Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .

SỰ TRUYỀN BÁ CỦA ĐẠO PHẬT VÀO TÂY ÂU

V. Pannyavar
Chuyển ngữ: Thích nữ Tịnh Quang

     Mặc dù Phật Giáo xuyên suốt chiều dài Châu Á, nó vẫn không được biết đến đối với  người  Âu Tây  mãi cho đến những thế kỷ gần đây. Sứ mệnh truyền bá đầu tiên được gởi bởi Đại Đế Ashoka đến phương Tây đã không có hiệu quả.

     Sự hiểu biết về Phật giáo đã đi qua ba thành phần chính: Những nhà học giả Tây Âu, công trình của các triết gia, những người cầm bút và các nghệ sĩ. Đồng thời những di dân nhập cư từ Á Châu mang theo những hình thái Phật Giáo khác nhau cùng họ đi đến Châu Âu, Bắc Mỹ  và Úc Châu.

     Quan điểm ‘đến và thấy chính mình’ của Đạo Phật đã thu hút nhiều người phương Tây. Họ không bị yêu cầu tin tưởng bất cứ điều gì. Nhưng họ thực hành lời khuyên của Đức Phật đầu tiên về sự kiểm xét những quan điểm.

     Với sự phát triển truyền đạt và giao thiệp cởi mở, người Tây Âu đã có thể khám phá thêm về Phật Giáo ở thế kỷ này hơn bất kỳ thời gian nào trước đây. Tính tự nhiên và sự đặt nặng việc thực hành của Đạo Phật đã lôi cuốn được nhiều người phương Tây hơn bao giờ hết.

 

     Sự Ảnh Hưởng của Phật Giáo

     Những quan điểm của Phật tử về hòa bình, sự quan tâm và chăm sóc đối với tất cả sự sống đã trở thành sự cân nhắc của nhiều tổ chức phương Tây. Người Phật Tử cho rằng tất cả mọi thứ cần được cứu xét, như trái đất, thực vật, chim chóc, côn trùng và thú vật. Điều này gần với sự thông cảm đối với nhiều người trong những năm gần đây, rằng tốc độ của con người cần phải dừng lại với việc làm nhiễm ô không khí và tàn phá trái đất bằng việc đốn chặt các cây rừng.

 

     Phật Giáo Đi Vào Phương Tây

     Mặc dầu những giáo lý của Đức Phật đã được biết trong các quốc gia châu Á hơn 2500 năm. Rất ít người châu Âu và châu Mỹ hiểu được từ “Buddhist” ngoại trừ họ đã sinh ra 50 gần đây.

     Cách đây một thế kỷ, những người từ Pháp, Hòa Lan, Anh, và các quốc gia châu Âu bắt đầu du hành đến Viễn Đông, nhiều người trong số đó trở về với tư tưởng Đông Phương, và thế là người châu Âu bắt đầu tin tưởng Phật giáo.

     Gần đây hơn, những Phật Tử đã di cư đến Tây Âu. Nhiều người trong họ đã tị nạn chính trị, điển hình như nhiều người Tây Tạng chạy trốn khỏi quốc gia của họ sau khi Trung Quốc cai tri năm 1959. Những cuộc chiến tranh Đông Dương vào những năm 1950 và 1960 đã khiến nhiều người Việt Nam di chuyển và định cư tại Âu châu, Úc châu và Mỹ châu. Những Phật Tử và Tăng Sĩ từ các quốc gia như Thái Lan, Việt Nam đã thành lập được những cơ sở kinh doanh nơi những thành phố lớn ở phương Tây. Họ đã đem theo tất cả niềm tin của người Phật Tử với quê hương mới của họ, và đã được hỗ trợ để xây dựng những trung tâm Phật Giáo.

 

     Sự Giới Thiệu của Phật Giáo với Âu Châu

     Trước những năm của thế kỷ thứ mười tám, một số kinh sách Phật giáo đã đựợc mang đến Châu Âu bởi những người đi tham quan thuộc địa phương Đông. Những bản kinh sách này đã đánh động sự hứng thú với một số trí thức châu Âu, và thế là họ bắt đầu nghiên cứu chúng.

     Khoảng giữa thế kỷ thứ mười chín, một vài kinh văn đã được dịch thành ngôn ngữ châu Âu; do đó giáo lý Phật Giáo trở thành kiến thức đối với các học giả châu Âu, một số người chịu ảnh hưởng Phật Giáo, những quan điểm Đạo Phật đã lồng vào trong cách viết của họ. Về sau, nhiều nhà phiên dịch châu Âu giỏi hơn về kinh văn Phật Giáo đã phiên dịch một số lớn kinh văn phật sang chữ Anh , chữ Pháp và chữ Đức trong những năm đầu tiên của thế kỷ hai mươi. Việc này bao gồm sự tập hợp một cách thực tế với toàn bộ những bản kinh Nguyên Thủy cũng như một số kinh điển Đại Thừa quan trọng.

 

     Sự Phát Triển của Phật Giáo tại Châu Âu

     Trước sự khởi đầu của thế kỷ hai mươi, sự nghiên cứu Phật Học đã bị giới hạn chủ yếu đối với các học giả và không có sự thực hành nhiều về giáo lý. Sau đó, chiều hướng này bắt đầu thay đổi. Một số người Âu châu có cảm giác rằng chỉ nghiên cứu đơn thuần về Phật Giáo thì không đủ, thế là họ du hành đến phương Đông hầu đạt được trí tuệ trực tiếp của sự thực hành Phật Pháp và kinh nghiệm đối với đời sống tu hành.

     Thêm nữa, các tổ chức của Phật Giáo đã có mặt trong những thành phố lớn của châu Âu, chẳng hạn như, The Buddhist Society of London được thành lập năm 1924. Đây là tổ chức đầu tiên và là một trong những tổ chức Phật Giáo lớn nhất tại Châu Âu. Những tổ chức này phục vụ cho sự phát triển về cảm hứng đối với Phật Giáo qua những buổi thiền tọa, những bài thuyết giảng và sự chia xẻ về kinh sách Phật Giáo.

     Đầu thế kỷ hai mươi, một số người châu Âu đi đến phương Đông để nghiên cứu Phật Giáo, rồi trở về. Vài người trong số đó đã trở thành Tăng Sĩ rồi họ truyền bá và củng cố các nhóm Phật Tử ở châu Âu. Họ gia nhập với các Tăng Sĩ Phật Giáo từ Sri Lanka và các quốc gia Phật Giáo Khác ở Á Châu. Trong những năm gần đây, Phật Giáo có dấu hiệu lớn mạnh đối với sự quan tâm về Phật Giáo trong các quốc gia Châu Âu. Hội viên của các tầng lớp xã hội Phật Giáo hiện nay đã được tăng thêm và nhiều trung tâm Phật Giáo mới đã được thành lập. Những thành viên của họ gồm có số lượng lớn giáo sư và học giả. Hôm nay, những truyền thống Phật Giáo chính của Á châu như Theravada, Pure Land, Ch’an (hoặc Zen), Vajrayana và Nichiren Shoshu có số lượng Phật Tử hùng hậu tại châu Âu.

 

     Sự Mở Đầu Của Phật Giáo Với Châu Mỹ

     Cũng như Châu Âu, những học giả châu Mỹ đã trở nên quen biết với tư tưởng Phật Học vào thế kỷ thứ mười chín. Những trường Đại Học danh tiếng của châu Mỹ đã có những cơ sở Đông Phương Học, nơi mà các học giả nghiên cứu kinh sách Phật giáo.

     Trong khoảng hậu bán thế kỷ mười chín, những người di dân Trung Quốc định cư ở Hawaii và California đã đem một số Phật Tử Đại Thừa tu tập với họ và xây dựng nhiều ngôi chùa. Di dân Phật Tử Nhật Bản đến sau, họ không chỉ xây cất già lam mà còn có sự thu hút đối với châu Mỹ, những Tăng Sĩ Nhật thuộc nhiều môn phái Phật Giáo Đại Thừa; Thế nhưng, những sự cống hiến vẫn còn hạn chế một cách đáng kể đối với những cộng đồng nhập cư trên.

     Vào cuối thế kỷ thứ mười chín, hai nhà truyền đạo nổi bật, ngài Dharmapala từ Sri Lanka và Soyen Shaku, một thiền sư đến từ Nhật Bản hiện diện tại Nghị Trường Tôn Giáo Thế Giới ở Chicago. Những bài diễn văn linh động tập trung vào chủ đề Phật Giáo của hai ngài đã gây ấn tượng sâu sắc đối với khan giả và đã được hỗ trợ để thiết lập chỗ đứng cho Phật Giáo Nam Tông và những truyền thống Phật Giáo Thiền tại châu Mỹ. Trong giai đoạn này, thuyết Theosophical Society ứng dụng thống nhất đối với tất cả các tôn giáo cũng hỗ trợ cho sự truyền bá những căn bản giáo lý Đạo Phật ở châu Mỹ.

 

     Sự Phát Triển Phật Giáo tại Châu Mỹ

     Không phải đợi đến hậu bán thế kỷ hai mươi tư tưởng Phật Giáo mới ảnh hưởng đến một phạm vi rộng hơn của xã hội Mỹ. Những người phục vụ trong quân đôi Mỹ trở về từ Đông Á sau thế chiến thứ hai và cuộc chiến Triều Tiên đã đem lại cho họ sự hứng thú trong văn hóa Á Châu, bao gồm Nichiren Shoshu và Phật Giáo Zen. Sau đó tính chất phổ biến được tăng nhanh đáng kể xuyên qua nhóm Văn Học và Nghệ Thuật vào năm 1960 tại châu Mỹ, điều này đã hổ trợ với Phật Giáo quần chúng. Khi những người Tây Tạng lánh nạn và bắt đầu đến châu Mỹ sau năm 1959, họ mang Phật Giáo Kim Cang Thừa theo họ. Không lâu, Phật Giáo này phát triển theo một cách chắc chắn. Giai đoạn sau chiến tranh, các môn học phát triển ngoạn mục. Nhiều cơ sở mới của ngành Phật Học đã được thành lập tại các trường Đại học ở Hoa Kỳ.

     Hôm nay, nhiều trung tâm Phật Giáo đã có mặt trải dài đến Australia, New Zealand, Europe, Bắc và Nam Mỹ. Hầu như tất cả truyền thống Phật Giáo chính yếu đều đã có mặt đã và đang tiếp tục thu hút sự cảm kích của những người phương Tây trong tất cả chiều hướng của đời sống.

 

  

***

 

  http://www.buddhismtoday.com/viet/pgtg/sutruyenba.htm

 


Vào mạng: 05-08-2008

Trở về mục "Phật giáo năm Châu"

Đầu trang