồn nhân lực “công nhân tri thức” và “quản lý tri thức kỹ thuật”.

Từ thập niên 1990 trở đi các ngành khoa học kỹ thuật cao và ngành dịch vụ ngày một tăng trưởng. Từ đó sản xuất sản phẩm khoa học kỹ thuật cao trở thành nền sản xuất chính của nền kinh tế, nhu cầu đáp được một đội ngũ kỹ sư (technician and engineer) kỹ thuật trung cao cấp được nâng lên, việc sản xuất bằng máy móc điện toán hóa tự động dần thay thế cho sản suất điều khiển bằng tay do vậy nhu cầu về công nhân kỹ thuật giảm đi. Mặt khác, nhu cầu đòi hỏi cải cách giáo dục ngày một tăng, ý hướng được tiếp tục học lên để nâng cao trình độ của các học sinh tốt nghiệp trung học nghề ngày càng nhiều hơn, chức năng của các trường trung học nghề đối với xã hội ngày một thấp đi. Nhà nước cũng bắt đầu đánh giá lại chính sách đối với trường trung học nghề, thử nghiệm mô hình trường trung học tổng hợp, khuyến khích các trường trung học nghề chuyển đổi thành trường trung học tổng hợp với ý muốn điều chỉnh tỷ lệ học sinh trung học phổ thông và học sinh trung học nghề thành 7:3.

Đối với việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và đáp ứng nhu cầu học lên nữa các học sinh tốt nghiệp từ các trường nghề, giáo dục đại học Đài Loan đã phát triển không ngừng ngoài việc tăng số lượng các trường đại học công lập và tư thục, còn nâng cấp các trường cao đẳng chuyên nghiệp thành học viện kỹ thuật và đại học kỹ thuật, mở nhiều chương trình đào tạo thạc sĩ và tiến sĩ. Trong vòng 20 năm từ năm 1985 đến năm 2004 số lượng các trường đại học và học viện tổng số là 117 trường (tăng 5.2 lần). Từ con số ban đầu là 28 trường (trong đó đại học 16 trường, học viện 12 trường), trường cao đẳng chuyên nghiệp 77 trường đã phát triển thành 145 trường (trong đó đại học 75 trường, học viện 70 trường, chưa tính con số 2 trường đại học đào tạo từ xa và 7 trường đại học của hệ thống quân đội và cảnh sát). Các trường cao đẳng chuyên nghiệp sau khi nâng cấp thành học viện kỹ thuật và đại học khoa học kỹ thuật chỉ còn lại 14 trường.

 

 

Biểu đồ: Tình hình phát triển các trường đại học và học viện tại Đài Loan

Nguồn tư liệu: Cục thống kê Bộ Giáo dục

 

II. CƠ CẤU VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ HỌC VIỆN KỸ THUẬT

1/ Cơ chế đào tạo của hệ thống giáo dục đại học kỹ thuật nghề

Hệ thống giáo dục đại học Đài Loan chia thành: Đại học chính quy và đại học kỹ thuật nghề. Cơ chế của hệ thống giáo dục đại học kỹ thuật nghề vô cùng phức tạp. Hệ thống giáo dục đại học kỹ thuật nghề bao gồm: Đại học khoa học kỹ thuật, Học viện kỹ thuật, trường cao đẳng chuyên nghiệp. Trong các trường thuộc hệ thống giáo dục đại học kỹ thuật nghề này ngoài hệ chính qui ra, còn có hệ vừa học vừa làm (như tại chức ở Việt Nam) và học viện vừa học vừa làm (gọi là học viện tiến tu). Ngoài ra trong các trường đại học khoa học kỹ thuật và học viện kỹ thuật còn có chương trình đào tạo tiến sĩ, thạc sĩ, kỹ sư kỹ thuật hệ 4 năm (chiêu sinh học sinh tốt nghiệp lớp 12 và học sinh tốt nghiệp trung học nghề), kỹ sư kỹ thuật hệ 2 năm (chiêu sinh học sinh tốt nghiệp các trường cao đẳng chuyên nghiệp). Hệ thống các trường cao đẳng chuyên nghiệp hệ đào tạo 3 năm vì đã nâng cấp thành học viện kỹ thuật và học viện độc lập nên đã được xóa bỏ. Các trường cao đẳng chuyên nghiệp độc lập hay hệ đào tạo cao đẳng chuyên nghiệp trực thuộc học viện kỹ thuật và đại học khoa học kỹ thuật thì vẫn còn đào tạo cao đẳng chuyên nghiệp hệ 2 năm (chiêu sinh học sinh tốt nghiệp trường trung học nghề) và cao đẳng chuyên nghiệp hệ 5 năm (chiêu sinh học sinh vừa tốt nghiệp phổ thông cơ sở)

2/ Mục tiêu và tôn chỉ giáo dục của các trường đại học khoa học kỹ thuật và học viện kỹ thuật.

Tôn chỉ giáo dục của các trường đại học khoa học kỹ thuật và học viện kỹ thuật là đào tạo nguồn nhân tài quản lý kỹ thuật và kỹ sư cao cấp. Mục tiêu giáo dục gồm:

a.       Kết hợp lý luận và thực tiễn, quân bình giữa kỹ thuật và nhân văn, truyền đạt ứng dụng khoa học kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực cao cấp về khoa học kỹ thuật

b.      Thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước, phục vụ cung ứng kỹ thuật cho các nhà sản xuất, khuyến khích và tạo cơ hội cho đội ngũ công nhân, quản lý nâng cao trình độ và tay nghề

c.       Hỗ trợ cho mỗi cá nhân tự khẳng định mình, giải quyết công ăn việc làm cho xã hội

d.      Cải tiến phương pháp giảng dạy khoa học kỹ thuật nghề và bồi dưỡng nâng cao trình độ cho đội ngũ giảng viên

e.       Đáp ứng đà phát triển của khoa học kỹ thuật thành lập các trung tâm nghiên cứu phát triển khoa học kỹ thuật chuyên ngành, thúc đẩy sự phát triển giữa lý luận khoa học kỹ thuật và nghiên cứu ứng dụng

3/ Nhìn lại những chính sách quan trọng liên quan đến các trường đại học khoa học kỹ thuật và học viện kỹ thuật

a. Xây dựng thể chế nhất quán về hệ thống giáo dục kỹ thuật nghề

Ở Đài Loan giáo dục phổ thông và giáo dục kỹ thuật nghề được tách bạch. Sau khi xây dựng thể chế nhất quán học sinh tốt nghiệp các trường trung học nghề chủ yếu học lên hệ cao đẳng chuyên nghiệp 2 năm, học viện kỹ thuật và đại học khoa học kỹ thuật, học sinh tốt nghiệp hệ cao đẳng chuyên nghiệp 5 năm thường chọn học lên hệ kỹ sư kỹ thuật 2 năm ở học viện kỹ thuật. Trước đây giáo dục cao đẳng chuyên nghiệp ở Đài Loan thực hiện cơ chế hợp lưu, thập niên 60 các trường cao đẳng chuyên nghiệp chính qui và đại học thi tuyển sinh cùng thời gian và môn thi nhưng hạn chế học sinh tốt nghiệp trường trung học nghề thi vào các trường cao đẳng chuyên nghiệp cùng ngành (教育部, 1957). Năm 1967 “Tiểu tổ công tác phát triển giáo dục” đề xuất nguyên tắc cải cách giáo dục đại học, kiến nghị tách biệt trường đại học và trường cao đẳng chuyên nghiệp. Trường đại học đào tạo nền tảng khoa học cao sâu, trường cao đẳng chuyên nghiệp đào tạo nghề chuyên môn. Năm 1970 Hội nghị Giáo dục toàn quốc lần thứ 5 đã quyết định tách biệt Đại học và cao đẳng chuyên nghiệp. Cùng năm đó quyết định đình chỉ hệ đào tạo cao đẳng chuyên nghiệp thuộc các trường đại học. Năm 1973 các trường cao đẳng chuyên nghiệp chủ yếu chiêu sinh học sinh tốt nghiệp trường trung học nghề. Năm 1974 Học viện kỹ thuật đầu tiên là Học viện Kỹ thuật công nghiệp Đài Loan được thành lập. Thể chế nhất quán giáo dục kỹ thuật nghề (gồm trung học nghề - trường cao đẳng chuyên nghiệp và học viện kỹ thuật) được hình thành. Năm 1983 xóa bỏ hệ đào tạo 3 năm của trường cao đẳng chuyên nghiệp đã được thực hiện nhiều năm và nâng cấp thành học viện kỹ thuật hoặc học viện. Từ đây thể chế giáo dục kỹ thuật nghề hoàn chỉnh và độc lập với hệ thống giáo dục phổ thông được hình thành. Trải qua quá trình nhiều năm xây dựng và phát triển hệ thống giáo dục đại học kỹ thuật nghề đã trở thành một bộ phận rất quan trọng trong nền giáo dục đại học của Đài Loan.

Biểu: Số lượng trường công lập và tư thục chuyên nghiệp kỹ thuật nghề năm 2005

Loại hình

Công lập

Tư thục

Tổng số

Đại học khoa học kỹ thuật

9

20

29

Học viện kỹ thuật

7

39

46

Trường cao đẳng chuyên nghiệp

3

14

17

Tổng số

19

73

92

Nguồn tư liệu: Cục thống kê Bộ Giáo dục

Biểu: Sự thay đổi số lượng học sinh các trường cao đẳng chuyên nghiệp, học viện kỹ thuật tại Đài Loan năm 2000 – 2004

 

Năm

2000

Năm

2001

Năm

2002

Năm

2003

Năm

2004

Tỷ lệ %

Tiến sĩ

630

820

1,149

1,423

1,689

0.25%

Thạc sĩ

5,953

8,524

11,364

14,232

17,663

2.60%

Hệ đào tạo kỹ thuật 4 năm (HS tốt nghiệp THPT và trung học nghề)

65,214

113,262

172,390

226,137

281,538

41.18%

Hệ đào tạo kỹ thuật 2 năm (HS tốt nghiệp trường CĐ chuyên nghiệp hệ 5 năm)

97,227

131,533

151,302

141,052

151,738

22.19%

Trường cao đẳng chuyên nghiệp hệ 2 năm (HS tốt nghiệp PTTH)

310,193

262,493

236,538

189,540

112,425

16.45%

Trường cao đẳng chuyên nghiệp hệ 5 năm (HS tốt nghiệp PTCS)

191,220

165,418

153,153

134,911

118,513

17.33%

Tổng số

670,437

682,050

725,896

707,295

683,566

100.00%

Nguồn tư liệu: Vụ đào tạo kỹ thuật nghề Bộ Giáo dục

2. Nâng cấp trường cao đẳng chuyên khoa và học viện kỹ thuật

Trong quá trình hơn 45 năm phát triển giáo dục đại học kỹ thuật nghề của Đài Loan đã trải qua nhiều lần cải cách thay đổi cơ chế ngoài cơ chế xây dựng hệ thống giáo dục kỹ thuật nghề độc lập nhất quán đã nêu trên. Để thích ứng với tiến bộ xã hội, nâng cấp công ty xí nghiệp, nhu cầu cải tiến nguồn nhân lực của nền kinh tế phát triển. Mặt khác cũng phải đáp ứng được yêu cầu của quần chúng đối với học vị và bằng cấp việc nâng cấp trường lớp, thay đổi danh xưng tên gọi không ngừng được tiến hành trong hệ thống giáo dục kỹ thuật nghề.

Trong bài tham luận này xin trình bày quá trình nâng cấp trường trung học nghề thành trường cao đẳng chuyên khoa, nâng cấp trường cao đẳng chuyên khoa thành học viện kỹ thuật và nâng cấp học viện kỹ thuật lên đại học khoa học kỹ thuật như sau:

a/ Nâng cấp trường trung học nghề thành cao đẳng chuyên khoa

Việc nâng cấp trường trung học nghề lên học viện kỹ thuật chủ yếu do hai nhân tố sau:

Một là yêu cầu của xã hội đối với nguồn nhân lực ngày một nâng cao. Hai là số lượng nguồn nhân lực công nhân lành nghề số cung đã vượt quá cầu. Nhu cầu nâng cao trình độ nguồn nhân lực trước hết là đối với trường đào tạo nghề y tá, hộ lý thuộc ngành y cần nâng cấp thành trường cao đẳng chuyên khoa. Trước đây ngành y tế không phát triển, yêu cầu của xã hội đối với chất lượng phục vụ của ngành y tế không cao nên nguồn nhân lực của ngành y tế (trừ bác sĩ) như y tá, hộ lý, kỹ thuật viên, điều dưỡng… đều do các trường trung học nghề đào tạo. Nhưng với đà phát triển của xã hội và sự tăng trưởng về khoa học kỹ thuật trong ngành y tế, cùng với đòi hỏi chất lượng phục vụ ngày càng cao của xã hội nên trường trung học nghề không thể giữ vai trò đào tạo nguồn nhân lực cho ngành y tế nữa. Năm 1985 Bộ Y tế kiến nghị các trường trung học nghề thuộc ngành y nâng cấp thành các trường cao đẳng chuyên khoa. Năm 1996 trường cao đẳng chuyên khoa nâng cấp đầu tiên của ngành y được chính thức công nhận. Năm 2004 toàn bộ trường trung học nghề của ngành y tế đều được nâng cấp thành cao đẳng chuyên khoa, xây dựng được mô hình nâng cấp các trường trung học nghề một cách hoàn chỉnh. Nhưng việc nâng cấp các trường trung học nghề thuộc các lĩnh vực khác thì không nhận được sự ủng hộ đồng nhất của các tầng lớp trong xã hội. Thập niên 1960 có 8 trường trung học nghề nâng cấp thành cao đẳng chuyên khoa. Năm 1989 áp lực chính trị buộc trường trung học nông nghiệp Nghi Lan nâng cấp thành cao đẳng chuyên khoa, rồi học viện kỹ thuật và đại học. Nhưng khi tỉ lệ học sinh trung học nghề và trung học phổ thông đạt đến 7:3 thì mức cung vượt quá cầu, cộng thêm với việc mở quá nhiều trường trung học nghề và hiện tượng sinh ít con đã làm cho việc chiêu sinh của các trường ngày một khó khăn nên việc nâng cấp các trường trung học nghề lên cao đẳng chuyên khoa mới dần được chú trọng. Cho đến nay việc nâng cấp các trường trung học nghề lên cao đẳng chuyên khoa vẫn còn gặp một số khó khăn về việc sắp xếp giảng viên, đáp ứng được nhu cầu học lên cao của học sinh địa phương, dùng cơ chế chuyển đổi nào là thích hợp… Năm 1995 Bộ Giáo dục thúc đẩy chương trình chuyển đổi các trường trung học nghề thành trung học tổng hợp và qui hoạch đến năm 2000 tỉ lệ học sinh trung học phổ thông, trung học nghề và trung học tổng hợp là 1:1:1 để mở ra một lối mới cho các trường trung học nghề.

b/ Nâng cấp các trường cao đẳng chuyên khoa thành học viện kỹ thuật

Thời kỳ đầu giáo dục đại học ở Đài Loan dùng cơ chế bao gồm đại học và cao đẳng chuyên khoa. Trường cao đẳng chuyên khoa không khác gì trường đại học chỉ khác duy nhất là thời gian học ngắn hơn. Do đó nhiều trường đại học công lập ở Đài Loan như đại học Thành Công ở Đài Nam, đại học Trung Hưng ở Đài Trung, học viện Pháp luật và Thương nghiệp Đài Bắc đều do các trường cao đẳng chuyên khoa nâng cấp thành. Hay một số đại học tư thục như Đạm Giang, Ta Tung, Tịnh Nghi… cũng đều do các trường cao đẳng chuyên khoa nâng cấp lên học viện và đại học. Do vậy việc nâng cấp trường cao đẳng chuyên khoa lên đại học là tiền lệ đã có từ trước đây. Năm 1967 “Tiểu tổ công tác phát triển giáo dục” đề xướng “Nguyên tắc cải cách giáo dục đại học” kiến nghị tách biệt Đại học và cao đẳng chuyên khoa. Đại học giáo dục nền tảng khoa học chuyên sâu, cao đẳng chuyên khoa tập trung đào tạo nghề. Do vậy chính sách nâng cấp cao đẳng chuyên khoa thành học viện kỹ thuật tạm ngừng thực thi. Sau năm 1980 Bộ Giáo dục muốn một mặt chấm dứt đào tạo 3 năm cao đẳng chuyên khoa, mặt khác muốn giải quyết vấn đề chưa kịp nâng cấp của các trường Cao đẳng chuyên khoa như: Danh Truyền, Thực Tiển, Thế Tân, Công Thương Đạm Giang…nên đã tiếp tục thực thi chính sách nâng cấp trường Cao đẳng chuyên khoa đã tạm đình chỉ trước đây nên vấn đề đã được chìm lắng một thời gian lại được sôi động trở lại. Năm 1994 chính sách quyết định nâng cấp các trường Cao đẳng chuyên khoa ưu tú lên học viện kỷ thuật. Năm 1995 Quốc hội thông qua sửa đổi pháp lệnh trường Cao đẳng chuyên khoa làm nền tảng y cứ về pháp luật cho các trường Cao đẳng chuyên khoa và có hiệu lực thực thi vào năm 1996 sau đó các trường Cao đẳng chuyên khoa đã đồng loạt nâng cấp. Cho đến năm 2005 Cao đẳng chuyên khoa ở Đài Loan chỉ còn 15 trường đa phần là các trường Cao đẳng chuyên khoa đào tạo y tá hộ lý của ngành y. Có thể nhìn thấy trong tương lai trừ các trường Cao đẳng chuyên khoa y tế ra, các trường khác đều sẽ nâng cấp thành học viện kỷ thuật.

c/ Nâng cấp các học viện kỷ thuật thành Đại học Khoa học Kỷ thuật

Năm 1974, học viện kỷ thuật đầu tiên được thành lập là học viện kỷ thuật Công nghệ Đài Loan. Mãi đến 18 năm sau năm 1991 hai học viện kỷ thuật nữa mới được thành lập, là học viện kỷ thuật Vân Lâm và học viện kỷ thuật Bình Đông. Sau đó, khi chính sách nâng cấp trường Cao đẳng chuyên khoa thành học viện và khuyến khích, xã hội hóa thành lập học viện kỷ thuật tư thục đã làm cho số lượng các học viện kỷ thuật tăng lên nhanh chóng. Nhằm đáp ứng nhu cầu điều chỉnh và đào tạo nguồn nhân lực khoa học kỷ thuật chất lượng cao trong tương lai. Năm 1995 Bộ Giáo dục công bố phương án “ Cải cách và nâng cấp Giáo dục Kỷ thuật nghề” của chính phủ chủ yếu là học tập mô hình của Nhật Bản đã làm là giúp đỡ  các học viện kỷ thuật thành lập thêm học viện Nhân văn nâng cấp các học viện kỷ thuật thành trường Đại học tổng hợp Khoa học Kỷ thuật, Năm 1996 Bộ Giáo dục công bố thực thi “Phương án nâng cấp trường cao đẳng chuyên khoa thành học viện kỷ thuật”. Đồng thời Bộ Giáo dục cũng dựa vào pháp lệnh “tiêu chuẩn thành lập Đại học” và “Tiêu chuẩn thành lập các loại trường tư thục” để tiếp nhận hồ sơ xin nâng cấp các học viện kỷ thuật thành Đại học Khoa học Kỷ thuật. Từ đó số lượng các trường đại học khoa học kỷ thuật và học viện kỷ thuật tại Đài Loan đã tăng lên rất nhiều ( , 2005)

3/ Phát triển nhanh chóng các Học viện Tư thục và trường Tư thục kỷ thuật

Các trường kỷ thuật giữ vị trí rất quan trọng trong nền gióa dục Đài Loan. Một thời gian dài trên 80% sinh viên kỷ thuật, cao đẳng chuyên khoa đều theo học tại các trường, viện tư thục, điều này đã khẳng định được vai trò quan trọng của trường tư thục tại Đài Loan. Trước khi thực thi chính sách phổ cập giáo dục lớp 9 vào năm 1968, nguồn ngân sách giáo dục hạn hẹp của Đài Loan chủ yếu tập trung cho chi phí giáo dục cấp Trung, Tiểu học, sau khi thực hiện chính sách phổ cập giáo dục lớp 9, các trường mới thành lập vẫn rất cần tài chánh hỗ trợ của nhà nước nên nhà nước đã xã hội hóa khuyến khích tư nhân tham gia vào quá trình giáo dục trung học và cao đẳng chuyên khoa. Trước năm 1958 thủ tục thành lập trường tư thục gặp nhiều hạn chế và phức tạp về mặt hành chính nhưng từ năm 1959 đến năm 1973 nhà nước ủng hộ và khuyến khích tư nhân thành lập trường trung học nghề và cao đẳng chuyên khoa để đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân khi cuộc sống kinh tế có nhiều cải thiện và nhu cầu nguồn nhân lực chuyên môn cao cho nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước. Đồng thời, hệ thống giáo dục kỷ thuật nghề cũng góp phần thay đổi quan điểm và giá trị “sĩ phu” truyền thống trong xã hội.

Pháp lệnh trường tư thục được ban bố năm 1985 với lý tưởng xã hội hóa Giáo dục, trong thời gian đầu vì qui hoạch không rõ ràng, các tiêu chuẩn chưa chính xác, nên ngoại trừ các công ty tập đoàn lớn và đoàn thể tôn giáo đầu tư thành lập trường tư thục nghề và cao đẳng chuyên khoa ra. Nhìn chung việc thúc đẩy xã hội đầu tư thành lập trường tư thục nghề và cao đẳng chuyên khoa không đạt được mục tiêu mong muốn, thêm vào việc chất lượng đào tạo chưa cao nên đã bị xã hôi phê phán. Do vậy, từ năm 1974 đến 1986 đã ngưng lại toàn bộ chương trình xã hội hóa thành lập trường tư thục và đồng thời tiến hành việc chỉnh đốn và nâng cao chất lượng của các trường đã được thành lập.

Theo đà tiến triển của xã hội, ý muốn tiếp tục học tập của quần chúng nhân dân ngày càng cao, đời sống vật chất nâng cao, xã hội ngày càng nhiều người có “của dư của để” nên ý hướng đầu tư vào giáo dục của nhân dân ngày một cao. Thêm vào đó là sự chuyển đổi cơ c ấu sản xuất kinh tế đòi hỏi được đáp ứng một nguồn nhân lực kỷ thuật chất lượng cao là vô cùng cấp bách. Sau thời gian chỉnh đốn chất lượng đào tạo của hệ thống giáo dục tư thục được nâng cao, điều kiện tiếp tục mở lại chương trình xã hội hóa giáo dục đã được chín muồi. Năm 1985 Bộ giáo dục ban hành “những điểm quan trọng để giải quyết việc tiếp tục thành lập các trường tư thục mới” đáp ứng các nhu cầu nguồn nhân lực chuyên môn chất lượng cao thuộc các lĩnh vực đang cần đáp ứng của xã hội để cho phép tư nhân thành lập các trường cao đẳng chuyên khoa, học viện kỷ thuật và đại học thuộc các ngành Thương nghiệp kinh tế, Công nghiệp và y khoa. Trong giai đoạn này việc thành lập trường tư thục chỉ giới hạn cho phép các trong các lãnh vực mà xã hội đang thiếu nguồn nhân lực chứ không phải là mở cửa toàn bộ.

Với sự phát triển và mở cửa của nền dân chủ trong xã hội việc chính phủ giới hạn phạm vi được thành lập trường tư thục đã bị  xã hội đặt ra nhiều chất vấn. Năm 1999 chính phủ đã thay đổi thái độ đặc định thêm và sửa chửa các  tiêu chuẩn thành lập trường tư thục và hoàn toàn mở cửa cho phép tư nhân thành lập trường tư thục trong tất cả mọi lĩnh vực. Đài Loan là nơi “tất đất tất vàng” nên việc thành lập trường tư thục khó khăn không phải ở nguồn vốn đầu tư mà ở nguồn quĩ đất. Để giải quyết điều này Bộ Giáo dục và Bộ Kinh tế đã hợp tác cho phép tư nhân được thuê đất của các công ty quốc doanh (như công ty Mía đường Đài Loan) để thành lập trường đã tạo nên một phong trào thuê đất nhà nước lập trường tư thục nở rộ một thời ở Đài Loan.

Nhưng cao trào rồi có lúc cũng thoái lui, việc phát triển quá nhiều trường Cao đẳng và Đại học đã đưa đến một hậu quả vô cùng nghiêm trọng mà Đài Loan gặp phải suy thoái kinh tế sau năm 2000 và xã hội ít con đã khiến cho các trường học chiêu sinh không đủ số lượng. Bộ Giáo dục và các cơ quan chủ quan đã đình chỉ việc thuê đất mở trường và tiến hành đánh giá chất lượng với cơ chế “rời khỏi thị trường” để giải tán và đóng cửa các trường tư thục chất lượng kém. Có thể nói “Một mùa đông khắc nghiệt” đang bao trùm các trường Cao đẳng và Đại học ở Đài Loan.

4/ Xây dựng cơ chế tại chức thuộc hệ thống giáo dục nghề và cao đẳng chuyên khoa

Tôn chỉ của giáo dục nghề là đào tạo nguồn  nhân lực cho nền kinh tế và Công ty xí nghiệp nên ngoài việc chú trọng đào tạo kỷ năng chuyên môn ra còn phải nâng cao bồi dưỡng tay nghề cho họ về sau nữa. Năm 1965 pháp lệnh “Thành lập đào tạo phi chính qui của chương trình giáo dục đại học” được ban bố. Chuyển đổi tất cả các chương trình đào tạo chuyên khoa và đại học thành hệ đào tạo mở rộng tạo điều kiện cho những công nhân viên chức được tiếp tục học lên cao hơn. Năm 1967 dựa vào “ qui chế đào tạo kỷ luật 2 năm” để thành lập hệ cao đẳng chuyên khoa 2 năm và quy định chỉ chiêu sinh đối với người có 1 năm kinh nghiệm công tác trở lên. (Năm 1982 hệ đào tạo 2 năm cao đẳng chuyên khoa phi chính qui đổi thành chiêu sinh người có kinh nghiệm công tác 1 năm trở lên, nên hệ cao đẳng chuyên khoa chính qui chiêu sinh học sinh tốt nghiệp hệ phi chính qui). Năm 1974 Học viện Kỷ thuật đầu tiên của Đài Loan là Học viện Kỷ thuật Công nghiệp thành lập hệ đào tạo 2 năm chiêu sinh học sinh tốt nghiệp hệ tại chức cao đẳng chuyên khoa và có một năm kinh nghiệm công tác trở lên, thuộc hệ đào tạo tại chức.

Từ thập niên 80 trở đi hệ thống giáo dục tại chức đã phát triển từ trung học nghề lên đến Giáo dục đại học để đáp ứng nhu cầu chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế và phổ cập giáo dục đại học, đồng thời xây dựng xu hướng “làm việc -> học tập -> làm việc” trong xã hội, tạo điều kiện cho các người đã có việc làm trong xã hội được tiếp tục học tập. Quá trình này chủ yếu được thực hiện như sau:

a/ Các trường đại học thành lập hệ kỷ thuật tại chức 2 năm:

Năm 1995 Bộ giáo dục cho phép 8 trường đại học Khoa học kỷ thuật và học viện được nâng cấp từ cao đẳng chuyên khoa chiêu sinh học sinh tốt nghiệp hệ cao đẳng chuyên khoa tại chức. Sau đó được mở rộng đến các trường đại học mở hệ kỷ thuật 2 năm và ưu tiên hệ tại chức (học chung với hệ chính quy) đã tạo cơ hội cho học sinh tốt nghiệp tại chức các trường kỷ thuật nghề học lên. Đồng thời giúp cho việc tổng hợp hai hệ thống đào tạo nghề và phổ thông trước đây. Đặc biệt là năm 1998 cho phép các học viên kỷ thuật và đại học Khoa học Kỷ thuật được chiêu sinh học sinh tốt nghiệp Trung học Phổ thông càng giúp cho quá trình hợp nhất hóa hai chương trình giáo dục phổ thông và giáo dục nghề được thúc đẩy mau chóng hơn.

b/ Các trường Đại học Kỷ thuật và Học viện Kỷ thuật thành lập hệ giáo dục không văn bằng mà chỉ có chứng chỉ

Năm 1995 bộ giáo dục đề xuất ý tưởng  “Cải cách hiện trạng một nền giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho toàn xã hội “Đồng thời cho phép các trường Cao đẳng chuyên khoa và học viện kỷ thuật thành lập hệ đào tạo không văn bằng. 1999 sửa đổi “ luật giáo dục phụ đạo” thực hiện lâu nay thành “luật phụ đạo và hệ không văn bằng” cho phép các trường trung học nghề và cao đẳng chuyên khoa thành lập hệ giáo dục phụ đạo không văn bằng với các tên gọi là “Trường phụ đạo”, “Trường tiến tu” và “Học viện tiến tu” đã trở thành phong trào tại các trường Cao đẳng chuyên khoa và học viện kỷ thuật.

c/ Thành lập hệ tại chức EMBA

Từ năm 1980 Hệ tại chức đã trở thành đối tượng phát triển của các trường Cao đẳng và học viện kỷ thuật. Để khuyến khích việc học tại chức phương cách thu nhận đa dạng như biên chế số lượng, giới thiệu, và phân bổ. Từ năm 1996 hệ tại chức  thuộc trường kỷ thuật hệ 4 năm càng mở rộng như giảm môn thi, cộng thêm điểm cho người có thâm niên công tác. 1998 mở rộng hơn nữa việc mở lớp, chiêu sinh, phương thức nhập học, tiêu chuẩn trúng tuyển, địa điểm học tập, đặc biệt là mở rộng những hạn chế về chương trình giảng dạy và mở chương trình EMBA. Loại hình đào tạo phong phú từ Tiến Sĩ, Thạc Sĩ, kỷ thuật hệ 2 năm, kỷ thuật hệ 4 năm và chuyên khoa 2 năm. Năm 2004, còn mở hệ EMBA dành cho những người làm công tác nghiên cứu sáng chế. Hệ tại chức và EMBA là con đường tiện lợi nhất để bộ phận công nhân viên chức tiếp tục học tập suốt đời.

Biểu đồ: 2002-2005 tỉ lệ học sinh các hệ đào tạo

Loại hình

Chính qui

Tại chức có văn bằng (gồm cả EMBA)

Tại chức không văn bằng

Tổng số

Năm học

Số lượng

Tỉ

lệ

Số lượng

Tỉ

lệ

Số lượng

Tỉ

lệ

2002

143.948

53,75%

95.886

35,80%

25.005

10,46%

267.819

2003

144.630

53,45%

97.393

36,01%

25.420

10,50%

270.443

2004

143.307

53,52%

97.162

36,29%

27.278

10,19%

267.747

2005

143.996

53,72%

97.368

36,33%

26.663

9,95%

268.027

 

III/ TƯƠNG LAI CỦA CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ HỌC VIỆN KỸ THUẬT

1/ Số lượng quá nhiều, chất lượng cần được nâng cao

Năm năm 1980 cho đến nay theo đà phát triển của các ngành kinh tế khoa học kỷ thuật, dịch vụ và trí thức không ngừng đi lên nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cũng nhiều hơn những người có trình độ cao đẳng chuyên khoa không tìm được việc làm nên yêu cầu phải nâng cấp trường cao đẳng chuyên khoa lên học viện kỷ thuật là điều kiện cần thiết. Một điều đáng tiếc là trong quá trình nâng cấp các nhà quản lý đã đặt ra những tiêu chuẩn “chú trọng học thuật, xem thường chuyên môn”, mặt khác các trường thì “nặng nghiên cứu xem nhẹ việc giảng dạy” đã khiến cho các học viện kỷ thuật và trường khoa học kỷ thuật nâng cấp thành công đã dần dần biến thành các trường đại học như các trường đại học khác làm cho tinh lực của hệ thống giáo dục kỷ thuật nghề dần mất đi. Số lượng học viện và đại học ở Đài Loan tăng lên nhanh chóng cũng đặt ra vấn đề cần xem xét lại chất lượng của nó. Với phương diện giáo dục nghề việc đơn giản hóa con đường học lấy văn bằng và nhu cầu xem trọng bằng cấp của xã hội đã đặt ra vấn đề là nâng cấp cao đẳng chuyên khoa thành đại học có đồng nghĩa với việc gia tăng hơn nữa sức mạnh cạnh tranh của nó không?

   Mục đích của giáo dục là bồi dưỡng nhân tài. Nâng cấp quá nhiều trường từ cao đẳng chuyên khoa lên học viện kỷ thuật, từ học viện kỷ thuật lên Đại học khoa học kỷ thuật như vậy thì văn bằng họ nắm trong tay có tương xứng với thật lực họ được đào tạo hay không? Với xu thế chung của thế giới “khách hàng là Thượng đế” Mọi chương trình giáo dục đều phải lấy “học sinh” và “Công ty xí nghiệp” làm đối tượng chính để thay thế cho mô thức quản lý hành chánh và đào tạo theo ý tưởng chủ quan của nhà quản lý và nhà cầm quyền như lâu nay đã quá lỗi thời.

Thực hiện quản lý chất lượng toàn diện (TQM). Đầu tiên là phải xem trọng yêu cầu của khách hàng, sắp xếp lại một cách hiệu quả cơ cấu tổ chức từ trong đến ngoài, thu thập thông tin chính xác và nhanh chóng, đo đạc chính xác mức độ tin tưởng của khách hàng làm tiêu chuẩn tham khảo trong sách lược kinh doanh của công ty xí nghiệp (Schmidt & Fingan, 1993). Đặc điểm của giáo dục kỷ thuật nghề lấy “công ăn việc làm” làm mục tiêu. Sự thành bại của nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế và cuộc sống hạnh phúc của toàn xã hội, nên chiếm một địa vị rất quan trọng trong nền giáo dục của quốc gia. Giáo dục kỷ thuật nghề theo đà phát triển chung của toàn bộ nền giáo dục trên nền tảng cơ sở vững chắc sẽ đối mặt với nhiều thách thức mới đặt ra khi cơ cấu sản xuất kỷ thuật cao, cơ cấu nguồn nhân lực đang có nhiều chuyển biến. Do vậy, việc đào tạo nguồn nhân lực kỷ thuật chất lượng cao để đáp ứng được nhu cầu trong tương lai của xã hội đòi hỏi sự điều chỉnh thích đáng trong cơ chế và chương trình giáo dục đào tạo, là vấn đề mấu chốt nhất. Với hệ thống giáo dục nghề phải lấy “khách hàng” làm yếu tố chính nhất cho toàn bộ công tác tổ chức quản lý toàn diện (TQM) của nhà trường.

“Khách hàng” là chỉ “người trả tiền” và “người sử dụng” Như vậy học sinh và công ty xí nghiệp chính là khách hàng của hệ thống giáo dục kỷ thuật nghề. Cho nên công tác hành chánh và giảng dạy trong nhà trường cần phải chuyển hướng nhằm vừa lòng nhu cầu “học sinh” và “công ty xí nghiệp” làm mục tiêu chính để thay cho mô thức lấy ý kiến chủ quan của người quản lý hành chánh và thầy cô giáo như trước đây.

Có được nền tảng nhận thức cơ bản này rồi thì chương trình giảng dạy đào tạo của nhà trường sẽ được xây dựng một cách đầy linh cảm phối hợp chặt chẽ với nhu cầu nguồn nhân lực của công ty xí nghiệp. Công tác quản lý hành chánh của nhà trường cũng sẽ được hướng theo chính sách ứng dụng sự quản lý nguồn nhân lực. Có như vậy mới đầy đủ linh hoạt để vừa lòng được nhu cầu của khách hàng nhằm đạt đến sứ mạng phục vụ “khách hàng là thượng đế”. Cho nên đặc điểm của hệ thống giáo dục kỷ thuật nghề là quân bình được nhu cầu phát triển tay nghề của mỗi cá nhân và nhu cầu nguồn nhân lực của xã hội. Nhấn mạnh đến nguyên tắc hiệu xuất, phối hợp với lý tưởng học tập suốt đời, để sắp xếp linh hoạt và đa dạng hóa chương trình đào tạo, tiếp nhận nhiều đối tượng theo học, mở rộng và đa dạng hình thức học tập. Làm được như vậy, chính là thực tiển tốt đẹp cho hệ thống giáo dục kỷ thuật nghề kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và thực hành. Nhà trường (nhà cung ứng) phải khuyến khích các công ty xí nghiệp tham gia vào công trình đào tạo và thực tập, để thúc đẩy việc ứng dụng triệt để và giao lưu, giáo viên và học sinh được sử dụng nguồn thiết bị của công ty xí nghiệp. Kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và xí nghiệp, lấy nhu cầu của xí nghiệp làm nội dung đào tạo, đồng thời cũng tiết kiệm được nguồn tài chính mua sắm thiết bị, và nâng cao năng lực thực hành, và kinh nghiệm nghiệp vụ cho học sinh. Cũng phải theo cơ chế thị trường để điều chỉnh tỉ lệ đào tạo các lĩnh vực ngành nghề hợp lý. Như mở rộng cơ chế “quay về đào tạo” để vừa lòng nhu cầu của khách hàng. Tạo sự thông thoáng trong mối quan hệ giữa nhà trường (nhà cung ứng) và khách hàng. Nổ lực để đạt đến mục tiêu đôi bên cùng có lợi.

2/ Hợp nhất chương trình giáo dục phổ thông và giáo dục kỷ thuật nghề

Khi Bộ giáo dục quyết định nâng cấp trường cao đẳng chuyên khoa lên học viện kỷ thuật cũng chính là lúc bắt đầu khai tử hệ thống trường cao  đẳng chuyên khoa. Chỉ trong vòng vài năm từ số lượng lớn hơn 70 trường đã giảm xuống 23 trường. Nhưng việc nâng cấp trường cao đẳng chuyên khoa không đồng nghĩa với nguồn nhân lực được đào tạo từ hệ thống này không còn là nhu cầu của xã hội, hệ thống giáo dục đại học kỷ thuật nghề vẫn giữ được vai trò quan trọng của nó. Nguồn nhân lực này có thể được đào tạo từ học viện kỷ thuật và đại học khoa học kỷ thuật do vậy mà luật trường cao đẳng chuyên khoa đã xác định rõ việc cho phép các học viện kỷ thuật và Đại học khoa học kỷ thuật lập hệ đào tạo chuyên khoa. Vì lực lượng giảng sư chuyên môn rất hùng hậu của các học viện kỷ thuật và đại học khoa học kỷ thuật sẽ trao cho học sinh những tri thức và chuyên môn tốt. Đây cũng là điều may mắn của chính sách để lại mà trước đây không ai nghĩ đến được.

Học viện kỷ thuật và đại học khoa học kỷ thuật có gì khác biệt với các trường đại học khác. Trước đây đã có nhiều tranh cãi những năm gần đây điều này không còn quyết liệt như trước nữa. Thời kỳ đầu ở Âu châu trường đại học (University) và học viện (Colledge) có nhiều khác biệt về tính chất. Trường đại học chủ yếu làm công tác nghiên cứu và giảng dạy đào tạo nguồn nhân lực chung.Còn học viện thì chuyên đào tạo nguồn nhân lực ứng dụng Học viện kỷ thuật ở Đài Loan xây dựng theo mô hình học viện của châu Âu. Còn trường Đại học ở Đài Loan thì theo mô hình đại học của Mỹ. Cuối thế kỷ 19 chính phủ Liên Bang Mỹ cấp đất đai cho các tiểu bang thành lập trường Đại học nông nghiệp, công nghiệp (Land Granted University)  Các trường Đại học ở Mỹ đều nhấn mạnh đến chuyên môn và ứng dụng. Tại Đài Loan các học viện kỷ thuật, Đại học khoa học kỷ thuật, và Đại học khác về tính chất không có gì khác biệt đều nhấn mạnh chuyên môn và ứng dụng. Nhưng học viện kỷ thuật và Đại học khoa học kỷ thuật chiêu sinh học sinh tốt nghiệp kỷ thuật nghề, còn các trường Đại học chiêu sinh học sinh tốt nghiệp phổ thông vì tính chất khác nhau của nguồn học sinh nên chương trình và phương pháp giảng dạy cũng không đồng nhất.  Nhưng sự khác biệt này đang dần dần thu hẹp vì hiện nay các trường Đại học cũng mở các khoa kỷ thuật và các học viện kỷ thuật và các đại học khoa học kỷ thuật và đại học khoa học kỷ thuật cũng chiêu sinh học sinh phổ thông. Nên xu thế hợp nhất học viện kỷ thuật, Đại học khoa học kỷ thuật và đại học là hướng tất yếu trong tương lai. Ngay cả sự khác biệt giữa giáo dục học thuật của chương trình thạc sĩ, tiến sĩ và giáo dục khoa học kỷ thuật cũng sẽ được thu hẹp trong tương lai.

3/ Tri thức chuyên môn và kiến thức chung phải quân bình ngày càng quan trọng

Theo quan điểm của Peter. Drucker Tri thức trong xã hội tri thức khác với tri thức của xã hội trước đây về bản chất. Tri thức trong xã hội tri thức mang tính ứng dụng, là tri thức trong ứng dụng. Nhìn từ định nghĩa là sự chuyên môn hóa cao độ. Do vậy, nguồn lực lao động quan trọng của xã hội tri thức là nguồn nhân lực với chuyên môn hóa cao. Trong quá khứ tôn chỉ giáo dục kỷ thuật nghề đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn kỷ thuật, chú trọng chuyên môn hóa và ứng dụng. Để đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế sản xuất hàng kỷ thuật trong quá khứ nên chương trình đào tạo đa phần chú trọng đến tính chuyên môn kỷ thuật và ứng dụng. Nhưng khi nhu cầu sản xuất của hình thái kinh tế tri thức thay đổi đòi hỏi nguồn nhân lực tri thức chuyên môn ứng dụng nên các học viện kỷ thuật không những phải điều chỉnh về cơ chế mà còn phải cung cấp được nguồn kiến thức căn bản rộng lớn trong chương trình đào tạo cho học sinh. Nguồn nhân lực tri thức chuyên môn kỷ thuật là nhu cầu của thời đại.

Mục tiêu của hệ thống giáo dục kỷ thuật nghề là việc làm nên văn hóa học đường, chương trình đào tạo và niên chế đều nhằm phục vụ kinh tế và công ty xí nghiệp. Các trường dựa vào chuyên môn làm đặc điểm đào tạo của mình. Chương trình giáo dục đại học đại cương đã không được chú trọng trong quá khứ. Hơn nữa đa phần các học viện kỷ thuật đều thuộc lĩnh vực công nghiệp, thương nghiệp, quản lý, rất ít trường thuộc nhân văn và mỹ thuật. Do vậy không khí văn hóa học đường như “trọng kỷ thuật nhẹ nhân văn”. Đa số sinh viên các học viện kỷ thuật và đại học khoa học kỷ thuật tốt nghiệp từ trường kỷ thuật nghề. Học sinh thuộc hệ thống này thường là có trình độ thấp về các môn cơ sở như văn, toán, ngoại ngữ. Mặt khác về thái độ học tập lại lười suy tư. Nên chương trình đại học đại cương tại các trường này thường biên chế thành chương trình học chung, và rất truyền  thống không đáp ứng được nhu cầu giáo dục toàn diện. Các khoa lại chú trọng nhiều đến việc đào tạo chuyên môn nên tạo nên sự đối lập giữa tri thức chuyên môn và kiến thức chung. Tạo nên sự khó khăn trong việc sử dụng thích đáng nguồn tài nguyên và xây dựng chương trình, rất khó đưa kiến thức chung vào trong chương trình chuyên môn, cản trở việc phát triển của học sinh.

Ngoài ra trên phương diện công tác các sinh viên tốt nghiệp trường kỷ thuật với nổ lực đã từ những người làm chuyên môn kỷ thuật đã thăng chức lên làm lãnh đạo. Từ chuyên môn quản lý kỷ thuật đã chuyển thành quản lý nhân lực nên họ không phải chỉ cần chuyên môn IQ mà còn cần cả những kiến thức quan hệ xã hội EQ. Nên việc đào tạo quân bình giữa kỷ thuật và nhân văn bồi dưỡng năng lực quan hệ hài hòa xã hội, là  điều không thể xem thường trong chương trình đào tạo.

Theo điều tra của tạp chí “Viễn Kiến” thì chín điều kiện các công ty xí nghiệp chọn người là: Lòng yêu nghề, năng lực chuyên môn, tinh thần hợp tác làm việc nhóm, năng lực học tập, đặc tính nhân cách của cá nhân có phù hợp với văn hóa công ty không, mức độ ổn định của tính cách, sức nhẫn nại chịu khó, tiềm lực lãnh đạo và trường tốt nghiệp. Như vậy năng lực chuyên môn và kiến thức EQ cao là quan trọng như nhau. Nhưng EQ cần được bồi dưỡng từ sự tu dưỡng nhân văn và chương trình đào tạo đại học Đại cương, Bốn điều kiện mà các công ty xí nghiệp xem trọng nhất là: Lòng yêu nghề, năng lực chuyên môn, tinh thần hợp tác làm việc nhóm và năng lực học tập. Những năng lực và tính chất này cần được bồi dưỡng từ trong những chương trình của đại học Đại cương, Thân giáo, khẩu giáo của giáo viên và môi trường giáo dục, những hoạt động của các câu lạc bộ trong trường sẽ giúp bồi dưỡng năng lực xã hội cho sinh viên.

Peter Drucker đã nói “Trong xã hội tri thức ngày càng nhiều tri thức nhất là tri thức cao cấp đều học được từ sau chiếc ghế nhà trường” Do vậy “chức năng của nhà trường không dừng lại ở việc chăm sóc tầng lớp thanh thiếu niên mà nó dần phải là chỗ dựa của người lớn và tổ chức của họ. Hợp nhất với giáo dục phổ thông là trách nhiệm của hệ thống giáo dục kỷ thuật nghề và sự hợp tác giữa nhà trường và công ty xí nghiệp là mối quan hệ mà hai bên cùng có lợi.

Thời đại mới nảy sinh nhiều nhu  cầu mới, những tri thức cũ cũng phải được làm mới để tồn tại. Thời đại kinh tế tri thức đã tạo nên xã hội tri thức. Trong quá khứ các trường kỷ thuật nghề đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn chuyển đổi thành nơi đào tạo nguồn nhân lực chuyên môn tri thức là xu hướng phát triển của giáo dục kỷ thuật. Dù cho kinh tế phát triển và chuyển biến ra sao, cho dù giáo dục có được cải cách thế nào cũng không thể vắng mặt hệ thống giáo dục kỷ thuật nghề.

 

TÀI LIỆU THAM KHẢO:

  1. 許良明, 程榮凱, 黃清煙, 明火.

取至: http://w3.sce.pccu.edu.tw/20070326/68-73web/69thweb/focus2htm.

  1. 經濟日報/51/產學合作/張哲榮

取至: http://www.twaca.org.tw/appraisenews_display.php?AutoNo=24

  1. 吳清基 (87). 技職教育的轉型與發展一提升國家競爭力的作法, 台北: 師大書苑, p1-p123
  2. 徐南號(77). 現代化與技職教育演變, 台北: 幼獅文化事業公司.
  3. 張鈿富,葉連褀(97). 人力資源與產業結構轉變對台灣技職教育發展之影響, 教育部技術職業教育司. 明國927.
  4. 何正信(2007).技職體系大學的使命.台北.
  5. 台灣省教育廳(1949)。台灣之職業教育成果報告。
  6. 台灣省教育廳(1987)。台灣教育發展史料匯整-職業教育篇
  7. 陳舜芬(1993)。高等教育研究論文集。台北:師大書苑。
  8. 教育部(1957)。第三次中國教育年鑑。台北:正中。
  9. 教育部(1967)。立法院施政報告。
  10. 教育與文化社(1965)。大量擴展職業教育-台省府訂十年計畫。教育與文化,333
  11. 蔡宏明(1999)。我國高科技產業發展面對的挑戰與因應對策。經濟情勢論壇季刊第五卷第一期。19996月。
  12. 簡明忠(2005)。技職教育學。台北:師大書苑。
  13.  Trow, M.1973. Problems in the Transition from Elite to Mass Higher Education, In Policies for Higher Education: A eneral Report, Paris: OECD, Conference on Future Structures of Post-Secondary Education,26th-29th June, 1973, pp.51-101
  14. 國立台灣師範大學三明主義研究所碩士論文

論文題目: 台灣技術及職業教育制展研究

指導教授: 吳志吉教授.

研究生: 曾瀚賢撰

中華明國九十二年六月.

 

 

http://www.buddhismtoday.com/viet/pgtg/sukien/suphattrienvachuyenbien.htm

 


Vào mạng: 28-12-2008

Trở về mục "Phật giáo năm Châu"

Đầu trang