- Ý Nghĩa Lịch Sử Và
Sự ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đài Loan Đối Với Thiền Hiện Đại
IV . Những Khó Khăn Của Phật Giáo Đài Loan Trong Bước
Đột Phá.
Do vì chịu sự ảnh hưởng rất sâu rộng của Ngài Ấn
Thuận Pháp Sư, Tín Đồ Phật Giáo nhận sự động viên của Ngài rất nhiều.
Người khai sáng ra Thiền Hiện Đại là Giáo Sư Lý Nguyên Tùng, đây cũng có
thể nói là một trong những đặc thù. Giáo Sư Lý Nguyên Tùng đã xuất bản
gần 10 Trước Tác. Qua đây, có thể thấy rõ điều này, sự ảnh hưởng của tư
tưởng「Diệu
Vân Tập」đã
ăn sâu vào tư tưởng của Giáo Sư. Nhưng chúng ta cũng thấy rõ từ trước
đến giờ Giáo Sư luôn tu học Phật Pháp để dứt trừ phiền não, hiện đã giải
thoát được ước nguyện ban đầu. Điều này khiến cho Giáo Sư có được những
nhận định về nghĩa học hết sức cơ bản nơi「Diệu
Vân Tập」.
Trên con đường tu chứng của mình, Giáo Sư một mình tự tìm tòi khổ nhọc.
Trong quá trình tìm tòi ấy, Giáo Sư không ngừng tư duy, chọn lọc những
điều lý thú về tu chứng của tư tưởng A Hàm, Bát Nhã, Trung Quán, Thiền
và Mật. Giáo Sư quan sát những chổ đồng và bất đồng, những chổ sâu sắc
trong phật pháp. Cuối cùng cũng đột phá được mê hoặc, triển khai một
phong cách tu tập khác cho phật giáo. Trên cơ bản Lý Giáo Sư cũng đang
dùng Văn Tư Huệ, dùng con đường tu chứng nghiên cứu Phật Pháp không
ngừng nghĩ. Và rất hứng thú với các Tông Phái Đại Thừa, Tiểu Thừa, Hiển
Tông, Mật Tông để trao dồi thực tu thực chứng. Cho nên, khi còn trẻ Giáo
Sư đã thâm nhập được tư tưởng trong「Diệu
Vân Tập」của
Ngài Ấn Thuận Pháp Sư. Nhưng cái tư tưởng của Giáo Sư không phải nhất
nhất giống hệt như tư tưởng của Ngài Ấn Thuận. Trái lại, dưới sự ảnh
hưởng của Ngài Ấn Thuận, Phật Giáo Đài Loan có thể phát sinh ra những
khó khăn và khốn đốn. cũng chính là trước đây Giáo Sư đã hiểu rõ sự đột
phá. Bởi thế, cần phải đối diện và giải quyết. Từ cái ý nghĩa này mà nói,
những đột phá trong tu chứng của cá nhân Lý Giáo Sư và sự thành lập Giáo
Đoàn Thiền Hiện Đại và Tư Tưởng Thiền Hiện Đại, để truyền bá Giáo Pháp,
thì không phải là việc của một người, mà là việc của cả một đoàn thể. Đó
cũng chính là sự kiện then chốt trong lịch sử phát triển Phật Giáo Đài
Loan.
Đơn giản mà nói, điểm mạnh khi tiếp nhận tư tưởng
Thiền Hiện Đại của Ngài Ấn Thuận Pháp Sư, cũng chính là tiếp nhận một
thứ Học Thuật rất quan trọng. Nó trang bị đầy đủ những tư tưởng thâm sâu
của Phật Giáo, lại còn thấu hiểu Phật Pháp sâu sắc và hiểu rõ con đường
tu chứng, để thấu triệt pháp môn tu tập truyền thống Phật Giáo. Bởi vậy,
cũng có thể còn là người hướng dẫn đạo để đi vào con đường thể chứng vô
sanh. Khiến cho thời đại mới của Phật Giáo Truyền Thống ngày một phát
triển rực sáng. Đồng thời, cũng do vậy mà Thiền Hiện Đại đối với con
đường tu chứng được trình bày một cách rõ ràng, và cũng đề xuất phương
pháp tu hành cơ bản để khế hợp với thời đại mới. Điều này khiến cho Phật
Giáo Đài Loan đột phá được cách thức của Phật Giáo Minh Thanh và tư
tưởng của Ngài Ấn Thuận Pháp Sư, mở ra thời đại mới của Phật Giáo, khế
hợp với sự phát triển mới và các vấn đề mới. Nói khác đi, đứng về mặt
tương đối của tư tưởng Ngài Ấn Thuận và Phật Giáo Truyền Thống là làm
cho Thiền Hiện Đại có sự kế thừa và phát triển tính sáng tạo.
V. Kiến Lập Bản Chất Phật Giáo Đài Loan
cuối cùng, chúng ta nói về vấn đề chính là Kiến Lập
Bản Chất Phật Giáo Đài Loan. Phát sanh của vấn đề này thì mọi người đều
biết, tức là liên quan đến sự tăng vọt trong ý thức của người Đài Loan.
Do vây, có thể thấy đây là một phạm trù của Chính Trị, Xã Hội hướng về
Tín Ngưỡng Phật Giáo. Nó được phát xuất từ lĩnh vực nghi ngờ và chất
vấn. Cái nghi ngờ và chất vấn này đối tượng là Tín Đồ Phật Giáo Đài Loan
Tại sao Tín Đồ Phật Giáo Đài Loan nhận đồng với Phật
Giáo Trung Quốc? Nếu không phải, thì là nhận đồng với Phật Giáo từ bên
ngoài lại(PG
Nam Truyền, PG Tây Tạng, PG Nhật Bản)hay
sao? Tại sao Phật Giáo của những nước này họ không nhận đồng với Phật
Giáo Đài Loan vậy? Là vì cho rằng Tín Đồ Của Phật Giáo Đài Loan rất hiểu
rõ「Trạng
Thái, Tâm Lý Tín Ngưỡng của một Thực Dân bị Xâm Lược」Đây
thật sự không đúng lắm. Nhưng đứng ở lập trường của một người Tín Ngưỡng
Phật Giáo mà nói, thì vấn đề này thật là vô vị. Có lẽ Phật Giáo Đài Loan
nhận đồng với Chính Trị hoặc cũng có thể nhận đồng với sự can thiệp của
Tôn Giáo? Trong phạm trù nhận đồng với Tôn Giáo rồi suy nghĩ đến Chính
Trị, quả thật là không có căn cứ! Bởi vậy, ở đây chúng ta không thể từ
góc độ của tư duy Chính Trị mà khảo sát về vấn đề『Bản
Chất Phật Giáo Đài Loan』rồi
tìm hiểu thực chất tín ngưỡng của Phật Giáo Đài Loan, nó có thể tồn tại
không ?
Một Tôn Giáo tại sao có thể giữ được Tín Ngưỡng lâu
dài của Tín Đồ vậy? Bởi vì Tôn Giáo ấy có thể cung cấp cho Tín Đồ đầy đủ
những điều họ cần. Nếu không làm được như vậy, Tín Đồ sẽ đến chổ khác
Quy Y. Bởi vậy, nếu có một khu Tín Đồ Phật Giáo nào đó chưa được thành
thục và khi nhu cầu về Tín Ngưỡng của khu ấy rất cần sự giúp đỡ, thì tự
nhiên có sự xuất hiện của Phật Giáo hoặc có xu hướng dựa vào các đoàn
thể bên ngoài khác. Như thế, có thể nói là chưa kiến lập được bản chất
Phật Giáo. Cũng giống như ngài Thích Đạo An thời Đông Tấn. Cho dù lúc
bấy giờ Ngài rất nổi tiếng, được mọi người tín ngưỡng sũng bái. Nhưng
Ngài vẫn cảm thấy đau xót cho đất nước, vì không thể cứu được cái giáo
nghĩa thâm sâu của Phật Pháp. Thời kỳ đầu, bối cảnh tâm lý của Tín Đồ
Phật Giáo Trung Quốc là như thế. Toàn tiếp nhận những vị Tăng từ ấn Độ
qua Hoằng Pháp. Thậm chí có một vài vi Tăng của Trung Quốc không sợ gian
nan khó nhọc để đến ấn Độ cầu pháp và dần trở thành một xu thế mạnh
không thể kháng cự được. Mãi cho đến thời Tùy Đường sau này, Phật Giáo
Trung Quốc mới dần dần lấy lại thế đứng của mình, mới có có gọi là『Bản
Chất Của Phật Giáo Trung Quốc』.
Phật Giáo Trung Quốc không những tự sáng lập những Tông Phái, mà thủ Đô
Trường An đời Nhà Đường còn trở thành là một nơi trung tâm phật giáo của
các dân tộc. Các vị Tăng Phật Giáo Trung Quốc còn là Thầy hướng dẫn cho
những vị Tăng các nước lân cận đến học đạo. Tư tưởng và phương pháp tu
hành của Phật Giáo Trung Quốc trở thành như là mực thước cho các dân tộc
khác. Bởi vậy, bản chất Phật Giáo của một địa phương nào đó là phải
chuẩn bị đầy đủ những năng lượng của Tôn Giáo để làm điều kiện cho tín
đồ nương tựa. Trong lịch sử Đạo Nho và Đạo Lão của Trung Quốc, họ thường
chỉ trích Tín Đồ Phật Giáo. Nhưng Tín Đồ Phật Giáo trung Quốc họ không
hề bị dao động đối với việc Quy y và nhận đồng của Phật Giáo. Bởi vậy,
một vài chỉ trích này cũng chỉ như gió thoảng, và họ không thể đảo lộn
hay làm lay động Tín Đồ Phật Giáo.
Như vậy, Kiến Lập Bản Chất Phật Giáo Đài Loan, cái
mấu chốt là ở chổ Phật Giáo Đài Loan có thể cung cấp đầy đủ cho Tín Đồ
những nhu cầu về Tông Phái Phật Giáo hay không ? Nếu có thể thì lấy Phật
Giáo Minh Thanh làm cơ bản cho Phật Giáo Truyền Thống Đài Loan.
Như trên đã nói, tuy Phật Giáo Đài Loan và Phật Giáo
Trung Quốc không có sự sai khác nhiều về mặt Bản Chất. Bản Chất của Phật
Giáo Đài Loan cũng chính là Bản Chất của Phật Giáo Trung Quốc. Tín Đồ
Phật Giáo Đài Loan đối với Bản Chất của Phật Giáo Trung Quốc luôn có sự
đồng cảm, không có một chút kỳ thị. Đương nhiên là cũng không có sự chê
bai, vì đạo lý rất giống nhau. Nếu truyền thống của Phật Giáo Trung Quốc
không đến Đài Loan, thì Phật Giáo Đài Loan có thể cung cấp đầy đủ những
nhu cầu cho tín đồ hay không? Thế thì Phật Giáo Đài Loan đối với Phật
Giáo nước khác có được nhiều động lực học tập và sự sùng kính không ?
Thế nào là Kiến Lập Đầy Đủ Bản Chất Của Phật Giáo?
Chúng ta hãy lấy Bản Chất của 4 loại hình Phật Giáo là: Phật Giáo Nam
Truyền, Phật Giáo Tây Tạng, Phật Giáo Trung Quốc Và Phật Giáo Nhật Bản
lại suy nghĩ. Phật Giáo Nam Truyền và Phật Giáo Tây Tạng, trên cơ bản là
một loại hình thái Phật Giáo được phát triển từ ấn Độ mà ra. Cũng tức là
một loại hình Di Dân và Bảo Tồn của Phật Giáo Bộ Phái và Phật Giáo Mật
Tông. Còn Phật Giáo khi đuợc truyền vào Trung Quốc trở thành một hình
thái Phật Giáo Đa Nguyên. Thêm vào đó Trung Quốc tương đối đầy đủ những
loại hình Văn Hóa. Cho nên Phật Giáo Trung Quốc không đơn thuần là một
loại hinh Phật Giáo Di Đân từ Ấn Độ, mà nó tương đối có nhiều sáng tạo
và phát triển. Phật Giáo Nhật Bản, trên cơ bản vẫn là một loại hình Phật
Giáo đuợc Di Dân từ Phật Giáo Trung Quốc sang, rồi sáng tạo và phát
triển ra thêm.
Từ sự phân tích ở trên, chúng ta có thể đề xuất mấy
vấn đề sau. Đầu tiên, nói rõ về thực chất của Phật Giáo Nam Truyền và
Phật Giáo Tây Tạng. Phật Giáo Di Dân có thể sẽ khác đi khi chúng chuẩn
bị đầy đủ bản chất và một sức sống mạnh. Nhưng đồng thời cũng phát sinh
ra những nghi vấn sau: Tại sao Phật Giáo Trung Quốc vào Thời Đại của
Ngài Đạo An, gần giống như là một loại hình Phật Giáo Di Dân? Tại sao
lại để mất đi những bản chất vốn có của mình? Tính cơ bản của nó sao lại
tồn tại khác nhau? Hai là, Thiền Tông được coi là đại diện chủ yếu Kiến
Lập Nên Bản Chất Của Phật Giáo Trung Quốc. Tuy rằng, nó là do Ngài Bồ Đề
Đạt Ma, Tăng Nhân của Phật Giáo ấn Độ truyền vào. Nhưng mà Ngài Bồ Đề
Đạt Ma chỉ có một mình tay không đến Trung Quốc Hoằng Pháp. Khi hình
thái Phật Giáo Trung Quốc trong ngoài tương đối tốt rồi, thì bắt đầu
truyền nhập Phật Giáo đến Tích Lan và Tây Tạng. Bởi vậy, người Trung
Quốc đều có thể kiến lập Bản Chất Phật Giáo của mình tại các nơi. Như
vậy, ưu điểm đó là gì ? Thứ ba là, Ngài Đạo Nguyên và Ngài Thân Loan
người Nhật Bản, là 2 vị khai sáng ra Tông Phái Mới cho Phật Giáo Nhật
Bản, 2 Ngài dựa trên cơ bản của Phật Giáo Trung Quốc mà sáng lập ra một
Tông Phái Mới rất đặc sắc cho người giàu của Phật Giáo Nhật Bản. Cho nên
loại hình di dân tái sáng tạo, tái phát triển này, họ có đầy đủ Bản Chất
của Tôn Giáo. Vậy mấu chốt là ở chổ nào ?
Ba vấn đề trên đây đều chỉ có một đáp án. Đó là chuẩn
bị đầy đủ một Bản Chất của Phật Giáo. Điều kiện chính yếu của nó là đối
với Phật Pháp thì phải Thể Chứng một cách thâm sâu và thấu triệt. Bởi
vậy, chỉ có Thể Chứng thâm sâu và thấu triệt, mới có thể giúp đỡ những
người muốn hiểu rõ về Phật Giáo. Phật Pháp thì phải lấy tự thân làm thể
nghiệm. Vấn đề của Ngài Đạo An là ở chổ, lúc bấy giờ những người thực
tập Phật Pháp, không đủ năng lực Tu Chứng, nên Ngài triệt để phá đi
những nghi ngờ này, để họ được an tâm tu tập. Khi Phật Giáo Di Dân đến
Tích Lan và Tây Tạng, cũng làm được điều nay, nếu không thì Tín Đồ Phật
Giáo của Tích Lan, Tây Tạng và cả Ngài Đạo An khó có những cảm xúc giống
nhau. Ngài Đạt Ma một mình tay không đến Trung Quốc, nhưng sau đó cũng
hiểu rõ điểm mấu chốt của Bản Chất Phật Giáo. Chỉ cần Thể Nghiệm Niết
Bàn một cách thâm sâu thấu triệt, mà những thứ khác không cần lệ thuộc,
chỉ là cành lá mà thôi, có thể đi tái sanh mà không có hại gì.
VI. Kết Luận :
Hôm nay, chúng ta nói về vấn đề「Ý
Nghĩ Lịch Sử Và Sự ảnh Hưởng Của Phật Giáo Đài Loan Đối Với Thiền Hiện
Đại」Sự
thật Giáo Đoàn của Thiền Hiện Đại xuất hiện trong giới Phật Giáo Đài
Loan mới có một thời gian ngắn khoảng 6 năm trở lại thôi. Tuy nhiên, sự
quảng bá cũng rộng rãi, nhưng trên thực tế vẫn chưa đầy đủ long cánh,
cần phải cần mẫn tích cực thêm nhiều hơn nữa. Phải biết tùy thời làm
công tác bồi dưỡng cho người tu Thiền, thì công việc mới tiến triển tốt.
Thế nào mới có thể chính xác như thật ? Hôm nay, chỉ
đề xuất làm thế nào để nghiên cứu về Ý Nghĩa Lịch Sử Và Sự ảnh Hưởng Của
Phật Giáo Đài Loan Đối Với Thiền Hiện Đại? Nhưng tổng hợp lại những vấn
đề thảo luận ở trên, chúng ta có thể kết luận là chỉ có hiểu rõ về con
đường Tu Chứng, Thể Nghiệm được Niết Bàn mới có thể loại trừ những mơ hồ
và mở ra cho Phật Giáo Đài Loan một con đường bằng phẳng. Và cũng chỉ có
như thế, mới có thể Kiến Lập Nên Bản Chất Của Phật Giáo Đài Loan. Thiền
Hiện Đại có làm được điều này hay không ? Đương nhiên là Người Tu Hành
không ngại nó, nhưng xét về mặt lịch sử thì thật không dễ dàng. Bản Chất
của Tôn Giáo cũng là mượn giả làm chơn. Hi vọng rằng 100 năm sau Tín Đồ
Phật Giáo vẫn nhắc đến sự kiện này.
http://www.buddhismtoday.com/viet/pgtg/sukien/ynghialichsu.htm