Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

               
...... ... ..  . ..  .  .

Tưởng niệm một Phật tử trung kiên, một lòng vì đạo pháp – dân tộc

Thích Vân Phong


  

Mới đây mà vừa tròn một năm trôi qua, từ khi Đạo hữu Lê Hiếu Liêm (Lý Khôi Việt) đã khuất núi. Phật giáo Việt Nam mất đi một ngòi bút kiệt xuất trong việc bảo vệ văn hóa lịch sử Tộc Việt.

Theo quan điểm lập trường của Đạo hữu Lý Khôi Việt trong việc bảo tồn lịch sử Văn hóa tâm linh tộc Việt :

"…Một vị tướng trấn giữ biên cương là một nhiệm vụ quan trọng, nhưng một vị tướng bảo vệ bờ cõi văn hóa dân tộc, bảo vệ bầu trời tâm linh, tinh thần của dân tộc lại càng quan trọng hơn, vì mất văn hóa là mất tất cả… Trong kỷ nguyên toàn cầu hóa ngày nay, với rất nhiều cơ hội và cũng với rất nhiều thử thách, tất cả tăng ni, Phật tử trong nước cũng như ngoài nước phải là những chiến sĩ chánh pháp, xả thân sống chết vì đạo, coi sự hưng thịnh của dân tộc và đạo pháp quan trọng hơn sự sống chết của bản thân, thì may ra chúng ta mới gìn giữ được, tiếp nối được, thực hiện được những gì mà cha ông chúng ta đã làm trong suốt hơn 20 thế kỷ vừa qua…"

                                                  

                                               Dh. Lê Hiếu Liêm

Đọc dòng chữ trên chúng ta không khỏi ngậm ngùi tiếc thương một Phật tử trung kiên, một lòng vì Đạo pháp – Dân tộc đã sớm vội vã chia tay với Phật giáo Việt Nam.

 Đạo hữu Lê Hiếu Liêm (Lý Khôi Việt) pháp danh Không Minh Trí.

– Giám đốc trường Phật học Lý Trần, Hoa kỳ.

Vãng sanh ngày 10 – 08 – 2008 (10 – 07 – Mậu Tý ). Hưởng dương 56 tuổi.

Để tưởng niệm một năm ngày quá vãng của Đạo hữu, chúng ta cùng nhau đọc lại đề tài hết sức nhạy cảm vừa qua :

 

                    Công lý lịch s của : Hoàng Sa, Trường Sa,
         Chùa Báo Thiên, Nhà Thờ Lớn Hà Nội
, và Tòa Khâm Sứ.

Ts. Lý Khôi Việt

 

*  Giặc Tàu phá hủy tháp Báo Thiên đại hồng chung Báo Thiên năm 1414.
 

  Giặc Tây phá hủy chùa Báo Thiên, năm 1883, cướp nền chùa dâng cho giáo sĩ thực dân Puginier xây nhà thờ và tòa Khâm Sứ rồi truyền lại cho giáo hội Công giáo Việt Nam chiếm giữ cho đến nay.
 

*  Giáo sĩ thực dân Puginier bức tử Lễ hội chùa Báo Thiên năm 1883.
 

*   Giặc Tàu dùng võ lực xâm lăng và cưỡng chiếm quần đảo Hoàng Sa năm 1974, và một phần của quần đảo Trường Sa năm 1988.

 

Hoàng Sa :

Một trí thức Trung Hoa, thiền sư Thạch Liêm, khi đi trên một thương thuyền Trung Hoa từ Đà Nẵng về Quảng Đông, đã viết trong tác phẩm Hải Ngoại Ký Sự rằng: khi đến Hoàng Sa, ông đã thấy chủ thuyền đóng thuế cho quan chức Việt Nam đang làm chủ đảo Hoàng Sa. Chính quyền Việt Nam khi đó là của chúa Nguyễn ở Đàng Trong, -chúa Nguyễn Phúc Chu-. Ông ghi rõ đó là năm 1696. Điều này có nghĩa là Việt Nam, chứ không phải Trung Hoa, đã làm chủ đảo Hoàng Sa trước đó, và nếu chỉ tính từ năm 1696 đến năm 1974 khi Trung Hoa dùng võ lực xâm lăng và cưỡng chiếm đảo Hoàng Sa, thì Việt Nam đã chiếm hữu liên tục đảo này suốt 278 năm. Trước sự thật lịch sử này, có hai vấn đè đặt ra, đó là:

1. sự xăm lăng và chiếm đóng của Trung Hoa có hợp pháp theo luật quốc tế hay không?

2. công lý và luật pháp của thế giới văn minh phải giải quyết như thế nào về sự cướp chiếm bằng võ lực này?

 

Chùa Báo Thiên :

Trung Hoa là một nước lớn, với rất nhiều công trình vĩ đại, như Vạn Lý Trường Thành, dài 8.000 cây số, như Tử Cấm Thành có 9.999 phòng, nên người Hoa chắc đều thấy nước Việt ta là một nước nhỏ và không có cái gì vĩ đại để ca ngợi. Thế nhưng từ ngàn năm trước Trung Hoa đã nói đến An Nam Tứ Đại Khí, đó là bốn công trình Phật giáo tại Việt Nam, mà công trình lớn nhất, vĩ đại nhất là tháp Báo Thiên, được xây năm 1057 dưi đời Lý Thánh Tông, trên bờ hồ Lục Thủy ở về phía Đông Nam kinh thành Thăng Long, mà hiện nay là nhà thờ lớn Hà Nội và tòa Khâm Sứ.

 Tháp này vốn là tháp "Đại Thắng Tử Thiên Bảo Tháp" của chùa Sùng Khánh Báo Thiên, sau nhân gian quen gọi tắt là tháp Báo Thiên. Cả chùa Báo Thiên và tháp Báo Thiên đều vào loại cực lớn, riêng tháp Báo Thiên là một công trình nghệ thuật kỳ vĩ. Tháp cao vài chục trượng (80 met) gồm 12 tầng, trong tháp trang trí nhiều tượng bằng đá rất tinh xảo. Tháp đã cao lại xây trên một gò đất nên càng thêm cao. Từ xa mấy chục cây số, người ta đã thấy đỉnh tháp Báo Thiên cao vút mây trời. Tháp hùng tráng, vĩ đại như vậy nên chùa Báo Thiên đương nhiên cũng nguy nga, tráng lệ. Có thể nói : tháp và chùa Báo Thiên là di sản văn hóa tối thượng của quốc gia Đại Việt ta. Nhân gian có một câu hát ca ngợi tháp Báo Thiên:

"Mênh mong biển lúa xanh rờn.

Tháp cao sừng sững trăng vờn bóng cau.

Một vùng phong cảnh trước sau.

Bức tranh thiên cổ, đượm màu giang sơn".

Nhà thơ Phm Sư Mạnh đời Trần cũng ca ngợi tháp Báo Thiên:

"Trấn áp đông tây cũng đế kỳ.

Khung nhiên nhất tháp độc nguy nguy"

(Trấn đông tây, giữ vững kinh đô.

Vút cao một tháp đứng giữa trời).

Thế nhưng năm 1883, thực dân Pháp và giám mục người Pháp Pugier đã cưỡng chiếm và phá huỷ chùa Báo Thiên để xây nhà thờ Joseph mà nay gọi là nhà thờ Lớn Hà Nội. Trong khuôn viên của chủa Báo thiên cũng có xây thêm tòa Khâm Sứ, tức trụ sở của vị khâm sứ đại diện cho quốc gia Vatican (Riêng tháp Báo Thiên nguyên thủy thì đã bị giặc Tàu phá hủy khi chúng sang xâm chiếm nước ta vào năm 1414).

Như vậy, một sự thật lịch sử được khẳng định là Phật Giáo Việt Nam là chủ nhân liên tục của chùa Báo Thiên, và tháp Báo Thiên suốt 828 năm, tính từ khi được xây dựng năm 1057 đến khi bị thực dân Pháp và Vatican cưỡng chiếm năm 1883. Với lịch sử hiện diện trong lòng kinh thành Thăng Long suốt 826 năm, chùa Báo Thiên đương nhiên là di sản văn hóa hàng đầu của quốc gia Việt Nam.

Vấn đề đặt ra ở đây là :

-                Sự chiếm đoạt chùa Báo Thiên của Vatican vào năm 1883, với sự hổ trợ của thực dân Pháp, trong thời gian Việt Nam bi thực dân Pháp đô hộ có giá trị pháp lý gì không ?

Công lý và luật pháp của một nước Việt Nam độc lập, văn minh, phải xét xử và quyết định như thế nào đối với sự cưỡng chiếm phi pháp và bất công chùa Báo Thiên của Phật Giáo, đồng thời cũng là cưỡng chiếm một di sản văn hóa cấp quốc gia của dân tộc Việt Nam?

I. LUẬT QUỐC TẾ ĐỐI VỚI HOÀNG SA, TRƯỜNG SA

    Điều 2, 34 và 35 của Định ước Berlin ký ngày 26 tháng 6 năm 1885 giữa 13 nước châu Âu và Hoa Kỳ, và Tuyên bố của Viện Pháp Luật Quốc tế Lausanne năm 1888 đã đưa ra nội dung chính của nguyên tắc chiếm hữu thật sự một lãnh thổ:

    1. Việc xác lập chủ quyền lãnh thổ phải do quốc gia tiến hành, tư nhân không có quyền này vì tư nhân không có tư cách pháp nhân quốc tế.

    2. Sự chiếm hữu phải được tiến hành một cách hòa bình trên một vùng lãnh thổ thật sự là vô chủ (res nullius), hoặc là đã được quốc gia làm chủ chủ động từ bỏ (derelicto). Dùng võ lực để chiếm một vùng lãnh thổ đã có chủ là một hành động phi pháp.

    3. Quốc gia chiếm hữu trên thực tế phải thực hiện những hành động chủ quyền ở mực độ tối thiểu, phù hợp với các điều kiện tự nhiên và dân cư trên vùng lãnh thổ đó.

    4. Việc thực hiện chủ quyền phải liên tục trên vùng lãnh thổ đó.

    Những nguyên tắc này có giá trị phổ biến trong luật pháp quốc tế chứ không chỉ có giá trị giữa các quốc gia ký định ước Berlin.

    Căn cứ vào những nguyên tắc căn bản này thì ta có thể khẳng định ngay là những chứng cớ của Trung Quốc đưa ra từ đời Hán, đời Đường chỉ là những sự chiếm hữu trên danh nghĩa, chứ không phải là sự chiếm hữu thật sự, vì vậy không có giá trị pháp lý. Áp dụng bốn nguyên tắc căn bản trên ta thấy rõ ngay hai kết luận tất yếu như sau:

    A. Ít nhất là kể từ năm 1696, cách đây 312 năm, theo một nhân chứng khách quan, người Hoa, là Thích Đại Sán, tức hòa thượng Thạch Liêm, ghi rõ trong quyển sách Hải Ngoại Ký Sự của ông, là Việt Nam đã chiếm hữu thật sự đảo Hoàng Sa, và các thương thuyền Trung Hoa , khi đến đảo Hoàng Sa, đã đóng thuế cho chính quyền Việt Nam ở đó. Sự chiếm hữu này của Việt Nam không những là sự chiếm hữu thật sự, và liên tục, mà còn là một sự chiếm hữu hòa bình, và không có tranh chấp, vì không có một nước nào, kể cả Trung Quốc, tranh giành chủ quyền với Việt Nam trong thời điểm đó.

    B. Sự xâm lăng bằng võ lực và chiếm đóng đảo Hoàng Sa, ngày 19 tháng 1 năm 1974, của Trung Quốc là phi pháp vì đây không phải là lãnh thổ vô chủ hay lãnh thổ đã bị quốc gia chiếm hữu từ bỏ, trái lại, Việt Nam đã liên tục chiếm hữu thật sự và thực hiện những hành động chủ quyền của mình trên đảo này ít nhất là trong suốt 278 năm trước đó. Và đã quyết liệt kháng cự hành động xử dụng võ lực xâm lăng của Trung Quốc.

    Điều 2, khoản 4 của Hiến Chương Liên Hiệp Quốc đã đưa ra nguyên tắc cấm xử dụng võ lực trong quan hệ quốc tế và nguyên tắc này đựơc khẳng định nhiều lần trong các Nghị Quyết của Liên Hiệp Quốc, như Nghị Quyết 25-26 năm 1970, bốn năm trước khi Hoàng Sa bị Trung Quốc xâm chiếm bằng võ lực: "Lãnh thổ của một quốc gia không thế là đối tượng của một cuộc chiếm đóng quân sự do xử dụng võ lực trái với quy định của Hiến Chương. Lãnh thổ của một quốc gia không thể là đối tượng của một sự chiếm hữu bởi một quốc gia khác sau khi đe dọa hay xử dụng võ lực. Bất cứ sự thủ đắc lãnh thổ nào đạt được bằng sự đe dọa hay xử dụng võ lực sẽ không được thừa nhận là hợp pháp". Về các lãnh thổ đang có tranh chấp, Nghị Quyết này qui định: "Các quốc gia có bổn phận không đe dọa hay xử dụng võ lực để vi phạm các biên giới quốc tế hiện có của một quốc gia khác, hay để giải quyết các tranh chấp quốc tế, kể cả các tranh chấp về lãnh thổ, và các vấn đề liên quan đến các biên giới của các quốc gia".

    Năm 1982, Côngước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (United Nations Convention on Law of Sea) công bố ngày 10 tháng 2 năm 1982 tai Montego Bay ở Jamaica và đã đựơc 159 quốc gia ký kết. Công ước về Luật Biển trở thành lut quốc tế và có giá trị kể từ ngày 16 tháng 11 năm 1994 sau khi được 60 quốc gia phê chuẩn.

    Áp dụng Hiến Chương Liên Hiệp Quốc, và các hiệp ước quốc tế như Định ước Berlin 1885, Luật Biển 1982 vào trường hợp đảo Hoàng Sa, ta có thể kết luận như sau:

    1. Việt Nam đã chiếm hữu thật sự và đã hành xử quyền làm chủ của mình trên qun đảo Hng Sa một cách liên tục, ít nhất là trong suốt 278 năm, trước khi bị Trung Quốc dùng võ lực chiếm đóng vào năm 1974.

    2. Hành động xâm chiếm bằng võ lực này của Trung Quốc là bất hợp pháp theo luật quốc tế.

    3. Trung Quốc phải hn trả qun đảo Hng Sa cho Việt Nam, và bồi thường những thiệt hại cho Việt Nam do hành động xâm lăng phi pháp của mình, và những thiệt hại khác do bị mất quyền làm chủ và xử dụng quần đảo Hng Sa từ ngày 19 tháng 1 năm 1974 đến nay.

    Những kết luận này cũng áp dụng đối với một phần quần đảo Trường Sa bị Trung Quốc dùng võ lực cưỡng chiếm năm 1988 và đã gây thiệt mạng cho 64 binh sĩ Việt Nam.

 

                     II.CÔNG LÝ VÀ LUẬT PHÁP  ĐỐI VỚI TRƯỜNG HỢP
                 CHÙA BÁO THIÊN, NHÀ THỜ LỚN HÀ NỘI, VÀ TÒA KHÂM SỨ

    Việt Nam không phải là nước vô chủ. Từ hàng ngàn năm nay, người Việt đã là chủ nhân trên lãnh thổ Việt Nam. Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng vào đầu thế kỷ thứ nhất và tuyên ngôn độc lập "Nam quốc sơn hà Nam đế cư" trong thế kỷ 11 cùng nhiều cuộc đấu tranh kiên cường để bảo vệ độc lập và giành lại độc lập của Việt Nam trong suốt hơn 2.000 năm qua đã khẳng định chân lý này. Sự xâm lăng và chiếm đóng Việt Nam của thực dân Pháp, kể từ đầu thập niên 1860, đến năm 1954, cùng mọi sự thủ đắc bất cứ bất động sản có chủ nào, do sự đe dọa, hay xử dụng võ lực, hay dùng mưu mô, thủ đoạn, dựa trên sự cấu kết với thực dân Pháp, đều là bất hợp pháp.

   Công lý tối thiểu, một khi nước nhà đã giành lại được độc lập, là ban hành một đạo luật tuyên bố những sự chiếm hữu như thế là bất hợp pháp, và tịch thu và hn trả lạinhững bất động sản này cho người chủ nhân thật sự trước khi bị thực dân Pháp và tay sai cướp đoạt một cách bất công và phi pháp.

    Chùa Báo Thiên là một tài sản của Phật giáo Việt Nam, không những thế còn là một di sản văn hóa và tâm linh linh thiêng, vào hàng bật nhất, của quốc gia Việt Nam. Phật giáo Việt Nam đã làm chủ bất động sản này một cách liên tục trong suốt 826 năm. Việc hoàn trả lại cho Phật giáo chùa Báo Thiên là thực thi công lý tối thiểu cho Phật giáo của một quốc gia Việt Nam có chủ quyền, có công lý và có luật pháp nghiêm minh.

    Không những Giáo hội Công giáo Việt Nam và chính quyền Việt Nam, phải hn trả lại khu bất động sản, trong đó hiện nay là nhà thờ Lớn Hà Nội và tòa Khâm sứ, mà Giáo hội Công giáo Việt Nam còn phải bồi thường cho Phật giáo về những thiệt hại phát sinh từ sự chiếm đoạt và đập phá chùa Báo Thiên vào năm 1883, và những thiệt hại khác do Phật giáo bị tướt đoạt một cách bất công và phi pháp quyền làm chủ và quyền xử dụng chùa Báo Thiên trong suốt 125 năm qua.

    Việc này, từ khi nước nhà độc lập từ năm 1945 đến nay, chưa hề có.

      Giáo hội Công giáo Việt Nam hiện nay là người thừa kế của Hội Thừa Sai Pháp. Nguyên tắc căn bản của luật thừa kế, áp dụng cho cá nhân, đn thể và quốc gia, đồng thời cũng áp dụng trong luật quốc tế và trong luật của các nước, là chủ thể thừa kế được hưởng những quyền lợi, là thừa hưởng những tài sản, và đồng thời phải có trách nhiệm là phải gánh chịu những nợ nần của chủ thể đã qua đời hay không còn tồn tại. Trong luật gọi là những tích sản và những tiêu sản.

    Chủ thể thừa kế không thể chỉ nhận lãnh những tích sản, và chối bỏ không nhận lãnh những tiêu sản. Giáo hội Công giáo Việt Nam đã và đang thừa hưởng trọn vẹn tất cả tài sản, nhất là những bất động sản, của Hội Thừa Sai Pháp, cụ thể nhất là hiện Giáo hội này đang thừa hưởng một nhà thờ, gọi là nhà thờ Lớn, và cũng đang đòi hỏi một cơ sở khác, gọi là tòa Khâm Sứ, trên lô đất mà suốt 826 năm thuộc về chùa Báo Thiên của Phật giáo Việt Nam. Nên giáo hội này cũng phải chịu trách nhiệm đối với sự cướp đoạt bất công và phi pháp chùa Báo Thiên năm 1883 của giám mục Puginier thuộc Hội Thừa Sai Pháp, với sự cấu kết của thực dân xâm lăng và những kẻ Việt gian tay sai.

    Kẻ cướp đất chùa Báo thiên năm 1883 là giám mục Puginier, ông này mấy năm sau đó, để đáp lại món quà mà thực dân Pháp đã ban thưởng cho ông là lô đất của chủa Báo Thiên, nơi có vị trí đẹp vào bậc nhất Hà Nội, đã đem 5.000 giáo dân (người Việt Nam) cùng với quân Pháp tấn công chiến lũy Ba Đình của anh hùng dân tộc Đinh Công Tráng. Ba Đình thất thủ, cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam sụp đổ. Trước đó, tổng đốc thành Hà Nội, và cũng là anh hùng dân tộc Nguyễn Tri Phương đã nhịn ăn để chết vì nước, trước khi mất, ông đã mắng vào mặt tên giám mục Puginier đến giở trò đạo đức giả để dụ hàng ông: "Hẳn rằng ông đã hài lòng lắm, vì nhờ sự tiếp tay của ông, và những lời cố vấn của ông mà lũ ăn cướp người Pháp đã cướp mất xứ Nam Kỳ của chúng tôi, và rồi chúng sẽ còn cướp nốt xứ Bắc kỳ nữa" (Le Tonkin, Paris, 1888).

 

 ****

    Việt Nam bị Tàu xâm lăng, đô hộ hơn 1.000 năm, nhưng đã vùng lên đánh đuổi quân cướp nước ra khỏi bờ cõi. Cho nên ngày nay dù Trung Quốc đã chiếm đóng một cách bất hợp pháp quần đảo Hoàng Sa suốt 34 năm qua, và một phần của quần đo Trường Sa, từ năm 1988, nhưng đều này không có nghĩa là Việt Nam sẽ không có ngày lấy lại quyền làm chủ chính đáng, hợp pháp của mình.

    Cũng vậy, tuy chùa Báo Thiên đã bị cướp đoạt một cách bất công, phi pháp trong suốt 125 năm qua bởi giám mục thực dân Puginier thuộc Hội Thừa Sai Pháp, và tiếp tục bị chiếm đoạt bởi kẻ thửa kế của Hội thừa Sai Pháp là Giáo hội Công giáo Việt Nam. Nhưng điều này không có nghĩa là công lý sẽ không có ngày phục sinh trên quê hương Việt Nam.

    Giáo Hoàng John Paul II đã thú nhận bảy núi tội lỗi của đạo Thiên Chúa giáo La Mã trong 2.000 năm qua đối với nhân loại, trong đó có tội đi truyền đạo bằng bạo lực. Trên con đường truyền đạo bằng máu và nước mắt này Vatican, Hội Thừa Sai Pháp và những chủ thể thừa kế tại các quốc gia địa phương đã cướp giựt, chiếm đoạt bất công, phi pháp rất nhiều bất động sản của các tôn giáo khác, đây cũng là những di sản văn hóa của các dân tộc mà Vatican muốn hủy diệt để xóa bỏ bản sắc văn hóa đặc thù của các dân tộc hầu dễ dàng nô lệ hóa nhân dân các nước, nhất là ở châu Mỹ La tinh, châu Phi và châu Á. Việt Nam là một bằng chứng điển hình, nổi bật nhất. Và chùa Báo Thiên, nhà thờ Lớn Hà Nội, và tòa Khâm Slà một lời tố cáo những núi tội lỗi đối với Phật giáo và dân tộc Việt Nam của Vatican, của Hội Thừa Sai Pháp và của Giáo Hội Công giáo Việt Nam một cách sống động, hùng hồn nhất.

    Hôm nay công lý lịch sử đang lên tiếng. Sẽ có một ngày công lý pháp luật sẽ đựơc thi hành. Chùa Báo Thiên, bị giặc Tây phá hủy từ năm 1883, và tháp Báo Thiên, bị giặc Tàu phá hủy từ năm 1414 sẽ vươn cao trên bầu trời Thăng Long như trong thời đại Lý Trần vinh quang.

    Lễ hội chùa Báo Thiên, một trong những lễ hội lớn nhất tại kinh thành Thăng Long, sẽ trở về như đã trở về mỗi năm trong tháng giêng, ngày Tết, suốt 826 năm từ thời vua Lý Thánh Tông năm 1057 đến năm 1883, năm giáo sĩ thực dân Puginier phá hủy chùa Báo Thiên cổ kính, linh thiêng và khi đó vẫn còn nguy nga, bề thế, như bức hình chụp năm 1883 cho thấy.

    Sẽ có một ngày, tiếng đại hồng chung 12.000 cân của chùa Báo Thiên sẽ vang dội cả kinh thành Thăng Long. Và ngày đó mới xứng đáng là ngày kỷ niệm Một Ngàn Năm Thăng Long, Một Ngàn Năm Rồng Bay.

    Chính sử ghi rằng năm 1057 vua Lý Thánh Tông đã phát 12.000 cân đồng để đúc chuông chùa Báo Thiên. Kích thước của chuông chùa thường tương ứng với kích thước của ngôi chùa. Chùa Thiên Mụ tại Huế có đại hồng chung nặng hơn 3.000 cân, và đây là một ngôi chùa lớn nhất, tráng lệ nhất miền Trung khi được trùng tu trong thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Chuông chùa Báo Thiên nặng và lớn gấp bốn lần chuông chùa Linh Mụ thì ta có thể ước đn là chùa Báo Thiên nguyên khởi, khi được xây dưới thời vua Lý Thánh Tông, lớn lao, hùng tráng gấp vài ba lần chùa Linh Mụ, nghĩa là đây là ngôi chùa lớn nhất của Việt Nam trong thời hưng thịnh nhất của Việt Nam, thời Lý Trần từ đầu thế kỷ 11 đến cuối thế kỷ 14.

    Sau khi đánh đuổi quân Minh, vua Lê Lợi đã đến hồ Lục Thủy trả lại gươm thần cho rùa thần, từ đó nhân dân gọi hồ Lục thủy là hồ Hn Kiếm. Khi đó tháp Báo Thiên đã không còn, giặc Minh vừa phá tháp để làm công sự thành thủ, trước khi chúng đầu hàng rút chạy về Tàu. Khi đó chuông chùa Báo Thiên cũng không còn, vì giặc Minh đã nấu chuông lấy đồng làm binh khí. Cũng từ đó thời đại quân chủ Phật giáo Lý Trần vẻ vang suốt bốn thế kỷ đã không còn, và đất nước bắt đầu thời đại quân chủ Nho giáo. Và Việt Nam bắt đầu chu k suy tàn, tan rã, yếu hèn, sa đọa.

    Chủ đạo văn hóa, chính trị truyền thống, trên nền tảng từ bi, bao dung, khai phóng của đạo Phật cần phải được phục hưng đ Việt Nam có đựơc một kỷ nguyên dựng nước mới, một cuộc cách mạng phát triển mới, và bắt đầu 1.000 năm Rồng Việt chuyển mình tung bay.

Lý Khôi Việt

Chùa Báo Thiên – Hà Nội (1057 – 1883) :


http://vi.wikipedia.org/wiki/Ch%C3%B9a_B%C3%A1o_Thi%C3%AAn
http://www.thuvienhoasen.org/chuabaothien-thapdaithangtuthien.htm
http://sachhiem.net/TONGIAO/NguyenAnTiem.php
http://www.vanhoaphatgiao.com/vanhoaphatgiao-04-06.htm
http://cusiminhman.googlepages.com/baothien-khamsu http://www.baomoi.com/Home/VanHoa/2008/1/1341229.epi?refer=www.ktdt.com.vn/newsdetail.asp?CatId=30&NewsId=39376
http://www.giaodiem.com/mluc/mluc_II06/606_nlam-baothien-thap.htm

-

Hình chùa Báo Thiên:

Hình toàn cảnh Chùa Báo Thiên

 Cổng tam quan

 

Cổng tam quan

 

 

Tháp Báo Thiên

 

 

http://hinhxua.free.fr/autrefois/docteur-hocquard/page5/photo_docteur_hocquard_5_fr.htm

 

 

http://www.buddhismtoday.com/viet/pgvn/nguoi/tuongniem.htm

 


Vào mạng: 01-08-2009

Trở về mục "Phật giáo Việt Nam"

Đầu trang