Trang tiếng Anh

Đạo Phật Ngày Nay 

Trang tiếng Việt   

   

...... ... ..  . ..  .  .
  TÍNH THÍCH NGHI CỦA PHẬT GIÁO VIỆT NAM
 
Lệ Thọ

 Giáo hội Phật giáo Việt Nam đang đứng trước một tầm cao mới theo trào lưu tiến hóa của dân tộc sau gia nhập WTO, và Ủy viên không thường trực của Liên hiệp quốc, một nhiệm vụ quan trọng của chính phủ vừa đạt được, nhằm đưa Việt Nam ra khỏi vùng trũng nghèo khó, để trở thành một nước phát triển. 

Những sự kiện đó cho thấy cả một quá trình phấn đấu để mở ra một xu thế thời đại, lòng dân và chính sách nhà nước cũng có những chuyển biến sâu rộng; song song với sự phát triển đó, Giáo hội cũng đã đạt được nhiều thành quả to lớn trong hơn 25 năm qua, nhưng có vẻ vẫn chưa bắt kịp được những yêu cầu mang tính chiều sâu và rộng để hòa nhập như bao thời đại, Phật giáo đồng hành cùng dân tộc. Cho nên đại hội toàn quốc lần này phải là một bước ngoặc quan trọng để thể hiện tính nhập thế của Giáo hội đã sẵn sàng để chứng tỏ khả năng làm tốt đạo đẹp đời, tính thích nghi đó đang có nhiều triệu trái tim cùng hòa chung nhịp đập!

Nhìn chung sự phát triển của Giáo hội trong hai thập kỷ qua có thể nói là ngoài sự mong đợi:

1/ Giáo dục:

Cả nước hiện nay có 3 Học Viện, 5 Trường Cao đẳng và 24 trường Trung Cấp Phật học. Riêng kỳ tuyển sinh vừa rồi đã có 953 sinh viên trúng tuyển[1] một bước nhảy vượt bực với sự quyết tâm thay da đổi thịt của Giáo hội về lĩnh vực giáo dục. Điều đó cho thấy sự phát triển bền vững của Phật giáo Việt Nam trong điều kiện mới là việc làm ắt có và đủ trong xu thế hội nhập[2] để cùng dân tộc bước lên một tầm cao mới.

2/ Hoằng pháp:

          Ban hoằng pháp cũng đã triển khai nhiều khóa học, đào tạo hàng ngàn giảng sư ra trường. Đoàn giảng sư Trung ương và thành phố Hồ Chí Minh cũng đã có sự kế thừa thế hệ tăng tài, phục vụ vùng sâu vùng xa, nhằm chan hòa đạo lý giải thoát đến bất cứ nơi đâu.

          3/ Từ thiện xã hội:

          Trong những năm gần đây, việc chăm lo cho xã hội năm sau cao hơn năm trước, một con số biết nói trong  năm 2006 là 200 tỷ đồng của cộng đồng Phật giáo đã nhường cơm sẻ áo cho những hoàn cảnh khó khăn, mặc dù ngân sách giáo hội rất khiêm tốn. Đó là những hoạt động có thể nói đó là dấu son cho dòng sử Việt ở thế kỷ thứ 21.

Điểm qua vài hoạt động mang tính mũi nhọn của Giáo hội, có thể khẳng định một tương lai xán lạn của Phật giáo Việt Nam không xa. Tuy nhiên, ở đây chúng ta cần phải đặt lại vấn đề, sự phát triển đã cân xứng từ năm 1997 cho đến nay hay chưa? Chúng ta thử khảo sát:

* Dân số Việt Nam tăng thêm gần 12,9 triệu người[3], nghĩa là số Phật tử cũng đã tăng thêm gần 1,55 triệu.

* Thu nhập bình quân đầu người hàng năm, tính cả thành thị lẫn nông thôn, tăng từ 2.8 triệu/năm lên đến 6.1 triệu/năm (tăng 218%).

* Tổng trị giá xuất nhập khẩu từ 20,7 triệu USD lên đến 60,8 triệu USD (tăng 294%).

* số người sử dụng Internet tăng 1.670%.

Như vậy, tổng dân số khoảng 83.5 triệu, tín đồ Phật giáo chiếm khoảng 50% dân số[4]. Thử so sánh một số vấn đề của xã hội hiện nay thì các Ban ngành nói chung số lượng đào tạo của giáo dục và hoằng pháp nói riêng là không đủ cung cho nhu cầu xã hội, thì đương nhiên sự tiến bộ đi lên chung của đất nước sẽ không đồng đều. Trong đó có sự bất ổn về đạo lý sống mà Phật giáo Việt Nam phải chịu một phần trách nhiệm, bởi đạo Phật là của dân tộc.

Khi mà xã hội ổn định về an ninh chính trị nhưng thoái hóa về đạo đức cá nhân, cũng đem đến loạn lạc không kém chinh chiến; Đạo đức xã hội VN hiện nay báo động đỏ, từ nhân cách cán bộ, đời sống dân thường đến trẻ em trụy lạc phạm pháp, giá trị luân thường đạo lý vốn có của Việt Nam đã phần nào bị biến dạng do thiếu sự chuẩn bị khi phát triển và hội nhập nên đã để lại một khoảng trống khá lớn cho những  người làm công tác tôn giáo và xã hội.

Ngày nay, Internet đã rất phổ biến ở nước ta và sử dụng nhiều nhất là lớp trẻ. Chỉ một đường link và một cái click chuột, các em có thể gửi những thông tin trên cho nhau cùng “thưởng thức[5]. Tăng Ni trẻ chắc gì không nằm ngoài vòng xoáy này, rất tiếc là Hiến chương của Giáo hội lại không được qui định. Như vậy là làm tăng thêm áp lực cho xã hội[6]. Đề nghị các nhà quản lý văn hóa thông tin cần có ngay những biện pháp mạnh, và các Ban ngành giáo hội cũng phải tìm cách hạn chế đến mức thấp nhất để khái niệm về văn hóa, đạo đức dân tộc không bị gặm nhấm[7]. sau một năm hội nhập.

Cho nên Đại hội Phật giáo không chỉ mang tính tổng kết hoặc đề ra phương hướng hoạt động chung chung mà cần phải có các bước đột biến:

·        Khuyến khích các tỉnh thành thành lập trang Website. Nhằm kết nối công việc hiệu quả hơn. Tránh lãng phí về thời gian vật chất. Đồng thời dạy cho Tăng Ni trẻ biết cách bảo vệ giới thân huệ mạng.

·        Tạo bản đồ Tự, Viện, Chùa trong cả nước, và từng tỉnh thành để dễ dàng kết nối, đồng thời sang năm, chúng ta đăng cai lễ Phật đản quốc tế 2008, nên không thể thiếu thông tin đối với bạn bè năm châu.

·        Hàng năm cập nhật thông tin về cơ sở, nhân sự. Hiện nay, khi các quốc gia và cá nhân muốn biết về sinh hoạt của Phật giáo đều lấy từ nguồn không chính thức. Trong khi hàng năm các tỉnh thành tự viện trong cả nước điều ủng hộ ngân quỹ Giáo hội.

·        Thành lập tổ nghiên cứu để xác nhận về phương pháp tu, cũng như sự chứng đắc của hai vị Tổ ở Chùa Đậu. Vì đó là nguồn dữ liệu quí giá có kế thừa đến các đời vua Trần và mãi đến ngày nay. (Bảng hướng dẫn thuyết minh tại Chùa, ghi trên bảng đây là một kỷ thuật ướp xác của Việt Nam?)

·        Thành lập các Viện chuyên tu, để đáp ứng cho người nước ngoài muốn tu tập theo cách hành trì của Phật giáo Việt Nam. Bởi pháp tu và hành đạo của chúng ta không thua kém bất cứ quốc gia nào trên thế giới.

·        Khuyến khích, Tăng, Ni và Phật tử học giáo lý hay vào các trường Phật học. Chứ không nên chủ trương đi ngược lại chính sách và quyền được học như hiện nay[8] đó là bước đi sụt lùi so với đà phát triển của dân tộc.

·        Ban Phật giáo quốc tế giữ nhiệm vụ liên kết chặt chẽ với các nước cộng đồng Phật giáo để tạo vị trí mới của Giáo hội trong lòng bạn bè năm châu.

Một vài vấn đề vừa nếu trên, thiết nghĩ Giáo hội cũng nên đem ra bàn trong Đại hội. Vì nguyên khí của Giáo hội là Tăng Ni Phật tử tài đức, chính đội ngũ này sẽ là những người chủ quản Phật giáo Việt Nam trong tương lai, nên về mặc chăm lo Tăng Ni trẻ về mặt ý thức xã hội tức là đã góp phần xây dựng và phát triển đất trong giai đoạn hiện nay: “… các công trường xây dựng liên tục xảy ra tai nạn lao động chết người do vô trách nhiệm và rút ruột công trình; mọi ngành nghề đều luôn được báo động về chất lượng; vệ sinh thực phẩm, môi trường cũng đang làm nhức nhói…do thiếu đạo đức và tầm nhìn. Ngay cả ngành y xưa nay được mệnh danh lương y như từ mẫu, thế mà vẫn có những Bác sĩ, y tá, đã làm thương tổn, mất mát bao sinh mạng vì tắt trách…” nguyên nhân chính vẫn là cái TÂM, thiếu đạo lý sống từ cái gốc, dĩ nhiên phần ngọn sẽ bị sâu thối!

Thiết nghĩ, tinh thần hòa nhập của Phật giáo qua bao thời đại cùng dân tộc, có những lúc thăng và trầm, đã giúp chúng ta tỉnh táo qua dòng lịch sử: “Lúc nào minh quân và cao tăng cùng hiện diện song hành, và cùng lúc có quan hệ chặt chẽ trên cơ sở Dân tộc và Đạo pháp, thì lúc đó nưóc giàu dân mạnh, và quan trọng hơn, con người sống có văn hóa, cư xử với nhau thấu tình đạt lý. Còn lúc nào không có hai điều kiện nầy thì đất nước suy kiệt, đạo pháp suy đồi[9].”  Tính gắn bó keo sơn này đã rút ra cho chúng ta một bài học rất đáng để tư duy khi hướng về Đại hội.
06.11.2007

 

[1] Vào ngày, 19/08/2007 tại Trường Ngô Tất Tố, Đường Đặng Văn Ngữ, Q.Phú Nhuận, Tp.HCM đã diễn ra buổi tuyển sinh khoá VII 2007-2011 với tổng số dự tuyển là 1284.

[2] GS.TS Thích Trí Siêu-Lê Mạnh Thát, phát biểu ngày khai giảng (17/09/2007).

[3] Tổng cục Thống kê Việt Nam, năm 2004 là 82.032.300 người và mức gia tăng dân số là 1.8% mỗi năm.

[4] Các vấn đề toàn cầu, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, ngày 15/9/2006

[5] Vnexpress, (Thứ tư, 24/10/2007, 10:51 GMT+7) Trang Google thống kê người Việt truy cập những trang website đen là đứng đầu từ tháng 9-10/2007.

[6]  Tiến sĩ tâm lý Đinh Phương Duy, Điều gì đang xãy ra với giới trẻ, Tuổi trẻ, thứ bảy 27.10.2007.

[7] Tác giả Anh Dũng, Báo động "đỏ" về những thông tin dung tục trên báo; Thứ Sáu, 29/12/2006, 13:48 (GMT+7)  

[8] Tăng, Ni có văn bằng Trung học hệ Bổ túc muốn thi vào Học Viện Phật giáo Việt Nam phải kèm theo bằng Trung cấp Phật học. Trong khi Phật tử chỉ cần có văn bằng Trung học hệ chính quy thì được dự thi.

[9] Mật Thể, Việt Nam Phật giáo Sử Lược, 1943.

                                                              

                                                                                      

http://www.buddhismtoday.com/viet/pgvn/tinhthichnghicuaPGVN.htm

 


Vào mạng: 07-11-2007

Trở về mục "Phật giáo Việt Nam"

Đầu trang